Thuần hóa và chăm sóc cây con nuôi cấy mô ngòai vườn ươm

Cây lan cấy mô được nuôi dưỡng trong

các chai cấy, hộp nhựa. Sau khi cây lan

con đã phát triển hoàn chỉnh, có chiều cao

khoảng 3 –4 cm, có bộ rễ cân đối với lá,

có thể mang cây ra vườn ươm để trồng

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Thuần hóa và chăm sóc cây con nuôi cấy mô ngòai vườn ươm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuần hóa và chăm sóc cây con nuôi cấy mô ngòai vườn ươm Cây lan cấy mô được nuôi dưỡng trong các chai cấy, hộp nhựa. Sau khi cây lan con đã phát triển hoàn chỉnh, có chiều cao khoảng 3 – 4 cm, có bộ rễ cân đối với lá, có thể mang cây ra vườn ươm để trồng. 1. Dụng cụ Thau dùng chứa nước rửa cây lan con sạch môi trường nuôi cấy Khay để trử cây cho ráo nước, chậu nhỏ hoặc khay nhựa có lỗ để trồng cây Vỉ trồng lan Giá thể trồng là xơ dừa, dớn đen hoặc dớn trắng chuẩn bị tuỳ theo loại cây lan. Vỏ dừa chặt khúc Thuốc phòng trừ nấm bệnh như Mancozeb, Dithan, Rhidomil… Bình phun sương. 2. Vườn lan Cây lan con cấy mô trong phòng thí nghiệm được nuôi trong môi trường đủ dinh dưỡng, nhiệt độ thấp, ánh sáng nhẹ… do vậy khi chuyển cây lan cấy mô từ phòng thí nghiệm ra vườn ươm cần tạo điều kiện cho cây lan con thích nghi dần. Cụ thể: - Vườn phải thông thoáng, cao ráo, sạch sẽ và có lưới che ánh sáng (mức độ ánh sáng đạt khoảng 30-50% ánh sáng tự nhiên) - Có mái che để ngăn ngừa mưa lớn - Có hệ thống tưới 3. Các bước tiến hành - Chai mô hoặc hộp mô lấy ra từ phòng thí nghiệm đặt vào kệ vườn ươm cho thích nghi dần điều kiện vườn ươm - Lấy lan con ra khỏi chai hoặc hộp mô bằng cách cho nước sạch vào chai hoặc hộp lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây ra. Sau đó dốc ngược vào thau nước sạch cho thạch và cây tuột ra khỏi chai/hộp. - Rửa sạch môi trường bám trên lan con bằng cách rửa nhiều lần nước sạch trong thau nhưạ. Tránh làm tổn hại đến lá, rễ… Loại bỏ các lá bị hư thối. Không nên để cây con quá lâu trong môi trường nước vì lá, rễ có bị thương thì dễ bị úng, thối chết. - Ngâm lan con vào thau nhựa chưá nước pha thuốc nấm nồng độ1‰ trong vòng 2 phút, sau đó vớt ra cho vào rổ nhựa, sắp xếp các cây theo thứ tự lớn nhỏ để cho ráo nước - Xử lý giá thể trồng lan: Tùy vào lọai cây trồng mà chọn giá thể để ra cây. Cây dendrobium, Ren red và Mokara giá thể ra cây thường là vỏ dừa chặt khúc. Hồ điệp giá thể ra cây là dớn trắng. Một số khác ra cây bằng dớn cọng đen…. Nói chung các giá thể trước khi trồng phải được ngâm và xả nước nhiều lần và phải xử lý thuốc nấm để phòng bệnh. - Tiến hành trồng cây ra vỉ nhựa. Cách trồng: Quấn quanh lớp rễ bằng miếng xơ dưa hoặc là dớn trắng . Sau đó cho vào vỉ hoặc chậu. - Cho vỉ trồng ra nơi thuần dưỡng. Dùng bình xịt tưới nước 2-4 lần/ngày tuỳ theo mùa nắng hay mùa mưa. Chú ý chỉ tưới nước ước lá. - Tưới phân cho lan: + Các lọai phân bón thường dùng cho cây lan con: Vitamin B1, Atonik, Phân NPK 30-10-10 hoặc NPK đầu trâu 501, Agrostim…. + Liều lượng: dùng bằng 1/2 so với khuyến cáo dùng cho cây lan lớn. Định kỳ phun phân 2lần/tuần. + Thời điểm phun: lúc sáng sớm hoặc chiều mát Phòng trừ sâu bệnh: + Thuốc phòng trừ bệnh thường dùng: Dithan, định kỳ phòng trừ sâu bệnh 10 ngày/lần. Một số thuốc phòng trừ sâu bệnh là: Mancozeb, Dithan, Rhidomil + Thuốc trừ sâu: supracide, desis + Thuốc trừ ốc: moi oc 6H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuan_hoa_va_cham_soc_cay_con_nuoi_cay_mo_ngoai_vuon_uom_2758.pdf
Tài liệu liên quan