Thực hành động viên người lao động: công cụ của người quản lý

Lý thuyết quản trị có quá nhiều các tình huống điển hình minh

hoạ kinh nghiệm xây dựng động lực làm việc cho người lao động.

Bài viết tập hợp một vài trường hợp và cách làm phổ biến.

Cây gậy và củ cà rốt

Cách thức quản lý cổ điển với kỷ luật nghiêm và hình phạt nặng

không chỉ thất bại trong việc xây dựng động lực làm việc mà còn

để lại tâm lý chống đối trong tầng lớp lao động. Các hình phạt

thường có nhiều tác động tiêu hơn là tích cực và đẩy người quản

lý và người lao động tới trạng thái thù địch và đối đầu. Đối ngược

với phương pháp này, "củ cà rốt" ca ngợi và ghi nhận nỗ lực làm

việc của người lao động đã cải thiện tích cực không khí làm việc,

mang lại cho người lao động sự thoả mãn lớn hơn trong công

việc cũng như tăng trưởng đáng kể hiệu suất lao động.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực hành động viên người lao động: công cụ của người quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành động viên người lao động: công cụ của người quản lý Lý thuyết quản trị có quá nhiều các tình huống điển hình minh hoạ kinh nghiệm xây dựng động lực làm việc cho người lao động. Bài viết tập hợp một vài trường hợp và cách làm phổ biến. Cây gậy và củ cà rốt Cách thức quản lý cổ điển với kỷ luật nghiêm và hình phạt nặng không chỉ thất bại trong việc xây dựng động lực làm việc mà còn để lại tâm lý chống đối trong tầng lớp lao động. Các hình phạt thường có nhiều tác động tiêu hơn là tích cực và đẩy người quản lý và người lao động tới trạng thái thù địch và đối đầu. Đối ngược với phương pháp này, "củ cà rốt" ca ngợi và ghi nhận nỗ lực làm việc của người lao động đã cải thiện tích cực không khí làm việc, mang lại cho người lao động sự thoả mãn lớn hơn trong công việc cũng như tăng trưởng đáng kể hiệu suất lao động. Công cụ động viên của người quản lý Nhiệm vụ chủ chốt của người quản lý là phát triển một môi trường làm việc hiệu quả. Người quản lý cần động viên nhóm của mình, từng cá nhân và cả tập thể, nhờ đó mà hiệu quả của môi trường làm việc được duy trì và phát triển. Đồng thời, người lao động cảm nhận được sự thoải mái và thoả mãn trong từng công việc thực hiện. Công cụ động viên chủ yếu của người người quản lý có thể liệt kê gồm:  Khen ngợi và ghi nhận  Tin tưởng, tôn trọng, và đặt kỳ vọng cao vào người lao động  Thể hiện niềm tin vào lòng trung thành và ý thức xây dựng tổ chức của người lao động  Xoá bỏ các rào cản ngăn trở giữa hiệu quả công việc của nhóm và của cá nhân  Luôn làm phong phú công việc  Truyền thông cởi mở và tích cực  Khuyến khích bằng vật chất Các công cụ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và có thể thấy rằng, một lần nữa, tiền bạc lại được đặt ở bậc ưu tiên cuối cùng. Hiệu quả mang lại từ thành công trong xây dựng môi trường động viên tích cực có thể quan sát ở nhiều sách giáo khoa về quản trị/quản trị nhân sự. Nhưng tuyệt vời nhất chính là những cải thiện rõ rệt trong chính cơ quan hay công ty của chúng ta, gần gũi hơn, là trong nhóm chúng ta làm việc hay. Một điểm cần lưu ý công cụ động viên không chỉ thuộc độc quyền sử dụng của người lãnh đạo. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và khai thác hiệu quả các công cụ này. Tại sao không khen ngợi và ghi nhận nỗ lực làm việc của bạn đồng nghiệp? Là đồng nghiệp thì không cần tôn trọng nhau? Có cần truyền thông với những người cùng làm việc trong đội? Nếu mời bạn đồng nghiệp đi uống cà phê với lý do tháng này bạn đó đã làm việc xuất sắc có gì không nên? Đừng ra lệnh, hãy thuyết phục Thuyết phục có sức mạnh lớn hơn nhiều mệnh lệnh. Điều này cũng giống như ngòi bút mạnh hơn lưỡi gươm vậy. Người quản lý sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn khi biết cách thuyết phục nhân viên của mình bằng các luận điểm hợp lẽ chứ không phải bằng các mệnh lệnh cứng nhắc. Mặc dù tính kỷ luật là điều cần thiết song thuyết phục sẽ tạo ra tinh thần phấn khích, động lực làm việc chủ động và sáng tạo. Trong khi đó, mệnh lệnh sẽ nhanh chóng tiêu diệt chất lượng của công việc. Khi còn nhỏ, nhiều người trong chúng ta phải làm một việc không mấy ưu thích: rửa bát sau bữa ăn. Hãy hình dung cảnh một ông anh trừng mắt quát cô em gái bưng mâm bát đi rửa. Và một bà chị nhẹ nhàng nhờ em đi rửa bát, còn chị sẽ lau dọn bàn và chuẩn bị đĩa hoa quả chờ em xong việc cùng tráng miệng. Mâm bát vẫn luôn được rửa xong. Nhưng bát có thật sạch, được xếp ngay ngắn và cô em gái vừa làm vừa hát bài ca yêu thích hay không mới cần quan tâm chứ. Ba cấu phần chính của việc thuyết phục gồm: 1. Đề nghị 2. Sử dụng các ẩn ý và khai thác tâm lý của người bị thuyết phục 3. Các lập luận lô-gic Một khi đã bị thuyết phục, người lao động sẽ tự có động lực tốt nhất để thực hiện công việc. Người quản lý sẽ đạt được mục tiêu một cách yên lặng, nhẹ nhàng và tốn ít sức nhất. Một số nghiên cứu đáng chú ý về thuyết phục và động viên đã được tiến hành trong lĩnh vực quảng cáo và marketing. Các nghiên cứu này phần lớn mang tính ứng dụng và có thể sử dụng hiệu quả trên thực tế. Nhiều kết quả được tập hợp trong cuốn "The Hidden Persuaders" của tác giả Vance Packard. Một vài kỹ thuật thuyết phục thường được áp dụng trong quảng cáo:  Trao đổi nhanh gọn có hiệu quả cao hơn do được ghi nhớ tốt hơn  Não phát ra sóng beta khi một người thực sự hứng thú và quan tâm tới một vấn đề cụ thể đang được trình bày. Sóng này có thể đo được bằng một vài thiết bị chuyên dụng  Sử dụng các đoạn trình bày ngắn để khơi dậy tiềm thức, trong đó thông được được truyền tải ở cấp độ nhận thức thấp Có thể sử dụng các kỹ thuật này trong môi trường làm việc ? AT&T (The American Telephone and Telegraph Co.,) ghi nhận tầm quan trọng của các nhu cầu tiềm ẩn, trong một lần thành công với nỗ lực khuyến khích các cuộc gọi đường dài bằng việc sử dụng một câu đơn giản "Reach out, reach out, and touch someone." Các nhà quản lý hoàn toàn có thể sử dụng các kỹ thuật thuyết phục/động viên trong nhiều tình huống phù hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_hanh_dong_vien_nguoi_lao_dong_31.pdf
Tài liệu liên quan