Khuếch đại tín hiệu có biên độ nhỏ từ Microhay từ các nguồn tín hiệu
phụ khác
- Cơ cấu truyền động để kéo băng từ lướt qua đầu từ sau đó khuếch đại
tín hiệu này lớn lên và tái tạo âm thanh ởloa
- Phát và thu tín hiệu vô tuyến.
55 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thực hành kỹ thuật truyền thanh truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thực hành truyền thanh – truyền hình. 39
• Bước 5: Từ tần số cắt trên và cắt dưới ta tìm ra băng thông của mạch
BW = Fct _ Fcd.
Tần số Biên độ ngõ vào Biên độ ngõ ra
Tần số cắt trên : 1,8 mV
Tần số trung tâm : 1KHz 1,8 mV
Tần số cắt dưới : 1,8 mV
1. MẠCH LỌC ÂM SẮC (EQUALIZER):
a. Sơ đồ nguyên lý:
Hình 5-4
Mạch âm sắc dạng Equalizer là mạch âm sắc được chia ra làm 5 khoảng
điều chỉnh thay đổi tần số. Thông thường điều chỉnh ở các tần số sau :
100 Hz, 500 Hz,1 KHz, 8 KHz, 10 KHz.
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 40
b. Chức năng linh kiện trong mạch:
− Q1: Khuếch đại tín hiệu ngõ vào. (Q1 được mắc theo dạng hồi tiếp áp
để nâng cao chất lượng và triệt nhiễu hiệu qủa, ráp theo kiểu CC lợi
dòng)
− Q2: Khuếch đại tín hiệu ngõ ra. (Q1 được mắc theo dạng hồi tiếp áp)
− VR1 đến VR5 kết hợp với các điện trở tụ điện trong các nhánh từ 1
đến 5 điều chỉnh thay đổi tần số.
c Nguyên lý hoạt động:
− Tín hiệu từ tầng trước đưa sang qua tụ liên lạc vào cực B Q1 khuếch
đại và lấy ra ở cực E. Sau đó chia làm 5 đường (mỗi đường điều chỉnh
cho 1 tần số chọn trước). Tín hiệu sau khi đã được chọn lọc tần số cho
phù hợp với nhu cầu sử dụng được đưa đến cực B Q2 khuếch đại lại
và lấy ra ở cực C qua điện trở hạn biên và được lọc bởi mạch lọc rồi
đưa sang tầng sau.
d. Những hư hỏng thường xảy ra ở phần âm sắc:
− Mạch âm sắc thường sử dụng biến trở để điều chỉnh sự thay đổi tần
số. Mà do nhu cầu nghe đối với mỗi loại tín hiệu âm thanh là khác
nhau như vậy trong qúa trình sử dụng sẽ phải thường xuyên điều
chỉnh để thay đổi tần số cho phù hợp vì vậy thông thường những hư
hỏng xảy ra ở phần này thường rơi vào biến trở.
o PAN 1:
− Hiện tượng: Điều chỉnh BASS hay TREBLE không thấy tác dụng trên
loa.
− Nhận định: Phần âm sắc không tác dụng.
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 41
− Cách kiểm tra và sửa chữa : Kiểm tra lại những biến trở xem sử dụng
lâu ngày có bị mòn hay không(dùng VOM đo nguội). Kiểm tra các
linh kiện tham gia vào các nhánh điều chỉnh tần số.
o PAN 2:
− Hiện tượng: Điều chỉnh BASS hay TREBLE thì nghe tiếng rột rec trên
loa.
− Nhận định: Biến trở sử dụng lâu ngày đóng bụi.
− Cách kiểm tra và sửa chữa: Dùng cồn nhỏ vài giọt vào biến trở điều
chỉnh qua lại 1 lúc cho bụi bám vào biến trở bay đi. Làm như vậy vài
lần.
Khảo sát mạch âm sắc Equalizer.
• Đo thành phần 1 chiều DC:
_ Sử dụng đồ hồ VOM.
_ Chỉnh giai đo DCV. (chú ý cực tính của đồng hồ).
_ Đo phân cực Q1,Q2,Q3,Q4.(Ghi các giá trị đo được vào bảng sau).
Vb Vc Ve Vbe Vce Ic
Q1
Q2
Q3
Q4
• Đo đặc tuyến điều chỉnh bass treble:
− Thiết bị đo:
Máy phát sóng âm tần .
Máy hiện sóng.
− Tiến hành đo: Nối mạch như hình vẽ.
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 42
Hình 5-5
− Chỉnh biên độ máy phát cho ra biên độ 100mV cấp cho mạch âm sắc
(giữ nguyên giá trị này trong qúa trình đo).
− Điều chỉnh núm chỉnh bass – treble ở vị trí min.
− Đo tín hiệu ngõ ra trên máy hiện sóng ứng với các tần số trong bảng.
Ghi kết qủa đo được vào bảng.
− Dựa vào các giá trị đo được vẽ đồ thị đặc tuyến điều chỉnh bass –
treble.
Vin Fin Vout(min)
100mV 10 Hz
100mV 50 Hz
100mV 100Hz
100mV 300 Hz
100mV 500 Hz
100mV 1K Hz
100mV 5K Hz
100mV 10K Hz
100mV 15K Hz
100mV 20K Hz
V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ:
− Nộp bài báo cáo của các nhóm về kết qủa lắp ráp và kết qủa đo.
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 43
− Mỗi nhóm tự tìm và lắp ráp, cân chỉnh một mạch Micro – Aux và một
mạch Equalizer
− Phân tích nhiệm vụ linh kiện và nguyên lý hoạt động của mạch.
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 44
PHỤ LỤC
Vin
C1
R1
R2
C2
R4
VR1
R5
C3
R6
VR2
C4
C5
R7
R8
R3
R11
R12
R9
R10 C6
C7
C8
C9
Vcc
Vol Out put
Treble Bass
Mạch Baxandal Tích Cực
Q1
Q2
R1
R2
C2
VR1
R6
VR2
C5
C6
R7
R8
R3
R11
R12
R9
R10 C8
C9
C10
Vin
Vcc
Treble Bass
Mạch Baxandal Thụ Động
Vol
C3
C4
C7
Vout
C1
Hình 5-6
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 45
BÀI 6: SỬA CHỮA TỔNG HỢP AMPLIFER
I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG:
7. Sơ đồ bản vẽ
8. Mô hình Amplifier
9. Nguồn cung cấp
10. Đầu phát tín hiệu
11. Đồng hồ đo
12. Máy hiện sóng
II. MỤC TIÊU:
− Nắm được kỹ năng để nhận định và sửa chữa amplifier,
− Nhận định được hư hỏng và sửa chữa được những hư hỏng trong
Amplifier.
III. NỘI DUNG:
Các dạng hư hỏng thường xảy ra trong Amplifier và cách khắc phục.
− Đối với việc sửa chữa Amplifier thì trước hết ta phải nhận định được
hư hỏng thuộc phần nào trong Amplifier thông qua những hiện tượng
mà ta cảm nhận được. Để nhận định được những hư hỏng xảy ra trong
Amplifier thì ta phải nắm rõ sơ đồ khối Ampli cũng như nguyên lý
hoạt động theo sơ đồ khối.
− Trong những bài trước chúng ta đã khảo sát chi tiết từng khối trong
Amplifier và nắm được chức năng nhiệm vụ cũng như nguyên lý hoạt
động và 1 vài hư hỏng thường xảy ra ở các khối. Trong bài này
chúng ta có nhiệm vụ đúc kết những hiện tượng hư hỏng, cách khắc
phục đã học trong những bài trước để sửa chữa 1 Ampli hoàn chỉnh
đang có sự cố.
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 46
− Như vậy để nhận định được hư hỏng cũng như sửa chữa những hư
hỏng. Qúa trình đó được tiến hành theo trình tự sau:
• Cấp nguồn cho máy.
• Cấp tín hiệu vào ngõ vào hay dùng tay làm nguồn nhiễu kích vào
ngõ vào.
• Nhận định hư hỏng thông qua các hiện tượng trong qúa trình thử
máy.
• Sau khi nhận định hư hỏng thuộc khối nào thì tiến hành sửa chữa
trên khối đó và chỉ khối đó mà thôi.
• Sau khi sửa xong kiêm tra lại máy nếu vẫn còn hư hỏng tiếp tục sửa
chữa cho máy hoàn chỉnh.
IV. CÁC BÀI THỰC TẬP:
− Sửa chữa mô hình Amplifier đã được đánh pan
− Nhận định hư hỏng và ghi nhận lại để xác định khối hư
− Tiến hành các bước sửa chữa đã học để xác định linh kiện hư hỏng và
thay linh kiện hư.
V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ:
− Nộp bài báo cáo của các nhóm về kết qủa phán đón để suy luận khối
hư và kết qủa đo được
− Kiểm tra lại các công việc của các nhóm tự tìm hiểu và suy luận để
sửa chữa
− Phân tích các hiện tượng hư hỏng và tìm ra nguyên nhân hư hỏng của
các nhóm thực hiện
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 47
BÀI 7: MÁY THU PHÁT SÓNG AM / FM
I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG:
− Sơ đồ nguyên lý
− Linh kiện lắp mạch
− Mạch in
− Nguồn cung cấp
− Máy thu tín hiệu
− Đồng hồ đo
− Dao động ký
II. MỤC TIÊU:
− Nắm được nguyên lý hoạt động, sơ đồ mạch, biết cách cân chỉnh và
sửa chữa những hư hỏng xảy ra ở phần khuếch đại phát sóng FM.
− Sau khi khảo sát phải thành thạo cách cân chỉnh và sửa chữa.
III. NỘI DUNG:
1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ:
Hình 7-1
− L1: 5 vòng, Þ: 0,14 mm.
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 48
− L2: 2 vòng, Þ: 0,2 mm.
− L3: 3vòng, Þ: 0,6 mm, đường kính lõi 1 cm.
2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
− Q1 là transistor dùng làm tầng dao động, trộn tạo ra tín hiệu điều tần
có tần số phụ thuộc vào tín hiệu đưa vào điều chế.
− C5 dùng làm đường hồi tiếp dương để mạch khuếch đại trở thành loại
mạch dao động. Tín hiệu âm thanh nối vào Micro sẽ cho điều tần lên
sóng mang, tín hiệu FM sẽ khuếch đại bởi Q3 rồi đưa lên antena để
phát sóng điện từ trường vào không gian
3. CHỨC NĂNG CÁC LINH KIỆN TRONG MẠCH:
− C2 tụ liên lạc cách ly tín hiệu 1 chiều vào Q1
− R1 điện trở phân cực cho Micro
− R2 R3, C1 giới hạn tần số vào mạch
− R4 điện trở định dòng phân cực cho Q3
− C3 tụ lọc nhiễu xoay chiều
− R5 điện trở ổn định nhiệt cho Q1
− Q1, L1, C5, C4 bộ tạo dao động tần số trong băng tần 88MHz –
108MHz
− R4 ổn định nhiệt cho Q1
− R6 điện trở định dòng phân cực Q2
− C6 tụ ngăn thành phần 1 chiều từ Q2
− C7 tụ lọc nguồn
− Q2 khuếch đại cao tần
− Antena dùng để bức xạ sóng điện từ vào không gian
− T1 biến áp cộng hưởng
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 49
IV. CÁC BÀI THỰC TẬP:
1. Đo thành phần 1 chiều (DC) sử dụng VOM:
Đo điện áp phân cực Q1 và Q2
VB VC VE VBE VCE
Q1
Q2
2. Đo công suất cung cấp 1 chiều (Pcc):
VC tb = 1.4 V
IC tb = 60 mA
Pcc = VC tb x IC tb = 1.4 V x 60 mA = 0.084 W
3. Đo công suất bức xạ:
PBX = Vcc/2 x IC O = 45 mW
4. Đo công suất nguồn nuôi:
Pt = Vcc x IC O = 1.5 V X 60 mA = 0.09 W
5. Đo tần số vận hành:
− Để đo tần số vận hành cần có máy đếm tần số có độ chính xác cao
hoặc máy hiện sóng đo đo được tần số cao nên chúng ta không thể đo
chính xác được tần số vận hành của mạch
6. Đo hệ số điều chế và kiểm tra dạng tín hiệu điều chế:
− Sử dụng máy hiện sóng (dao động ký) và kết hợp với máy phân tích
phổ để đo thử.
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 50
7. Kiểm nghiệm hoạt động của mạch:
− Mạch phải làm việc trong dãy tần 88MHz – 108MHz
− Chống nhiễu tốt
− Khoảng cách bức xạ trên 30 m
− Mạch cho chất lượng tốt về độ trung thực
V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ:
− Nộp lại bản báo cáo của các nhóm về kết qủa lắp ráp và kết qủa đo
được
− Mỗi sinh viên tự tìm và lắp ráp, cân chỉnh một mạch phát FM
− Phân tích nhiệm vụ linh kiện và nguyên lý hoạt động của mạch
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 51
BÀI 8: SƠ ĐỒ KHỐI CASSETTE – HỆ CƠ
I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG:
1. Sơ đồ nguyên lý.
2. Mô hình Cassette.
3. Nguồn cung cấp.
4. Đồng hồ đo.
5. Dao động ký.
II. MỤC TIÊU:
− Nắm vững sơ đồ khối, nhận dạng được các khối thông qua đặc trưng
của từng khối, nhận định được hư hỏng dựa theo sơ đồ khối.
− Nhận dạng được các khối theo đặc trưng
III. NỘI DUNG:
1. SƠ ĐỒ KHỐI MÁY CASSETTE:
Hình 8-1
2. CHỨC NĂNG LINH KIỆN TRONG MẠCH:
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 52
a. Mạch KĐ ghi phát: Khuếch đại tín hiệu lấy từ băng từ thông qua đầu từ
hay khuếch đại tín hiệu muốn thu để ghi lên băng từ.
b. Cơ Cassette: Là bộ phận cơ khí có nhiệm vụ làm băng di chuyển qua
đầu từ với tốc độ không đổi. Trên hệ cơ có gắn đầu từ ghi phát (có 2
loại thường sử dụng là loại tổng trở 150 và 300 ohm) và đầu từ xóa.
c. Mạch âm sắc: Dùng chọn lọc tần số âm thanh tùy theo sở thích nghe
của mỗi người (Tín hiệu mà tai người cảm nhận từ 20Hz _ 20KHz).
Trong đó tần số thấp từ 20 Hz _ 500Hz là âm trầm. Tần số cao từ 7.5
KHz _ 20KHz còn tiếng nói có tần số 1KHz.
d. KĐCS: Đây là tầng KĐ cuối cùng trong máy tăng âm, KĐ cho ra CS
lớn phù hợp với loa. Transistor CS thường mắc kiểu đẩy kéo và làm
việc ở chế độ hạng AB hay hạng B . Các Ampli chỉ khác nhau ở tầng
này và thường dùng các kiểu KĐCS :
o OTL: out put trasformer less.(Ngõ ra không dùng biến áp)
o OCL: Out put capacitor less.(Ngõ ra không dùng tụ)
o BTL: Brigde transistor line out.(Ngõ ra dùng cầu transistor)
e. Loa: Biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu âm thanh.
f. Nguồn cung cấp: Nguồn xoay chiều 110V hay 220V được chỉnh lưu
thành nguồn 1 chiều cung cấp điện cho toàn máy. (1 phần không sử
dụng ổn áp cung cấp trực tiếp cho KĐCS, 1 phần qua ổn áp cung cấp
cho các mạch khác). Nguồn thường sử dụng 2 dạng chính: Nguồn đơn
và nguồn đối xứng.
3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG THEO SƠ ĐỒ KHỐI:
− Tín hiệu được lấy từ băng từ thông qua đầu từ có biên độ khá nhỏ
được mạch khuếch đại ghi phát khuếch đại cho biên độ lớn lên sau đó
đưa đến mạch âm sắc và tại đây tín hiệu sẽ được điều chỉnh để có
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 53
được âm trầm hay âm bổng đáp ứng nhu cầu sử dụng. Sau đó tín hiệu
tiếp tục được đưa sang mạch khuếch đại công suất khuếch đại cho tín
hiệu lớn lên để nghe được trên loa.
4. NHẬN DẠNG KHỐI DỰA VÀO ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA TỪNG
KHỐI
− Hệ cơ: Trên có gắn motor và là chỗ để cho băng từ tiếp xúc đầu từ.
− Khối khuếch đại ghi phát: Đây là tầng khuếch đại đầu tiên nhận tín
hiệu trực tiếp từ đầu từ vào hay từ các nguồn tín hiệu khác do đó sẽ
có dây tín hiệu nối trực tiếp từ jack cắm giao tiếp với mạch hay từ đầu
từ trong hệ cơ đưa ra. Dò theo các dây tín hiệu này khi gặp mạch đầu
tiên thì chính là mạch khuếch đại ghi phát
− Khối âm sắc: Thường sử dụng biến trở để chỉnh thay dổi tần số âm
thanh. Có 2 dạng biến trở thường sử dụng là biến trở vặn hay biến trở
kéo.
− Khối khuếch đại công suất: Do chủ yếu là khuếch đại dòng cho nên
linh kiện sử dụng ở tầng này có kích thước khá lớn và có sử dụng tấm
giải nhiệt.
− Khối nguồn: Có biến thế lớn, diode chỉnh lưu, tụ lọc nguồn có trị số
và kích thước lớn.
− Khối ổn áp: Có diode zener hoặc sử dụng IC ổn áp họ 78XX. Có 1 vài
đời máy sử dụng trasistor chịu dòng lớn để ổn áp và có tấm tỏa nhiệt.
5. PHƯƠNG PHÁP NHẬN ĐỊNH HƯ HỎNG THEO SƠ ĐỒ KHỐI:
− Thông thường khi sửa chữa thì việc nhận định hư hỏng là khâu khá
quan trọng. Trước hết đối với 1 máy hư hỏng thì việc đầu tiên là ta
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 54
phải phán đoán xem hư hỏng thuộc phần nào trong máy. Khi đã phán
đoán đúng hư hỏng rồi thì ta mới tiến hành sửa chữa.
− Để nhận định hư hỏng ta dựa vào đặc trưng ở tầng KĐCS là khi ta sử
dụng 1 nguồn tín hiệu nhiễu kích ở đầu vào của tầng KĐCS thì trên
loa sẽ nghe tiếng rột rẹc phát ra. Mà theo sơ đồ khối thì đường đi của
tín hiệu sẽ nối các mạch lại với nhau đặc điểm này cho phép ta ứng
dụng phương pháp loại trừ để tìm ra hư hỏng. Ta sử dụng nguồn tín
hiệu nhiễu kích ngược từ phần công suất trở về trên đường đi của dây
tín hiệu lần lượt từ ngõ vào của tầng này rồi đến ngõ ra của tầng kia.
Nếu kích ở ngõ vào của tầng nào mà không nghe tín hiệu nhiễu phát
ra trên loa thì phần đó có vấn đề hư hỏng. Sau khi đã xác định hư
hỏng thuộc phần nào thì ta mới bắt đầu tiến hành sửa chữa và chỉ sửa
ở tầng đó thôi. Sau khi sửa chữa xong ta tiếp tục thử xem hư hỏng còn
xảy ra ở phần nào nữa không.
IV. CÁC BÀI THỰC TẬP:
Khảo sát mô hình thực tập.
Thiết bị thực tập chính là mô hình Cassette được trải rộng để dễ dàng
khảo sát. Nó bao gồm các khối chức năng và được phân bố như trong hình sau.
Hình 8-2
Nhiệm vụ của qúa trình khảo sát bao gồm các bước sau:
MÔ HÌNH CASSETTE
? ? ? ? ? ?
? ?
Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM
Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 55
− Nhận dạng các khối của hệ thống thông qua đặc trưng riêng của từng
khối.(Điền tên các khối vào dấu hỏi trong hình ).
− Vẽ lại sơ đồ khối từ mô hình, so sánh với sơ đồ khối lý thuyết.
− Xác định các ngõ vào/ra tín hiệu trên thiết bị.
− Xác định đường kết nối các bộ phận trên thiết bị
− Xác định đường cung cấp điện cho các bộ phận của thiết bị.
− Cấp điện cho thiết bị khảo sát hoạt động.
− Xác định bộ phận hư hỏng trong thiết bị.
V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ:
− Nộp bài báo cáo của các nhóm về kết qủa khảo sát
− Phân tích nhiệm vụ linh kiện và nguyên lý hoạt động của mạch
− Kiểm tra các bài báo cáo và nêu ra những điểm còn thiếu sót của sinh
viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuc_hanh_truyen_thanh_truyen_hinh_p1_8005.pdf