Trong quá trình nghiên cứu giải quyết các vấn đề -bài toán, người ta đã đưa ra những nhận xét
như sau :
Có nhiều bài toán cho đến nay vẫn chưa tìm ra một cách giải theo kiểuthuật toán và cũng
không biết là có tồn tại thuật toán hay không.
Có nhiều bài toán đã có thuật toán để giải nhưngkhông chấp nhận được vì thời gian giải theo
thuật toán đó quá lớn hoặc các điều kiện cho thuật toán khó đáp ứng.
Có những bài toán được giải theo những cách giải vi phạm thuật toán nhưng vẫn chấp nhận
được.
29 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thuật giải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6.THUẬT GIẢI
6.1. Mở rộng khái niệm thuật toán : thuật giải
Trong quá trình nghiên cứu giải quyết các vấn đề - bài toán, người ta đã đưa ra những nhận xét
như sau :
Có nhiều bài toán cho đến nay vẫn chưa tìm ra một cách giải theo kiểu thuật toán và cũng
không biết là có tồn tại thuật toán hay không.
Có nhiều bài toán đã có thuật toán để giải nhưng không chấp nhận được vì thời gian giải theo
thuật toán đó quá lớn hoặc các điều kiện cho thuật toán khó đáp ứng.
Có những bài toán được giải theo những cách giải vi phạm thuật toán nhưng vẫn chấp nhận
được.
Từ những nhận định trên, người ta thấy rằng cần phải có những đổi mới cho khái niệm thuật toán.
Người ta đã mở rộng hai tiêu chuẩn của thuật toán : tính xác định và tính đúng đắn. Việc mở rộng
tính xác định đối với thuật toán đã được thể hiện qua các giải thuật đệ quy và ngẫu nhiên. Tính
đúng của thuật toán bây giờ không còn bắt buộc đối với một số cách giải bài toán, nhất là các
cách giải gần đúng. Trong thực tiễn, có nhiều trường hợp người ta chấp nhận các cách giải
thường cho kết quả tốt (nhưng không phải lúc nào cũng tốt) nhưng ít phức tạp và hiệu quả.
Chẳng hạn nếu giải một bài toán bằng thuật toán tối ưu đòi hỏi máy tính thực hiện nhiều năm thì
chúng ta có thể sẵn lòng chấp nhận một giải pháp gần tối ưu mà chỉ cần máy tính chạy trong vài
ngày hoặc vài giờ.
Các cách giải chấp nhận được nhưng không hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của thuật
toán thường được gọi là các thuật giải. Khái niệm mở rộng này của thuật toán đã mở rộng cửa
cho chúng ta trong việc tìm kiếm phương pháp để giải quyết các bài toán được đặt ra.
Một trong những thuật giải thường được đề cập đến và sử dụng trong khoa học trí tuệ nhân tạo là
các cách giải theo kiểu Heuristic.
6.2. Thuật giải Heuristic
Thuật giải Heuristic là một sự mở rộng khái niệm thuật toán. Nó thể hiện cách giải bài toán với
các đặc tính sau :
Thường tìm được lời giải tốt (nhưng không chắc là lời giải tốt nhất)
Giải bài toán theo thuật giải Heuristic thường dễ dàng và nhanh chóng đưa ra kết quả hơn so
với giải thuật tối ưu, vì vậy chi phí thấp hơn.
Thuật giải Heuristic thường thể hiện khá tự nhiên, gần gũi với cách suy nghĩ và hành động
của con người.
Có nhiều phương pháp để xây dựng một thuật giải Heuristic, trong đó người ta thường dựa vào
một số nguyên lý cơ sở như sau:
Nguyên lý vét cạn thông minh :
Trong một bài toán tìm kiếm nào đó, khi không gian tìm kiếm lớn, ta thường tìm cách giới hạn lại
không gian tìm kiếm hoặc thực hiện một kiểu dò tìm đặc biệt dựa vào đặc thù của bài toán để
nhanh chóng tìm ra mục tiêu.
Nguyên lý tham lam (Greedy):
Lấy tiêu chuẩn tối ưu (trên phạm vi toàn cục) của bài toán để làm tiêu chuẩn chọn lựa hành động
cho phạm vi cục bộ của từng bước (hay từng giai đoạn) trong quá trình tìm kiếm lời giải.
Nguyên lý thứ tự :
Thực hiện hành động dựa trên một cấu trúc thứ tự hợp lý của không gian khảo sát nhằm nhanh
chóng đạt được một lời giải tốt.
Hàm Heuristic:
Trong việc xây dựng các thuật giải Heuristic, người ta thường dùng các hàm Heuristic. Ðó là các
hàm đánh giá thô, giá trị của hàm phụ thuộc vào trạng thái hiện tại của bài toán tại mỗi bước giải.
Nhờ giá trị này, ta có thể chọn được cách hành động tương đối hợp lý trong từng bước của thuật
giải.
Bài toán hành trình ngắn nhất - ứng dụng nguyên lý Greedy
Bài toán : Chúng ta trở lại với bài toán người bán hàng. Nhưng ở đây, yêu cầu bài toán hơi khác
là làm sao tìm được hành trình ngắn nhất có thể được.
Tất nhiên ta có thể giải bài toán này bằng cách liệt kê tất cả con đường có thể đi, tính chiều dài
của mỗi con đường đó rồi tìm con đường có chiều dài ngắn nhất. Tuy nhiên, cách giải này lại có
độ phức tạp O(n!) (tổng số hành trình có thể có là n!). Do đó, khi số đại lý tăng thì số con đường
phải xét sẽ tăng lên rất nhanh.
Một cách giải đơn giản hơn nhiều và thường cho kết quả tương đối tốt là dùng một thuật giải
Heuristic ứng dụng nguyên lý Greedy. Tư tưởng của thuật giải như sau :
1. Từ điểm khởi đầu, ta liệt kê tất cả quãng đường từ điểm xuất phát cho đến n đại lý rồi chọn đi
theo con đường ngắn nhất.
2. Khi đã đi đến một đại lý, chọn đi đến đại lý kế tiếp cũng theo nguyên tắc trên. Nghĩa là liệt kê
tất cả con đường từ đại lý ta đang đứng đến những đại lý chưa đi đến. Chọn con đường ngắn nhất.
Lặp lại quá trình này cho đến lúc không còn đại lý nào để đi.
Bạn có thể quan sát hình 2.14 để thấy được quá trình chọn lựa.
Theo nguyên lý Greedy, ta lấy tiêu chuẩn hành trình ngắn nhất của bài toán làm tiêu chuẩn chọn
lựa cục bộ. Ta hy vọng rằng, khi đi trên n đoạn đường ngắn nhất thì cuối cùng ta sẽ có một hành
trình ngắn nhất. Ðiều này không phải lúc nào cũng đúng. Với điều kiện trong hình 2.14 thì thuật
giải cho chúng ta một hành trình có chiều dài là 14 trong khi hành trình tối ưu là 13. Kết quả của
thuật giải Heuristic trong trường hợp này chỉ lệch 1 đơn vị so với kết quả tối ưu. Trong khi đó, độ
phức tạp của thuật giải Heuristic này chỉ là O(n2). Tất nhiên, thuật giải theo kiểu Heuristic đôi lúc
lại đưa ra kết quả không tốt, thậm chí rất tệ như trường hợp ở hình 2.15.
Bài toán phân việc – ứng dụng của nguyên lý thứ tự
Một công ty nhận được hợp đồng gia công m chi tiết máy J1, J2,...,Jm. Công ty có n máy gia công
lần lượt là P1, P2, ...Pn. Mọi chi tiết đều có thể được gia công trên bất kỳ máy nào. Một khi đã gia
công một chi tiết trên một máy, công việc sẽ tiếp tục cho đến lúc hoàn thành, không thể bị ngắt
ngang. Ðể gia công một công việc Ji trên một máy bất kỳ ta cần dùng một thời gian tương ứng là
ti. Nhiệm vụ của công ty là phải làm sao gia công xong toàn bộ n chi tiết trong thời gian sớm
nhất.
Chúng ta xét bài toán trong trường hợp có 3 máy P1, P2, P3 và 6 công việc với thời gian là t1=2,
t2=5, t3=8, t4=1, t5=5, t6=1. Ta có một phương án phân công (L) như hình sau :
Theo hình này, tại thời điểm t=0, ta tiến hành gia công chi tiết J2 trên máy P1, J5 trên P2 và J1 tại
P3. Tại thời điểm t=2, công việc J1 được hoàn thành, trên máy P3 ta gia công tiếp chi tiết J4.
Trong lúc đó, hai máy P1 và P2 vẫn đang thực hiện công việc đầu tiên mình...Sơ đồ phân việc
theo hình ở trên được gọi là lược đồ GANTT. Theo lược đồ này, ta thấy thời gian để hoàn thành
toàn bộ 6 công việc là 12. Nhận xét một cách cảm tính ta thấy rằng phương án (L) vừa thực hiện
là một phương án không tốt. Các máy P1 và P2 có quá nhiều thời gian rảnh.
Xây dựng một thuật toán để tìm một phương án tối ưu L0 cho bài toán này là một bài toán khó,
đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp mà chúng ta sẽ không đề cập ở đây. Bây giờ ta xét đến một thuật
giải Heuristic rất đơn giản để giải bài toán này.
1. Sắp xếp các công việc theo thứ tự giảm dần về thời gian gia công.
2. Lần lượt sắp xếp các việc theo thứ tự đó vào máy còn dư nhiều thời gian nhất.
Với tư tưởng như vậy, ta sẽ có một phương án L* như sau :
Rõ ràng phương án L* vừa thực hiện cũng chính là phương án tối ưu của trường hợp này vì thời
gian hoàn thành là 8, đúng bằng thời gian của công việc J3. Ta hy vọng rằng một thuật giải
Heuristic đơn giản như vậy sẽ là một thuật giải tối ưu. Nhưng tiếc thay, ta dễ dàng đưa ra được
một trường hợp mà thuật giải Heuristic không đưa ra được kết quả tối ưu.
Nếu gọi T* là thời gian để gia công xong n chi tiết máy do thuật giải Heuristic đưa ra và To là
thời gian tối ưu thì người ta đã chứng minh được rằng
Với kết quả này, ta có thể xác lập được sai số mà chúng ta phải gánh chịu nếu dùng Heuristic thay
vì tìm một lời giải tối ưu. Chẳng hạn với số máy = 2 (n=2) ta có
, và đó chính là sai số cực đại mà trường hợp ở trên đã gánh chịu. Theo công thức này, số máy
càng lớn thì sai số càng lớn.
Trong trường hợp n lớn thì 1/(3n) xem như bằng 0. Như vậy, sai số tối đa mà ta phải chịu là T* ?
4/3To, nghĩa là sai số tối đa là 33%. Tuy nhiên, khó tìm ra được những trường hợp mà sai số
đúng bằng giá trị cực đại, dù trong trường hợp xấu nhất. Thuật giải Heuristic trong trường hợp
này rõ ràng đã cho chúng ta những lời giải tương đối tốt.
Bài toán Ta-canh - ứng dụng của hàm Heuristic
Bài toán Ta-canh đã từng là một trò chơi khá phổ biến, đôi lúc người ta còn gọi đây là bài toán 9-
puzzle. Trò chơi bao gồm một hình vuông kích thước 3x3 ô. Có 8 ô có số, mỗi ô có một số từ 1
đến 8. Một ô còn trống. Mỗi lần di chuyển chỉ được di chuyển một ô nằm cạnh ô trống về phía ô
trống. Vấn đề là từ một trạng thái ban đầu bất kỳ, làm sao đưa được về trạng thái cuối là trạng
thái mà các ô được sắp lần lượt từ 1 đến 8 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, ô cuối
dùng là ô trống.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được một thuật toán chính xác, tối ưu để giải bài toán này.
Tuy nhiên, cách giải theo kiểu Heuristic lại khá đơn giản. Nhận xét rằng : tại mỗi thời điểm ta chỉ
có tối đa 4 ô có thể di chuyển. Vấn đề là tại thời điểm đó, ta sẽ chọn lựa di chuyển ô nào? Chẳng
hạn ở hình trên, ta nên di chuyển (1), (2), (6) hay (7)?
Gọi T0 là trạng thái đích của bài toán và TK là trạng thái hiện tại. Ta gọi V(i,j) là con số nằm ở ô
(i,j), với ô trống V(i,j)=0.
Ta đặt d(i,j) là số ô cần di chuyển để đưa con số ở ô (i,j) về đúng vị trí của nó ở trạng thái TO .
Hàm FK tại trạng thái TK bằng tổng của các d(i,j) sao cho vị trí (i,j) không phải là ô trống.
Như vậy đối với trạng thái ở hình ban đầu, hàm FK sẽ có giá trị là
FK = 2+1+3+1+0+1+2+2=12.
Một cách tổng quát, giá trị hàm FK tại trạng thái TK sẽ là
Từ trạng thái TK , ta có tối đa 4 cách di chuyển.Ta ký hiệu các trạng thái mới này lần lượt là TKT
,TKD , TKTr ,TKP ứng với con số ở trên, dưới, trái, phải ô trống hiện tại bị di chuyển. Chẳng
hạn, ứng với hình ban đầu, ta có thể có 4 trạng thái mới như hình bên.
Ứng với các trạng thái mới, ta cũng sẽ có các hàm FK tương ứng là FKT ,FKD ,FKTr ,FKP.
Dựa vào 4 con số này, ta sẽ chọn hướng đi có hàm FK tương ứng là nhỏ nhất, trong trường hợp
bằng nhau ta chọn ngẫu nhiên một trong số các đường đó. Với ví dụ, ta sẽ chọn di chuyển ô mang
số (2) vì FKD là nhỏ nhất. Sau khi đã di chuyển một ô, bài toán chuyển về một trạng thái TK mới.
Ta lại thực hiện quá trình trên cho đến lúc đạt được trạng thái đích.
Hàm FK trong ví dụ của chúng ta là một dạng hàm Heuristic. Tất nhiên, để giải được bài toán này
trong những tình huống khó, hàm FK cần có nhiều sửa đổi.
I.GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ PASCAL
PASCAL là ngôn ngữ lập trình cấp cao được giáo sư Niklaus Wirth ở trường đại học Kỹ
thuật Zurich (Thụy sĩ) thiết kế và công bố vào năm 1971. Ông đặt tên cho ngôn ngữ của mình là
Pascal để tưởng nhớ nhà toán học nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 17: Blaise Pascal, người đã sáng
chế ra chiếc máy tính cơ khí đầu tiên của nhân loại. Qua thời gian sử dụng, Pascal ngày càng
được đông đảo người dùng đánh gía cao, và trở thành một trong các ngôn ngữ thảo chương phổ
biến nhất hiện nay.
Thành công của ngôn ngữ Pascal là ở chỗ: nó là ngôn ngữ đầu tiên đưa ra và thể hiện được
khái niệm lập trình có cấu trúc. Ý tưởng về một chương trình có cấu trúc xuất phát từ suy nghĩ
cho rằng có thể chia một bài toán lớn, phức tạp thành nhiều bài toán nhỏ, đơn giản hơn. Nếu mỗi
bài toán nhỏ được giải quyết bằng một chương trình con, thì khi liên kết các chương trình con này
lại sẽ tạo nên một chương trình lớn giải quyết được bài toán ban đầu?.
Bằng cách chia một chương trình thành các chương trình con như vậy, người thảo chương
có thể lập trình để giải quyết riêng lẻ từng phần một, từng khối một, hoặc có thể tổ chức để nhiều
người cùng tham gia, mỗi người phụ trách một vài khối. Ðặc biệt khi phải thay đổi hay sửa chữa
trong một khối thì điều đó sẽ ít ảnh hưởng đến các khối khác.
Tính cấu trúc của ngôn ngữ Pascal còn thể hiện trong việc tổ chức các câu lệnh và tổ chức
dữ liệu. Từ các lệnh đã có, người thảo chương có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa hai từ
khóa Begin và End tạo thành một câu lệnh mới phức tạp hơn gọi là câu lệnh ghép. Ðến lượt mình,
hai hay nhiều lệnh ghép lại có thể được nhóm lại để tạo thành một câu lệnh ghép phức tạp hơn
nữa,.v.v. Tương tự như thế, ngôn ngữ Pascal cũng cho phép xây dựng các kiểu dữ liệu phức tạp
hơn từ các kiểu dữ liệu đã có.
Pascal là một ngôn ngữ không chỉ chặt chẽ về mặt cú pháp mà còn chặt chẽ về mặt dữ
liệu. Mỗi biến, mỗi hằng tham gia trong chương trình luôn có một kiểu dữ liệu xác định và chỉ
nhận những gía trị có cùng kiểu dữ liệu với nó. Ðiều này buộc người lập trình phải nắm chắc cú
pháp và luôn chú ý đến tính tương thích của các biểu thức về mặt kiểu dữ liệu. Chính vì thế, thảo
chương bằng ngôn ngữ Pascal là một cơ hội tốt không chỉ rèn luyện tư duy mà còn rèn luyện tính
cẩn thận và chính xác.
Ngày nay, Ngôn ngữ Pascal được dùng để viết các chương trình ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực. Với văn phạm sáng sủa, dễ hiểu, với khả năng đủ mạnh, Pascal được xem là ngôn ngữ
thích hợp nhất để giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học.
II.CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ PASCAL
1.Tập ký tự cơ bản
Mỗi ngôn ngữ đều được xây dựng từ một tập ký tự nào đó. Nhiều ký tự nhóm lại với nhau
tạo nên các từ. Nhiều từ liên kết với nhau theo một qui tắc ngữ pháp nhất định (gọi là văn phạm)
thì tạo nên các mệnh đề. Trong các ngôn ngữ thảo chương, mệnh đề?còn được gọi là câu lệnh.
Một tập hợp các câu lệnh được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm chỉ thị cho máy các thao
tác phải thực hiện tạo thành một chương trình. Các chương trình được soạn thảo bởi người thảo
chương và được lưu trữ trên đĩa dưới dạng các tập tin.
Ngôn ngữ Pascal được xây dựng trên bộ ký tự cơ bản, gồm:
các chữ cái la tinh: A, B, C,...,Z, a, b, c,..., z
các chữ số :0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
các ký hiệu đặc biệt: +, -, *, /, =, <, {, }, [, ], %, $, &, #, ...
ký tự gạch nối ‘_’ và ký tự trắng ‘ ‘ ( space)
Các chữ Ả rập: , , , ... không thuộc bộ ký tự của Pascal.
2. Từ khóa ( key word ):
Có một số từ được Pascal dành riêng cho việc xây dựng các câu lệnh, các khai báo, các phép
tính,... gọi là từ khóa. Việc sử dụng các từ khóa đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy tắc đề ra, và đặc
biệt là người lập trình không được đặt một tên mới (tên biến, tên hằng, tên hàm, tên thủ tục,...)
trùng với một trong các từ khóa. Dưới đây là danh sách các từ khóa của Pascal :
absolute, and, array, begin, case, const, div, do, downto, else, end, file, for, forward,
function, goto, if, implementation, in, inline, interface, interrupt, label, mod, nil, not, of, or,
packed, procedure, program, record, repeat, set, shl, shr, string, then, to, type, unit, until,
uses, var, while, with, xor
Các từ khóa có thể viết dưới dạng chữ hoa hay chữ thường hay xen kẽ chữ hoa với chữ
thường đều được. Ví dụ viết begin hay Begin hay BEGIN là như nhau.
3. Tên (identifier):
Các biến, các hằng, các hàm, các thủ tục, ... được sử dụng trong chương trình đều cần phải
đặt tên, còn gọi là định danh hay danh hiệu. Các tên này do người thảo chương tự đặt và phải
đảm bảo đúng quy tắc: tên phải bắt đầu bằng chữ cái, kế đó có thể là chữ cái, chữ số, hay dấu
gạch nối ‘_’. Tên không được đặt trùng với từ khóa. Chiều dài của tên tối đa là 127 ký tự. Thông
thường tên nên đặt ngắn gọn và có tính gợi nhớ.
Dưới đây là ví dụ về các tên được đặt đúng:
Delta, X1, X2, i, j , Chuc_vu, Luong, So_luong, Don_gia.
Còn các tên: 3ABC, In, Chu vi, Ma-so là sai vì :
3ABC: bắt đầu bằng số
Chu vi: có chứa ký tự trắng
Ma-so : ký tự ‘-’ là dấu trừ chứ không phải gạch nối.
In : trùng với từ khóa In
Cũng giống như từ khóa, Tên không phân biệt viết hoa hay viết thường. Ví dụ viết X1 hay x1
cũng chỉ là một tên thôi.
Trong Pascal có một số tên đã được đặt sẵn rồi, gọi là tên chuẩn, chẳng hạn :
Abs, Arctan, Boolean, Byte, Char, Cos, Copy, Delete, Eof, False, Longint, Ord, Integer,
Real, Readln, Writeln, True, Text, ...
Mặc dù người thảo chương có thể đặt một tên mới trùng với một trong các tên chuẩn,
song, để đỡ nhầm lẫn, chúng ta nên tránh điều này.
III. CẤU TRÚC CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH PASCAL
1. Ví dụ mở đầu :
Để có một cái nhìn tổng quan trước khi đi vào các vấn đề chi tiết của ngôn ngữ Pascal, xin hãy
cùng xem chương trình sau:
1.1. Bài toán và chương trình :
Viết chương trình để nhập vào độ dài hai cạnh của một hình chữ nhật, tính và in lên màn hình
diện tích và chu vi của hình chữ nhật đó.
Nếu gọi hai cạnh của hình chữ nhật là a và b, gọi diện tích và chu vi lần lượt là S và P thì công
thức tính S và P là:
S = a.b
P = 2(a+b)
Chương trình cụ thể như sau :OGRAM VIDU51;
{ Tinh dien tich va chu vi hinh chu nhat }
Uses CRT;
Var
a, b, S, P : Real ;
Begin
Clrscr;
Write( ‘Nhap chieu dai : ‘);
Readln(a);
Write( ‘Nhap chieu rong : ‘);
Readln(b);
S:=a*b;
P:=2* (a+b);
Writeln (‘ Dien tich = ‘, S:8:2);
Writeln (‘ Chu vi = ‘, P:8:2);
Readln;
End.
Chay
Chép chương trình nguồn VD52.PAS
1.2. Giải thích các dòng trong chương trình :
{ Tinh dien tich va chu vi hinh chu nhat }
Đây là lời chú giải, nêu lên mục đích của chương trình.
Uses CRT ;
Khai báo sử dụng thư viện CRT của Turbo Pascal.
Var
a, b, S, P : Real ;
Khai báo 4 biến a, b, S, P có kiểu dữ liệu là số thực (Real).
Begin
Lệnh bắt đầu chương trình
Clrscr ;
Lệnh xóa màn hình.
Write( ‘Nhap chieu dai: ‘);
Lệnh in lên màn hình câu ‘ Nhap chieu dai: ‘ nhằm nhắc người dùng nhập vào số đo chiều dài.
Readln(a) ;
Lệnh nhập dữ liệu cho biến a.
Write( ‘Nhap chieu rong : ‘);
Lệnh in lên màn hình câu ‘Nhap chieu rong :’ nhằm nhắc người dùng nhập vào số đo chiều rộng.
Readln(b);
Lệnh nhập dữ liệu cho biến b.
S := a* b;
Lệnh tính diện tích S của hình chữ nhật.
P := 2*(a+b);
Tương tự, lệnh tính chu vi P của hình chữ nhật.
Writeln(‘Dien tich = ‘, S:8:2);
Lệnh này in lên màn hình câu ‘ Dien tich= ‘ , kế đó in gía trị của biến S. Chỉ thị S:8:2 ấn định
dành 8 cột trên màn hình để in gía trị của S, trong đó có 2 cột để in phần thập phân.
Writeln(‘ Chu vi = ‘, P:8:2);
Lệnh này in lên màn hình câu ‘Chu vi = ‘, kế đó in gía trị của chu vi P có cả thảy 8 chữ số, trong
đó có 2 số phần lẻ.
Readln;
Lệnh dừng màn hình để xem kết qủa chạy chương trình.
End.
Dấu hiệu kết thúc chương trình.
1.3. Chạy minh họa chương trình :
Để chạy chương trình mẫu nói trên, hãy nhắp vào mục Chay ở cuối chương trình
đó. Nhưng trước hết xin xem phần hướng dẫn sau đây:
Khi chương trình bắt đầu chạy, trên màn hình hiện lên lời nhắc :
Nhap chieu dai :
Bạn cần nhập số đo chiều dài từ bàn phím, chẳng hạn gõ số 8 và Enter :
Nhap chieu dai : 8
Màn hình hiện tiếp lời nhắc :
Nhap chieu rong :
Bạn nhập số đo chiều rộng, chẳng hạn gõ số 6 và Enter :
Nhap chieu rong : 6
Chương trình sẽ tính toán và in kết qủa lên màn hình như sau :
Dien tich = 48.00
Chu vi = 28.00
Để kết thúc, hãy gõ phím Enter .
2. Cấu trúc chung của chương trình Pascal :
Chương trình là một dãy các câu lệnh chỉ thị cho máy các công việc phải thực hiện. Một chương
trình Pasccal đầy đủ gồm ba phần chính :
Phần tiêu đề
Phần khai báo
Phần thân chương chình
{ Phần tiêu đề}
{ Phần khai báo }
Uses ... {khai báo sử dụng thư viện chuẩn}
Label ... {khai báo nhãn}
Const ... {khai báo hằng}
Type ... {khai báo kiểu dữ liệu}
Var ... { khai báo biến}
Function ... { khai báo các chương trình con}
Procedure ... {hàm và thủ tục }
{ Phần thân chương trình }
Begin
{ Các lệnh }
nd.
Hình 5.1: Cấu trúc của chương trình Pascal
2.1. Phần tiêu đề chương trình :
Phần này bắt đầu bằng từ khóa Program, sau đó ít nhất là một khoảng trắng và một tên do người
dùng tự đặt, cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm phẩy ‘;’.
Ví dụ : Program Btap1;
hoặc : Program Giai_pt_bac2;
Phần tiêu đề chiếm một dòng, còn gọi là phần đầu của chương trình, nó có thể không có cũng
được.
2.2. Phần khai báo :
Phần khai báo có nhiệm vụ giới thiệu và mô tả các đối tượng, các đại lượng sẽ tham gia trong
chương trình, giống như ta giới thiệu các thành viên trong một cuộc họp. Nó gồm khai báo sử
dụng thư viện chuẩn, khai báo nhãn, khai báo hằng, khai báo kiểu dữ liệu mới, khai báo biến, và
khai báo các chương trình con. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà mỗi khai báo này có thể có hoặc
không.
Khai báo nhãn (Label) chỉ dùng khi trong chương trình có sử dụng lệnh nhảy vô điều kiện
GOTO. Nhược điểm của lệnh GOTO là làm mất tính cấu trúc của chương trình, trong khi có thể
thay thế nó bằng các câu lệnh có cấu trúc của Pascal. Vì thế, để rèn luyện kỹ năng lập trình có cấu
trúc, chúng ta sẽ không dùng lệnh GOTO trong giáo trình này.
Các thủ tục và hàm được dùng khi có nhu cầu thiết kế các chương trình lớn, phức tạp. Đối với các
bài toán nhỏ, đơn giản, việc sử dụng chương trình con là chưa cần thiết. Chi tiết về phần này sẽ
được trình bày kỹ trong bài 12.
Sau đây ta điểm qua vài nét về các khai báo thông dụng nhất.
a) Khai báo hằng và khai báo biến :
Biến là đại lượng có gía trị thay đổi được, còn Hằng là đại lượng có gía trị không đổi, chúng
được dùng trong chương trình để lưu trữ các dữ liệu, tham gia vào các biểu thức tính toán và các
quá trình xử lý trong máy. Việc khai báo có tác dụng xác định tên và kiểu dữ liệu của biến hay
hằng. Biến và Hằng là những thành phần khó có thể thiếu được trong một chương trình. Để khai
báo biến ta dùng từ khóa Var, để khai báo hằng ta dùng từ khóa Const, ví dụ:
Const
N=10 ;
Var
x, y : Real ;
i, k : Integer ;
b) Khai báo (định nghĩa) một kiểu dữ liệu mới:
Ngoài các kiểu dữ liệu mà bản thân ngôn ngữ đã có sẵn như kiểu thực, kiểu nguyên, kiểu ký tự,
kiểu lôgic,.v.v. người dùng có thể tự xây dựng các kiểu dữ liệu mới phục vụ cho chương trình của
mình, nhưng phải mô tả sau từ khóa TYPE. Khi đã định nghĩa một kiểu dữ liệu mới, ta có thể
khai báo các biến thuộc kiểu dữ liệu này. Ví dụ, ta định nghĩa một kiểu dữ liệu mới có tên là
Mang :
Type
Mang = Array[1..10] of Real;
Bây giờ có thể khai báo hai biến A và B có kiểu dữ liệu là kiểu Mang :
Var
A, B : Mang ;
c) Khai báo sử dụng thư viện chuẩn:
Turbo Pascal có sẵn một số hàm và thủ tục chuẩn, chúng được phân thành từng nhóm theo chức
năng mang các tên đặc trưng, gọi là các thư viện hay đơn vị chương trình ( Unit ), như : Crt,
Graph, Dos, Printer, .v.v. . Muốn sử dụng các hàm hay thủ tục của thư viện nào, ta phải khai báo
có sử dụng thư viện đó, lời khai báo phải để ở ngay sau phần tiêu đề của chương trình theo cú
pháp :
Uses danhsáchthư viện ;
Ví dụ: do thủ tục Clrscr nằm trong thư viện CRT, nên nếu trong chương trình mà có dùng lệnh
Clrscr, thì phải khai báo :
Uses CRT ;
Muốn sử dụng cả hai thư viện CRT và GRAPH, ta khai báo :
Uses CRT, GRAPH ;
2.3. Phần thân chương trình :
Đây là phần chủ yếu nhất của một chương trình, bắt buộc phải có.
Thân chương trình bắt đầu bằng từ khóa BEGIN và kết thúc bằng END. (có dấu chấm ở cuối).
Giữa khối BEGIN và END là các lệnh. Mỗi lệnh phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy ‘;’. Một lệnh,
nếu dài, thì có thể viết trên hai hay nhiều dòng, ví dụ :
Writeln(‘ Phuong trinh co hai nghiem la X1= ‘, X1:8:2,‘ va X2= ‘, X2:8:2) ;
Ngược lại, một dòng có thể viết nhiều lệnh miễn là có dấu ‘;’ để phân cách các lệnh đó, chẳng
hạn :
Write(‘ Nhap A, B, C: ‘ ) ; Readln(A,B,C) ;
Thông thường mỗi dòng chỉ nên viết một lệnh để dễ đọc, dễ kiểm tra lỗi.
3. Ví dụ 2 :
Để kết thúc phần này, xin giới thiệu chương trình cho phép nhập vào họ tên, mã số, các điểm
Toán, Lý của một sinh viên, tính điểm trung bình theo công thức :
rồi in Họ tên, mã số, các điểm Toán, Lý và điểm trung bình của sinh viên đó lên màn hình.
PROGRAM VIDU52;
Uses CRT;
Var
Ho_ten, Maso : String[20];
Toan, Ly, Dtb : Real;
Begin
Write(‘ Nhap Ho va ten : ‘); Readln(Ho_ten);
Write(‘ Nhap ma so : ‘); Readln(Maso);
Write(‘ Nhap diem Toan : ‘); Readln(Toan);
Write(‘ Nhap diem Ly : ‘); Readln(Ly);
Dtb:= (Toan+Ly) / 2;
{ In lên màn hình các dữ liệu về sinh viên }
TextMode(C40); { đặt mode C40 cho màn hình }
TextBackGround(Green); { đặt màu nền là Green }
TextColor(Red); { đặt màu chữ là Red}
Clrscr ;
Writeln(‘ KET QUA THI CUA SINH VIEN:’);
Writeln(‘Ho va ten : ‘, Ho_ten);
Writeln(‘Ma so : ‘, Maso);
Writeln(‘Diem Toan : ‘, Toan:3:1);
Writeln(‘Diem Ly : ‘, Ly:3:1);
Writeln(‘Diem Tbinh : ‘, Dtb:3:1);
Readln;
TextMode(C80); { đặt trả lại mode C80 cho màn hình}
END.
Chạy
Chép chương trình nguồn VD52.PAS
Trong chương trình này có sử dụng bốn thủ tục đều thuộc thư viện CRT, đó là :
Clrscr : xóa màn hình
TextMode(C40) và TextMode(C80) : chuyển màn hình sang chế độ bề ngang 40 cột (chữ to)
hoặc 80 cột (chữ bình thường).
TextBackGround(tênmàu) : đặt lại màu nền của màn hình.
TextColor(tênmàu) : đặt lại màu chữ trên màn hình.
Tên màu có thể là một số từ 0 đến 15 hoặc có thể viết trực tiếp bằng tiếng Anh như : White,
Black, Green, Red, Blue, ...
Bạn có thể chạy minh họa chương trình này bằng cách nhắp chọn vào mục Chay ở
cuối chương trình .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_2355.pdf