Thuật ngữ cơ bản phân tích kỹ thuật

Cơ sở của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Bản thân Charler H. Dow, cha đẻ của lý thuyết Dow lúc khởi đầu không coi lý thuyết của mình là công cụ để dự báo thị trường cổ phiếu hoặc là công cụ hướng dẫn cho các nhà đầu tư, mà chỉ xem xét chúng như là một hàn thử biểu về xu thế chung của thị trường. William P.Hamilton, người kế nghiệp, đã biên soạn lại thành lý thuyết Dow hiện đại ngày nay. Thuật ngữ xu thế chung của thị trường được hiểu là chỉ số giá trung bình của một số cổ phiếu đại diện

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thuật ngữ cơ bản phân tích kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuật ngữ cơ bản Phân Tích Kỹ Thuật Cơ sở của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Bản thân Charler H. Dow, cha đẻ của lý thuyết Dow lúc khởi đầu không coi lý thuyết của mình là công cụ để dự báo thị trường cổ phiếu hoặc là công cụ hướng dẫn cho các nhà đầu tư, mà chỉ xem xét chúng như là một hàn thử biểu về xu thế chung của thị trường. William P.Hamilton, người kế nghiệp, đã biên soạn lại thành lý thuyết Dow hiện đại ngày nay. Thuật ngữ xu thế chung của thị trường được hiểu là chỉ số giá trung bình của một số cổ phiếu đại diện. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-LÝ THUYẾT DOW Lý thuyết Dow đưa ra các tiền đề cơ bản sau: a. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường. Nó phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình hoá lại tất cả các biến động từng ngày, tất cả những cái gì diễn ra và các điều kiện tác động lên cung và cầu các cổ phiếu, kể cả những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số trung bình. b. Ba xu thế thị trường Xu thế dài hạn của giá các cổ phiếu được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai đoạn bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, nó là các phản ứng hoặc các điều chỉnh khi xu thế cấp một tăng hoặc giảm quá mức trong một gai đoạn nào đó. Xu thế cấp hai lại bao gồm các xu thế cấp ba, thường là các biến động ngày này qua ngày khác, là xu thế không có vai trò quan trọng đối với thị trường. c. Xu thế cấp một Đó là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài năm. Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá reaction, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con bò tót. Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con gấu. d. Xu thế cấp hai Đó là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một. Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường con bò tót hoặc các đợt tăng giá phản nghịch hoặc hồi phục trung gian trên thị trường con gấu. Thường thì xu thế này kéo dài từ ba tuần đến vài tháng. Chúng thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng giảm lần trước trong quá trình diễn biến của xu thế cấp một. Trong thị trường con bò tót giá tính theo chỉ số bình quân ngành công nghiệp có thể tăng đều đặn, có sự ngắt quãng nhỏ, với việc tăng giá khoảng 30% so với đợt điều chỉnh của xu thế cấp hai lần trước. Sự điều chỉnh này có thể đưa đến kết quả giảm giá 10 điểm đến 20 điểm trước khi đợt tăng giá trung gian mới của thị trường con bò tót lại bắt đầu. Như vậy, chúng ta có hai tiêu chuẩn để nhận biết xu thế cấp hai. Bất kỳ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu thế cấp một và kéo dài trong ba tuần và đưa đến giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu thế cấp một được coi là xu thế cấp hai. e. Xu thế cấp ba Đó là các biến động nhỏ thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài trên 3 tuần và đối với các nhà lý thuyết Dow thì chúng không có tầm quan trọng. Thường thì trong các đợt trung gian, trong xu thế cấp hai hoặc giữa hai xu thế cấp hai có khoảng 3 đợt sóng nhỏ có thể phân biệt được. Xu thế cấp ba chỉ là một trong ba xu thế và chúng dễ bị thao túng. f. Thị trường con bò tót Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn ba đợt. Giai đoạn một là giai đoạn tích tụ, trong thời gian này người đầu tư có tầm nhìn sẽ cảm nhận được rằng tình hình thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ đảo chiều, và họ sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi các nhà đầu tư đang có tâm lý bi quan. Họ sẽ tăng giá chào mua từ từ một khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Các báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của thị trường trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở mức trung bình nhưng bắt đầu các đợt tăng giá đợt tăng giá nhỏ. Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh và hoạt động thị trường cũng tăng lên do có các thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh và do có xu thế tăng thu nhập trên một cổ phiếu của công ty, gây nên sự chú ý của công chúng. Chính là trong giai đoạn này các nhà phân tích kỹ thuật thu hoạch được lợi nhuận cao nhất. Giai đoạn ba là khi thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch. Tất cả các tin tức tài chính đều tốt đẹp, giá tăng đột biến và các tin tức giá cả được đưa lên trang đầu của báo chí. Số cổ phiếu các đợt phát hành mới được đưa ra hàng loạt. Đến giai đoạn này người ta nghĩ rằng thị trường đã tăng trong hai năm và đã đến lúc phải đặt lại câu hỏi: có nên bán cổ phiếu đi không? ở giai đoạn sôi động này khối lượng giao dịch vẫn tăng, giá các cổ phiếu ít giá trị trước đây tăng đột ngột, nhưng giá các cổ phiếu độ tín nhiệm cao lại không tăng nữa. g. Thị trường con gấu Xu thế cấp một giảm giá này được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một gọi là giai đoạn phân phối nó bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò tót trước đó. ở giai đoạn này người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã đạt mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ. Khối lượng giao dịch vẫn cao nhưng có xu hướng giảm trong đợt tăng giá, công chúng vẫn sôi động nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu chập chờn vì hy vọng về lợi nhuận bắt đầu tắt dần. Giai đoạn hai là giai đoạn hoảng loạn Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người bán thì mất bình tĩnh. Xu hướng giảm giá gia tăng đột ngột, trong khi khối lượng giao dịch tăng không bình thường. Sau giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp hai hồi phục hoặc củng cố, và sau đó là đến giai đoạn ba. Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những người nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn hoảng loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá cổ phiếu lúc đó có vẻ là rẻ so với mấy tháng trước đó. Các tin tức về tình hình kinh doanh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn ba này việc giảm giá cổ phiếu không đột ngột như ở giai đoạn hoảng loạn, nhưng vì còn có những người phải bán bắt buộc vì họ cần tiền cho các nhu cầu khác. Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao giảm giá từ tốn hơn, và trong giai đoạn cuối này thị trường con gấu tập trung sự chú ý vào các cổ phiếu này. Thị trường con gấu kết thúc khi mọi khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận hết, và thị trường kết thúc trước khi các tin tức xấu chấm dứt. Cần chú ý rằng thị trường con bò tót lần sau không giống hoàn toàn thị trường con bò tót lần trước, cũng vậy đối với các thị trường con gấu, vì chúng có thể không qua tất cả các giai đoạn nêu trên. Thị trường con gấu ngắn ngủi có thể không có giai đoạn hoảng loạn. Giai đoạn thứ ba của thị trường con bò tót, giai đoạn đầu cơ sôi động, có thể kéo dài hơn một năm hoặc chỉ xây ra trong một hai tháng. Giai đoạn hoảng loạn cũng có thể chỉ xảy ra trong một hai tuần. h. Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau Nguyên lý này là một nguyên lý khó giải thích nhưng đã được thực tế kiểm chứng. Những ai coi nhẹ nguyên lý này đều đã phải hối hận. Nguyên lý này nói rằng chỉ một loại chỉ số không thôi chưa đủ xác nhận tín hiệu bước ngoặt của xu thế. Ví dụ trong đồ thị nêu trên, hai chỉ số trung bình: chỉ số công nghiệp và chỉ số ngành đường sắt. Thị trường con gấu kéo dài trong vài tháng, sau đó tại điểm a chỉ số công nghiệp bắt đầu phục hồi đến điểm b, tiếp đó giảm xuống điểm c là điểm vẫn cao hơn a sau đó lại gia tăng đến điểm d cao hơn b. Như vậy, chỉ số công nghiệp báo hiệu sự chuyển hướng xu thế thị trường con gấu sang thị trường con bò tót Nhưng chỉ số ngành đường sắt lại cho thấy việc giảm từ b xuống c đạt mức thấp hơn đỉnh b. Như vậy, chỉ số ngành đường sắt không xác nhận chỉ số công nghiệp. Do đó, xu thế cấp một vẫn phải được coi là xu thế đi xuống. i. Khối lượng tỷ lệ với xu thế Điều này có nghĩa rằng các hoạt động giao dịch có xu hướng tăng lên khi giá hướng theo xu thế cấp một. Trên thị trường con bò tót thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Trên thị trường con gấu thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá giảm và giao dịch bị ngưng trệ khi giá hồi phục. Điều này cũng đúng đối với xu thế cấp hai. Chú ý rằng tín hiệu có tính thuyết phục về đảo chiều xu thế có thể rút ra từ phân tích về diễn biến giá. Khối lượng giao dịch chỉ có tính chất bổ sung thêm khi còn có nghi vấn. j. Các đường rẽ có thể thay thế cho xu thế cấp hai Các đường rẽ ở đây là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình quân, kéo dài trong hai ba tuần hoặc vài tháng, trong đó giá dao động trong biên độ 5%. Việc xuất hiện các đường rẽ cho thấy rằng áp lực mua và bán cân bằng tương đối. Thực ra thì việc chào bán đã cạn kiệt trong biên độ giá và những người muốn mua cổ phiếu phải chào mua với giá cao hơn để các chủ sở hữu cổ phiếu đồng ý bán; hoặc ngược lại, những người muốn bán cổ phiếu trong biên độ giá đó thấy rằng những người mua không còn nữa và do đó họ phải giảm giá chào bán để có thể bán ra cổ phiếu của mình. Vì vậy việc tăng giá lên trên biên độ giá của đường rẽ là tín hiệu của thị trường con bò tót, và ngược lại việc giảm giá xuống dưới biên độ giá là tín hiệu thị trường con gấu. Nói chung, đường rẽ càng kéo dài và biên độ càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra việc đảo chiều xu thế cấp một. Đường rẽ thường phát triển ở đỉnh hoặc đáy, báo hiệu giai đoạn phân phối hoặc giai đoạn tích tụ, nhưng có khi là giai đoạn điều chỉnh hoặc giai đoạn củng cố của xu thế cấp một đã được xác lập. Trong các trường hợp đó thì chúng thay thế xu thế cấp hai. Chiều hướng mà giá sẽ vượt ra ngoài đường rẽ không thể xác định được trước khi có các diễn biến thật sự. Biên độ giới hạn 5% là theo kinh nghiệm; trên thực tế còn có biên độ giới hạn lớn hơn. Đường rẽ trong nhiều trường hợp rất giống với định dạng hình bình hành trên đồ thị của một loại cổ phiếu cụ thể. k. Chỉ sử dụng giá đóng cửa Lý thuyết Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày mà chỉ quan tâm đến giá đóng cửa. Đó là do vai trò tâm lý của giá cuối ngày khi vẽ đồ thị. Ví dụ có một xu thế cấp hai tăng trên xu thế cấp một và đạt đỉnh tại 11 giờ trong ngày nào đó tại đó chỉ số công nghiệp bình quân là 152,4 điểm, sau đó vào cuối ngày giảm xuống 150,70. Để ghi nhận tiếp tục việc tăng giá trong ngày hôm sau, để chứng minh rằng xu thế cấp một vẫn là tăng giá thì chỉ cần ghi nhận điểm đóng cửa 150,70. l. Xu thế cần được coi là vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm khi việc đảo chiều đã được tín hiệu báo động đưa ra một cách chắc chắn. Lý thuyết Dow cảnh báo phải thận trọng khi nhận định về đảo chiều của thị trường; không nên chạy trước thời gian. Điều này không có nghĩa là nhà giao dịch phải chờ đợi thêm trong khi đã có tín hiệu đảo chiều, mà chỉ cảnh báo rằng nhà giao dịch sẽ có lợi khi chờ đến lúc thực sự chắc chắn về tín hiệu đảo chiều, và họ phải trả giá đắt khi hành động mua hoặc bán quá sớm. Thị trường con bò tót không thể tăng vô thời hạn cũng như thị trường con gấu bao giờ cũng sẽ đạt đáy. Các động lực để mua, triển vọng để bán cổ phiếu mới mua để thu hoạch lợi nhuận sẽ giảm đi khi thị trường con bò tót đã tồn tại trong vài tháng so với tình hình khi xu thế cấp một lần đầu tiên mới nhận biết. Nhưng tiền đề này của lý thuyết Dow nói rằng: Cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng thay đổi chiều đặt lệnh Điều cuối cùng là việc đảo chiều của xu thế có thể xây ra bất kỳ lúc nào ngay sau khi xu thế trên đã được xác nhận. Vì vậy các nhà phân tích kỹ thuật phải theo sát thị trường trong mọi lúc khi họ vẫn còn trong cuộc chơi. Theo Vietstock 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuat_ngu_co_ban_phan_tich_ky_thuat_ck.doc
Tài liệu liên quan