Kinh tế ngày càng hội nhập, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì
vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng. Để giữ
được nhân viên giỏi, doanh nghiệp đang phải dùng mọi cách như
tăng lương, thưởng, tăng đào tạo, giao thêm quyền hạn cho nhân
viên
Nhưng hình như chưa thấy ai bàn đến việc dùng các giá trị thuộc
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR - Corporate Social
Responsibility) để làm “vũ khí” trong “cuộc chiến giành nguồn
nhân lực”.
Kết quả của nhiều nghiên cứu thực tế tại Bắc Mỹ đã chứng minh
sự liên hệ mật thiết giữa việc thực thi CSR và khả năng thu giữ
người tài của doanh nghiệp. Lý do được nêu ra là những người
giỏi, có uy tín thường muốn làm việc ở nơi mà họ nghĩ là tốt trong
xã hội và thấy tự hào.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực thi CSR và chiến lược giữ người tài của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực thi CSR và chiến lược giữ người
tài của doanh nghiệp
Kinh tế ngày càng hội nhập, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì
vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng. Để giữ
được nhân viên giỏi, doanh nghiệp đang phải dùng mọi cách như
tăng lương, thưởng, tăng đào tạo, giao thêm quyền hạn cho nhân
viên
Nhưng hình như chưa thấy ai bàn đến việc dùng các giá trị thuộc
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR - Corporate Social
Responsibility) để làm “vũ khí” trong “cuộc chiến giành nguồn
nhân lực”.
Kết quả của nhiều nghiên cứu thực tế tại Bắc Mỹ đã chứng minh
sự liên hệ mật thiết giữa việc thực thi CSR và khả năng thu giữ
người tài của doanh nghiệp. Lý do được nêu ra là những người
giỏi, có uy tín thường muốn làm việc ở nơi mà họ nghĩ là tốt trong
xã hội và thấy tự hào.
CSR cũng có vai trò quảng bá nâng cao hình ảnh doanh nghiệp
trên thị trường lao động. Tiền lương, chức vụ và các chế độ khác
là những điều cụ thể để thúc đẩy người ta làm việc, nhưng CSR
lại là những giá trị vô hình có thể góp phần giữ người ở lại với
doanh nghiệp. Sợi dây tình cảm vô hình đó nhiều khi lại giúp giữ
người chặt hơn và khó bị cạnh tranh, bắt chước hơn.
Nhưng do các vấn đề CSR nói chung thường ít được các doanh
nghiệp chú ý đúng mức, việc áp dụng những giá trị CSR vào
quản trị nguồn nhân lực lại càng ít được quan tâm. Một vài gợi ý
dưới đây có thể giúp doanh nghiệp vừa nâng cao việc thực hiện
CSR, vừa thu giữ nhân viên tốt hơn.
Gắn kết nhân viên và CSR
Một tồn tại rất phổ biến là nhân viên thường biết rất ít về các nỗ
lực thực hiện CSR của chính doanh nghiệp mình. Ví dụ, thường ít
ai biết doanh nghiệp đang làm gì để xử lý chất thải hay giảm ô
nhiễm tại nơi làm việc. Vì không biết nên họ không quan tâm và
cũng không đánh giá đúng những gì doanh nghiệp đang làm.
Như vậy doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội tốt để làm “tiếp thị nội bộ”
với nhân viên, nâng cao giá trị của những CSR đang thực hiện.
Rõ ràng doanh nghiệp cần phải tăng cường sử dụng các kênh
thông tin nội bộ để giúp nhân viên hiểu và tự hào rằng công ty
mình không chỉ biết có mỗi việc tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng chỉ
thông tin tiếp thị không thì chưa đủ. Doanh nghiệp cần làm cho
nhân viên tham gia nhiều hơn vào các chương trình CSR.
Tùy từng doanh nghiệp mà những chương trình đó có thể rất đơn
giản như làm “kế hoạch nhỏ” là không vứt giấy chung với rác để
góp phần bảo vệ môi trường; khách sạn có thể tổ chức cho nhân
viên tham gia làm sạch bãi biển; nhà máy thì tổ chức trồng cây,
dọn dẹp nơi làm việc; công ty đồ gỗ cho nhân viên tham gia các
dự án trồng rừng; công ty thực phẩm đi thăm, phát quà cho các
trường học, viện mồ côi…
Những chương trình đó nếu trở thành một hoạt động thường
xuyên của doanh nghiệp sẽ giúp phát huy tinh thần, ý thức và tự
hào về CSR, thắt chặt thêm những mối dây liên hệ giữa nhân
viên với nhau và với doanh nghiệp.
Tìm hiểu và thực hiện CSR theo nguyện vọng của nhân viên
Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh không chỉ liên quan
đến các vấn đề hướng ra bên ngoài để thỏa mãn yêu cầu của xã
hội, các cơ quan chức năng và khách hàng, mà còn phải xem nội
bộ nhân viên như một trọng tâm. Không thể nói một doanh nghiệp
có “đạo đức tốt” nếu chỉ biết đánh bóng hình ảnh bên ngoài bằng
những đợt công tác xã hội, các chương trình từ thiện nhưng bên
trong lại đầy những bê bối với chính nhân viên của mình.
CSR trước hết cần được thực hiện với nhân viên và nên bắt đầu
bằng những việc cơ bản như tạo các điều kiện làm việc tốt, giảm
bớt độc hại, nóng bức, đóng bảo hiểm xã hội và y tế cho nhân
viên… Tiến thêm một bước, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên
cứu và phân khúc nhu cầu của nhân viên để đáp ứng tốt hơn.
Giống như ta phải làm nghiên cứu và phân khúc thị trường với
khách hàng.
Vì cùng một vấn đề CSR như bảo hiểm y tế nhưng nhân viên có
thể có những nhu cầu khác nhau, nam khác nữ, già khác trẻ, có
gia đình khác với độc thân. Rõ ràng doanh nghiệp sẽ tạo được
sự khác biệt trên thị trường lao động và giữ được nhân viên chặt
hơn nếu biết cách tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ một cách
cụ thể và chi tiết.
Giao quyền chủ động thực hiện CSR cho nhân viên
Cách tốt nhất để gắn CSR với nhân viên và đáp ứng tốt các phân
khúc nhu cầu là nên để cho chính nhân viên tự đề xuất và tổ
chức thực hiện những chương trình về CSR. Ví dụ, nhân viên có
thể đề nghị nên thực hiện các hoạt động xã hội gì, ở đâu, nên tài
trợ cho tổ chức nào, hay tự thương thuyết các hợp đồng bảo
hiểm y tế cho phù hợp.
Dĩ nhiên các quyền chủ động đó phải nằm trong khuôn khổ điều
lệ và ngân quỹ của doanh nghiệp. Nhưng khi có quyền chủ động,
nhân viên sẽ thấy mình thật sự là một phần quan trọng của doanh
nghiệp, sẽ thấy việc của doanh nghiệp cũng là của mình. Qua đó
nhân viên cũng sẽ thấy tự hào, gắn kết hơn với doanh nghiệp và
muốn ở lại lâu hơn để cùng nhau thực hiện những điều cần làm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_thi_csr_va_chien_luoc_giu_nguoi_tai_cua_doanh_nghiep_6664.pdf