Bài viết này tập trung phân tích bản chất của đánh giá quá trình và những tác
động của nó đối với việc thúc đẩy hoạt động học tập độc lập trong giáo dục đại học. Dựa
trên các kết quả nghiên cứu đã tiến hành, tác giả đề xuất mô hình đánh giá và hệ thống
các giải pháp giúp sinh viên tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình, nghĩa là trở
thành những người học độc lập. Tác giả hy vọng nghiên cứu bước đầu này sẽ gợi mở
những giải pháp mới và hiệu quả, cho những nghiên cứu sâu hơn, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đại học.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thúc đẩy học tập độc lập trong giáo dục đại học thông qua đánh giá quá trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n những hành vi cụ thể, những hiện tượng
vừa quan sát và ghi chép được để phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt hoặc suy diễn. Khi
phản hồi cần nêu cụ thể về những điểm cần cải thiện, nên chú trọng vào những hành vi có
thể thay đổi, thảo luận giải pháp cải thiện một cách cụ thể.
d. Kích thích động lực học tập tích cực và lòng tự trọng của SV
Đánh giá dưới dạng nhận xét tích cực của GV, của bạn cùng lớp có tác dụng nuôi dưỡng
những suy nghĩ tích cực, hình thành sự tự tin, lòng tự trọng ở SV, khuyến khích, động viên,
thúc đẩy người học hành động. Nói đến đánh giá vì sự tiến bộ của SV nghĩa là đánh giá phải
làm sao để sinh viên không sợ hãi, không bị tổn thương. Nên bắt đầu phản hồi bằng cách nêu
bật những điểm tích cực trước, không nên xâu chuỗi những lỗi, khuyết điểm trong quá khứ,
trừ trường hợp cần nhấn mạnh những hành vi có tính chất hệ thống. Đánh giá là vì người
nhận, không phải vì người đánh giá. Do vậy, khi đánh giá, GV và người đánh giá cần nghiêm
túc, cẩn trọng, tính toán đến tác động của những thông tin phản hồi mà mình đưa ra.
e. Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau
Mỗi cá nhân để thành công học đường, thành đạt, hạnh phúc, để có thể học tập suốt đời
cần sở hữu nhiều năng lực, kĩ năng khác nhau. Năng lực học tập độc lập của của mỗi cá nhân
cũng gồm nhiều thành phần và là một phổ từ năng lực bậc thấp như nhận biết/ tìm kiếm
thông tin (tái tạo)... tới năng lực bậc cao (khái quát hóa/phản ánh). Do vậy, GV phải sử dụng
nhiều loại hình, công cụ đánh giá nhằm hướng tới việc điều chỉnh các loại năng lực khác
nhau của người học ở các mức độ khác nhau. Năng lực học tập độc lập và các thành tố của
nó không bất biến mà được hình thành và biến đổi liên tục trong suốt quá trình học và rèn
luyện của mỗi cá nhân. Mỗi kết quả kiểm tra đánh giá chỉ là một “lát cắt”, do vậy, mỗi phát
xét, quyết định về sinh viên phải sử dụng đủ nhiều thông tin từ các kết quả kiểm tra đánh giá.
Mỗi một công cụ đánh giá có những ưu, nhược điểm và thích hợp với những thời điểm, bối
cảnh đánh giá riêng. Vì vậy, trong đánh giá quá trình, người dạy nên phối hợp linh hoạt các
công cụ đánh giá quá trình để có được nhìn nhận chính xác, tổng thể về người học. Các công
cụ đó bao gồm: Sổ ghi chép (nhật ký), báo cáo thực hiện công việc, phiếu học tập, phiếu tự
đánh giá của người học (Rubric), bảng kiểm, thang đo, các bài kiểm tra (pre-test/test): kiểm
tra đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ trong mỗi bài dạy; hệ thống câu hỏi được kết hợp trong quá
trình dạy học; phiếu kiểm tra nhanh cuối giờ: điền chỗ trống, viết tự luận ngắn hay hồ sơ học
tập
f. Phản hồi thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học
Ý kiến phản hồi có hiệu quả tốt nhất khi đó là một quá trình liên tục hơn là một quá trình
rời rạc một hoặc hai lần. Cần khuyến khích các cuộc trao đổi, thảo luận, phản hồi thường
xuyên giữa những người học và giáo viên, sớm biến nó trở thành một thói quen. Các phản
hồi cần kịp thời, tốt nhất khi mà sự việc vẫn còn “tươi mới” trong đầu của cả người đưa và
nhận phản hồi. Hãy khen ngợi ngay lập tức khi hiệu quả công việc tốt. Còn khi ý kiến phản
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 63
hồi là không tích cực, thì hãy phản hồi trong vòng 24 giờ. Tăng cường sử dụng các hình thức
phản hồi khác nhau như: tích hợp trong giờ dạy học: chính thức/không chính thức; trong các
giờ trả bài; trong các giờ hoạt động khác (trên lớp/ngoài lớp); trao đổi qua, điện thoại, e-mail,
blog, wiki... Điều này cũng thúc đẩy các mối quan hệ giữa SV và GV, hay SV với bạn học,
tạo môi trường học tập thân thiện tạo điều kiện cho học tập độc lập diễn ra.
g. Tạo cơ hội để thu hẹp khoảng cách giữa hiệu suất hiện tại và mục tiêu kỳ vọng
Đánh giá quá trình hướng tới phát triển các năng lực của người học một cách bền vững,
cần tạo điều kiện cho sinh viên khai thác, vận dụng các kiến thức, kĩ năng liên môn và xuyên
môn. Các nhiệm vụ đánh giá cần giống như giàn giáo hỗ trợ người học dần tiến đến mục tiêu
học tập của mình, tạo cơ hội, môi trường để người học rèn luyện đáp ứng các mức độ phát
triển từ thấp đến cao. Việc tạo cơ hội còn bao gồm cả việc cho phép sinh viên thực hiện lại
nhiệm vụ hoặc thực hiện các nhiệm vụ tương tự. Giải pháp này cũng đòi hỏi GV tham gia hỗ
trợ SV để thu hẹp khoảng cách, tăng cường tư vấn, đối thoại. Phương pháp, công cụ đánh giá
và phương pháp sư phạm cần hướng tới phát huy tinh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của
SV trong học tập, chú trọng thực hành, rèn luyện và phát triển kĩ năng. Qua những phán
đoán, nhận xét về việc học của SV, GV nhất thiết phải giúp cho các em nhận ra chiều hướng
phát triển trong tương lai của bản thân, nhận ra những tiềm năng của mình. Nhờ vậy, thúc
đẩy các em phát triển lòng tự tin, cả hướng phấn đấu học tập và hình thành năng lực tự đánh
giá.
3. KẾT LUẬN
Đánh giá quá trình với những phản hồi thường xuyên, liên tục có một vai trò quan
trọng trong dạy và học ở đại học. Nó không nhằm mục đích đưa ra kết luận về kết quả giáo
dục cuối cùng của từng người học mà tập trung vào việc tìm ra những nhân tố tác động đến
kết quả học tập của người học để có những giải pháp kịp thời, đúng lúc, giúp cải thiện,
nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, đánh giá quá trình có những tác động mạnh mẽ:
khuyến khích sự nỗ lực, duy trì động lực học tập, phát triển tự ý thức, thúc đẩy các kĩ năng
học tập tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hoạt động học tập độc lập của sinh viên diễn
ra. Mô hình đánh giá quá trình và các giải pháp đề xuất trên hướng vào việc cung cấp các
thông tin phản hồi thường xuyên, đa dạng, có chất lượng, trong đó, nhấn mạnh vai trò quan
trọng của tự phản hồi, tự đánh giá. Tuy nhiên, các giải pháp trình bày trên không phải là tất
cả mà chỉ đơn thuần mang ý nghĩa khởi đầu, gợi mở cho những nghiên cứu sâu hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Hải Chi (2013), “Đặc điểm và các mức độ của học tập độc lập”, Tạp chí giáo dục, Số đặc
biệt, 8/2013.
2. Tôn Quang Cường (2009), “Thiết kế quy trình dạy học theo tiếp cận chuẩn quốc tế”, Tài liệu
tập huấn dành cho giáo viên các trường THPT chuyên, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 64
3. Đặng Thành Hưng (2012), “Bản chất và điều kiện của việc tự học”, Tạp chí Khoa học Giáo
dục, số 78, tháng 3/2012.
4. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Kiểm tra đánh giá trong
giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5. Harlen, Wynne and James, Mary (1997), “Assessment and Learning: differences and
relationships between formative and summative assessment”, Assessment in Education:
Principles, Policy & Practice, 4: 3.
6. Molenda, Michael (2003), “In Search of the Elusive ADDIE Model”, Performance
improvement 42 (5).
7. Nicol, D. J. & Macfarlane-Dick, D. (2006), “Formative assessment and self-regulated
learning: A model and seven principles of good feedback practice”, Studies in Higher
Education, 31 (12).
8. Popham, W. J. (2008), Transformative Assessment, Alexandria, Virginia: ASCD.
9. Sadler, D. R. (1998), Formative assessment: Revisiting the territory, Assessment in education,
5(1).
10. Wiliam, D. (2007), Content then process: Teacher learning communities in the service of
formative assessment. Ahead of the curve: The power of assessment to transform teaching and
learning.
PROMOTING INDEPENDENT LEARNING THROUGH FOMATIVE
ASSESSMENT IN HIGHER EDUCATION
Abstract: This article focuses on analyzing the nature of the Formative Assessment and
its impacts on promoting independent learning in Higher Education. Based on the result
of research conducted, the authors also present a model of formative assessment and
solutions system that help students to take responsibility for their learning - i.e. become
independent learners. The authors hope that this research will suggest new and more
effective solutions to fulfill a need in higher education for both practical and theoretical
information for Vietnamese experts.
Keywords: active learning, assessment, formative assessment, higher education,
independent learning
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_day_hoc_tap_doc_lap_trong_giao_duc_dai_hoc_thong_qua_da.pdf