Nội dung bài viết giải quyết các vấn đề: Thứ nhất, chỉ ra những điểm
khác biệt trong quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Hiệp định EVFTA và Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam hiện hành; Thứ hai, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung liên
quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ sắp tới; Thứ ba, chỉ ra những cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển
nguồn tài sản trí tuệ tại địa phƣơng và những thách thức cần lƣu ý khi áp dụng các quy
định mới về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
26 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thực hiện cam kết quốc tế về bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hiệp định EVFTA – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật SHTT 2005, Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản
phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Để đƣợc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm phải thỏa mãn hai điều kiện quy định tại
Điều 79 Luật SHTT 2005: có danh tiếng và chất lƣợng; đồng thời, danh tiếng và chất
lƣợng phải do điều kiện địa lý tạo nên, bao gồm điều kiện tự nhiên và/ hoặc yếu tố tay
nghề truyền thống.
Việc bảo hộ tri thức truyền thống gián tiếp thông qua cơ chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý
mang lại lợi ích lớn hơn so với việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc chứng nhận. Bởi vì,
chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu nhà nƣớc và đƣợc bảo hộ vô thời hạn. Khi sản phẩm đƣợc
bảo hộ chỉ dẫn địa lý, việc sử dụng cùng tên gọi có thể bị xem là xâm phạm quyền nếu
sản phẩm không đƣợc sản xuất theo đúng Quy chế quản lý sử dụng. Ví dụ, với việc
bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Nƣớc mắm Phú Quốc”, chỉ có nƣớc mắm xuất xứ từ Phú Quốc
và có quy trình sản xuất phù hợp với Quy chế quản lý sử dụng mới có thể dùng tên gọi
này.
Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý là một cơ chế đƣợc thừa nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Vì
vậy, một sản phẩm đƣợc bảo hộ tại Việt Nam sẽ có khả năng đƣợc bảo hộ ở mức độ
tƣơng tự ở nơi khác thông qua cơ chế đăng ký hoặc thừa nhận lẫn nhau, nhƣ trƣờng
hợp bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định tự do thƣơng mại Châu Âu- Việt Nam
(EVFTA).
Mặc dù về mặt pháp lý có đủ cơ sở để bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thực phẩm chế
biến theo quy trình truyền thống, tuy nhiên, đến nay, số lƣợng chỉ dẫn địa lý là thực
phẩm chế biến đƣợc bảo hộ không nhiều, có thể kể đến nhƣ Nƣớc mắm Phú Quốc,
Nƣớc mắm Phan Thiết, Chả mực Hạ Long, mắm tôm Hậu Lộc, v;vViệc bảo hộ
nhóm sản phẩm này gặp khó khăn chính ở khâu kiểm định chất lƣợng, yếu tố di động
của cộng đồng, cũng nhƣ mối liên hệ giữa chất lƣợng sản phẩm với điều kiện tự nhiên.
Nếu nhƣ với nhãn hiệu có tính chất tập thể, ngƣời sử dụng chỉ bị ràng buộc bởi quy
chế quản lý sử dụng, thì đối với chỉ dẫn địa lý, sản phẩm phải đƣợc thực hiện trong
123
khu vực địa lý nhất định. Chỉ trong một số trƣờng hợp cụ thể, một số công đoạn không
ảnh hƣởng đến chất lƣợng mới có thể đƣợc thực hiện ở ngoài khu vực địa lý. Vì thế,
Chỉ dẫn địa lý chỉ phù hợp để bảo hộ những sản phẩm gắn liền với tri thức truyền
thống và việc chế biến bắt buộc phải thực hiện tại địa phƣơng, thông thƣờng là do mối
quan hệ tƣơng hỗ giữa chất lƣợng và tác động của điều kiện tự nhiên.
Ví dụ, theo Quy chế quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý Chả mực Hạ Long, bên cạnh
tay nghề truyền thống, sản phẩm có chất lƣợng do đặc tính tự nhiên của vùng biển vịnh
Bắc Bộ làm cho con mực nang ở vùng này có độ mặn và hàm lƣợng các chất dinh
dƣỡng khác biệt so với mực nang đánh bắt ở những vùng biển khác.5 Trong khi đó,
không phải món ăn, thực phẩm truyền thống nào cũng có thể chứng minh đƣợc mối
quan hệ tƣơng hỗ giữa danh tiếng chất lƣợng và điều kiện địa lý.
Bên cạnh việc bảo hộ tri thức truyền thống trong lĩnh vực thực phẩm gián tiếp
thông qua sản phẩm bằng pháp luật sở hữu trí tuệ, các giá trị văn hóa này còn có thể
đƣợc bảo hộ trực tiếp thông qua việc đăng ký di sản văn hóa phi vật thể của Unesco.
2.2. Đăng ký tri thức truyền thống trong lĩnh vực thực phẩm vào danh sách Di sản
văn hóa phi vật thể của Unesco
Đến hết 2020, danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của Unesco ghi nhận trên 20 di
sản văn hóa có liên quan đến tri thức truyền thống trong lĩnh vực thực phẩm. Con số
này tuy không nhiều nhƣng lại là kết quả của cả một quá trình nỗ lực để có thể thừa
nhận loại tri thức này, mà đi đầu là việc Pháp đăng ký thành công di sản văn hóa “Bữa
ăn ẩm thực Pháp” năm 2010.
2.2.1.Ý nghĩa của việc đăng ký di sản văn hóa phi vật thể của Unesco
Sau thành công của Pháp vào năm 2010, phải đến 2013 danh sách di sản văn hóa
phi vật thể của Unesco mới có cái tên tiếp theo liên quan đến chế biến và sử dụng thực
phẩm. Điểm chung của những di sản đã đăng ký đến thời điểm đó chủ yếu tập trung
vào yếu tố văn hóa của việc sử dụng một hay một số loại thực phẩm vào một dịp đặc
thù, hay sự phối hợp của các loại thực phẩm, món ăn. Ví dụ, “Bữa ăn ẩm thực Pháp”
đƣợc định nghĩa là một bữa ăn với những món ăn truyền thống, đƣợc chế biến từ
5
Bản mô tả và Quy chế quản lý sử dụng Chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý Chả mực Hạ Long của UBND thành phố
Hạ Long tháng 10 năm 2013.
124
những thực phẩm chất lƣợng của địa phƣơng, và có phối hợp thực phẩm với rƣợu
vang, trong những dịp tụ họp gia đình hoặc những dịp trang trọng.6
Năm 2013, Hàn Quốc đăng ký thành công di sản văn hóa Kimjang- văn hóa chế
biến và chia sẻ Kim Chi.7 Nhƣng, bộ hồ sơ đăng ký không mô tả cụ thể công thức,
thành phần, phƣơng pháp chế biến mà chỉ định nghĩa Kim Chi là “thực phẩm lên men
có vị cay chế biến chủ yếu từ các loại rau củ và một số loại hải sản”, đồng thời giới
thiệu văn hóa chế biến, chia sẻ kim chi trong các gia đình Hàn Quốc. Việc này đƣợc lý
giải rằng Kim Chi có nhiều công thức, phụ thuộc vào vùng miền và truyền thống của
nơi thực hiện.
Những năm về sau, số lƣợng di sản liên quan đến tri thức truyền thống về thực
phẩm đƣợc đăng ký ở Unesco ngày càng tăng, trong đó có những hồ sơ trực tiếp bảo
hộ một món ăn, thức uống cụ thể, cũng liệt kê cả thành phần và cách thức chế biến.8
Về mặt pháp lý, việc ghi danh tri thức truyền thống vào danh sách Di sản văn hóa
phi vật thể của Unesco chỉ mang ý nghĩa hình thức mà không thể hiện đƣợc giá trị rõ
ràng. Bởi vì, danh sách này, cũng nhƣ bản chất những Điều ƣớc của Unesco đều không
có tính chất ràng buộc. Tuy nhiên, việc đăng ký thành công Kimjang vào danh sách
của Unesco tạo cho Hàn Quốc lợi thế rất lớn trong việc bảo vệ món ăn truyền thống
này trƣớc sự “tấn công” của Pao Cai đến từ Trung Quốc.
2.2.2. Kimjang và “cuộc chiến văn hóa” Kim Chi
Từ 2006, Hàn Quốc đã phải chống lại với làn sóng Kim Chi đến từ Trung Quốc.
Đặc biệt, Trung Quốc đã sử dụng tên gọi “Pao Cai” cho sản phẩm Kim Chi tại thị
trƣờng của họ hoặc những sản phẩm Kim Chi xuất khẩu. Trong khi, “Pao Cai” ở
Trung Quốc lại không phải là Kim Chi, mà là một món rau củ ngâm muối đến từ vùng
Tứ Xuyên.
Năm 2020, Trung Quốc nhận chứng nhận ISO cho Pao Cai Tứ Xuyên. Mặc dù
chứng nhận ISO quy định rõ không áp dụng đối với Kim Chi, nhƣng báo chí chính
6
Le repas gastronomique dé Français- Bữa ăn ẩm thực Pháp, hồ sơ số 00437, 5.COM 6.14,
https://ich.unesco.org/fr/RL/le-repas-gastronomique-des-franais-00437, truy cập ngày 29/8/2021.
7
Le Kimjang, Préparation et partage du kimchi en République de Corée, Kimjang, chuẩn bị và chia sẻ KimChi
ở Hàn Quốc, hồ sơ số 00881, 8.COM.8.23, https://ich.unesco.org/fr/RL/le-kimjang-prparation-et-partage-du-
kimchi-en-rpublique-de-core-00881 , truy cập ngày 29/8/2021.
8
Ví dụ : Cách chế biến bánh Lavash của ngƣời Arménié (2014); Di sản văn hóa về phƣơng thức chế biến thức
uống truyền thống aïrag của ngƣời Mông Cổ (2019).
125
thống của Trung Quốc lại đƣa tin: “Chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO cho lĩnh vực
sản xuất Pao Cai (Kim Chi) do Trung Quốc dẫn đầu”9.
Việc đánh đồng thuật ngữ Kim Chi Hàn Quốc với Pao Cai Tứ Xuyên của tờ Thời
Báo Hoàn Cầu, cũng nhƣ việc dán nhãn Pao Cai trên bao bì Kim Chi dấy lên tranh cãi
rất lớn về việc “đánh cắp văn hóa”, khi mà Pao Cai (rau củ ngâm muối) và Kim Chi
(rau củ lên men) là hai món ăn hoàn toàn khác nhau.
Mặc dù tranh cãi này đã diễn ra từ lâu, nhƣng với việc Hàn Quốc đăng ký thành
công Kimjang vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Unesco đã góp phần quan
trọng trong việc khẳng định giá trị truyền thống và sở hữu của Hàn Quốc đối với món
ăn này. Từ đó, Hàn Quốc cũng triển khai nhiều biện pháp cứng rắn hơn trong việc bảo
hộ “Kim chi Hàn Quốc”. Cụ thể, tháng 7 năm 2021, Bộ văn hóa thể thao du lịch Hàn
Quốc ban hành hƣớng dẫn về các “thuật ngữ nƣớc ngoài đƣợc sử dụng”, trong đó có
thuật ngữ “Xingqi” là tên phiên dịch ra tiếng Trung của Kim Chi.
Động thái này cũng mang lại một số hiệu quả nhất định. Công cụ dịch Naver đã
thay đổi bản dịch Kim Chi tiếng Trung từ Pao Cai thành Xingqi. Trên trang web bán
thực phẩm Hàn Quốc tại Trung Bibigo‟s cũng sử dụng thuật ngữ Xingqi.10
Cuộc chiến Kim Chi giữa Hàn và Trung vẫn chƣa kết thúc. Tuy nhiên, việc đăng
ký thành công di sản văn hóa phi vật thể cho Kimjang đã giúp Hàn Quốc khẳng định
tên gọi Kim Chi gắn liền với truyền thống ẩm thực Hàn Quốc, và là tài sản của Quốc
gia này. Từ đó cho thấy, việc bảo hộ tri thức truyền thống bằng cơ chế của Unesco
giúp khẳng định một món ăn gắn liền với nền văn hóa, quốc gia nào. Cho đến nay,
mặc dù là thành viên của Unesco và Điều ƣớc 2003 về bảo hộ di sản văn hóa phi vật
thể, Việt Nam chƣa đăng ký tri thức truyền thống trong lĩnh vực thực phẩm nào vào
danh sách này.
Các công cụ đã đề cập là những giải pháp dựa vào cơ sở pháp lý của Việt Nam có
thể thực hiện đƣợc. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ và điều kiện đăng ký lại hầu hết chƣa
9
M. H. WONG (2021), Kimchi's new Chinese name has become the epicenter of a cultural war ... again,
https://edition.cnn.com/travel/article/xinqi-kimchi-new-chinese-name-cmd/index.html , truy cập ngày 25/8/2021;
Minh Khôi (2020), Kim chi hay Pao Cai: Của Trung Quốc hay của Hàn Quốc? , https://tuoitre.vn/kim-chi-hay-
pao-cai-cua-trung-quoc-hay-cua-han-quoc-20201201111840678.htm, truy cập ngày 25/08/2021.
10
Trên thực tế, Xingqi lại không phải là thuật ngữ đƣợc thừa nhận chính thức bởi cơ quan có thẩm quyền tại
Trung Quốc. Để đƣợc nhập khẩu vào thị trƣờng Trung Quốc, theo quy định cần phải sử dụng tên gọi quen thuộc
với ngƣời tiêu dùng Trung Quốc. Vì thế, những công ty này, không đƣợc sử dụng tên gọi Xingqi cho sản phẩm
Kim Chi, mà bắt buộc phải giữ tên gọi “Pao Cai”. Về vụ việc này, xem M. H. WONG, www.edition.cnn.com,
tlđd.
126
thực sự phù hợp để bảo hộ nhóm tri thức văn hóa trong lĩnh vực thực phẩm. Do đó,
việc tìm kiếm một giải pháp khác là vô cùng cần thiết.
Giải pháp mà ngƣời viết đề xuất trong bài viết này là ban hành một loại dấu hiệu
tƣơng tự nhƣ TSG (Traditional Speciality Guaranteed) của Châu Âu. Đây là dấu hiệu
có bản chất gần nhƣ chỉ dẫn địa lý, nhƣng dành riêng cho các phƣơng thức sản xuất,
chế biến thực phẩm truyền thống và không ràng buộc khu vực địa lý.
2.3. Kinh nghiệm từ việc bảo hộ phương thức sản xuất, chế biến truyền thống trong
lĩnh vực thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu- TSG
Chính thức ghi nhận tên Traditional speciality guaranteed (TSG) từ năm 1992, sửa
đổi bổ sung quy chế bảo hộ năm 2006 và 2012, TSG nằm trong nhóm các dấu hiệu bảo
hộ nguồn gốc xuất xứ và chất lƣợng nông sản- thực phẩm của Liên minh Châu Âu, bên
cạnh các dấu hiệu quen thuộc khác nhƣ PDO (Protected Designation of Origin) và PGI
(Protected Geographical Indication).
2.3.1. Traditional speciality guaranteed và các mức độ bảo hộ
Traditional speciality guaranteed bảo hộ phƣơng thức sản xuất, chế biến truyền
thống đối với thực phẩm chế biến, bia, chocolat và các sản phẩm tƣơng tƣ, các sản
phẩm bánh, mì, bánh ngọt, mứt hoa quả, bánh quy, các loại nƣớc uống từ thực vật, các
loại thực phẩm từ bột mì, và muối, có độ nổi tiếng nhất định và đƣợc khai thác, lƣu
truyền gắn liền với sản phẩm trong khoảng thời gian tối thiểu 30 năm trở lên11.
Trƣớc 2012, TSG có hai mức độ bảo hộ:
Cấp độ 1: cho phép sử dụng cụm từ “Phương thức sản xuất truyền thống được
chứng nhận” và logo TSG trên sản phẩm cũng nhƣ những thông tin có liên quan. Mức
độ bảo hộ này tƣơng tự với nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể, không giúp
ngăn chặn việc sử dụng tên gọi đã đăng ký đối với những sản phẩm không phù hợp với
Quy chế quản lý sử dụng. Ví dụ, nếu bảo hộ Bún bò Huế ở cấp độ này, sản phẩm tuân
thủ Quy chế quản lý sử dụng sẽ đƣợc khai thác cụm từ “Phương thức sản xuất truyền
thống được chứng nhận” và logo TSG. Tuy nhiên, việc bảo hộ này không thể ngăn
cản hành vi sử dụng tên gọi bún bò Huế cho những sản phẩm đƣợc chế biến và đƣa
vào thƣơng mại không phù hợp Quy chế.
11
K3Đ3 và Phần III Quy tắc (UE) N°1151/2012 của Liên minh Châu Âu ngày 21 tháng 11 năm 2012, về hệ
thống chất lƣợng đói với nông sản và thực phẩm, sau đây gọi là Quy tắc số 1151/2012.
127
Cấp độ bảo vệ thứ hai, là mức độ bảo vệ cao nhất. Kể từ Quy tắc số 1151/2012, đây
là mức độ bảo hộ duy nhất của TSG. Theo đó, chỉ những chủ thể đáp ứng điều kiện
quy định trong quy chế quản lý sử dụng TSG mới đƣợc sử dụng tên gọi đăng ký cho
hàng hóa sản phẩm cùng loại hoặc tƣơng tự.
Nhƣ vậy, giả sử Bún bò Huế đƣợc bảo hộ theo mức độ này, chỉ những chủ thể đáp
ứng điều kiện sử dụng và đƣợc cấp phép, mới đƣợc sử dụng tên gọi Bún bò Huế cho
sản phẩm của mình đƣa ra thị trƣờng.
2.3.2. Ưu điểm của TSG trong việc bảo hộ tri thức truyền thống trong lĩnh vực thực
phẩm
So với những phƣơng thức bảo hộ khác, TSG thể hiện những điểm thích hợp để
bảo hộ tri thức truyền thống trong lĩnh vực thực phẩm nhƣ sau:
Thứ nhất, phạm vi bảo hộ rộng. TSG không chỉ bảo hộ cho các sản phẩm chế biến
sẵn mà còn có thể sử dụng cho các sản phẩm chế biến tại chỗ. Ví dụ, năm 2020, Pháp
đăng ký thành công chỉ dẫn Berthoud cho món ăn xuất xứ từ vùng Haute-Savoie
Pháp
12
.
Thứ hai, việc bảo hộ TSG bắt buộc phải kèm theo Quy chế quản lý sử dụng, trong
đó phải có công thức chế biến, bao gồm thành phần, phƣơng thức thực hiện và cách
thức trình bày (nếu có) phù hợp với yếu tố truyền thống. Đây là điểm cần quan tâm để
xây dựng các Quy chế quản lý sử dụng mà không gây khó khăn cho việc quản lý và
thực hiện. Ví dụ, trong Quy chế quản lý sử dụng TSG Berthoud quy định hai nhóm
thành phần: bắt buộc phải có và không bắt buộc phải có; đồng thời ghi chú không thể
cho thêm bất kỳ thành phần nào khác ngoài danh sách đã liệt kê.
Thứ ba, bên cạnh PDO và PGI, TSG là dấu hiệu có quy định về thời gian để thỏa
mãn tiêu chí “truyền thống”. Theo đó, sản phẩm phải tồn tại và lƣu truyền trong cộng
đồng ít nhất 30 năm. Nhƣ vậy, để đƣợc bảo hộ là TSG, sản phẩm và phƣơng thức chế
biến không nhất thiết phải có nguồn gốc từ vùng địa phƣơng đó, mà chỉ cần quá trình
tồn tại và trở nên nổi tiếng từ 30 năm. Tiêu chí này làm cho TSG rất thích hợp để bảo
hộ các tri thức truyền thống trong lĩnh vực ẩm thực, vốn rất khó để truy xuất nguồn
gốc.
12
Berthoud là món ăn truyền thống đƣợc sáng tạo và lƣu truyền từ đầu thế kỷ 20. Món ăn này xuất xứ từ dòng
họ Chablias phía Bắc Haute-Savoie, đƣợc chế biến từ những thành phần nhƣ phô mai Abondance (PDO), rƣợu
vang vùng Savoie, vùng Madère hoặc Porto, tỏi và tiêu. Món ăn đƣợc phục vụ nóng trong đĩa sứ.
128
Thứ tƣ, TSG có thể quy định nhiều công thức cho một tên gọi, cũng nhƣ bảo hộ
một chỉ dẫn chung cho nhiều cộng đồng, miễn là mỗi cộng đồng đều thỏa mãn tiêu chí
bảo hộ.
Thứ năm, TSG không giới hạn khu vực địa lý, chỉ cần việc sản xuất, chế biến tuân
thủ quy chế đã đề ra. Đây là yếu tố giúp cho việc bảo hộ phƣơng thức chế biến theo
TSG không bị ảnh hƣởng bởi việc di cƣ và việc phổ biến tuyên truyền văn hóa ẩm
thực ra các cộng đồng khác, khắc phục đƣợc điểm yếu làm cho chỉ dẫn địa lý không
thích hợp để bảo hộ loại tri thức này.
Cuối cùng, TSG không giới hạn bảo hộ đối với những phƣơng thức truyền thống
tại Châu Âu. Điều này mở ra khả năng đăng ký dấu hiệu này cho những chỉ dẫn thực
phẩm, món ăn có xuất xứ hoặc đƣợc thực hiện ngoài Châu Âu.
3. Kết luận
Việc bảo hộ tri thức truyền thống trong lĩnh vực thực phẩm mang lại nhiều giá trị
to lớn, không những trong việc quảng bá giới thiệu các đặc sản địa phƣơng, mà còn có
thể ảnh hƣởng đến việc lƣu thông hàng hóa trên phạm vi thế giới. Không phải ngẫu
nhiên mà năm 2005 Pháp lại công nhận món gan ngỗng và phƣơng thức bón thúc vịt,
ngỗng là di sản văn hóa ẩm thực của Pháp. Tuy nhiên, đối tƣợng này lại chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức trong các nghiên cứu về bảo hộ tri thức truyền thống.
Bài viết cho thấy, dựa vào cơ sở pháp lý hiện hành của Việt Nam có thể đảm bảo
cho việc bảo hộ này, tuy nhiên mức độ bảo hộ lại không cao. Do đó, tác giả cung cấp
những đề xuất và dẫn chứng thích hợp để xem xét hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực
thi trong việc bảo hộ nhóm tri thức truyền thống trong lĩnh vực thực phẩm, đặc biệt là
việc ghi nhận một cơ chế bảo hộ mới dành riêng cho các phƣơng thức sản xuất chế
biến truyền thống, gắn liền với các đặc sản địa phƣơng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Minh Khôi, (2020), Kim chi hay Pao Cai: Của Trung Quốc hay của Hàn
Quốc?, https://tuoitre.vn/kim-chi-hay-pao-cai-cua-trung-quoc-hay-cua-han-quoc-
20201201111840678.htm, truy cập ngày 25/08/2021.
2. M. CORNU, F. ORSI et J. ROCHFELD, (2021), Dictionnaire des biens
communs, 2
nd
, Quadrige, Paris,1392p.
129
3. Le Berthoud reconnu en Spécialité traditionnelle garantie (STG) (2020),
https://www.inao.gouv.fr/Nos-actualites/Le-Berthoud-reconnu-en-Specialite-
traditionnelle-garantie-STG, truy cập ngày 30/8/2021.
4. Danh sách di sản văn hóa phi vật thể Unesco,
https://ich.unesco.org/fr/listes#2010, truy cập ngày 30/8/2021.
5. Savoir traditionnels : Besoins et attentes en matière de propriété intellectuelle,
Rapport de l‟IMPI sur les missions d‟enquête conssacrées à la propriété intellectuelle
et aux savoirs traditionnels (1998-1999) (2001), Genève,
375tr.,https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/fr/tk/768/wipo_pub_768.pdf, truy cập
ngày 29/8/2021.
6. Comité intergouvernemental de la propriété intellectuelle relative aux
ressources génétiques, aux savoirs traditionnels et au folklore, 8è session, Genève
(2005),WIPO/GRTK/IC/8/4 ,
https://www.wipo.int/edocs/mdocs/tk/fr/wipo_grtkf_ic_8/wipo_grtkf_ic_8_4_corr.do
c, truy cập ngày 29/8/2021.
7. M. H. WONG (2021), Kimchi's new Chinese name has become the epicenter of
a cultural war ... again, https://edition.cnn.com/travel/article/xinqi-kimchi-new-
chinese-name-cmd/index.html, truy cập ngày 25/8/2021.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_hien_cam_ket_quoc_te_ve_bao_ho_chi_dan_dia_ly_theo_hiep.pdf