Thực hành hàn cơ bản

BÀI 1: HÀN HỒ QUANG ĐIỆN 4

1.1- Khái niệm về hàn hồ quang. 4

1. 2- Máy hàn và thiết bị phụ trợ. 4

1.3- Các loại mối hàn và chuẩn bị mép hàn. 5

1.4- Chế độ hàn. 7

1.5- Các dạng sai hỏng. 9

1.6-Thực hành hàn. 10

1.6.1 vận hành máy hàn điện thông dụng 10

1.6.2. hàn đường thẳng ở thế bằng 16

Bài 2: HÀN HƠI 21

2.1. Khái niệm. 21

2.2. Ngọn lửa hàn. 21

2.4. Kỹ thuật cắt bằng ngọn lửa khí. 23

2.5. Thực hành hàn. 24

2.5.1.Hình thành đường hàn trên mặt phẳng sử dụng que hàn phụ 24

1. Công việc chuẩn bị. 24

2. Bắt đầu hàn. 24

3. Trong quá trình hàn. 25

4. Kết thúc đường hàn. 26

5. Kiểm tra. 26

 

doc38 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thực hành hàn cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nóng mối hàn tại vị trí cách phần lõm của mối hàn khoảng 5 mm. Khi kim loại mối hàn đã nóng chảy di chuyển mỏ hàn chậm tới phần lõm của mối hàn. -Khi bể hàn đạt được kích thước như đường hàn trước, đưa que hàn phụ vào bể hàn điền đầy phần lõm và tiếp tục hàn. 3. Sự bắn tóe kim loại. Sự bắn tóe kim loại được sinh ra trong khi hàn là do các nguyên nhân sau: -Ngọn lửa ô xy hoá. -Chuyển động que hàn quá rộng và không khí lọt vào vùng hàn. -Ngọn lửa quá mạnh. -Kim loại nóng chảy quá nhiệt. 4. Các thông số hàn. Thông số Thép tấm Áp suất khí Số bép hàn Chiều dài nhân ngọn lửa (mm) Que hàn Thời gian hàn Mối hàn Ôxy (kg/cm2) Axêtylen (kg/cm2) Đường kính (mm) Chiều dài làm việc (mm) Chiều rộng hàn (mm) Chiều cao (mm) 1,6x150x150 1,0 0,1 75 7 1,6 250 ~ 275 1’25”~ 1’35” 5 0,7 2,3x150x150 1,5 0,1 100 8 2,0 210 ~ 225 2’15”~ 2’25” 8 1,0 3,2x150x150 1,8 0,1 150 9 2,6 180 ~ 190 2’30”~ 2’40” 10 1,3 Phiếu đánh giá Họ và tên Sản phẩm số Đánh giá Ngày thực hiện Thời gian thực hiện Nội dung đánh giá Yếu tố đánh giá Mã đánh giá Điểm Hàn Hình dạng mối hàn Sự đồng đều về chiều rộng mối hàn Sự đồng đều về chiều cao mối hàn Sự đồng đều về hình dạng mối hàn Xử lý điểm đầu và điểm cuối của mối hàn Khuyết cạnh Chảy tràn Rỗ khí Độ thẳng của đường hàn Nội dung khác Sự cháy thủng Biến dạng vật hàn Làm sạch Làm sạch mối hàn và kim loại cơ bản Làm sạch oxy hóa bề mặt mối hàn và kim loại cơ bản Thời gian Thời gian thực hiện Tổng điểm Điểm Tổng số điểm/số yếu tố đánh giá = / = Điểm Khoảng điểm 100 ~ 75 74 ~ 50 49 ~ 25 Dưới 24 Mã đánh giá A B C D 2.5.2.HÀN GIÁP MỐI I.MỤC TIÊU - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thiết bị hàn khí, dụng cụ làm sạch phôi hàn, dụng cụ làm sạch mối hàn, dụng cụ đo kiểm. - Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, làm sạch phôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Tính đường kính que hàn, tính công suất ngọn lửa, tính vận tốc hàn phù hợp với chiều dày và tính chất nhiệt lý của vật liệu. - Chọn phương pháp hàn, góc nghiêng mỏ hàn, phương pháp chuyển động mỏ hàn, chuyển động que hàn, loại ngọn lửa hàn phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu. - Gá phôi hàn, hàn đính chắc chắn đảm bảo kích thước của chi tiết trong quá trình hàn. - Hàn các loại mối hàn giáp mối không vát mép, có vát mép chữ V, chữ X ở mọi vị trí hàn đảm bảo độ sâu ngấu, không rỗ khí, ngậm xỉ, không cháy cạnh, vón cục, không bị nứt, ít biến dạng kim loại cơ bản. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn. - Sửa chữa các sai lệch của mối hàn đảm bảo yêu cầu. Thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh phân xưởng. Vật liệu: -Khí axêtylen và khí ôxy. -Thép tấm (1,5 x 100 x 200) mm: 2 tấm. -Que hàn Ž1,6. Dụng cụ và vật liệu: -Bộ thiết bị hàn. -Bộ dụng cụ hàn. -Bộ bảo hộ lao động. 1. Công việc chuẩn bị. -Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ tương tự như trong bài sử dụng, bảo dưỡng thiết bị và dụng cụ hàn khí. -Nắn phôi và làm sạch cạnh hàn. -Điều chỉnh ngọn lửa hàn. 2. Hàn đính. -Sử dụng bép hàn số 50. -Đặt hai tấm phôi lên trên bề mặt tấm thép phẳng sao cho cạnh phôi vuông góc bề mặt tấm thép phẳng và chỉnh cho hai tấm đều và phẳng, không có khe hở. -Hàn đính 2 điểm đầu như hình vẽ. -Khi đính xong dùng búa gõ nhẹ vào vị trí hàn đính để khử biến dạng và nắn phẳng nếu hai tấm bị lệch. Không để hai tấm phôi lệch nhau khi hàn đính 3. Tiến hành hàn. -Đặt phôi lên mặt gạch chịu lửa trên bàn hàn sao cho đường hàn nằm ở trong khoảng trống giữa hai viên gạch. -Giữ mỏ hàn nghiêng một góc từ 450 ~ 500 so với hướng ngược với hướng hàn và góc nghiêng của que hàn khoảng 40o so với hướng hàn. -Dùng bép hàn số 50 và que hàn Ž1,6. -Hàn đường hàn mặt trên xong, làm sạch và lật phôi rồi hàn mặt sau. Khi hàn điều chỉnh để đường hàn trên và dưới trùng nhau. -Tạo chiều rộng đường hàn đều nhau trên toàn bộ chiều dài đường hàn. Nếu giữa đường hàn trên và dưới lệch nhau thì độ bền của chúng sẽ khác nhau. 4. Cắt vật hàn. -Cắt vật hàn tại vị trí cách cạnh đường hàn 5 mm về hai phía. -Làm sạch phần mối hàn. -Lấy phần cắt rời, tiếp tục luyện tập theo các bước ở trên. Cắt tấm phôi tại vị trí cách mép đường hàn 5 mm 5. Kiểm tra mối hàn bằng mắt. -Kiểm tra hình dạng mối hàn. -Kiểm tra phần kim loại đắp và chiều rộng mối hàn. -Kiểm tra độ thẳng mối hàn. -Kiểm tra điểm đầu và điểm cuối đường hàn. -Kiểm tra sự ô xy hoá bề mặt mối hàn. Phiếu đánh giá Họ và tên Sản phẩm số Đánh giá Ngày thực hiện Thời gian thực hiện Nội dung đánh giá Yếu tố đánh giá Mã đánh giá Điểm Hàn Hình dạng vật hàn Hình dạng bên ngoài, biến dạng và độ chính xác vật hàn Hình dạng mối hàn Độ thẳng mối hàn Sự đồng đều về hình dạng mối hàn Xử lý điểm đầu và điểm cuối mối hàn Sự đồng đều về chiều cao phần dắp mối hàn Khuyết cạnh Chảy tràn Làm sạch Làm sạch mối hàn và kim loại cơ bản Làm sạch oxy hóa bề mặt mối hàn và kim loại cơ bản Thời gian Thời gian thực hiện Tổng điểm Điểm Tổng số điểm/số yếu tố đánh giá = / = Điểm Khoảng điểm 100 ~ 75 74 ~ 50 49 ~ 25 Dưới 24 Mã đánh giá A B C D Bài 3: HÀN THIẾC * Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được cộng dụng và đặc điểm của dụng cụ, nguyên vật liệu dùng để hàn thiếc - Sử dụng và bảo quản được mỏ hàn và đèn khò đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn - Hàn chồng mí, hàn nối đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn khi hàn. - Thực hiện được một số công việc hàn thiếc thường gặp trong phạm vi nghề Công nghệ ô tô. * Nội dung bài học 3.1. Khái niệm. Là phương pháp nối các kim loại hoặc hợp kim ở trạng thái rắn nhờ một hợp kim trung gian gọi là vẩy hàn (thiếc). Sự hình thành mối hàn là do quá trình hoà tan và khuếch tán của vẩy hàn vào kim loại vật hàn tai chổ nối. Trong quá trình hàn chỉ có vảy hàn bị nóng chảy và hoà tan vào mép hàn của vật hàn. Chất hàn và chất hoà tan +Chất hàn là những kim loại hay hợp kim đem nối giửa những chi tiết hàn lại với nhau +Chất hoà tan là chất có tác dụng lam sạch mối hàn trước khi hàn Muốn chất lượng mối hàn tốt phải làm sạch vật hàn trước khi hàn vì vậy yêu cầu của chất hoà tan là phải tẩy rửa sạch các ô xít và tạp chất bẩn. 3.2. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị dùng để hàn thiếc. - Mỏ hàn được làm bằng đồng đỏ vì có tính dẫn nhiệt cao, được gắn với thanh kim loại có cán gỗ. + Dụng cụ, thiết bị hàn: Panh kẹp, mỏ hàn. - Các mỏ hàn thường được chế tạo có công suất 5 ¸ 750 W. Để hàn các linh kiện điện tử thường sử dụng các mỏ hàn có công suất thấp. - Có hai loại mỏ hàn hay dùng: Mỏ hàn sợi đốt (P ³ 40 W) Mỏ hàn xung . Cấu tạo mỏ hàn + Thân làm bằng nhựa cách điện + Điện trở làm bằng lò xo + Mỏ hàn làm bằng đồng đỏ H×nh d¹ng bªn ngoµi 220V èng bét thuû tinh Dây lò xo Vá má hµn ®Çu má hµn ~ 220v CÊu t¹o bªn trong - Cắm mỏ hàn vào nguồn điện 220V nhờ bộ phận điện trở biến điện năng thành nhiệt năng cung cấp nguồn nhiệt cho mỏ hàn nhằm duy trì quá trình hàn. - Đèn hàn thường dùng ở các vị trí có tính cơ động. Nhiên liệu dùng cho đèn thường là xăng cung cấp nhiệt cho mỏ hàn(đèn khò) - Những dụng cụ khác : + Dao cạo rỉ và tạp chất của mối hàn. + Dũa dùng để gia công mối hàn sau khi hàn xong. + Chổi lông để bôi chất hoà tan. * Vật liệu: Chất hàn mềm: Được sử dụng trong kỹ thuật điện tử hầu hết là các dây hàn có lõi là chất xúc tác. Chất hàn mềm có nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 1800¸2150, có đường kính 0,75 mm, 1 mm, 1,5 mm, 2 mm. Tuỳ theo độ lớn của điểm hàn mà ta chọn đường kính dây hàn. Thiếc hàn gồm có hai loại: Thiếc dây và thiếc thanh (càng mềm càng tốt) Chất xúc tác: axit, nhựa thông có tác dụng làm sạch bề mặt của kim loại cần hàn. 3.3. Kỹ thuật hàn thiếc bằng mỏ hàn điện trở. Hàn bằng mỏ hàn điện trở thường chỉ được áp dụng hàn các chi tiết nhỏ, nối các dây điện, hàn các linh kiện điện tử. Trước khi hàn cần làm sạch mỏ hàn và vật hàn bằng nhựa thông hoặc chất the. Dùng mỏ hàn nung nóng thiếc đến khi thiếc chảy. Khi thiếc đả chảy thì cho thiếc đến nơi cần hàn. Giử nguyên mỏ hàn ở mối hàn một thời gian rồi mới đưa mỏ hàn ra. Nếu mối hàn chưa đảm bảo yêu cầu thì cho mỏ hàn lại và lấy thiếc ra thực hiện lai mối hàn 3.4. Kỹ thuật hàn thiếc bằng mỏ hàn đốt và đèn khò. - Mỏ hàn ôxy-axêtylen thường được nung nóng vật hàn trong công nghiệp. Ngọn lửa bình thường hoá dùng khi hàn thép không gỉ ngọn lửa các bon hoá thường được dùng hàn các kim loại khác. Khi hàn những tấm mỏng S<6mm thường dùng phương pháp hàn trái và sữ dụng vẩy hàn cứng khi đó cần đưa mo hàn chuyển động tròn và ngọn lửa sẽ nung nóng vật hàn đến nhiệt độ cần thiết. Khi nối hai chi tiết có chiều dày khác nhau thì mép hàn dày hơn được đốt nóng nhiều hơn đựoc đốt nóng lâu hơn để hai mép hàn đạt nhiệt độ cùng một lúc. Chỉ khi nào các mép hàn nối đả đả đạt nhiệt độ hàn yêu cầu thì mới đưa thiếc hàn vào khe hở của mối hàn đó. - Khi hàn nối lồng hai ống lót nếu ngọn lửa hướng cả lên que hàn với vật hàn cùng một lúc thì que hàn sẽ nóng chảy trước khi bề mặt kim loại đạt tới nhiệt độ hàn yêu cầu. Như vậy mối hàn sẽ không chắc chắn. Mhiệt được sữ dụng sao cho được truyền tới chỏ giáp mối qua kim loại cơ bản là hợp lý nhất. Khi hàn bề mặt mối ghép rộng kết quả tốt nhất sẽ đạt được bằng việc lót que hàn giủa các chi tiết dưới hình thức một thanh lót mỏng rồi mới hàn. Khi hàn đèn khò đốt cháy chất hàn vào mối hàn hoặc dùng ở nhiệt độ của lò để làm chảy chất hàn vào mối hàn, sau khi hàn xong sửa sạch bằng cách đun sôi trong dung dịch NaOH 10% sau đó sửa bằng nước chảy. +Phủ chất hoà tan lên mối nối hay nhúng toàn bộ chi tiết vào +Trước khi hàn phải làm sạch mỏ hàn được nung nóng trước khi hàn bằng cách nhúng vào chất hoà tan sau đó đưa mỏ hàn đốt nóng mối hàn và chất hàn chảy điền đầy vào mối hàn để chất hàn thấm sâu vào mối hàn ta cần di chuyển mỏ hàn đi lại nhiều lần trên mối hàn +Khi đưa mỏ hàn mà chất hàn không chảy lỏng mà kéo dây về phía sau chứng tỏ mỏ hàn nhiệt độ chưa đủ cần phải cung cấp nhiệt cho mỏ hàn. Chú ý : Đối với mối hàn lớn phải giử nhiệt cho mối hàn từ 100-120 độ sau đó mối hàn. 3.5. An toàn khi hàn thiếc Trong quá trình hàn thiếc có sử dụng đến A xít, nguồn điện, xăng, bếp lò trong quá trình làm việc cần chú ý tránh xa, cẩn thận trong quá trình hàn. 3.6. Thực hành hàn. Thực hành hàn nối dây dẫn. Các bước công việc: + Bước 1 Làm thẳng dây: Dùng tay vuốt hoặc kéo thẳng các dây cần hàn + Bước 2 Làm sạch dây: Dùng dao cạo sạch lớp men cách điện trên bề mặt dây, dùng giấy giáp vuốt sạch lại cho các dây thật bóng. + Bước 3 Láng nhựa thông: Đặt dây hàn vừa làm sạch xuống bàn hàn (có nhựa thông) rồi dùng mỏ hàn đã nóng cho nhựa thông chảy ra và vuốt nhựa thông bám một lớp mỏng, đều trên bề mặt của dây hàn. Nhựa thông vừa mang tính chất rửa sạch dây dẫn, vừa làm chất xúc tác trong quá trình hàn. + Bước 4 Láng thiếc: Dây đồng sau khi đã được láng nhựa thông, dùng mỏ hàn đã nóng đặt nên dây cùng với thiếc. Láng đều trên bề mặt dây trong môi trường nhựa thông. Yêu cầu thiếc không tạo thành gai, cục trên bề mặt của dây. + Bước 5 Hàn nối: Hàn dây thành mắt lưới: Đặt dây như hình vẽ. Đầu mỏ hàn đặt vào vị trí cần hàn. Mối hàn phải đều, tròn, bóng. Thao tác hàn nhanh gọn Hàn nối dây xoắn: Tiến hành làm các bước bình thường như đã nêu ở trên nhưng trước khi kết thúc mối hàn ta đặt đầu mỏ hàn phía dưới mối hàn xoắn để hút hết các phần thiếc thừa xuống đầu mỏ hàn. Mối hàn phải ngấu, bóng, đều. Tài kiệu tham khảo: [1]. Trương Công Đạt- Kỹ thuật hàn- NXBKHKT Hà Nội 1977 [2]. Ngô Lê Thông – Công nghệ hàn nóng chảy (tập 1 cơ sở lý thuyết)- [3]. NXBKHKT Hà Nội 2004. [4]. Lưu Văn Huy, Đỗ Tấn Dân- Kỹ thuật hàn- NXBKHKT 2006. [5]. I.I xô-cô-lốp- hàn và cắt kim loại-NXBCNKT- 1984

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_hanh_han_co_ban.doc
Tài liệu liên quan