Thực hành Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới

A. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:

-Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các hình thái quần cư và đô thị hoá.

-Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và nhận xét lược đồ.

B.Thiết bị dạy học:

-Bản đồ Dân cư và Đô thị lớn trên thế giới.

pdf3 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực hành Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các hình thái quần cư và đô thị hoá. - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và nhận xét lược đồ. B. Thiết bị dạy học: - Bản đồ Dân cư và Đô thị lớn trên thế giới. C. Hoạt động dạy học: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài học. Tiến hành: Bước 1: Nhóm. - GV chia HS thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS). - GV giao nhiệm vụ: Dựa vào bản đồ phân bố dân cư thế giới, hãy: a) Xác định các khu vực thưa dân và các khu vực đông dân. Cho ví dụ cụ thể. b) Giải thích vì sao lại có sự phân bố dân cư không đều như vậy. - GV gợi ý: + Các khu vực thưa dân là các khu vực có mật độ dân số dưới 10 người/km2, còn các khu vực đông dân có mật độ dân số từ 101 đến 200 người/km2. + Để giải thích sự phân bố dân cư không đều trên thế giới cần dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư (nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội). + Dựa vào phụ lục ở cuối bài dân số và sự gia tăng dân số để lấy ví dụ. - HS thảo luận theo nhóm (khoảng 15 phút). Bước 2: - HS báo cáo kết quả thảo luận (đại diện một vài nhóm) và góp ý, bổ sung cho nhau. - GV tóm tắt, chuẩn xác và hoàn chỉnh nội dung bài: a) Dân cư trên thế giới phân bố không đều, đại bộ phận cư trú ở Bắc Bán Cầu. - Các khu vực đông dân: Đông á, Nam á, Đông Nam á, Châu Âu… - Các khu vực thưa dân: Châu Đại Dương, Bắc và Trung á, Bắc Mĩ (Ca na đa), Nam Mĩ (Mamadôn), Bắc Phi. b) Giải thích: Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Nhân tố tự nhiên: Những nơi có khí hậu phù hợp với sức khoẻ con người, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất -> dân cư đông đúc (các vùng khí hậu ôn hoà, ấm áp; châu thổ các con sông; các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng, đất đai mầu mỡ…). Những nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng lạnh hoặc mưa nhiều quá), các vùng núi cao -> dân cư thưa thớt. - Nhân tố kinh tế - xã hội: + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất -> thay đổi phân bố dân cư. + Tính chất của nền kinh tế. Ví dụ: Hoạt động công nghiệp -> dân cư đông đúc hơn nông nghiệp. + Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. Bước 4: Đánh giá. GV tổ chức cho HS các nhóm đánh giá kết quả của nhau. Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ----------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf35_8805.pdf