Thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường Phổ thông trung học Mạc Đĩnh Chi thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết này cho thấy thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường phổ thông trung học (PTTH) Mạc Đĩnh

Chi TPHCM dựa trên phân tích số liệu từ 180 học sinh của trường. Trong bài viết, chúng tôi chỉ chú trọng

đến việc bị bắt nạt bằng các hình thức như bị gọi bằng biệt danh, bị tung tin đồn, bị bỏ rơi, bị đe dọa hoặc

tổn thương về mặt thể chất. Sau khi khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng hình thức bắt nạt

qua lời nói/bắt nạt ẩn diễn ra phổ biến hơn hình thức bắt nạt về thể xác

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường Phổ thông trung học Mạc Đĩnh Chi thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
972 THỰC TRẠNG BỊ BẮT NẠT HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC MẠC ĐĨNH CHI TPHCM Lâm Nhật Thảo Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài viết này cho thấy thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường phổ thông trung học (PTTH) Mạc Đĩnh Chi TPHCM dựa trên phân tích số liệu từ 180 học sinh của trường. Trong bài viết, chúng tôi chỉ chú trọng đến việc bị bắt nạt bằng các hình thức như bị gọi bằng biệt danh, bị tung tin đồn, bị bỏ rơi, bị đe dọa hoặc tổn thương về mặt thể chất. Sau khi khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng hình thức bắt nạt qua lời nói/bắt nạt ẩn diễn ra phổ biến hơn hình thức bắt nạt về thể xác. Từ khóa: Bạo lực học đường, bắt nạt học đường, bị bắt nạt học đường, học sinh phổ thông trung học, thực trạng bị bắt nạt học đường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, theo báo cáo sơ bộ khoảng tháng 5/2018 của các cơ quan công an tại 63 tỉnh thành trên cả nước thì từ năm 2010 đến nay đã có hơn 7.000 học sinh tham gia vào các sự việc đánh nhau, lôi kéo dọa đánh bạn và bị kỷ luật. Trong bài “Lại nóng chuyện bạo lực học đường” đăng trên trang điện tử Kinh Tế Đô Thị ngày 17/11/2018 đã đưa tin Vụ việc học sinh hai trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Ứng Hòa A (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đánh nhau khiến một em tử vong ngày 14/3/2018. Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường phổ thông trung học Mạc Đĩnh Chi TPHCM. Từ đó tìm ra những giải pháp góp phần cải thiện tình trạng này. Nghiên cứu này là giai đoạn 1 của đề tài: “Nghiên cứu về đặc điểm nhân cách của học sinh THPT bị bắt nạt tại thành phố Hồ Chí Minh”. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm “Bắt nạt học đƣờng” “Bắt nạt học đường là hành vi của học sinh gây tổn hại về mặt thể chất hoặc tinh thần cho các học sinh khác hoặc gây thiệt hại về tài sản cá nhân của học sinh và tài sản của nhà trường. Nó bao gồm bạo lực cả về mặt thể chất và lời nói, hành vi đe dọa, và các hành vi gây thiệt hại về tài sản.” [4] “Bắt nạt học đường là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người khác dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường.” [3] 2.2 Khái niệm “Bị bắt nạt học đƣờng” “Bị bắt nạt học đường là khi một học sinh bị bắt nạt lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định bởi những hành động tiêu cực gây tổn thương về mặt thể chất và tâm lý từ phía một hoặc nhiều học sinh khác.” [2] 2.3 Các hình thức bắt nạt học đƣờng 973 Bị bắt nạt về thể chất/bên ngoài Bị bắt nạt ẩn/bị bắt nạt về quan hệ/bị bắt nạt về lời nói Bị bắt nạt trực tuyến [1] 3. PHƢƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng thang đo Gatehouse để khảo sát trên 180 em học sinh khối lớp 10 và khối lớp 11 của trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Thang đo bắt nạt Gatehouse là thang đo dành cho học sinh ở lứa tuổi học đường. Thang đo này gồm 4 mục lớn tượng trưng cho 4 hình thức bắt nạt khác nhau: Bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh; Bị tung tin đồn; Bị người khác cố tình bỏ rơi; Bị đe doa hoặc bị tổn thương về mặt thể chất. Trong mỗi mục lớn gồm ba câu hỏi: Gần đây có bị bắt nạt không, mức độ thường xuyên và mức độ buồn khổ. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Tình hình bị bắt nạt học đường ở học sinh THPT Mạc Đĩnh Chi Trƣờng hợp bị bắt nạt học đƣờng Tần số Phần trăm (%) Bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh 105 58.3 Bị tung tin đồn về bản thân 31 17.2 Bị người khác cố tình bỏ rơi 36 20.0 Bị đe dọa hoặc đánh, hoặc làm tổn thương cơ thể 15 8.3 Tổng 187 103.8 Theo số liệu được thống kê ở bảng 1 cho thấy, trong 180 em học sinh thì có hơn một nửa số em học sinh (105 em) trải qua trường hợp “Bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh” chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất (58.3%). Tiếp theo là 36 trên 180 em học sinh gặp trường hợp “Bị người khác cố tình bỏ rơi” chiếm 20%. Kế đến là 31 trên 180 em học sinh “Bị người khác tung tin đồn về bản thân” chiếm 17.2%. Và cuối cùng là 15 trên 180 em “Bị đe dọa hoặc đánh, hoặc làm tổn thương cơ thể” chiếm 8.3%. Như vậy ta có thể nhận thấy, trêu chọc hay gọi bạn bằng những biệt danh là hình thức bắt nạt phổ biến nhất tại trường PTTH Mạc Đĩnh Chi. Trong khi đó, trường hợp các em học sinh bị các em khác đe dọa hay đánh, hoặc làm tổn thương cơ thể chỉ chiếm một số ít và thật sự không đáng kể nếu so sánh với trường hợp bị trêu chọc hay gọi bằng những biệt danh. Tuy vậy con số 15 trên 180 học sinh cũng là một con số đáng quan tâm và chú ý. Ngoài ra, trong 180 em lại có đến 187 ca bị bắt nạt học đường, điều đó cho thấy có một số em phải chịu đựng nhiều hơn một trường hợp bắt nạt. Bảng 2. Mức độ thường xuyên của các hình thức bị bắt nạt học đường Trƣờng hợp bị bắt nạt học đƣờng Mức độ thƣờng xuyên Hầu nhƣ mỗi ngày Khoảng một lần một tuần Ít hơn một lần một tuần Tần số Phần trăm (%) Tần số Phần trăm (%) Tần số Phần trăm (%) Bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh 80 76.2 18 17.1 7 6.7 Bị tung tin đồn về bản thân 8 25.8 9 29.0 14 45.2 Bị ngƣời khác cố tình bỏ 9 25.0 14 38.9 13 36.1 974 rơi Bị đe dọa hoặc đánh, hoặc làm tổn thƣơng cơ thể 9 60.0 5 33.3 1 6.7 Theo bảng 2 cho thấy, có đến 80 trên 105 em học sinh “Hầu như mỗi ngày” bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh chiếm 76.2%, “Khoảng một lần một tuần” chiếm 17.1% và “Ít hơn một lần một tuần” chiếm 6.7%. Điều này cho thấy, hình thức bắt nạt bằng cách trêu chọc bạn hay gọi bạn bằng những biệt danh rất cần được chú trọng vì không những có đến 105 em gặp phải trường hợp này mà trong tổng số đó lại có đến 80 em phải mỗi ngày chịu đựng việc đó. Tiếp theo, có 14 em (chiếm 45.2%) bị tung tin đồn về bản thân “Ít hơn một lần một tuần”, tiếp đó là 9 em (chiếm 29%) bị tung tin đồn về bản thân “Khoảng một lần một tuần”, cuối cùng là 8 em (chiếm 25.8%) “Hầu như mỗi ngày” bị tung tin đồn về bản thân. Ngoài ra, có 14 em “Khoảng một lần một tuần” (chiếm 38.9%) bị người khác cố tình bỏ rơi, tiếp đó là 13 em “Ít hơn một lần một tuần “ (chiếm 36.1%) bị người khác cố tình bỏ rơi, cuối cùng là 9 em (chiếm 25%) “Hầu như mỗi ngày” bị người khác cố tình bỏ rơi. Cuối cùng, có đến 9 trên 15 em học sinh “Hầu như mỗi ngày” bị đe dọa hoặc đánh, hoặc làm tổn thương cơ thể chiếm 60%, “Khoảng một lần một tuần” chiếm 33.3% và “Ít hơn một lần một tuần” chiếm 6.7%. Mặc dù chỉ có 15 em học sinh gặp phải trường hợp bị đe dọa hoặc đánh hoặc làm tổn thương cơ thể nhưng hơn một nửa số đó (60%) rơi vào tình trạng “Hầu như mỗi ngày”. Vì vậy đây cũng là một trường hợp bắt nạt học đường đáng báo động tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Bảng 3. Mức độ buồn khổ của học sinh đôi với các hình thức bị bắt nạt học đường Trƣờng hợp bị bắt nạt học đƣờng Mức độ buồn khổ Tôi không hề cảm thấy buồn khổ Tôi cảm thấy buồn khổ đôi chút Tôi cảm thấy rất buồn khổ Tần số Phần trăm (%) Tần số Phần trăm (%) Tần số Phần trăm (%) Bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh 78 74.3 24 22.9 3 2.9 Bị đe dọa hoặc đánh, hoặc làm tổn thƣơng cơ thể 10 66.7 3 20.0 2 13.3 Bị tung tin đồn về bản thân 17 54.8 12 38.7 2 6.5 Bị ngƣời khác cố tình bỏ rơi 6 16.7 23 63.9 7 9.4 Qua bảng 3 cho thấy, mặc dù có đến 105 học sinh gặp phải trường hợp “Bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh” và 80 em “Hầu như mỗi ngày” đều gặp phải nhưng chỉ có 3 em “Cảm thấy rất buồn khổ” (2.9%) và 24 em “Cảm thấy buồn khổ đôi chút” (22.9%), ngoài ra 78 em “Không hề cảm thấy buồn khổ” (74.3%). Như vậy, dù đây là trường hợp bắt nạt học đường xảy ra nhiều và thường xuyên nhưng lại không thực sự ảnh hưởng lớn đến học sinh. Tiếp theo, trong 31 em học sinh gặp trường hợp “Bị tung tin đồn về bản thân”, có 17 em “Không hề cảm thấy buồn khổ” chiếm 54.8%, 12 em “Cảm thấy buồn khổ đôi chút” chiếm 38.7%, cuối cùng là 3 em “Cảm thấy rất buồn khổ” chiếm 6.5%. Kế tiếp, trong 36 em học sinh gặp trường hợp “Bị người khác cố tình bỏ rơi”, có đến 23 em “Cảm thấy buồn khổ đôi chút” chiếm 63.9%, 7 em “Cảm thấy rất buồn khổ” chiếm 16.7% và 6 em “Không hề cảm thấy buồn khổ” chiếm 9.4% 975 Cuối cùng, trong 15 em học sinh gặp phải trường hợp “Bị đe dọa hoặc đánh, hoặc làm tổn thương cơ thể” chỉ có 2 em “Cảm thấy rất buồn khổ” chiếm 13.3% và 3 em “Cảm thấy buồn khổ đôi chút” chiếm 20%, còn 10 học sinh “Không hề cảm thấy buồn khổ” chiếm 66.7%. Như vậy, trường hợp bị đe dọa hoặc đánh, hoặc làm tổn thương cơ thể cũng không có sức ảnh hưởng lớn đến các em. 976 Bảng 4. Tương quan giữa mức độ buồn khổ và mức độ thường xuyên của bị bắt nạt học đường Mức độ thƣờng xuyên Mức độ buồn khổ Tôi không hề cảm thấy buồn khổ Tôi cảm thấy buồn khổ đôi chút Tôi cảm thấy rất buồn khổ Tần số Phần trăm (%) Tần số Phần trăm (%) Tần số Phần trăm (%) Hầu nhƣ mỗi ngày 62 79.5 16 66.7 2 66.7 Khoảng một lần một tuần 12 15.4 6 25.0 0 0.0 Ít hơn một lần một tuần 4 5.1 2 8.3 1 33.3 Tổng 78 100 24 100 3 100 p=0.237 Từ bảng 4 cho thấy: – Trong tổng số 78 học sinh “Không hề cảm thấy buồn khổ”, có 62 em “Hầu như mỗi ngày” bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh chiếm 79.5%, tiếp theo là 12 em “Khoảng một lần một tuần” bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh chiếm 15.4%, cuối cùng là 4 em “Ít hơn một lần một tuần” chiếm 5.1%. – Trong tổng số 24 học sinh “Cảm thấy buồn khổ đôi chút”, có 16 em “Hầu như mỗi ngày” bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh chiếm 66.7%, tiếp theo là 6 em “Khoảng một lần một tuần” bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh chiếm 25%, cuối cùng là 2 em “Ít hơn một lần một tuần” chiếm 8.3%. – Trong tổng số 3 học sinh “Cảm thấy rất buồn khổ”, có 2 em “Hầu như mỗi ngày” bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh chiếm 66.7% và 1 em “Ít hơn một lần một tuần” chiếm 33.3%. – Kiểm định Chi-square với số p=0.237>0.05, ta kết luận được rằng mối liên hệ giữa mức độ thường xuyên bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh và mức độ buồn khổ do bị trêu chọc hay bị gọi bằng những biệt danh không có ý nghĩa về mặt thống kê với độ đáng tin cậy. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Sau khi khảo sát và thống kê số liệu trên 180 em học sinh của trường THPT Mạc Đĩnh Chi, chúng tôi đưa ra những kết luận sau đây: Thứ nhất, loại hình bắt nạt học đường tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi đa số là loại hình bắt nạt về lời nói hoặc bắt nạt ẩn như gọi bạn bằng biệt danh, cố tình bỏ rơi bạn và tung tin đồn nhiều hơn là bắt nạt về thế xác. Thứ hai, mặc dù những hình thức bắt nạt về lời nói (bắt nạt ẩn) rất phổ biến nhưng vẫn có thể diễn ra thường xuyên. Điều đó cho thấy đây là một hình thức bắt nạt vô hình và tinh vi, rất khó để những người xung quanh phát hiện ra và can thiệp kịp thời. Cuối cùng, mặc dù hình thức bắt nạt về lời nói diễn ra phổ biến và thường xuyên hơn nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến học sinh. Tuy nhiên, hình thức bắt nạt bị người khác cố tình bỏ rơi tuy không phổ biến và mức độ thường xuyên cũng không cao nhưng lại có sức ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. Điều đó cho thấy việc bị bỏ rơi hay bị cô lập là điều khiến cho học sinh cảm thấy tổn thương nhiều nhất. 977 978 5.2 Kiến nghị Qua thống kê sơ bộ, chúng tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu sâu thêm về thực trạng bị bắt nạt học đường tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi để có thể đưa ra những giải pháp can thiệp hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Nga, "Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông," Luận văn thạc sỹ ngành tâm lý học, 2011. [2] D. Olweus, "Bully/victimproblems in school: Facts and intervention," in European Journal of Psychology of Education, Bergen, Springer Science+Business Media, 1997, pp. 495-510. [3] Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Diễm My and Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm, "Bạo lực học đường - Cần có cái nhìn khoa hoc về khái niệm," Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường trong trường phổ thông, pp. 56-60, 2015. [4] Nguyễn Thị Phương Thảo and C. H. Thi, "Các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh," Journal of Science and Technology Development, pp. 32-47, 2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_bi_bat_nat_hoc_duong_tai_truong_pho_thong_trung_h.pdf
Tài liệu liên quan