Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
-Nhận biết được sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.
-Nhận xét sự phân hoá các kiểu khi hậu ở đới nóng và đới ôn hoà.
-Đọc bản đồ: Xác định ranh giới các đới khí hậu, nhận xét sự phân hoá theo đới,
theo kiểu của khí hậu.
-Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để biết được đặc điểm chủ yếu của một
số kiểu khí hậu.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực hành đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên trái đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hành
đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên trái đất. Phân tích
biểu đồ một số kiểu khí hậu
A. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
- Nhận biết được sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Nhận xét sự phân hoá các kiểu khi hậu ở đới nóng và đới ôn hoà.
- Đọc bản đồ: Xác định ranh giới các đới khí hậu, nhận xét sự phân hoá theo đới,
theo kiểu của khí hậu.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để biết được đặc điểm chủ yếu của một
số kiểu khí hậu.
B. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ Khí hậu thế giới.
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số kiểu khí hậu trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học.
Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành.
HĐ 1: Cá nhân/ cặp.
Bước 1:
- GV giới thiệu khái quát: Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời
tới bề mặt Trái Đất không đều theo vĩ độ do góc chiếu sáng và thời gian chiếu
sáng khác nhau. Các yếu tố của khí hậu có sự khác nhau ở các nơi nên có sự khác
nhau về khí hậu ở các khu vực… Căn cứ vào sự phân bố đó, người ta có thể chia
bề mặt Trái Đất thành 5 vòng đai nhiệt có những đặc điểm khí hậu khác nhau (các
vòng đai nhiệt là cơ sở để phân ra các đới khí hậu).
Bước 2:
- HS dựa vào bản đồ và kiến thức đã học ở lớp 6, tìm hiểu:
+ Đọc tên các đới khí hậu, xác định phạm vi từng đới.
+ Xác định phạm vi của từng kiểu khí hậu ở đới nóng và đới ôn hoà trên bản
đồ.
+ Nhận xét về sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới nóng và đơi ôn hoà.
Bước 3:
- HS dựa vào bản đồ trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, góp ý.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Mỗi nửa cầu có 7 đới khí hậu.
- Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua Xích đạo.
- Trong cùng một đới lại có nững kiểu khí hậu khác nhau do ảnh hưởng của
vị trí đối với biển, độ cao và hướng của địa hình…
- Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở nhiệt đới chủ yếu theo vĩd dộ, ở đới ôn hoà
chủ yếu theo kinh độ.
HĐ 2: Cá nhân/ cặp.
Bước 1: HS làm bài tập 2
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ vị trí các kiểu khí hậu, GV giúp HS
chuẩn kiến thức.
Đáp án:
a) Đọc biểu đồ.
- Biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội).
+ ở đới khí hậu nhiệt đới.
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 180C, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng
300C, biên độ nhiệt năm khoảng 120C.
+ Mưa: 1694mm/năm mưa tập trung vào mùa hạ (tháng 5 -> 10).
- Biểu đồ Khí hậu cận nhiệt địa trung hải (Palecmô).
+ Thuộc đới khí hậu cận nhiệt.
+ Nhiệt độ thấp nhất khoảng 110C, nhiệt độ cao nhất khoảng 220C, biên độ
nhiệt khoảng 110C.
+ Mưa 692mm/năm, mưa nhiều vào thu đông, mùa hạ ít mưa (tháng 5-> 9)
- Biểu đồ Khí hậu ôn đới hải dương (Valenxia).
+ Thuộc đới khí hậu ôn đới.
+ Nhiệt độ thấp nhất khoảng 70C, nhiệt độ cao nhất khoảng 150C, biên độ
nhiệt khoảng 80C.
+ Mưa 1416mm/năm, mưa nhiều quanh năm, nhất là mùa đông.
- Biểu đồ Khí hậu ôn đới lục địa (Cô bu).
+ Thuộc đới khí hậu ôn đới.
+ Nhiệt độ thấp nhất khoảng -70C, nhiệt độ cao nhất khoảng 160C, biên độ
nhiệt lơn (khoảng 230C).
+ Mưa 1164mm/năm, mưa nhiều vào mùa hạ (tháng 5 -> 9).
b) So sánh.
* Kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa:
- Giống nhau: Nhiệt độ trung bình nằm thấp (tháng cao nhất không tới
200C).
Lượng mưa trung bình năm thấp hơn một số kiểu khí hậu của đới nóng.
- Khác nhau:
Ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng thấp nhất trên 00C, biên độ nhiệt nhỏ.
Mưa nhiều quanh năm, mưa nhiều vào mùa thu đông.
Ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng thấp nhất dưới 00C, biên độ nhiệt lớn. Mưa
ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ.
* Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
- Giống nhau: Nhiệt độ trung bình năm cao, có một mùa mưa, một mùa khô
- Khác nhau:
+ Nhiệt độ: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cao hơn.
+ Mưa: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều hơn và mưa vào mùa hạ, khô
vào mùa đông. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mưa ít và mưa nhiều vào thu đông,
khô vào mùa hạ.
Bước 4: Đánh giá.
HS và GV tự đối chiếu kết quả và tự đánh giá kết quả làm việc của mình và
các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy...................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_8183.pdf