Âm thanh là một tính chất vật lý có thể đo lường được bằng các thiết bị
chuyên dùng, nhưng với cảm tính của con người thì hình như nó là một
giá trị khó đo lường nhất. Tùy lúc, tùy hoàn cảnh và tâm lý mà mỗi người
có một sự cảm nhận về âm thanh hay cụ thể là âm nhạc một cách khác
nhau. Nắm bắt được tâm lý đó, các nhà sản xuất thiết bị âm thanh cho PC
đã tung ra nhiều dòng sản phẩm sound card cao cấp cho phép bạn thay
thế các bộ khuếch đại tuyến tính (analog), nhằmthay đổi chất lượng âm
thanh phát ra phù hợp với sở thích của mỗi người. Ví dụ như sound card
HT OMEGA CLARO halo XT, aAuzen X-Plosion 7.1, Audiotrak
Prodigy HD2,
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Thủ thuật thay IC Op-Amp cho Sound Card, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thay IC Op-amp cho Sound Card cùi (phần 1)
Âm thanh là một tính chất vật lý có thể đo lường được bằng các thiết bị
chuyên dùng, nhưng với cảm tính của con người thì hình như nó là một
giá trị khó đo lường nhất. Tùy lúc, tùy hoàn cảnh và tâm lý mà mỗi người
có một sự cảm nhận về âm thanh hay cụ thể là âm nhạc một cách khác
nhau. Nắm bắt được tâm lý đó, các nhà sản xuất thiết bị âm thanh cho PC
đã tung ra nhiều dòng sản phẩm sound card cao cấp cho phép bạn thay
thế các bộ khuếch đại tuyến tính (analog), nhằm thay đổi chất lượng âm
thanh phát ra phù hợp với sở thích của mỗi người. Ví dụ như sound card
HT OMEGA CLARO halo XT, aAuzen X-Plosion 7.1, Audiotrak
Prodigy HD2,…
Trên các sound card loại này, các IC Op-amp không hàn chết trên mạch
mà chúng được cắm vào các chân đế, nhờ vậy nó giúp bạn có thể thay thế
IC mà không cần dùng tới mỏ hàn. Thể loại card sound thay thế được IC
thường có giá rất đắt, không phải ai cũng có thể sở hữu được. Nhưng nếu
bạn đang có trong tay một sound card có các IC Op-amp được hàn chết
trên mạch như Onkyo dòng SE hay các sound card khác sử dụng IC Op-
amp dạng DIP, thì với một chút công sức và thời gian bỏ ra để làm theo
dưới đây là bạn sẽ có một sound card có thể thay thế IC dễ dàng.
Một vài điều cần biết về IC Op-amp
Bộ khuếch đại thuật toán thường được gọi tắt là Op-amp (Operational
amplifier), là một bộ khuếch đại điện áp phân cực DC với độ lợi cao, trở
kháng vào cao, trở kháng ra nhỏ, 2 đầu vào nghịch đảo và 1 đầu ra.
Thông thường trong các mạch khuếch đại âm tần, mạch phân cực dùng
hồi tiếp âm để kiểm soát tín hiệu ở đầu ra, hồi tiếp dương thường được
ứng dụng trong các mạch tạo dao động.
Op-amp thường được đóng gói dưới dạng linh kiện tích hợp 8 chân hay
16 chân, tùy loại mà bên trong nó chứa 1(Single Op-amp), 2 (Dual Op-
amp) hay 4 Op-amp (Quad Op-amp). Tính năng của từng chân IC được
tiêu chuẩn hóa nên ta có thể thay thế các IC Op-amp tương đương.
Trong việc thay thế các IC Op-amp này điều đáng quan tâm là vị trí các
chân cấp nguồn, nếu ta gắn đúng vị trí này thì tránh được hư hỏng cho IC.
Bảng dưới cho thấy vị trí chân cấp điện của các loại Op-amp bên trên.
Single Op-amp Dual Op-amp Quad Op-amp
Nguồn dương (+) Chân số 7 Chân số 8 Chân số 4
Nguồn âm hay
mass (-)
Chân số 4 Chân số 4 Chân số 11
Cách xác định chân số 1 trên IC Op-amp
Bạn rất dễ xác định chân số 1 trên IC Op-amp; hãy xoay IC về hướng
mình, làm sao cho bạn có thể đọc được ký hiệu và mã linh kiện. Chân đầu
tiên từ bên trái qua, ở hàng chân phía dưới được đánh bằng một dấu tròn
định vị âm trên lưng IC – đó là chân số 1, bắt đầu từ chân này số chân sẽ
được đánh dấu tuần tự theo chiều ngược kim đồng hồ, do vậy đối diện
chân số 1 sẽ là chân số 8 (với loại IC có 8 chân).
Nào bây giờ chúng ta bắt đầu thực hiện việc thay IC cho sound card của
mình. Đương nhiên bạn cần có một số công cụ tối thiểu là mỏ hàn (40W),
chì hàn và đồ hút chì. Để có thể thay thế được IC cho lần thử sau thì
không thể thiếu đế cắm IC – một phụ kiện được bán nhiều trên khu chợ
linh kiện điện tử Nhật Tảo. Hiện nay trên chợ linh kiện điện tử có tới 2
loại đế cắm, một loại đế có chất lượng tốt với chân cắm hình tròn với các
lá nhíp ở chân ghim IC có độ đàn hồi cao có thể cắm được nhiều lần, một
loại khác có chất lượng kém hơn với đế cắm IC hình vuông có các lá nhíp
yếu do vậy sau vài lần cắm thì sẽ không còn tiếp xúc tốt với chân IC.
Một vài IC Op-amp gợi ý cho bạn
Trên thị trường linh kiện có rất nhiều chủng loại IC Op-amp dành cho âm
tần. Bạn sẽ không có thời gian và tiền bạc để nghe thử hết được chúng.
Tuy nhiên nổi bật nhất trong “đám” IC đó là các IC Op-amp của Texas
Instruments với dòng IC Burr-Brown, National Instruments hay JRC.
Chúng tôi có vài gợi ý nhỏ cho bạn về chất âm của một số IC Op-amp
thông dụng như bảng dưới.
Mã IC Loại Chất âm
NE5532 Dual Op-amp, 8 pin. Dãi tần bằng phẳng,
thiên trầm.
OPA2134 Dual Op-amp, 8 pin. Thiên trầm, chất âm chi
tiết hơn NE5532.
OPA 2107 Dual Op-amp, 8 pin. Trầm tốt, tiếng chi tiết
tuy chưa được tự nhiên.
OPA2228 Dual Op-amp, 8 pin. Chất âm tự nhiên
Cách thực hiện
Bước 1
Xác định vị trí các IC Op-amp cần thay thế, rất đơn giản chúng thường
nằm gần các ngõ xuất âm thanh ra, gần vị trí các jack cắm 3,5 mm hay
RCA (bông sen). Nếu bạn không chắc đó là các IC Op-amp cần thay thế
thì có thể vào trang để tra cứu theo tên
và mã linh kiện đọc được trên lưng IC.
Vị trí IC Op-amp cần thay thế trên sound card
Bước 2
Dùng mỏ hàn và đồ hút chì lần lượt hút hết chì hàn chân IC với board
mạch. Vài điểm chú ý nếu đây là lần đầu tiên bạn làm thao tác này.
- Nếu hút không sạch chì ở một chân nào đó, bạn không nên cố
gắng tiếp tục hút chì tại chân đó. Hãy chuyển qua chân khác rồi sau đó
quay lại với vị trí chân này, vì nhiệt độ có thể là cho mạch in bị tróc lên.
- Nếu hút không sạch chì hãy châm thêm chì hàn mới vào và hút lại
lần nữa. Chất tẩy có trong chì hàn mới sẽ giúp cho việc hút chì hàn cũ ra
khỏi chân IC được dễ dàng hơn.
- Hãy lắc nhẹ IC qua 2 bên và xem các chân đã dịch chuyển trong lỗ
châm trên mạch một cách dễ dàng chưa? Nếu chưa thì chắc chắn chân IC
đó vẫn được giữ lại bởi chì hàn – châm chì mới vào và hút lại lần nữa sao
cho chân IC phải hết chì.
Dùng mỏ hàn và hút chì, hút hết chì hàn ở các chân IC
Bước 3
Khi các IC Op-amp đã được tháo hết. Bạn hãy quan sát ký hiệu của IC đó
được in trên bo mạch để xác định vị trí chân số 1 khi gắn đế cắm vào.
Trên hình cho thấy vị trí chân số 1 được đánh dấu bằng một vòng tròn
màu trắng. Ký hiệu chân số trên sound card khác có thể khác với ví dụ
như chấm màu, hình mũi tên chỉ vào,…nhưng bạn cỉ cần nhớ là chân số 1
mới được đánh dấu còn các chân khác không bao giờ có dấu hiệu định vị
chân.
Chân số 1 được đánh dấu bằng một vòng tròn màu trắng
Bước 4
Khi đã xác định được ví trí chân số 1 của IC trên bo, ta lần lượt gắn các
đế IC vào và hàn lại. Kiểm tra kỹ mối hàn, hãy chắc chắn là chúng không
bị dính vào nhau.
Chân số 1 của đế cắm IC trùng với vị trí chân số 1 trên bo
Hoàn tất việc hàn các đế cắm IC lên bo
Bước 5
Khi các đế cắm đã được hàn chắc chắn. Việc còn lại là gắn các IC Op-
amp lên các đế này. Nhưng các bước trên, chân số 1 của IC phải được gắn
đúng vị trí chân số 1 của đế cắm IC. Với các IC mới có thể chân của
chúng sẽ rộng hơn kích thước của 2 hàng lỗ đế cắm, bạn hãy dùng tay
bóp nhẹ các chân này vào trong là mọi việc sẽ được giải quyết một cách
tốt đẹp. Nhấn mạnh tay một chút lên lưng IC để các chân IC được tiếp
xúc tốt với đế cắm.
Gắn IC sao cho chân số 1 của IC trùng với chân số 1 của đế cắm.
Lần lượt gắn hết cái IC Op-amp vào các đế cắm đã thay. Tới đây coi như
công việc của bạn đã hoàn tất một cách mỹ mãng.
Hoàn tất công việc với các IC Op-amp mới được thay thế.
Bước 6
Chú ý cuối cùng cho bạn. Khi thay thế IC Op-amp khác, bạn phải tắt máy
và rút điện ra khỏi PSU, chờ vài phút để điện trong các tụ lọc phóng ra
hết trước khi tháo sound card ra khỏi mainboard. Không nên để nguyên
sound card trên mainboard khi thay IC.
Với một chút tham khảo về IC Op-amp và một chút thời gian bỏ ra sẽ
giúp cho sound card của bạn có chất giọng khác hoàn toàn so với đồng
loại, phù hợp với sở thích thưởng thức âm thanh của bạn mà không phải
tốn nhiều tiền đổi card âm thanh khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_cung_11_4764.pdf