Trong những năm gần đây, lấn chiếm nhằm mục đích buôn bán ở vỉa hè đã ngày một trở
nên phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Đây là
địa điểm lý tưởng để buôn bán thích hợp với người dân không có tay nghề và đây cũng là
nơi thu hút rất nhiều lao động, khách du lịch, sinh viên học sinh tạo cơ hội cho nền “kinh tế
vỉa hè” phát triển mạnh. Tuy nhiên, việc buôn bán trên vỉa hè có phần tự phát và thiếu những
hoạch định chính sách, hệ thống quản lý đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thành phố
trong quá trình phát triển, ảnh hưởng xấu đến giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do
đó, cần nắm rõ thực trạng buôn bán trên vỉa hè ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay và đưa ra
những giải pháp cấp bách nhằm giải quyết những tình trạng đáng báo động mà buôn bán
trên vỉa hè gây ra.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng bán hàng vỉa hè ảnh hưởng đến giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2370
THỰC TRẠNG BÁN HÀNG VỈA HÈ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
GIAO THÔNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Võ Hoàng Khang, Phạm Đức Gia Huy, Vũ Thị Thúy Quỳnh
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Thị Thanh Loan
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, lấn chiếm nhằm mục đích buôn bán ở vỉa hè đã ngày một trở
nên phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Đây là
địa điểm lý tưởng để buôn bán thích hợp với người dân không có tay nghề và đây cũng là
nơi thu hút rất nhiều lao động, khách du lịch, sinh viên học sinh tạo cơ hội cho nền “kinh tế
vỉa hè” phát triển mạnh. Tuy nhiên, việc buôn bán trên vỉa hè có phần tự phát và thiếu những
hoạch định chính sách, hệ thống quản lý đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thành phố
trong quá trình phát triển, ảnh hưởng xấu đến giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do
đó, cần nắm rõ thực trạng buôn bán trên vỉa hè ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay và đưa ra
những giải pháp cấp bách nhằm giải quyết những tình trạng đáng báo động mà buôn bán
trên vỉa hè gây ra.
Từ khóa: an toàn thực phẩm, giao thông, giải pháp, thực trạng, vỉa hè.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại TP.HCM trong nhiều năm qua vỉa hè bị lấn chiếm để sử dụng vào nhiều mục đích khác
nhau, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông khi khách đi bộ phải đi dưới lòng đường chung
với xe cơ giới, cản trở dòng xe lưu thông gây ra tình trạng ùn tắc trên nhiều tuyến đường.
Tình trạng lộn xộn, bất quy tắc khi sử dụng vỉa hè với nhiều mục đích khác nhau gây mất mỹ
quan đô thị, tác động không nhỏ đến cảnh quan chung và hình ảnh của thành phố. Do đó, đề
tài nghiên cứu về thực trạng bán hàng vỉa hè hiện nay là đề tài nghiên cứu cần thiết và cấp
bách nhằm đưa ra những gợi ý để giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè hiện nay.
2 THỰC TRẠNG LẤN CHIẾM VỈA HÈ
Trên địa bàn thành phố hiện nay có tổng cộng 4.869 tuyến đường có bề rộng từ 5,0 m trở
lên, với tổng chiều dài 4.044 km do Sở Giao thông Vận tải và Ủy ban nhân dân các quận,
huyện quản lý.
Về hiện trạng lòng đường: với tổng số 4.869 tuyến đường có 3.631 tuyến đường có bề rộng
lòng đường nhỏ hơn 7,5 m với chiều dài 2.328 km (chiếm 57,59%) và 1.238 tuyến đường có
bề rộng lòng đường từ 7,5m trở lên với chiều dài 1.716 km (chiếm 42,41). Như vậy theo
2371
Quyết định số 74/20 /QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy
định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn Thành phố (sau đây gọi tắt là
Quyết định 74) thì có 42,41% chiều dài các tuyến đường có thể xem xét cho phép đậu xe
dưới lòng đường.
Về hiện trạng vỉa hè: với tổng số 4.869 tuyến đường có 2.598 tuyến đường không có vỉa hè
với chiều dài 2.074,64 km (chiếm 51,3%) và 2.271 tuyến đường có vỉa hè với chiều dài
1.969,36 km (chiếm 48,7%); trong 2.271 tuyến đường tuyến đường có vỉa hè có 772 tuyến
đường có vỉa hè rộng từ 3 m trở lên với chiều dài 451,04 km (chiếm 27,47%) và 1.499 tuyến
đường có vỉa hè rộng nhỏ hơn 3 m với chiều dài 1.428,32 km (chiếm 72,53%).
Với số liệu nêu trên cho thấy, có hơn 1/2 số tuyến đường trên địa bàn thành phố không có
vỉa hè nên dẫn đến xảy ra tình trạng dừng đậu xe dưới lòng đường trên các tuyến đường
này. Và trong số các tuyến đường còn lại (đường có vỉa hè), theo Quyết định số 74 thì chỉ có
khoảng 27,47% chiều dài phần vỉa hè các tuyến đường có thể xem xét cho phép sử dụng
tạm thời phần vỉa hè ngoài mục đích giao thông.
Mật độ dân số và mật độ đường giao thông khác nhau giữa các quận, huyện trong thành
phố. Các quận có mật độ dân số cao nhưng mật độ đường thấp bao gồm quận 3, 4, 8, 10,
11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp. Đây là các quận mức độ phức tạp về sử dụng vỉa hè
cao; với giả thiết mức độ phức tạp tỷ lệ thuận với mật độ dân số và tỷ lệ nghịch với mật độ
đường trong quận. Tuy nhiên nhiều quận có khách vãng lai cao như quận 1, quận 5, mức độ
phức tạp cũng sẽ tăng cao. Địa phương có mật độ đường cao và mật độ dân số thấp bao
gồm quận 2 và 5 huyện ngoại thành. Mức độ phức tạp trong sử dụng vỉa hè tại các quận,
huyện này thấp hơn hoặc chỉ tập trung tại một số khu vực nhất định.
Tóm lại, hiện trạng đường và vỉa hè trên địa bàn thành phố phân bố không đều giữa các
quận, huyện.Các quận có mật độ đường cao tập trung ở khu vực nội thành (trừ quận 2), cao
nhất là quận 1 và quận 5. Các quận nội thành phát triển và các huyện ngoại thành có mật độ
đường thấp hơn, thấp nhất là huyện Nhà Bè và Cần Giờ.
2.1 Lấn chiếm vỉa hè ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông
Việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà
còn là một trong những nguyên nhân gây cản trở, ùn tắc giao thông và nảy sinh nhiều nguy
cơ về tai nạn giao thông đường bộ. Việc đậu, đỗ xe dưới lòng đường để mua bán kinh
doanh tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn, nhất là trên các đoạn
đường quốc lộ, gần các khu công nghiệp, các điểm chợ tự phát Tuy nhiên, không chỉ việc
lấn chiếm lòng đường có nguy cơ gây tai nạn giao thông mà việc chiếm dụng hè phố cũng
ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm không kém. Không thiếu trường hợp tai nạn xảy ra do tài xế
không thể quan sát biển báo, đèn tín hiệu do bị biển hiệu quảng cáo che khuất, hoặc có
trường hợp tai nạn xảy ra do phương tiện giao thông mất lái chạy lên hè phố và va chạm với
người bán hàng lấn chiếm vỉa hè.
Bên cạnh việc làm mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, gây ô nhiễm từ rác thải, lấn
chiếm vỉa hè, lòng đường còn ẩn chứa mối nguy hiểm tiềm tàng về an ninh trật tự. Nhiều vụ
2372
trộm cắp, cướp giật đã xảy ra đối với người bán hàng rong, xe đẩy, hoặc các trường hợp
đậu, đỗ xe trên hè phố, lòng đường để mua, bán mà không có người trông giữ.
2.2 Nhức nhối vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở vỉa hè
Tiện nhưng không lợi là cụm từ đầy đủ và chính xác nhất khi nhắc đến thực phẩm trên
đường phố. Dễ mua, dễ ăn và dễ bệnh. Thực tế, câu chuyện chấp nhận sử dụng thực phẩm
tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ tồn tại ở một số điểm mà còn phổ biến đến từng ngõ ngách.
Phần lớn các khách hàng của hàng quán vỉa hè là học sinh, sinh viên, người lao động,
người có thu nhập thấp. Sự dễ dãi của người tiêu dùng khiến thực phẩm “bẩn” có nhiều đất
sống. Họ biết thực phẩm đường phố không an toàn nhưng vẫn sử dụng bởi sự tiện lợi
nhưng cũng chính là mối nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng.
Theo khuyến cáo của cơ quan y tế, một số phụ gia trong hộp nhựa, túi nilon hòa tan vào
thực phẩm ở nhiệt độ 70-80 oC sẽ sản sinh ra chất độc hại, tích tụ lâu dài là mầm bệnh nan
y. Sử dụng thức ăn chứa chất không được ph p sử dụng trong thực phẩm sẽ bị tích tụ độc
tố trong các cơ quan như gan, thận, não, cơ quan sinh dục... gây suy gan, suy thận, dễ vô
sinh, rối loạn nội tiết... Bên cạnh đó, việc sử dụng dầu mỡ cũ chiên đi chiên lại nhiều lần
cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư gan, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa... Người bán hàng
không đeo găng tay, thức ăn được đựng trong những túi nilon hoặc bày ngay dưới đất, sát
đường đi không che đậy ngăn chặn bụi bẩn,... Nguy cơ không an toàn thực phẩm của thức
ăn đường phố được các cơ quan truyền thông, các ngành chức năng khuyến cáo rất nhiều
và liên tục, nhưng vì lý do khách quan nhiều người vẫn tìm đến thức ăn ven đường như nhu
cầu tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày càng văn minh thì cần phải xem xét điều chỉnh các thói quen
có hại. Thức ăn đường phố tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, ảnh hưởng sức khỏe người dùng
nếu như không đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3 Mỹ quan đô thị - ô nhiễm môi trường và hiểm họa rác thải từ hàng quán vỉa hè
Sự ô nhiễm từ các hàng quán vỉa hè đang là thực trạng phổ biến ở nước ta. Dẫu biết rằng
nhu cầu ăn uống của con người là thiết thực, nhưng chúng ta hãy hành động nó theo ý thức.
Khi vào các hàng quán này, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh thức ăn cặn thừa chủ gặp đâu đổ
đấy, khách hàng dùng xong tiện đâu vứt đấy. Giấy ăn, đũa dùng một lần, thức ăn thừa đều
được chủ và khách hàng xả vô tội vạ xuống đường dù sọt rác ngay bên cạnh.
Một quán vỉa hè có rác, hai quán vỉa hè có rác, và cả con phố quán vỉa hè tràn ngập rác.
Điều đáng nói ở đây nữa, đó là nước thải. Bởi là quán ăn vỉa hè, nên lượng nước để dùng
cũng được hạn chế. Các ông, bà chủ ở đây chỉ trang bị một vài cái thùng lớn để chứa nước.
Nhưng theo quan sát, những chiếc thùng này rất hiếm khi được cọ sạch để dùng. Nhân viên
của quán đổ tràn nước thải xuống cả lòng đường gây mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đầy.
Một kiểu ô nhiễm nữa từ việc tụ tập ở các hàng quán vỉa hè đó là ô nhiễm tiếng ồn. Hàng
trăm con người tụ tập, hàng trăm hàng nghìn đề tài được họ đem ra bàn luận. Không khí ồn
ào náo nhiệt luôn thường trực ở những nơi này. Do đó, bầu không khí hay bị “ngộ độc”, “ô
2373
nhiễm” bởi những lời văng tục, chửi thề của một bộ phận khách hàng. Điều này đã ảnh
hưởng rất lớn tới cuộc sống của những người dân xung quanh.
3 MỘT SỐ GỢI Ý CHO VẤN ĐỀ BÁN HÀNG TRÊN VỈA HÈ
3.1 Thay đổi thói quen mua hàng trên vỉa hè
Thói quen mua hàng nhanh, tiện, ham giá rẻ đã ăn sâu vào nếp sống người dân ta hàng
trăm năm qua. Vì thế các chợ cóc, chợ tạm và các hàng quán vỉa hè ở Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và cả nước nói chung lúc nào cũng nườm nượp kẻ bán người mua. Ðể phát
triển đô thị văn minh trước hết cần phải thay đổi dần thói quen manh mún, nhỏ lẻ này.
Bên cạnh công tác kiểm tra, xử lý việc buôn bán, lấn chiếm lòng, lề đường, chính quyền các
cấp cần tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc, tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân có
ý thức trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp của vỉa hè, đường phố trên
địa bàn dân cư. Người mua càng đông thì chợ tự phát, hàng quán vỉa hè càng hoạt động
“xôm tụ”, thậm chí lấn cả đường đi để họp chợ, bất chấp các nguy cơ mất an toàn giao
thông, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháy, nổ.
Phát triển mua sắm online: nếu các nhà quản lý vào cuộc “dọn dẹp” những hành vi gian lận,
hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh thì chúng ta có thể biến giải pháp tình thế thành thói
quen tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền
mặt một cách bền vững. Ðiều này đem lại lợi thế cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng
khi thương mại điện tử khắc phục được nhiều hạn chế của hình thức mua bán thông thường
như giảm bớt khâu trung gian, nhất là tiết giảm chi phí, tiết kiệm thời gian đi lại. Mặt khác, hệ
thống bán lẻ của Việt Nam lâu nay khá lộn xộn, “kinh tế vỉa hè” phát triển, chợ cóc, chợ tạm
mọc lên khắp nơi. Phát triển thương mại điện tử còn gián tiếp khắc phục những yếu kém
trong quản lý trật tự đô thị tại các thành phố lớn.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài
chính để đầu tư xây dựng dự án điểm đỗ xe đồng thời rà soát thúc đẩy các dự án đã được
phê duyệt, cấp giấy chứng nhận đầu tư nhất là các bãi xe ngầm tại khu vực trung tâm thành
phố - đáp ứng nhu cầu đỗ xe của người dân. Thêm vào đó cần ưu tiên phát triển giao thông
công cộng, tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích từ việc sử dụng
phương tiện này, từng bước thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông cá nhân
sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Có như vậy mới khắc phục được thói
quen “tiện đâu mua đó” của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Xây dựng chính sách mới quản lý đô thị
Chính quyền địa phương cần tạo cơ chế mở về chi các khoản trợ cấp cho cộng tác viên và
trang bị đầy đủ về các trang thiết bị hoạt động như phương tiện di chuyển hoặc các thiết bị
nhằm mục đích dọn dẹp vỉa hè thông thoáng, đem đến cho người đi bộ sự an tâm và an
toàn nhất. Hơn thế nữa là phải huấn luyện, đào tạo đội quản lý trật tự đô thị để có trình độ
chuyên môn cao và cách hành xử hợp lý trong công tác dọn dẹp vỉa hè. Đưa ra chính sách
khen thưởng đặc biệt với các đội quản lý trật tự đô thị có thành tích tốt và luôn hoàn thành
2374
nhiệm vụ được giao như một thúc đẩy tinh thần của đội quản lý để nhanh chóng đem đến
một vỉa hè thông thoáng và an toàn người dân đi bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3 Ban hành quy định về bán hàng rong
Thiết nghĩ việc xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, chính
quyền địa phương cần quy hoạch những địa điểm dành riêng cho việc bán hàng rong.
Chuyển từ hình thức buôn bán tự phát thành buôn bán có quy hoạch, quản lý để vừa không
ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị vừa để người dân không bị mất kế sinh nhai đồng thời cũng
làm đẹp thêm bộ mặt thành phố.
Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã có đề án thí điểm lập phố hàng rong – đây là một
trong những giải pháp đã thể hiện sự quan tâm và chia sẻ của thành phố với những người
sống nhờ nền “kinh tế vỉa hè”. Gần 3 năm trước, phố hàng rong Nguyễn Văn Chiêm (quận 1,
TP. HCM) chính thức đi vào hoạt động thí điểm phục vụ người dân khu trung tâm. Đây là
tuyến phố hàng rong hợp pháp đầu tiên được ra đời, mang lại nhiều điểm tích cực trong việc
quy hoạch mô hình kinh doanh vỉa hè.
Hình 1. Mẫu đơn đăng ký sử dụng tạm thời vỉa hè
Phố hàng rong là mô hình tập hợp các điểm buôn bán nhỏ lẻ lại thành một khu vực, được
thiết kế phù hợp với không gian vỉa hè, có sự quản lý của cơ quan chức năng, những người
kiếm sống dựa vào gánh hàng rong phải đăng ký với chính quyền địa phương như họ tên,
mặt hàng buôn bán, nơi ở, giờ giấc buôn bán, giờ dọn hàng về,... Và giấy đăng ký phải được
2375
dán ở đầu xe đẩy để đội quản lý đô thị cũng như khách hàng dễ nhận biết. Bên cạnh đó là
quy định chế tài xử lý đối với hành vi lấn chiếm ngoài khu vực được phép kinh doanh buôn
bán, nếu vi phạm nhiều lần có thể bị rút giấy phép đăng ký.
Hơn thế nữa là có những quy định chặt chẽ về hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo
vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy cho những người mưu sinh trên vỉa hè.
4 KẾT LUẬN
Vỉa hè, lề đường vốn là không gian dành cho người đi bộ. Việc chiếm dụng vỉa hè lề đường
là một hành vi phạm pháp, cần phải sớm có biện pháp quyết liệt trấn áp, xử phạt để bảo vệ
người đi đường và đảm bảo trật tự giao thông trong toàn thành phố và sức khỏe của người
dân. Một thành phố văn minh là một thành phố mà ở đó ai cũng biết tự giác chấp hành quy
định, thực hiện tốt vấn đề an ninh đô thị và cùng nhau góp sức mình xây dựng thành phố
ngày càng sạch đẹp, an toàn và văn minh hơn. Như vậy, có thể thấy nếu biết cách khai thác
thì hàng rong sẽ đem lại những lợi ích không nhỏ. Vấn đề đặt ra ở đây là phải có mô hình
quản lý hợp lý để phát huy tác dụng, tránh được những hệ lụy xấu, ví dụ như có thể tiến
hành quy hoạch khu vực bán hàng rong thuộc quyền sở hữu và quản lý của chính quyền
thành phố. Như thế vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
cho người dân và giữ trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thanh Mai (2021). Quy định của pháp luật về lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
long-uong/28642035. Ngày truy cập: 21/03/2021.
[2] Nguyễn Ly (2018). Nguy cơ mất an toàn vệ sinh từ đồ ăn vỉa hè.
https://baophapluat.vn/song-khoe/nguy-co-mat-an-toan-ve-sinh-tu-do-an-via-he-
424809.html. Ngày truy cập: 21/03/2021.
[3] Trạm y tế Trường Thọ (2019). Mối nguy hại từ thức ăn đường phố.
duong-pho-c10116-15729.aspx. Ngày truy cập: 21/03/2021.
[4] Mộc An (2020). Thức ăn đường phố: Tiện nhưng không lợi.
khong-loi. Ngày truy cập: 21/03/2021.
[5] Hoàng Thị Thảo (2012). Hiểm họa rác từ hàng quán vỉa hè. https://vnexpress.net/hiem-
hoa-rac-tu-hang-quan-via-he-2394409.html. Ngày truy cập: 23/03/2021.
[6] Thiện Nhân (2019). Vấn nạn tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
https://www.sggp.org.vn/van-nan-tai-lan-chiem-long-duong-via-he-604806.html. Ngày
truy cập: 21/03/2021.
2376
[7] Đình Lý-Long Hồ (2021). Không để tình trạng thiếu trách nhiệm, bao che, dung túng và
tiếp tay cho tội phạm. https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/khong-de-tinh-trang-thieu-
trach-nhiem-bao-che-dung-tung-va-tiep-tay-cho-toi-pham-1491872466. Ngày truy cập:
21/03/2021.
[8] Vĩnh Linh (2017). Xử lý triệt để nạn bảo kê mới được dẹp lấn chiếm vỉa hè.
https://laodong.vn/ban-doc/xu-ly-triet-de-nan-bao-ke-moi-duoc-dep-lan-chiem-via-he-
523852.ldo. Ngày truy cập: 21/03/2021.
[9] Vũ Đảm (2012). Không nên dẹp bỏ hàng rong. https://nhandan.com.vn/dan-biet-dan-
ban/khong-nen-dep-bo-hang-rong-392053. Ngày truy cập: 23/03/2021.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_ban_hang_via_he_anh_huong_den_giao_thong_va_ve_si.pdf