Thực trạng công tác điều hành giá cả hiện nay

K. Mác là một trong những người đầu tiên sáng lập ra kinh tế chính trị học Macxit. Lần đầu tiên, ông đã nêu ra đối tượng của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất, tức là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, mà trước hết là các quan hệ sở hữu và phân phối. Từ xuất phát điểm đó, ông đi nghiên cứu về sản xuất và lưu thông hàng hóa trong xã hội. Trên cở sở phê phán và kế thừa các học thuyết của các trường phái kinh tế trước đó cộng với thiên tài bẩm sinh, Mác đã xây dựng cho mình một học thuyết kinh tế chính trị hoàn bị. Trong đó, thành tựu đầu tiên phải kể đến là phát hiện ra quy luật giá trị - quy luật kinh tế cơ bản của mọi nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Bằng việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, Mác đã phân biệt được hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công dụng một vật, là thuộc tính tự nhiên của nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của cong người, còn giá trị là hao phí lao động để làm ra hàng hóa đó. Đặc trưng của giá trị sử dụng là phải được tiêu dùng, thông qua trao đổi hàng hóa. Trong quá trình trao đổi trên thị trường, sự cạnh tranh nội bộ ngành sẽ dẫn tới hình thành giá trị trao đổi hay giá cả. Do vậy giá cả chính là giá trị thị trường của hàng hóa. Mác cho rằng giá trị là cơ sở, là nội dung còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả tách khỏi giá trị, vận động xoay quanh trục giá trị. Khi giá trị thay đổi thì giá cả - giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.

 

docx11 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng công tác điều hành giá cả hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, bất kỳ một nền sản xuất nào cũng phải giải quyết ba vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Câu trả lời này chỉ có thể có được thông qua xem xét các mối quan hệ thị trường và yếu tố giá cả thị trường. Có lẽ vì tầm quan trọng đó của giá cả mà hầu như các trường phái kinh tế từ cổ điển đến hiện đại đều cố gắng đưa ra nhiều cách định nghĩa và lý giải khác nhau về giá cả thị trường, để từ đó rút ra những quy tắc chung cho điều hành sản xuất và lưu thông. Việc nắm vững nội dung, quy luật, nguyên tắc hình thành giá cả thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn hoạt động kinh tế hiện nay với mọi quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam chúng ta, khi vừa mới gia nhập kinh tế thế giới, dù thời cơ thuận lợi có nhiều song thách thức cũng không ít, trước những biến động phức tạp của tình hình giá cả hiện nay, chúng ta cần có một nhận thức đúng đắn nhằm chỉ đạo hoạt động điều hành giá cả một cách có hiệu quả nhất. Nhận thức điều đó, qua quá trình học tập môn Kinh tế chính trị, em đã có điều kiện nghiên cứu ba đại diện có nhiều đóng góp tích cực vào lý thuyết giá trị là K. Mác, A. Marshall và P. A. Samuelson. Vì vậy em chọn đề tài “Lý luận giá cả thị trường của Mác, Marshall và Samuelson và sự vận dụng lý luận trên trong việc điều hành giá cả thị trường ở nước ta hiện nay” để trình bày một số ý tưởng của mình. Trong giới hạn thời gian và yêu cầu môn học, em chỉ xin nêu ra những quan điểm tưởng chính của các nhà kinh tế và liên hệ với thực tế công tác điều hành giá cả tại nước ta, qua đó trình bày một số nhận định và kiến nghị một số giải pháp đối với công tác điều hành giá cả hiện nay tại nước ta. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG Cơ sở lý luận Lý luận giá cả của Mác K. Mác là một trong những người đầu tiên sáng lập ra kinh tế chính trị học Macxit. Lần đầu tiên, ông đã nêu ra đối tượng của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất, tức là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, mà trước hết là các quan hệ sở hữu và phân phối. Từ xuất phát điểm đó, ông đi nghiên cứu về sản xuất và lưu thông hàng hóa trong xã hội. Trên cở sở phê phán và kế thừa các học thuyết của các trường phái kinh tế trước đó cộng với thiên tài bẩm sinh, Mác đã xây dựng cho mình một học thuyết kinh tế chính trị hoàn bị. Trong đó, thành tựu đầu tiên phải kể đến là phát hiện ra quy luật giá trị - quy luật kinh tế cơ bản của mọi nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. Bằng việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, Mác đã phân biệt được hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công dụng một vật, là thuộc tính tự nhiên của nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của cong người, còn giá trị là hao phí lao động để làm ra hàng hóa đó. Đặc trưng của giá trị sử dụng là phải được tiêu dùng, thông qua trao đổi hàng hóa. Trong quá trình trao đổi trên thị trường, sự cạnh tranh nội bộ ngành sẽ dẫn tới hình thành giá trị trao đổi hay giá cả. Do vậy giá cả chính là giá trị thị trường của hàng hóa. Mác cho rằng giá trị là cơ sở, là nội dung còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả tách khỏi giá trị, vận động xoay quanh trục giá trị. Khi giá trị thay đổi thì giá cả - giá trị trao đổi cũng thay đổi theo. Nghiên cứu nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, Mác đưa ra phạm trù chi phí sản xuất. Trước đây, khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị hàng hóa. Giờ đây, giá cả hàng hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả sản xuất, giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. Lý thuyết giá cả thị trường của Marshall A. Marshall là giáo sư kinh tế chính trị học của trường Đại học tổng hợp Cambridge, nổi tiếng thế giới với lý thuyết giá cả. Nó được tổng hợp từ các lý thuyết chi phí sản xuất, cung cầu, ích lợi giới hạn. Ông cho rằng, thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán, là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, cơ chế thị trường vận động thể hiện ở sự phụ thuộc của cung cầu vào giá cả, nhưng đồng thời cơ chế này cũng tác động là giá cả phù hợp với cung cầu. Marshall đưa ra khái niệm giá cung và giá cầu. Giá cung là giá cả mà người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất ở mức đương thời, do chi phí sản xuất quyết định. Giá cầu là giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hóa hiện tại, được quyết định bởi ích lợi giới hạn, tức là giá cầu sẽ giảm dần khi số lượng cung hàng hóa tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Khi giá cung và giá cầu gặp nhau sẽ hình thành giá cả thị trường. Giá cả thị trường là kết quả sự va chạm giữa người mua và người bán, tức là va chạm giữa cung và cầu. Sự va chạm này hình thành giá cả cân bằng. Marshall chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Theo ông, trong ngắn hạn, cung cầu có tác động đến giá cả, còn trong dài hạn thì chi phí sản xuất tác động đến giá cả. Ngoài ra, độc quyền cũng có tác động đến giá cả, vì nhà độc quyền thường giảm sản lượng để nâng giá bán nhằm thu được lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, sự cân bằng giá cả còn chịu ảnh hưởng của độ co giãn của cầu – đó là mức độ phản ứng của cầu trước sự thay đổi của giá… Lý thuyết giá cả của Marshall là cơ sở lý luận của kinh tế học vi mô trong phân tích thị trường, cung cầu và giá cả. Lý thuyết giá cả thị trường của Samuelson P.A. Samuelson là nhà kinh tế học người Mỹ, tác giả cuốn Kinh tế học nổi tiếng và là người đứng đầu trường phái chính hiện đại với chủ trương điều hành nền kinh tế bằng cả bàn tay nhà nước và bàn tay thị trường. Theo ông, thị trường là một cơ chế tinh vi phối hợp mọi người, mọi hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường. Nó là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Điểm đặc thù nhất của thị trường là thông qua giá cả thị trường để đưa người mua và người bán đến với nhau để xác định giá cả thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hóa và dịch vụ được tính bằng tiền. Giá cả thể hiện mức mà mọi người và các hãng tự nguyện trao đổi nhiều loại hàng hóa khác nhau. Giá cả hoạt động là một tín hiệu đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa nào đó hơn nữa thì giá hàng hóa đó sẽ tăng và như vậy phát tín hiệu cho người bán sản xuất nhiều hơn. Ngược lại, nếu một hàng hóa không được tiêu dùng, lượng tồn kho quá nhiều, người bán sẽ phải giảm giá để giảm lượng hàng tồn kho. Khi giá bán thấp, người mua sẽ tiêu dùng nhiều hơn và người sản xuất lại muốn sản xuất ít hơn. Kết quả là sự cân bằng giữa người mua và người bán được thiết lập và duy trì. Đó cũng là cân bằng của thị trường, cân bằng giữa cung và cầu, giữa mức người mua muốn mua và người bán muốn bán. Giá cả là nhân tố kết hợp các quyết định của người sản xuất và tiêu dùng trên thị trường. Giá cả trở thành “quả cân trong cơ chế thị trường”. Thực trạng công tác điều hành giá cả hiện nay Cho đến nay, công tác điều hành giá cả hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Trước đổi mới kinh tế Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, do đánh đồng quy luật giá trị gắn liền với chế độ tư bản chủ nghĩa, chúng ta đã thực hiện một chính sách giá cực kỳ cứng nhắc. Nhà nước quy định giá cố định cho tất cả các mặt hàng trong nền kinh tế. Như Mác đã nói, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá cả tách rời và xoay quanh giá trị. Do đó giá cả thị trường phải phản ánh được giá trị hàng hóa. Giữa giá cả và giá trị luôn luôn có một khoảng cách, điều này làm nên vẻ đẹp của quy luật gia trị. Như vậy, việc áp đặt giá trước đây là không tôn trọng quy luật giá trị làm mất đi vẻ đẹp vốn có của quy luật giá trị. Giá áp đặt không phải là tín hiệu của sản xuất tiêu dùng Việc áp đặt ở một mức cố định không phản ánh được giá trị và chi phí sản xuất khiến cho giá cả mất đi chức năng cơ bản của nó – hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng. Giá không còn là dấu hiệu chỉ ra những sản phẩm đang có nhu cầu cao để người sản xuất gia nhập thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận, không thể là yếu tố điều tiết thị trường, kích thích cung cầu. Việc xác định mức giá quy định cũng gặp nhiều vấn đề. Nếu mức giá quy định quá thấp sẽ kìm hãm sản xuất, gây khan hiếm hàng hóa, nếu mức giá quy định quá cao sẽ ngăn cản tiêu dùng, ế thừa hàng hóa. Cả hai trường hợp đều gây ra thiệt hại chung cho nền kinh tế, kìm hãm tăng trưởng và phát triển Mặt khác khi chính sách giá đặt ra không thống nhất với chính sách tiền lương và thu nhập sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, khan hiếm hàng hóa, làm cho đời sống nhân dân khó khăn. Nhiều lĩnh vực thiết yếu cho đời sống kinh tế xã hội nhưng doanh nghiệp bị đông, hoạt động không hiệu quả, nhà nước phải bao tiêu, bù lỗ. Chính sách cố định đồng ngoại tệ cũng gây trở lực lớn đối với buôn bán và thanh toán quốc tế… Đó là những thực tế mà trước đây chúng ta đã từng phải gánh chịu. Tình hình hiện nay Sau đổi mới kinh tế năm 1986, chính sách giá cả đã có những cải cách tích cực. Nhìn chung, khi bước vào cơ chế thị trường, giá cả được điều tiết theo các quy luật của thị trường như quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh. Giá cân bằng giao động theo các nguyên lý của thị trường trở thành yếu tố tích cực kích thích sản xuất tiêu dùng, phát triển sản phẩm, thị trường, mạng lưới thương nghiệp, bán buôn phát triển…Tỷ giá đồng ngoại tệ được thả nổi, kích thích xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kích thích đầu tư… Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số bất cập trong công tác quản lý và điều hành giá. Một số lĩnh vực, nhà nước vẫn quy định giá (xăng dầu, một số nông sản) làm cho các doanh nghiệp dựa dẫm ỷ lại vào bao tiêu và trợ cấp của nhà nước, tăng gánh nặng cho nhà nước. Giá cả chưa phản ánh được đúng giá trị và chi phí sản xuất, giữa nhu cầu và cung ứng còn có khoảng cách khá xa. Mặ khác một số ngành khi để tự điều tiết giá cả theo thị trường thì xuất hiện các hiện tượng tiêu cực như hàng giả, kém phẩm chất, giá cả sai khác rất nhiều so với giá trị. Nhà nước quy định niêm yết giá với một số mạt hàng (tân dược) thì lại tiến hành một cách đối phó, khó kiểm soát được chất lượng thuốc và giá cả, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người tiêu dùng… Lĩnh vực bất động sản, nhà ở, giá cả đang tăng với tốc độ chóng mặt… Những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát lại có xu hướng gia tăng với tốc độ khá nhanh, nhất là vào thời điểm cuối năm, sau đó chững lại rồi lại tiếp tục tăng cao. Trong khi đó chính sách tiền lương và thu nhập thì chậm thay đổi, làm cho đời sống nhân dân ít nhiều ảnh hưởng… Định hướng giải quyết và các giải pháp Định hướng giải quyết Để giải quyết những vấn đề trên, vấn đề trước tiên là phải nắm vững và vận dụng linh hoạt lý luận giá cả thị trường vào công tác điều hành giá trong điều kiện đánh giá những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập. Đảm bảo nguyên tắc tuân theo quy luật giá trị, để cho thị trường điều tiết giá cả nhưng đồng thời cũng kết hợp với sự can thiệp có mức độ của nhà nước, tạo ra một hệ thống giá cả ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu đạt mục tiêu chung là bình ổn giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát, khuyến khích cạnh tranh về giá theo pháp luật để tăng hiệu quả, thúc đẩy hội nhập quốc tế thắng lợi.Biện pháp đặ ra phải hướng đến các mục tiêu cụ thể như: chỉ số giá tiêu dùng không tăng vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình xóa cơ chế bù lỗ, bù giá đối với một số ít mặt hàng mà nhà nước còn định giá đang áp dụng cơ chế bù lỗ, bù giá… Một số giải pháp cụ thể Điều chỉnh hệ thống giá phải thể hiện đầy đủ giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà biểu hiện trên thị trường là giá thị trường của chúng. Xi măng, sắt thép, phân bón kinh doanh theo giá thị trường và sẽ không bù lỗ giá xăng, giảm mạnh bù lỗ giá dầu; riêng than cung cấp cho phát điện từng bước điều chỉnh phù hợp với khả năng chấp nhận được của giá điện để tiến tới thống nhất một giá bán than theo giá thị trường cho tất cả các hộ tiêu thụ than; thực hiện lộ trình điều chỉnh hợp lý về giá bán điện, không bao cấp tràn lan. Việc đưa hệ thống giá trong nước tiếp cận với giá thị trường thế giới theo hướng: điều hành giá một số loại dịch vụ cùng loại, cùng tiêu chuẩn chất lượng đang cao hơn so với giá thế giới xuống tương đương các nước trong khu vực. Điều hành một số hàng hóa nhập khẩu với khối lượng lớn đang bán thấp hơn so với giá thế giới lên mức tiệm cận với giá thế giới thông qua việc xóa bao cấp, bù giá, bù lỗ tài chính; tính đúng, tính đủ chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc thị trường chấp nhận. Thực hiện điều hành hệ thống giá mềm dẻo, linh hoạt theo tín hiệu thị trường – nhất là đối với một số ít mặt hàng Nhà nước còn định giá khi các yếu tố hình thành giá đã thay đổi, nhưng không thả nổi hoàn toàn theo tác động tự phát của thị trường. Không tăng giá hoặc giảm giá một chiều mà tăng giảm theo tín hiệu của thị trường gắn với mục tiêu kinh tế xã hội; chia sẻ lợi ích, trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với những hàng hóa dịch vụ độc quyền, hàng hóa dịch vụ quan trọng tính cạnh tranh hạn chế (điện, xăng dầu, vận chuyển hành khách bằng máy bay nội địa, cước viễn thông...) cần căn cứ vào giá trị hàng hóa mà biểu hiện cụ thể là căn cứ vào chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và các nghĩa vụ tài chính phải nộp theo luật định được tính đúng, tính đủ theo quy chế tính giá do Bộ Tài Chính ban hành và tỷ lệ lợi nhuận nhất định phù hợp với tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Đồng thời so sánh giá hàng hóa, dịch vụ cùng loại trên thị trường thế giới và trong nước để quy định mức giá phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và phải được thị trường chấp nhận. Đối với những hàng hóa, dịch vụ nhà nước đặt hàng phục vụ các chương trình, mục tiêu quốc gia, hàng hóa dịch vụ công ích; đối với hàng hóa dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá, hàng hóa dịch vụ thực hiện chính sách xã hội thì từng bước chuyển mạnh hình thức định giá sang cơ chế đấu thầu, đấu giá. Đối với tất cả những hàng hóa dịch vụ còn lại được khuyến khích cạnh tranh về giá theo quy định của pháp luật thì giá do người mua và người bán thỏa thuận trên cơ sở các yếu tố hình thành giá hợp lý, theo tín hiệu khách quan của cung cầu, của giá thị trường trong nước và giá thị trường thế giới. Trong trường hợp giá tăng quá cao, bất hợp lý phải áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá để thực hiện mục tiêu bình ổn giá. Giữ vững các cân đối vĩ mô trong mọi tình huống. Chỉ đạo đạt cho được những chỉ tiêu cơ bản về tốc độ tăng trưởng và phát triển mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 đã đề ra. Về chính sách tài khóa, cần thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động thu chi ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Thực hiện nhất quán lộ trình cắt giảm thuế theo đúng cam kết quốc tế, giảm thiểu biện pháp bảo hộ qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan để tạo sức ép cạnh tranh. Về chính sách tiền tệ. “Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt với sự giám sát, điều tiết của nhà nước theo nguyên tắc thị trường; đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát được lạm phát Trong điều hành mặt bằng giá, tiếp tục thực hiện tính đúng, tính đủ theo cơ chế giá thị trường đối với giá trị đất đai, tài nguyên và các nguồn lực đưa vào sử dụng để thực hiện xóa bao cấp cho một số ít hàng hóa dịch vụ còn có giá bao cấp do Nhà nước định giá; tiếp tục chỉ đạo các địa phương quy định giá đất bám sát nguyên tắc sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường phù hợp với Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất để thực hiện tốt chính sách tài chính về đất đai giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Đối với đại bộ phận các loại hàng hóa dịch vụ Nhà nước không còn định giá (sắt, thép, xi măng, phân bón, lúa gạo, cà phê, chè, cao su, sản phẩm chăn nuôi, thủy hải sản, hàng tiêu dùng...) áp dụng cơ chế giá thị trường. Đó là cơ chế mà nhà nước dựa trên những nguyên tắc và quy luật kinh tế khách quan của giá cả trong nền kinh tế thị trường (quy luật cung cầu, giá trị cạnh tranh...) vừa dựa trên cơ sở được dẫn dắt bởi nguyên tắc và bản chất kinh tế của CNXH là công bằng, hiệu quả và ổn định nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tự phát của cơ chế giá thị trường như: độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, tự phát điều tiết các nguồn lực và cơ cấu sản xuất dẫn đến phá vỡ các cân đối vĩ mô, tự phát nhân hóa những người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Trong trường hợp thị trường có biến động bất thường (trước hết là các hàng hóa dịch vụ quan trọng, thiết yếu) cần áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh thường xuyên tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, chấp hành kỷ luật Nhà nước về giá theo quy định c ủa Chính phủ, chống các hiện tượng quy định giá không hợp lý, trái pháp luật; các hiện tượng lợi dụng sự biến động của thị trường để trục lợi làm phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. Các Bộ quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành có các biện pháp quyết liệt đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chống lãng phí, giảm chi phí sản xuất và lưu thông khắc phục khó khăn do giá dầu vào tăng để kiềm chế tăng giá dầu ra, bình ổn thị trường. Từ đó tạo ra điều kiện phân bổ một cách có hiệu quả toàn bộ tài nguyên tiền vốn và lao động xã hội theo hướng tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Tăng cường tổ chức hoạt động, kiểm tra, giám sát hoạt động của thị trường. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; chấn chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh, khắc phục tình trạng mua bán vòng vèo, chồng chéo, lũng đoạn thị trường. Kiểm soát và xử lý các tình trạng đầu cơ, buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng hóa, vi phạm các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm; trước hết là kiểm soát việc giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm; ngăn chặn kịp thời việc nhập lậu gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào. Gắn biển kiểm tra niêm yết giá bán và bán đúng giá hàng hóa dịch vụ với kiểm tra để đảm bảo chất lượng và đơn vị đo lường hàng hóa tương xứng với giá bán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ Tóm lại có thể nói lý thuyết giá cả thị trường của Mác, Marshall, Samuelson là cơ sở lý luận của kinh tế học hiện nay trong phân tích thị trường, cung cầu và giá cả. Việc nghiên cứu vằ nắm vững lý thuyết này giúp chúng ta có được nhận thức đúng đắn về về trạng thái vận động của thị trường dưới tác động của các quy luật khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh..., sự cân bằng của giá cả trên thị trường không phải là cân bằng tĩnh mà là cân bằng động, luôn dao động quanh điểm cân bằng… Đây là cơ sở để phân tích sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường, trên cơ sở đó nhà nước có thể đưa ra chính sách điều chỉnh phù hợp. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp chủ động trong chiến lược kinh doanh, thông qua việc chủ động tác động vào cung cầu và đưa ra chính sách giá cả, sản lượng phù hợp để thu được lợi nhuận cao… Nhìn chung trong xu thế mở cửa hội nhập đầy thời cơ và thách thức hiện nay, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn trong vấn đề đảm bảo một chính sách giá cả ổn định với an ninh tài chính vững mạnh. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan chức năng là phải nắm vững và vận dụng các lý thuyết giá cả một cách linh hoạt vào điều hành giá cả của nền kinh tế, thông qua các chính sách tác động và kiểm soát thực sự có hiệu quả. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần cập nhật các thông tin mới về chủ trương chính sách của Nhà nước và Chính phủ, nghiêm chỉnh chấp hành, tích cực đấu tranh phòng chống những biểu hiện tiêu cực trong việc thực thi chính sách giá cả như đầu cơ, niêm yết đối phó, hàng giả, hàng kém chất lượng… Đảm bảo phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên ngành và các doanh nghiệp, người tiêu dùng, làm cho tình hình giá cả ổn định và tạo đà cho phát triển kinh tế vững mạnh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục Đào tạo - Giáo trình Kinh tế chính trị. NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội - 2002 2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Viện Sau Đại học- Kinh tế Chính trị (dành cho đối tượng đào tạo cao học). NXB Thống kê. Năm 2003. 3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Giáo trình Lịch sử học thuyết kinh tế. NXB Thống kê. Năm 2005. 4. Báo Điện tử, vnexpress.net, dantri.com …

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKTCT-71.docx