Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là quyền của cơ sở GDĐH
được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và
có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài
chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ
sở GDĐH. Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học là việc cơ sở GDĐH có
trách nhiệm báo cáo, minh bạch thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý
có thẩm quyền, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ quy định của pháp
luật và thực hiện đúng quy định, cam kết của cơ sở GDĐH. Quyền tự chủ của cơ sở
giáo dục đại học được thực hiện theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo
dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nghị định, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ và các Thông tư của các Bộ.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học, một số đề xuất, kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều kiện như: Thành lập hội đồng trường; Đã
được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học; Ban hành, thực hiện quy
chế tổ chức hoạt động của trường.
Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ,
ngành có liên quan đã rất khẩn trương và kịp thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
thi hành Luật, các văn bản theo thẩm quyền để các cơ sở giáo dục đại học có căn cứ
triển khai thực hiện, ban hành các quy định nội bộ của Trường, góp phần nhanh chóng
đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống, nhất là các quy định về quyền tự chủ của
cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực hệ thống văn bản chưa được ban
hành đồng bộ, nên các cơ sở giáo dục đại học khi triển khai thực hiện vẫn còn khó
khăn, vướng mắc.
Về việc thành lập Hội đồng trường, các trường đại học rất quan tâm triển khai
thực hiện nên ngay khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học
ban hành và có hiệu lực thi hành (01/07/2019), một số trường đã tiến hành thành lập,
kiện toàn Hội đồng trường. Nhưng đến khi Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành luật ban hành và có hiệu lực (15/02/2020), trong đó có quy định cụ thể quy
trình, thủ tục thành lập, cômg nhận hội đồng trường, đặc biệt Nghị định hướng dẫn chi
tiết việc thành lập hội đồng trường trong từng trường hợp cụ thể: Đối với trường mới
thành lập; Đối với trường đại học đang hoạt động nhưng chưa thực hiện quy định pháp
luật về thành lập hội đồng trường; Đối với trường đại học đang có hội đồng trường. Vì
vậy, một số trường đã thành lập Hội đồng trường trong một thời ngắn lại phải rà soát
tiến hành thành lập theo quy định của Nghị định.
Về việc thực hiện công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học, hiện
nay số lượng các cơ sở giáo dục đại học được các tổ chức kiểm định trong nước và
nước ngoài công nhận đạt chuẩn chất lượng là 153 trường; số chương trình đào tạo
được công nhận là 320. Như vậy, số lượng cơ sở giáo dục đại học đã được công nhận
204
chiếm khoảng hơn 64%, chưa tính đến thời hạn Giấy chứng nhận có giá trị 5 năm, nên
một số cơ sở GDĐH sắp hết hạn phải thực hiện công nhận. Trong thời qua, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã kịp thời ban hành theo thẩm quyền khá đầy đủ hệ thống văn bản
quy định, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và
giáo dục đại học nói riêng. Việc ban hành văn bản đã tạo được hành lang pháp lý làm
cơ sở để các trường triển khai thực hiện công nhận đạt chuẩn chất lượng, các tổ chức
kiểm định chất lượng thực hiện các hoạt động kiểm định theo quy định của pháp luật.
Kết quả công nhận cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo nêu trên là minh
chứng cho hoạt động quản lý của Bộ về lĩnh vực kiểm định chất lượng trong thời gian
qua. Mặc dù vậy, nhưng hệ thống văn bản đã được ban hành và thực hiện trong một
thời gian nên cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để phù hợp với các văn
bản pháp luật mới ban hành và thực tế triển khai.
Hơn nữa, theo quy định của Luật giáo dục đại học và luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật giáo dục đại học thì ”Tổ chức kiểm định chất lượng có tư cách pháp
nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học, có
trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật...”. Hiện nay, cả nước có
05 tổ chức kiểm định chất lượng, trong đó 04 tổ chức thuộc các cơ sở giáo duc đại học,
nếu theo quy định của Luật là chưa phù hợp. Trong khi đó, nhu cầu các cơ sở giáo dục
đại học thực hiện công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào
tạo để thực hiện quyền tự chủ là rất lớn. Về đội ngũ kiểm định viên theo số liệu thống
kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay có 346 kiểm định viên, trong khi có khoảng
hơn 1500 người học đã có chứng chỉ kiểm định viên, nhưng chưa được tham gia xét
chọn để cấp thẻ.
Về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của trường đối với một số trường
đại học trong quá trình soạn thảo chưa bám sát các quy định của Luật, chưa thấy được
vị trí, tầm quan trọng của Quy chế đối với tổ chức, hoạt động của Trường, nhất là khi
Luật không quy định có một điều lệ quy định chung cho các trường đại học. Các
trường đại học phải căn cứ quy định của Luật, Nghị định và thực tế hoạt động của
Trường để ban hành quy chế tổ chức hoạt động làm cơ sở để điều chỉnh mọi hoạt động
của trường. Từ đó dẫn đến có trường ban hành Quy chế quá cụ thể, một số nội dung
vượt qua thẩm quyền của trường, đó là viết lại các nội dung đã quy định tại Luật và
Nghị định; có trường thì lại quy định chung chung nên khi thực hiện không có cơ sở;
có trường thì ban hành nhiều văn bản quy định nhiều nội dung khác nhau như: cơ cấu
tổ chức của các đơn vị thuộc trường; chức năng, nhiệm vụ các đơn vị, phòng, ban,
khoa... mà các nội dung này theo quy định phải quy định tại quy chế.
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC THỰC HIỆN TỰ CHỦ
TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ các quy định của Luật giáo dục đại học 2012 về các điều kiện thực hiện
quyền tự của cơ sở giáo dục đại học, Tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội
dung được giao tại Luật giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Nghị
định hướng dẫn thi hành; Ban hành theo thẩm quyền các văn bản có liên quan quy
định về tổ chức, hoạt động giáo dục đại học. Trong đó, ưu tiên tập trung các văn bản
quy định, hướng dẫn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; giám sát đánh giá tổ
chức kiểm định chất lượng giáo dục.
205
2. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở giáo dục đại học thành lập hội đồng trường
theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày
30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiét và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Nghị định 99). Việc
thành lập hội đồng trường phải phù hợp với từng lại hình trường (công lập, tư thục, tư
thục không vì lợi nhuận), tình hình thực tế của cơ sở giáo dục đại học (đối với trường
đại học mới thành lập; đối với trường đại học đang hoạt động nhưng chưa thực hiện
quy định của pháp luật về thành lập hội đồng trường; đối với trường đại học đang có
hội đồng trường.
3. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở giáo dục đại học ban hành và tổ chức thực
hiện quy chế tổ chức và hoạt động của trường; quy chế tài chính; quy chế, quy trình,
quy định quản lý nội bộ khác. Đối với việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của
Trường, hiệu trường nhà trường tổ chức xây dựng, lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá
nhân có liên quan trong Trường trình hội đồng trường hoặc hội đồng đại học ban hành.
Căn cứ quy định tại Luật giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018); Nghị định 99
của Chính phủ nội dung Quy chế quy định cụ thể: cơ cấu tổ chức cụ thể của trường
hoặc của đại học; mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường
đại học hoặc đại học; các nội dung về hội đồng trường quy định tại khoản 6 Điều 16
của Luật giáo dục đại học (đối với trường đại học), khoản 5 Điều 18 (đối với hội đồng
đại học); quy định về hội nghị nhà đầu tư và các phương thức hoạt động của nhà đầu
tư...; tỷ lệ đại diện nhà đầu tư trong tổng số thành viên hội đồng trường (đối với trường
đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận); tiêu chuẩn cụ
thể của hiệu trưởng và các chức danh quản lý khác của trường...
4. Đối với kiểm định chất lượng giáo dục đại học, hiện nay hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn chủ yếu được ban hành sau khi có Luật
giáo duc đại học năm 2012 và trước khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
giáo dục đại học năm 2018 và Nghị định 99. Vì vậy, một số nội dung của văn bản
đang còn hiệu lực thi hành nhưng không còn phù hợp với nội dung của Luật và Nghị
định, một số nội dung gặp khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành. Do đó, cần
rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản để phù hợp với các quy
định của Luật và nghị định hướng dẫn thi hành, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực thi. Trong đó, cần có quy định cụ thể hướng dẫn các quy định của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 và nghị định 99
về: cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức kiểm định; bồi dưỡng, sử dụng, quản lý kiểm
định viên; giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học thực hiện theo quy định của
Luật giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018); Nghị định 99 hướng
dẫn thi hành Luật; Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 quy định về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135) và
các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật giáo dục đại học năm 2018 quy định: ”Tổ chức kiểm định chất lượng giáo
dục có tư cách pháp nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở
giáo dục đại học...”(khoản 2 Điều 52). Hiện nay nước ta có 05 tổ chức kiểm định chất
lượng giáo dục đại học, nhưng chỉ có một tổ chức đáp ứng được quy định này của
Luật. Trong khi đó, một trong các điều kiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy
định của Luật ”Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định...”, nên
206
nhu cầu các cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục
và chương trình đào tạo là rất lớn.
Theo quy định của Luật giáo dục 2019: ”Tổ chức kiểm định chất lượng giáo
dục bao gồm: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do nhà nước thành lập; tổ chức
kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập;
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài”. Tuy nhiên, chưa có văn bản
hướng dẫn việc tổ chức lại các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đảm bảo tuân
thủ các quy định của Luật. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện, thủ
tục thành lập, điều kiện, thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; giải thể tổ chức kiểm định chất
lượng giáo dục tại Nghị định 46 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135) làm căn cứ để
các tổ chức, cá nhân đáp ứng các quy định có thể thành lập tổ chức kiểm định chất
lượng giáo dục. Để kiểm soát và đảm bảo được số lượng các trung tâm kiểm định chất
lượng giáo dục phù hợp với công tác kiểm định, một vấn đề đặt ra là cũng cần có quy
định về hệ thống các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, làm cơ sở để thành lập
các tổ chức kiểm định.
Mặt khác, khẩn trương quy định và hướng dẫn việc tổ chức, chuyển đổi các tổ
chức kiểm định chất lượng giáo dục (04 tổ chức) đang hoạt động nhưng không đáp
ứng quy định của Luật giáo dục đại học (các tổ chức này trực thuộc cơ sở giáo dục đại
học). Theo quy định, việc quy định nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ, để
nhanh chóng ổn định tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, theo quy định
của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020) về các
trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, tủ tục rút
gọn: ”trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới
được ban hành...”(khoản 3 Điều 146). Vì vậy, có thể sửa đổi, bổ sung Nghị định 46
theo thủ tục rút gọn để phù hợp với các quy định của Luật giáo dục đại học./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục năm 2005 (Luật số 38/2005/QH11), Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ
7 thông qua ngày 14/6/2005.
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009 (Luật số
44/2009/QH12), Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ thứ 6 thông qua ngày 25/11/2009.
3. Luật Giáo dục năm 2019 (Luật số 34/2018/QH14), Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019.
4. Luật giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13), Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ ba thông qua ngày 18/6/2012.
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số
34/2018/QH14), Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ thứ 6 thông qua ngày
19/11/2018
6. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP).
7. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
đại học
207
8. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản
và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
9. Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ
chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017.
10. Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/
2014 của Thủ tướng Chính phủ.
11. Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ GD&ĐT
và Bộ Nội vụ hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và
đào tạo.
12. Giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học
(tháng 8-2019), Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
13. Báo cáo Hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở
giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của
Chính phủ giai đoạn 2014-2017 (tháng 10/2017),
14. Kỷ yếu hội thảo “Tác động của kiểm định chất lượng giáo dục” (tháng 10/2020),
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục -Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt
Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_hien_quyen_tu_chu_cua_co_so_giao_duc_dai_hoc_theo_quy_d.pdf