Hiện nay, tiền lương là vấn đề rất quan trọng được nhiều người quan tâm, nhất là người lao động. Bởi vì,
tiền lương có vai trò to lớn, là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó được xác định trên thị
trường lao động thông qua hình thức thỏa thuận tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao
động. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung phân tích làm rõ thực trạng tư duy của Đảng ta về tiền lương (giá
cả sức lao động) và quá trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu, chỉ ra những bất cập, hạn chế về chính sách
tiền lương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục cải cách tiền lương và hoàn thiện
chính sách tiền lương phù hợp với thị trường lao động hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Nông dược và Hóa chất Nam Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
400
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG CỔ
PHẦN NÔNG DƢỢC VÀ HÓA CHẤT NAM VIỆT
Phạm Chí Nguyện, Vòng Mỹ Quyên, Nguyễn Thị Mai Chi,
Nguyễn Thị Mỹ Dung, Lê Đỗ Thanh Thƣ
Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Hiện nay, tiền lương là vấn đề rất quan trọng được nhiều người quan tâm, nhất là người lao động. Bởi vì,
tiền lương có vai trò to lớn, là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó được xác định trên thị
trường lao động thông qua hình thức thỏa thuận tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao
động. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung phân tích làm rõ thực trạng tư duy của Đảng ta về tiền lương (giá
cả sức lao động) và quá trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu, chỉ ra những bất cập, hạn chế về chính sách
tiền lương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục cải cách tiền lương và hoàn thiện
chính sách tiền lương phù hợp với thị trường lao động hiện nay.
Từ khóa: Công tác tiền lương, công ty cổ phần, lương, tiền lương.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển chung của nhân loại, của mỗi đất nước. Vấn đề đảm bảo cuộc sống cho người
lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần không ngừng được nâng cao là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu. Cũng như đối với Việt Nam chúng ta, vấn đề trả lương trong các doanh nghiệp Nhà
nước luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm để phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần
theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tiền lương là biểu hiện
bằng tiền của giá trị sức lao động mà người sử dụng hợp lý giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế
quốc dân và đảm bảo thống nhất giữa ba lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này trong các doanh nghiệp Nhà nước và được sự giúp đỡ nhiệt tình từ
các doanh nghiệp nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiền
lương tại Công ty Cổ phần Nông dược và Hóa chất Nam Việt”. Qua bài nghiên cứu sẽ phần nào trả lời
cho những vấn đề sau:
– Tiền lương là gì ?
– Các hình thức trả lương ?
– Tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao động tại doanh nghiệp ?
– Tiền lương phải trả cho người lao động bao nhiêu mới phù hợp ?
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm tác giả tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài từ phòng kế toán của công ty, tài liệu
chuyên ngành, website.
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƢƠNG
3.1 Khái niệm về tiền lƣơng
Tiền lương và biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả hoạt động cuối cùng.
401
Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được trả theo năng suất lao
động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức
lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
3.2 Vai trò
Đối với ngƣời lao động: Tiền lương đối với người lao động có tác dụng tái sản xuất lao động cho người
lao động, đảm bảo mức sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Đồng thời tiền lương
còn có vai trò to lớn trong việc khuyến khích người lao động sáng tạo trong công việc, nâng cao kiến thức
tay nghề. Đồng thời tiền lương còn được coi là thước đo giá trị, địa vị của người lao động đối với gia đình
cũng như đồng nghiệp và xã hội.
Đối với ngƣời sử dụng lao động: Tiền lương được xem là một phần của chi phí sản xuất, vì vậy việc
chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển. Như vậy tiền lương đóng vai trò quan trọng doanh nghiệp
là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với kinh tế - xã hội: Tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Nếu
tiền lương không đủ trang trải cuộc sống của người lao động thì họ phải kiếm thêm một công việc khác,
từ đó nảy sinh ra những hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến kết quả làm việc của họ cũng
như doanh nghiệp. Ngược lại, tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động đủ trang trải cuộc sống
thì họ sẽ yên tâm làm việc, hăng hái sản xuất, góp sức vào công việc chung, đảm bảo lợi ích cho doanh
nghiệp.
3.3 Các hình thức trả lƣơng
3.3.1. Tiền lương theo thời gian
Tiền lƣơng theo thời gian là tiền lương phải trả cho người lao động theo thời gian làm việc thực tế, theo
cấp bậc và thang lương của người lao động, tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo
tháng, ngày hoặc giờ, cụ thể như sau:
Tiền lƣơng tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động.
Tiền lƣơng tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương nhân với 12 tháng và
chia cho 52 tuần.
Tiền lƣơng ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày
làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiêp, cơ quan lựa chọn, nhưng
tối đa không quá 26 ngày.
Tiền lƣơng giờ được trả cho một giờ làm việc được xác định trên cơ cở tiền lương ngày chia cho số giờ
tiêu chuẩn quy định.
CÔNG THỨC:
Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x (Hệ số lương + Tổng hệ số các khoản phụ cấp)
Mức lương tuần = ( Mức lương tháng x 12) / 52
Mức lương ngày = Mức lương tháng / 22
3.3.2. Tiền lương theo sản phẩm
Tiền lƣơng tính theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao động đúng với
chất lượng đã quy định sẵn, khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành.
CÔNG THỨC: Tiền lương theo sản phẩm = Số lượng SP hoàn thành x Đơn giá tiền lương/SP
Tiền lƣơng sản phẩm cá nhân: Áp dụng đối với CNTTSX, công việc của họ có tính chất tương đối độc
lập. Điều kiện: thống kê được số lượng SP hoàn thành cho từng cá nhân.
402
Tiền lƣơng sản phẩm gián tiếp: Trả cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân
chính như sửa chữa bảo dưỡng máy móc,Tính theo % mức lương chính.
Tiền lƣơng theo sản phẩm lũy tiến: Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với tiền lương
khi nhân viên có số lượng sản phẩm thực hiện trên mức quy định. Cách tính này thường áp dụng trong
giai đoạn mà doanh nghiệp cần tăng năng suất để kịp hoàn thành tiến độ hay kịp giao hàng theo hợp
đồng đã được ký kết. Thông thường công bố biểu thưởng lũy tiến cho công nhân biết trước.
3.3.3. Tiền lương khoán
Tiền lƣơng khoán là khoản tiền lương tính cho một khối lượng cộng việc được giao cho cá nhân hoặc
tập thể được xác định trong thời gian nhất định. Khi thực hiện lương khoán cần chú ý kiểm trả tiến độ và
chất lượng công việc khi hoàn thành để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động.
3.4 Mức lƣơng tối thiểu vùng
Khi xây dựng lương cơ bản doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện:
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất.
– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi
người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
– Đối với lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương thử việc không được thấp hơn 85% mức
lương chính thức (Điều 28 Bộ Luật lao động).
Bảng 1: Mức lương tối thiểu vùng
Vùng Mức lương tối thiểu (đồng/
tháng)
Mức lƣơng tối thiểu vùng đối với lao động đã qua đào
tạo (đồng/ tháng)
Vùng I 4.180.000 4.472.600
Vùng II 3.710.000 3.969.700
Vùng III 3.250.000 3.477.500
Vùng IV 2.920.000 3.124.400
Nguồn: Nghị định số 157/2018/NĐ-CP
3.5 Các khoản trợ cấp, phụ cấp, hỗ trợ
Ngoài tiền lương chính, người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác cụ thể
theo từng chức danh như sau:
Phụ cấp trách nhiệm sẽ áp dụng từ chức danh Trưởng phòng trở lên.
Phụ cấp tiền ăn trưa, điện thoại, xăng xe sẽ áp dụng cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên ký hợp đồng lao
động từ 3 tháng trở lên.
4. ĐÁNH GIÁ VỀ CH NH SÁCH VÀ HỆ THỐNG TIỀN LƢƠNG CƠ BẢN
Tốc độ tăng lƣơng tối thiểu chung và lƣơng tối thiểu vùng tƣơng đối cao
Trong hơn hai thập kỷ qua, tốc độ tăng lương cơ sở hàng năm trung bình đạt mức gần 19%. Tuy nhiên,
con số này đã giảm trong những năm gần đây xuống dưới mức 10% (Bảng 2.2). Đối với lương tối thiểu
vùng, tốc độ tăng lương tối thiểu giai đoạn 2012 - 2017 cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chỉ số giá và tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tốc độ tăng lương tối thiểu đạt mức trên 20% tại cả bốn vùng (Vùng I:
24,69%/năm; Vùng II: 23,85%/năm; Vùng III: 22,75%/năm; Vùng IV: 21,61%/năm). Tốc độ tăng tiền lương
403
tối thiểu vùng bình quân cao hơn gần 4 lần so với tốc độ tăng GDP và cao hơn 3 lần so với tốc độ tăng
chỉ số giá.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng tiền lương tối thiểu vùng, chỉ số giá, và GDP (%)
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp, 2019
Biểu đồ 2: Quá trình biến đổi tiền lương tối thiểu vùng, chỉ số giá, và GDP
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp, 2019
Chính sách lƣơng tối thiểu chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ một cách chặt chẽ
Để đánh giá tính ràng buộc và tính thực thi của mức lương tối thiểu, mô phỏng phân bố tiền lương và tiền
công trung bình hàng tháng áp dụng cho công việc chính của người lao động (dựa trên bộ số liệu Điều tra
Mức sống Hộ gia đình năm 2014), sử dụng biểu đồ mật độ Epanechnikov kernel với bandwidth = 0,1.5
Lương tối thiểu được xem là ràng buộc nếu có mức tăng đột biến về tỷ lệ người lao động nhận được tiền
lương ngay trên mức lương tối thiểu. Hình 4 cho thấy mức lương tối thiểu có thể được ràng buộc ít nhất
giữa người lao động có hợp đồng lao động trong khu vực tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra,
đối với cả hai lĩnh vực này, vẫn tồn tại một bộ phận người lao động được trả lương dưới mức lương tối
thiểu. Tuy nhiên, không có hiệu ứng tăng đột biến rõ ràng đối với người lao động không có hợp đồng lao
động trong khu vực tư nhân. Kết quả tính toán cho thấy một phần lớn người lao động qua điều tra nhận
404
được mức tiền lương/tiền công trung bình tháng thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định. Điều này
phần nào thể hiện chính sách lương tối thiểu chưa thực sự được các doanh nghiệp tuân thủ một cách
chặt chẽ.
5. Thực trạng công tác tiền lƣơng tại Công ty Cổ phần Nông dƣợc và Hóa chất
Nam Việt
5.1 Đặc điểm
Hình thức trả lương: Cố định theo tháng
Công thức tính lương:
Mức lương tháng = Lương cơ bản + Phụ cấp
5.2 Mức lƣơng cơ bản tại Công ty Cổ phần Nông dƣợc và Hóa chất Nam Việt
Bảng 3: Mức lương cơ bản tại Công ty Cổ phần Nông dược và Hóa chất Nam Việt
(ĐVT: đồng/tháng)
Chức vụ Bộ phận Lƣơng cơ bản
Giám đốc Bộ phận quản lý 6.500.000
Nhân viên văn phòng Bộ phận quản lý 4.300.000 - 5.000.000
Nhân viên bán hàng Bộ phận bán hàng 4.700.000
Quản lý phân xưởng Bộ phận sản xuất chung 4.500.000
Nhân công trực tiếp sản xuất Bộ phận nhân công trực tiếp 4.500.000
Nguồn: Phòng kế toán tại Công ty Nam Việt, 2019
5.3 Mức phụ cấp, phụ trợ, hỗ trợ tại Công ty Cổ phần Nông dƣợc và Hóa chất Nam Việt
Bảng 4: Mức phụ cấp, phụ trợ, hỗ trợ tại Công ty Cổ phần Nông dược và Hóa chất Nam Việt
(ĐVT: đồng/tháng)
Chức vụ Bộ phận
Phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ
Trách nhiệm Giao thông Tiền ăn giữa ca Điện thoại
GĐ BPQL 4.000.000 500.000 730.000 350.000
NNVP BPQL 2.500.000 300.000 730.000 200.000
NVBH BPBH 2.000.000 500.000 730.000 350.000
QLPX BPSXC 1.000.000 730.000
NCTTSX BHNCTT 500.000 -1.000.000 730.000
Nguồn: Phòng kế toán tại Công ty Nam Việt, 2019
5.4 Phƣơng pháp tính lƣơng
Ví dụ: Bộ phận Giám đốc (dựa vào số liệu bảng 3 và 4)
Mức lương tháng = 6.500.000 + (4.000.000 + 500.000 + 730.000 + 350.000) = 12.080.000 đồng/ tháng
405
6. KẾT LUẬN
Lao động tiền lương luôn là một vấn đề khó khăn, một bài toán phức tạp trong lý luận lẫn thực tiễn. Công
tác này cần không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Tại các doanh nghiệp hạch toán lao động tiền lương là
một bộ phận quan trong trong hạch toán chi phí kinh doanh, tiền lương được sử dụng như một đòn bẩy
kinh tế để khuyến khích lợi ích vật chất, làm tăng nâng suất lao động của người lao động, tổ chức tốt kế
toán lao động tiền lương là một biện pháp cần thiết giúp cho công tác quản lý lao động và tiền lương của
doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất, hiệu
quả công tác.
Tại Công ty Nam Việt, còn tồn động một số hạn chế, điều này đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty và những cán
bộ làm công tác lao động tiền lương phải cố gắng hơn nữa trong việc cập nhật những quy định, quy chế
mới nhất của Bộ tài chính ban hành về chế độ lao động tiền lương để công tác này luôn cải tiến và hoàn
thiện hơn nữa nhằm thích ứng và phù hợp với những biến đổi không ngừng của đời sống nói chung và
của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 1.https://luatvietnam.vn/lao-dong/nghi-dinh-157-2018-nd-cp-muc-luong-toi-thieu-vung-2019-voi-
nguoi-lao-dong-169416-d1.html
[2] 2. Số liệu Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Nông dược và Hóa chất Nam Việt.
[3] Website: webketoan.vn; danketoan.vn
[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiền_lương
[5] 5.https://voer.edu.vn/m/vai-tro-cua-tien-luong/2031f1ed
[6] Giáo trình kế toán tài chính – Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_cong_tac_ke_toan_tien_luong_tai_cong_ty_co_phan_n.pdf