Bài 01. Môi trường Visual Basic
Mục đích:
- Làm quen với môi trường phát triển tích hợp (IDE – Intergrated Development
Environment) Visual Basic
- Tạo project
- Quản lý project: Menu, Toolbox, Properties,
- Bài tập tạo project đầu tiên Bai01_HelloVB
28 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thực hành lập trình windows visual basi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 1
THỰC HÀNH LẬP TRÌNH WINDOWS
VISUAL BASIC
Sinh viên tạo thư mục trên đĩa cứng đề lưu trữ bài tập trong suốt quá trình thực hành.
Đặt tên thư mục chứa tất cả các bài tập theo mẫu STT_Hovaten
Ví dụ: 001_PhamNgocHung
Các thư mục con chứa các bài thực hành theo mẫu Baixx_Tengoinho
Ví dụ: Bai01_LamquenVB
Bài 01. Môi trường Visual Basic
Mục đích:
- Làm quen với môi trường phát triển tích hợp (IDE – Intergrated Development
Environment) Visual Basic
- Tạo project
- Quản lý project: Menu, Toolbox, Properties,
- Bài tập tạo project đầu tiên Bai01_HelloVB
Nội dung:
1.1. Bắt đầu một dự án mới với VB 6.0
Bước 1. Mở Start/Programs/Microsoft Visual Basic 6.0 hoặc từ Shortcut của chương
trình.
Màn hình đầu tiên:
Cửa sổ khi kích hoạt VB6.0 Chọn kiểu dự án
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 2
Bước 2. Tạo một dự án mới thực thi được bằng cách chọn Standard EXE rồi nhấp
Open.
Xuất hiện cửa sổ làm việc chính của VB6.0, gọi tắt là IDE (Integrated Development
Environment).
1.2. Tìm hiểu các thành phần của IDE
IDE là môi trường phát triển tích hợp, nơi tạo ra các ứng dụng VB, chứa các
menu, thanh công cụ, cửa sổ làm việc, Mỗi thành phần có tính năng ảnh hưởng đến
các hoạt động lập trình khác nhau.
Cửa sổ IDE của VB6.0
Thanh menu cho phép tác động cũng như quản lý trực tiếp trên toàn bộ ứng
dụng.
Thanh công cụ cho phép truy cập các chức năng của thanh menu thông qua các
nút trên thanh công cụ.
Các biểu mẫu (Form) - khối xây dựng chương trình chính của VB - xuất hiện
trong cửa sổ Form.
Hộp công cụ để thêm các điều khiển vào các biểu mẫu của đề án.
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 3
Cửa sổ Project Explorer hiển thị các đề án khác nhau mà người dùng đang làm
cũng như các phần của đề án.
Người dùng duyệt và cài đặt các thuộc tính của điều khiển, biểu mẫu và module
trong cửa sổ Properties.
Sau cùng, người dùng sẽ xem xét và bố trí một hoặc nhiều biểu mẫu trên màn
hình thông qua cửa sổ Form Layout.
1.3. Sử dụng thanh công cụ IDE của VB
Thanh công cụ là tập hợp các nút bấm mang biểu tượng thường đặt dưới thanh
menu. Các nút này đảm nhận các chức năng thông dụng của thanh menu (New, Open,
Save ...).
Thanh công cụ chuẩn
Có thể kéo rê thanh công cụ đến vị trí bất kỳ để tiện sử dụng.
Có thể thêm hoặc xóa thanh công cụ, mở View/Toolbar, hiện popup menu, chọn thanh
công cụ muốn thêm (có dấu tích) hoặc xóa (bỏ dấu tích).
Popup menu chọn hoặc bỏ chọn các thanh công cụ
Sử dụng thanh công cụ gỡ rối (Debug)
Thanh công cụ gỡ rối
Dùng để thực thi tạm ngừng hoặc dừng đề án, kiểm tra và giải quyết các lỗi có thể xảy
ra.
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 4
Khi gỡ rối chương trình, có thể chạy từng dòng lênh, kiểm tra các giá trị biến, dừng
chương trình tại một điểm nào đó hoặc với một điều kiện nào đó.
Sử dụng thanh công cụ Edit
Thanh công cụ Edit
Dùng khi viết chương trình trong cửa sổ Code, có đầy đủ các chức năng của menu edit.
Tính năng tự hoàn tất từ khóa, hữu dụng cho người dùng, tránh lỗi mắc phải do gõ sai
từ khóa.
Sử dụng thanh công cụ Form Editor
Thanh công cụ thiết kế biểu mẫu
Có chức năng giống như menu Format dùng di chuyển, sắp xếp các điều khiển trên biểu
mẫu.
Sử dụng hộp công cụ (ToolBox)
Hộp công cụ là nơi chứa các điều khiển được dùng trong quá trình
thiết
kế biểu mẫu. Các điều khiển được chia làm hai loại: Điều khiển có sẵn
trong VB và các điều khiển được chứa trong tập tin với phần mở rộng
là .OCX.
Đối với các điều khiển có sẵn trong VB thì ta không thể gỡ bỏ khỏi
hộp
công cụ, trong khi đó đối với điều khiển nằm ngoài ta có thêm hoặc
xóa bỏ khỏi hộp công cụ.
Một điều khiển có thể được đưa vào biểu mẫu bằng cách chọn điều
khiển
đó và thực hiện kéo thả trên biểu mẫu để đưa vào biểu mẫu.
Hộp công cụ ToolBox
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 5
1.4. Quản lý ứng dụng với Project Explorer
Project Explorer trong VB giúp quản lý và định hướng nhiều đề án.VB cho
phép nhóm nhiều đề án trong cùng một nhóm. Người dùng có thể lưu tập hợp các đề án
trong VB thành một tập tin nhóm đề án với phần mở rộng .vbp.
Cửa sổ Project Explorer
Project Explorer có cấu trúc cây phân cấp
như cây thư mục trong cửa sổ Explorer
của hệ điều hành. Các đề án có thể được
coi là gốc của cây, các thành phần của đề
án như biểu mẫu, module ... là các nút của
cây.
Khi muốn làm việc với thành phần nào thì
ta có thể nhấn đúp lên thành phần đó trên
cửa sổ Project Explorer để vào cửa sổ viết
code cho thành phần đó.
Hữu ích khi làm việc với dự án lớn.
1.5. Cửa sổ Properties
Cửa sổ Properties
Mỗi một thành phần, điều khiển điều có nhiều thuộc
tính. Mỗi một thuộc tính lại có một hoặc nhiều giá trị.
Cửa sổ Properties cho phép người dùng xem,
sửa đổi giá trị các thuộc tính của điều khiển nhằm
giúp điều khiển hoạt động theo đúng ý đồ của người
sử dụng.
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 6
1.6. Cửa sổ Form
Đây là nơi thiết kế giao diện của chương trình.
Chúng ta thiết kế giao diện bằng cách đưa đối
tượng lên Form.
Để mở cửa sổ Form Designer, chúng ta thực
hiện bằng nhiều cách:
- Từ cửa sổ Project Explorer, bấm Double
Click vào Form thiết kế
- Từ cửa sổ code, bấm phím Shift+F7
- Bấm vào nút View Code trên cửa sổ Project
Explorer
Để chọn một đối tượng trên Form:
- Dùng chuột rê và chọn nhóm đối tượng
- Giữ phím Ctrol và click chuột để nhặt và chọn các đối tượng
Để di chuyển đối tượng trên Form:
- Dùng chuột rê các đối tượng đến vị trí cần thiết.
- Chọn đối tượng và di chuyển bằng các phím mũi tên:
Để xóa đối tượng trên Form:
- Chọn đối tượng hay nhóm đối tượng và bấm phím delete.
Để điều chỉnh kích thước đối tượng
- Đưa chuột vào các nút vuông bao xung quanh đối tượng và rê chuột để thay đổi
kích thước.
Để thay đổi kích thước, vị trí của nhóm đối tượng, chúng ta có thể sử dụng menu Align
để gióng hàng và điều chỉnh kích thước.
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 7
Chọn menu Format -> Align để thực hiện gióng hàng đối tượng: theo left, center, right,
top.
Chọn menu Format -> Make Same Size định dạng các đối tượng có cùng kích cỡ theo:
chiều dài (width), chiều cao (Height) hay cả 2 (Both)
Chọn menu Format -> Horizontal Spacing (hoặc Vertical Spacing) khi muốn định dạng
khỏang cách giữa các đối tượng.
1.7. Cửa sổ Code Edittor
Cửa sổ này dùng để viết lệnh (code) cho chương trình.
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 8
Để mở cửa sổ Code Edittor, chúng ta thực hiện bằng nhiều cách:
Từ cửa sổ Form, bấm Double Click vào đối tượng cần viết code
Từ cửa sổ Form, bấm phím F7
Bấm vào nút View Code trên cửa sổ Project Explrer
Trong cửa sổ code, chúng ta thấy có 2 hộp chọn:
Đối tượng (Control)
Sự kiện (Event) xảy ra trên đối tượng đó
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 9
1.8. Cửa sổ Form Layout
Cửa sổ Form Layout
Cửa sổ trình bày biểu mẫu, cho phép định vị trí của một hoặc nhiều biểu mẫu trên màn
hình khi ứng dụng được thực thi.
Định vị trí biểu mẫu bằng cách dùng chuột di chuyển biểu mẫu trong cửa sổ Form
Layout.
Cần chạy ứng dụng sau đó mới bố trí được các biểu mẫu thông qua Form Layout.
Nếu không định vị trí biểu mẫu, thì vị trí của biểu mẫu trên màn hình lúc thiết kế cũng
là vị trí của biểu mẫu khi chương trình được thực thi.
1.9. Biên dịch đề án thành tập tin thực thi
Sau khi đề án đã hoàn thành, người dùng có thể biên dịch thành tập tin thực thi được.
Cách tiến hành như sau:
- Trước tiên ta cần chỉ cho VB6 biết phần chương trình nào sẽ được thực thi trước bằng
cách chọn Project Properties từ menu Project. Chọn tab General, chú ý phần Startup
Object, đây là nơi quy định điểm khởi đầu của chương trình sau khi biên dịch kết thúc.
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 10
- Từ menu File, chọn Make ... EXE... Một hộp thoại xuất hiện cho phép bạn nhập vào
tên của tập tin thực thi. Bạn chỉ cần gõ tên tập tin, VB sẽ tự động thêm phần mở rộng
.EXE.
- Nhấn vào nút Options để mở hộp thoại Project Properties và điền tên của ứng dụng
vào ô Title, ta có thể ghi chú thông tin cho từng phiên bản trong phần Version
Information. Ta có thể chọn Auto Increment để VB tự động tăng số Revision mỗi lần ta
tạo lại tập tin EXE cho dự án.
- Cuối cùng, nhấn OK để trở về hộp thoại Make Project.
1.10. Cấu trúc chương trình VB
Hai bước chính khi xây dựng một chương trình trên VB là:
- Thiết kế giao diện: Thiết kế Form và bố trí các đối tượng có trên Form
- Viết lệnh: Viết các đoạn mã để điều khiển Form và các control ứng với mỗi sự
kiện xảy ra.
Khi thực hiện hai bước này gọi là lập một dự án (project). Mỗi project khi lưu lên dĩa có
thể có nhiều tập tin.
File *.vbp : file project của chương trình. Chúng ta mở chương trình từ file này
File *.frm: file Form chứa giao diện của chương trình
File *.bas: chứa module cua chương trình
File *.cls: chứa class của chương trình
Và ngòai ra còn nhiều lọai file khác nữa (file resource, file temp)
Do đó trước khi lập một project ta nên tạo một folder trên dĩa để lưu project. Khi chép
chương trình, chúng ta chép toàn bộ folder này.
Tips: Để thiết kế giao diện nhanh chóng
Nếu trên Form có nhiều đối tượng cùng loại và có thuộc tính giống nhau thì chúng ta
tạo một đối tượng và định dạng trước các thuộc tính, sau đó sao chép ra thành nhiều
đối tượng khác bằng phím tắt Ctrl+C (copy) và Ctrl+V (Paste). Ngay khi copy – paste,
chương trình sẽ hỏi:
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 11
Chọn No để không tạo mảng đối tượng. Chọn Yes để sử dụng mảng đối tượng.
Nếu có nhiều đối tượng muốn định dạng giống nhau trên một thuộc tính nào đó thì chọn
các đối này cùng lúc rồi tiến hành định dạng.
Sử dụng các chức năng canh lề, định kích thước do VB cung cấp, khi những thuộc tính
này của nhiều đối tượng có liên quan với nhau.
Nên thiết lập thuộc tính cho Form (hay đối tượng chứa) như màu chữ, font chữ trước,
sau đó mới đặt control lên trên. Làm như vậy để control kế thừa các thiết lập của các
thuộc tính này, và chúng ta không mất thì giờ để chọn cho từng control.
Bài tập tạo project đầu tiên: Bai01_HelloVB
Tạo project với giao diện như sau:
- Nút Xin chào: name = cmdHello; Caption = Xin chao
- Nút Kết thúc: name = cmdEnd; Caption = Ket thuc
Mở cửa sổ code viết mã lệnh cho sự kiện click chuột vào nút lệnh (Double click lên nút
lệnh). Lần lượt viết các hàm như sau:
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 12
Private Sub cmdEnd_Click()
End
End Sub
Private Sub cmdHello_Click()
MsgBox "Xin chao! Lap trinh Windows bang Visual Basic"
End Sub
Thực hiện chương trình: F5
VB2005 (hỗ trợ tiếng Việt Unicode)
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 13
Các đối tượng cơ bản trong Visual Basic
Bài 02. Chương trình chọn Fonts đơn giản (Bai02_ChoseFonts)
Mục đích:
- Làm quen với các đối tượng cơ bản trên Windows như:
o Cửa sổ Form
o Nhãn (Label)
o Hộp văn bản (Text Box)
o Nút lệnh (Command Button)
o Khung (Frame)
o Hộp danh sách (ListBox/Combo Box)
o Ô chọn (Radio Button)
o Ô kiểm (Check Box)
o
Yêu cầu:
- Sử dụng các đối tượng cơ bản
- Nắm được các thiết lập thuộc tính về Font cho TextBox:
o Fontname, FontSize, FontBold, FontItalic, FontUnderline,
- Căn chỉnh nội dung (Alignment)
Nội dung:
Xây dựng project minh họa chức năng chọn Fonts trên Windows.
Bai02_ChoseFonts
Thiết kế giao diện như sau:
Giao diện chương trình gồm các thành phần sau:
- Danh sách (List) các font chữ cho phép người dùng chọn, khi chọn Font chữ
trong listbox thực hiện hiển thị kết quả tương ứng trong : Preview và Textbox
phía trên.
- Danh sách màu chữ (ComboBox) cho phép người dùng chọn màu chữ thể hiện
trong Preview.
- Danh sách kích cỡ (ComboBox) cho phép người dùng kích cỡ chữ thể hiện
trong Preview.
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 14
- Các CheckBox cho phép người dùng chọn kiểu chữ: in ñậm, in ngihêng,
gạch dưới,..
- Các Tùy chọn (Radio Button) cho phép người dùng chọn cách canh lề:
canh trái (Left), canh phải (Right), thể hiện trong Preview.
Hướng dẫn:
Đặt tên và thiết lập thuộc tính cho các điều khiển như bảng sau:
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 15
Lưu ý các thuộc tính (Properties)
Của TextBox:
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 16
- FontName, FontSize
- FontBold, FontItalic, FontUnderline,
- Alignment
Của ListBox và ComboBox:
- ListIndex : Chỉ số phần tử được chọn (click chuột) trong danh sách (từ 0)
- ListCount: Tổng số phần tử
- List: Danh sách các phần tử
Sự kiện Click vào Combo Color
Private Sub cboColor_Click()
Dim nIndex As Integer
nIndex = cboColor.ListIndex
Select Case nIndex
Case 0 'Red
txtSample.ForeColor = vbRed
Case 1 'Green
txtSample.ForeColor = vbGreen
Case 2 'Blue
txtSample.ForeColor = vbBlue
Case 3 'Magenta
txtSample.ForeColor = vbMagenta
End Select
End Sub
Sự kiện Click vào Combo Size
Private Sub cboSize_Click()
'MsgBox cboSize.Text
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 17
txtSample.FontSize = Val(cboSize.Text)
End Sub
Sự kiện Click vào Checkbox Bold
Private Sub chkBold_Click()
txtSample.FontBold = chkBold.Value
End Sub
Sự kiện Click vào Checkbox Italic
Private Sub chkItalic_Click()
txtSample.FontItalic = chkItalic.Value
End Sub
Sự kiện Click vào Checkbox Strikethrough
Private Sub chkStrikethrough_Click()
txtSample.FontStrikethru = chkStrikethrough.Value
End Sub
Sự kiện Click vào Checkbox Underline
Private Sub chkUnderline_Click()
txtSample.FontUnderline = chkUnderline.Value
End Sub
Sự kiện Click vào Listbox FontName
Private Sub lstFontName_Click()
txtSample.Text = vbCr + vbLf + lstFontName.List(lstFontName.ListIndex)
txtFontName.Text = lstFontName.List(lstFontName.ListIndex)
txtSample.FontName = txtFontName.Text
End Sub
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 18
Sự kiện Click vào Option Center
Private Sub optCenter_Click()
txtSample.Alignment = 2
End Sub
Sự kiện Click vào Option Justify
Private Sub optJustify_Click()
txtSample.Alignment = 0
End Sub
Sự kiện Click vào Option Left
Private Sub optLeft_Click()
txtSample.Alignment = 0
End Sub
Sự kiện Click vào Option Right
Private Sub optRight_Click()
txtSample.Alignment = 1
End Sub
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 19
Bài 03. Giao diện đăng nhập hệ thống (Bai03_Login)
Mục đích:
Yêu cầu:
Xây dựng giao diện đăng nhập hệ thống như sau:
Khi nhấn vào nút “Đăng nhập”, thực hiện kiểm tra
a. Nếu tên người dùng = “admin” và mật khẩu = “admin” thì
Thông báo đăng nhập thành công
b. Ngược lại: thông báo “Không ñúng tên người dùng/mật khẩu”
Khi nhấn vào nút “Thoát” hiển thị thong báo “Bạn có muốn thoát chương trình không
?”
o Nếu chọn “Yes” Kết thúc chương trình
o Ngược lại: trở lại màn hình login
Hướng dẫn:
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 20
Bài 04. Chương trình Calculator đơn giản
Mục đích:
Yêu cầu:
Xây dựng chương trình máy tính bỏ túi Calculator đơn giản thực hiện các phép toán +, -
, *, /
Giao diện chương trình:
Ý nghĩa các Control:
TextBox: chức năng tương tự như là màn hình của máy tính
Nút lệnh C: dùng ñể xóa màn hình hiện hành
Nút lệnh AC: thực hiện tính toán mới
Nút lệnh = hiển thị kết quả của các phép tính tương ứng lên TextBox
Nút lệnh 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9: nhập các số cần thực hiện tính toán
Nút lệnh +,-,x,/: chọn phép tính tương ứng
Hướng dẫn:
Thiết kế giao diện (màn hình):
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 21
o Tạo Form
o Sử dụng đối tượng Textbox để tạo màn hình máy tính
o Sử dụng đối tượng Command Button để tạo các nút trên máy tính
o Sử dụng đối tượng Label để tạo nội dung mô tả : calculated the operation
Đặt tên và giá trị thuộc tính các đối tượng theo bảng sau:
Viết mã lệnh:
Khai báo biến
Dim nVal1, nVal2 As Double
Dim nResult As Double
Dim sOperator As String
Nút lệnh AC
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 22
Private Sub cmdAC_Click()
sOperator = ""
nVal1 = 0
txtScreen.Text = ""
End Sub
Nút lệnh C
Private Sub cmdClear_Click()
txtScreen.Text = ""
End Sub
Nút lệnh Dot
Private Sub cmdDot_Click()
If txtScreen.Text = "" Then
txtScreen.Text = txtScreen.Text & "0."
Else
txtScreen.Text = txtScreen.Text & "."
End If
End Sub
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 23
Nút lệnh Zero
Private Sub cmdzero_Click()
If txtScreen.Text "0" And txtScreen.Text "" Then
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 0
End If
End Sub
Nút lệnh cmdOne
Private Sub cmdOne_Click()
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 1
End Sub
Nút lệnh cmdTwo
Private Sub cmd2_Click()
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 2
End Sub
Nút lệnh cmdThree
Private Sub cmd3_Click()
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 3
End Sub
Nút lệnh cmdFour
Private Sub cmdFour_Click()
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 4
End Sub
Nút lệnh cmdFive
Private Sub cmdFive_Click()
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 24
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 5
End Sub
Nút lệnh cmdSix
Private Sub cmdSix_Click()
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 6
End Sub
Nút lệnh cmdSeven
Private Sub cmdSeven_Click()
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 7
End Sub
Nút lệnh cmdEight
Private Sub cmdEight_Click()
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 8
End Sub
14. Nút lệnh cmdNine
Private Sub cmdNine_Click()
txtScreen.Text = txtScreen.Text & 9
End Sub
15. Nút lệnh cmdAdd
Private Sub cmdAdd_Click()
sOperator = "+"
nVal1 = Val(txtScreen.Text)
txtScreen.Text = ""
End Sub
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 25
16. Nút lệnh cmdDiv
Private Sub cmdDiv_Click()
sOperator = "/"
nVal1 = Val(txtScreen.Text)
txtScreen.Text = ""
End Sub
17. Nút lệnh cmdMul
Private Sub cmdMul_Click()
sOperator = "*"
nVal1 = Val(txtScreen.Text)
txtScreen.Text = ""
End Sub
18. Nút lệnh cmdSub
Private Sub cmdSub_Click()
sOperator = "-"
nVal1 = Val(txtScreen.Text)
txtScreen.Text = ""
End Sub
19. Nút lệnh cmdResult
Private Sub cmdResult_Click()
Dim nTem As Double
nTem = Val(txtScreen.Text)
Select Case sOperator
Case "+"
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 26
nResult = nVal1 + nTem
Case "-"
nResult = nVal1 - nTem
Case "*"
nResult = nVal1 * nTem
Case "/"
If nTem 0 Then
nResult = nVal1 / nTem
Else
txtScreen.Text = "Cannot divide by zero"
Exit Sub
End If
End Select
If sOperator "" Then
txtScreen.Text = Str(nResult)
sOperator = ""
End If
End Sub
Cải tiến:
Sử dụng mảng các điều khiển nút bấm số
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 27
Nâng cao: Mở rộng chương trình với những tính năng nâng cao
ON : giống như chức năng mở máy tính, sau khi nhấn nút này thì
o Không cho thao tác nút ON
o Tất cả các nút còn lại ñược thao tác
o Màn hình máy tính xuất hiện số 0
OFF: giống như chức năng tắt máy tính, sau khi nhấn nút này thì
o Chỉ cho thao tác nút ON
o Tất cả các nút còn lại không ñược thao tác.
o Màn hình máy tính không xuất hiện gì (ñể trống)
Backspace: xóa ký tự cuối cùng trên màn hình, ví dụ
o Nếu trên màn hình xuất hiện 1234, thì khi nhấn vào nút Backspace, màn hình sẽ còn
lại
123.
o Nếu trên màn hình xuất hiện 1, thì khi nhấn vào nút Backspace, màn hình sẽ còn lại 0
M+: Cộng giá trị hiện tại trên màn hình máy tính vào bộ nhớ, ví dụ
o Nếu giá trị bộ nhớ = 0 và giá trị trên màn hình =10 thì kết quả = 10
Thực hành Lập trình Visual Basic – Đại học Hùng Vương
Phạm Ngọc Hưng, SOICT, HUST Page 28
o Nếu giá trị bộ nhớ = 10 và giá trị trên màn hình =20 thì kết quả = 30
M-: Trừ giá trị hiện tại trên màn hình máy tính vào bộ nhớ, ví dụ
o Nếu giá trị bộ nhớ = 0 và giá trị trên màn hình =10 thì kết quả = -10
o Nếu giá trị bộ nhớ = 30 và giá trị trên màn hình =20 thì kết quả = 10
MC: xóa bộ nhớ
MR: hiển thị giá trị trong bộ nhớ ra màn hình
M: cho biết trạng thái của bộ nhớ
Có M: đang nhớ ( giá trị ô nhớ 0)
Không có M: không thực hiện chức năng nhớ ( giá trị ô nhớ = 0)
+/-: đổi giá trị trên màn hình, số âm thành số dương và ngược lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuchanhvb1_bai01_04_7428.pdf