Thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng là là tình huống phát sinh khi một bên không nhận biết đầy đủ về đối tác của mình,dẫn đến những quyết định sai trong quá trình giao dịch.

Ví dụ : Khi người mua không có những thông tin xác thực,đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa,hậu quả là người bán không có động lực để sản xuất hoặc cung cấp những hàng hóa có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường.

Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Thông tin bất cân xứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG. Thông tin bất cân xứng là là tình huống phát sinh khi một bên không nhận biết đầy đủ về đối tác của mình,dẫn đến những quyết định sai trong quá trình giao dịch. Ví dụ : Khi người mua không có những thông tin xác thực,đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa,hậu quả là người bán không có động lực để sản xuất hoặc cung cấp những hàng hóa có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường. Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại. 2001,các nhà nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Hệ quả. 1.Lựa chọn đối nghịch:là tình huống thông tin bất cân xứng xuất hiện trước khi giao dịch được thực hiện. Những người đi vay với tiềm ẩn rủi ro cao lại là những người tích cực trong việc tìm kiếm khoản vay.Như vậy những người có nhiều khả năng đem lại kết quả không mong muốn lại là những người mong muốn trở thành một bên trong giao dịch. a.Trong lĩnh vực bảo hiểm. Khách hàng biết rõ rủi ro => Công ty bảo BH đưa ra sản phẩm BH => Có độ rủi ro cao có lợi. b.Trong mua bán đồ cũ. +Người bán biết rõ chất lượng sản phẩm đem bán. +Người mua không thể kiểm tra toàn bộ sản phẩm,không đánh giá đúng hoàn toàn chất lượng sản phẩm =>Chỉ có những sản phẩm tồi được bán với mức giá trung bình. c.Trong thị trường lao động. +Người lao động biết rõ năng lực và trình độ của mình. +Công ty không thể biết được năng lực thật sự của người nộp đơn xin việc. =>Những người lao động có trình độ thấp thì được chấp nhận với mức lương trung bình. d.Trong thị trường bất động sản. +Người bán đất: do quen biết nên biết được thông tin về mảnh đất là sẽ bị giải tỏa=>tranh thủ bán. +Người mua : có nhu cầu mua đất nhưng lại không đủ khả năng tìm hiểu các thông tin liên quan. =>Người mua phải chịu hậu quả do vụ giải tỏa gây ra. *Thông tin bất đối xứng trong thị trường bất động sản. Thị trường BĐS cạnh tranh không hoàn hảo vì thông tin bất đối xứng.Người bán có nhiều thông tin hơn người mua,do đó họ có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn,trong khi pháp luật chưa tập trung đến điểm này. Bất động sản là tài sản có giá trị lớn nên kinh doanh bất động sản phải huy động được nguồn vốn lớn,quay vòng vốn nhanh.Đáng lẽ ngoài phần vốn tự có để chi cho khâu chuẩn bị đầu tư thì bên kinh doanh phải vay vốn ngân hàng.Nhưng nhà kinh doanh chỉ vay một phần,còn thì tìm cách huy động ứng tiền của các bên mua vì nhiều lẽ. Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản lại chỉ mới nêu các nguyên tắc của hình thức ứng tiền trước mà không cụ thể,chế tài để xét xử các vi phạm,tạo điều kiện làm nảy sinh những cách thức huy động vốn tùy tiện. Ứng tiền trước: +Đối với người mua:cam kết rằng nhất định mua. +Đối với người bán:hình thức này là huy động vốn. Thực chất,huy động vốn không có liên quan gì đến người mua.Vì cả hai đều phải cam kết.Theo Luật Dân sự thì sự cam kết đó có thể thông qua đặt cọc theo điều 358 và ký quỹ theo điều 360. Trong đó, ký quỹ là hình thức an toàn cho bên mua vì được đảm bảo thông qua một tài khoản phong toả của ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho bên bán được vay vốn ngân hàng lãi suất thấp với số tiền đã ký quỹ. Đặc biệt, với số tiền vay này, người bán sẽ phải năng động hơn, không thể tuỳ tiện dây dưa tiến độ dự án để kéo dài thời gian trả lãi suất. =>Pháp luật nên quy định rõ số tiền cần ứng trước mua nhà ở.Chỉ quy định hai hình thức là đặt cọc hoặc kí quỹ như biện pháp số 6 của Nghị định 71. Các biện pháp khác như góp vốn cho vay vốn....đều là phi pháp,bịa đặt =>Vì thế, chỉ có thể ứng trước thực hiện cam kết nghĩa vụ dân sự - mà đó là cam kết mua. Nếu chủ đầu tư sau này không bán thì phải trả cho bên ứng trước 1 số tiền tương đương đã cam kết. Chế tài như vậy sẽ rất rõ ràng minh bạch, mà không cần đề cập đến một hình thức mơ hồ nào nữa. Quy định mua bán chuyển nhượng bất động sản theo hình thức trả chậm,trả dần ở điều khoản 12 của điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản không có ý nghĩa thiết thực trên thị trường kinh doanh. Nguyên lí kinh doanh là phải quay vòng vốn nhanh,để trả lãi ngân hàng=>Nếu trả chậm,trả dần thì thời gian giao dịch kéo dài,càng nhiều rủi ro.Chỉ có hệ thông ngân hàng mới có thể cho vay theo hình thức này nhưng do độ rủi ro cao nên lãi suất cho vay cũng thường cao. =>Khuôn khổ pháp lý của việc trả chậm,trả dần phải được đưa vào một Nghị định của Chính phủ. Còn nhiều vấn đề khác như: loạn phí môi giới bất động sản; không có mẫu chuẩn trong hợp đồng mua bán nhà khiến người mua bị chủ đầu tư lấn lướt gây thiệt thòi; thiếu minh bạch và dây dưa trong định giá tiền sử dụng đất theo giá thị trường khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí; mua bán, quản lý nhà chung cư, trong đó có chung cư mini còn lỏng lẻo... e.Thị trường chứng khoán. +Người mua cổ phiếu: không biết rõ tình hình kinh doanh của công ty. +Công ty: biết quá rõ tình hình kinh doanh,lời lỗ của công ty =>Chỉ có công ty hoạt động tồi là bán được cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu trở nên kém hiệu quả. *Thị trường chứng khoán Việt Nam có những hiện tượng thông tin bất cân xứng như: +Ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời +Có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai.Sự rò rỉ thông tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu.Hiện nay,quy chế đấu giá do UBCK ban hành chỉ yêu cầu các Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố tổng số nhà đầu tư tham gia đấu giá và tổng số lượng CP đặt mua,trong khi những thông tin ảnh hưởng rất lớn tới việc đặt giá như số lượng nhà đầu tư tổ chức/nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá,số lượng CP đặt mua của các đối tượng này,lại không được công bố cụ thể.Điều đáng nói là những thông tin này không được bảo mật chặt chẽ mà được cung cấp một cach riêng lẻ cho những đối tượng có nhu cầu.Những người nắm được cụ thể,chi tiết về tổng cầu cổ phiếu của thị trường,các cá nhân tổ chức nào tham gia đấu giá sẽ tính toán hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu,qua đó chiếm lợi thế so với các nhà đầu tư khác không có thông tin. Việc công bố các thông tin có lợi của công ty chưa được công khai mà chủ yếu là do nguồn quan hệ cá nhân,một số nhà đầu tư biết trước khi Trung tâm chứng khoán công bố vài ngày và đã tranh thủ thu mua cổ phiếu để chờ giá lên.Đến khi các nhà đầu tư còn lại biết được thông tin thì đã quá muộn=> Đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn ra theo hiện tượng “bầy đàn”,vì có sự suy diễn rằng,việc mua hàng loạt hay bán hàng loạt cổ phiếu của một nhóm đầu tư nào đó là có thông tin biết trước. +Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư: ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi +Hiện tượng lừa đảo +Việc tung tin đồn thất thiệt.Một số nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị trường dẫn đến phản ánh sai lệch giá trị doanh nghiệp. +Các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ. +Doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá”trên thị trường chứng khoán. =>Nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác,gây cung cầu ảo,thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường. Mặc dù đến nay chưa có những nghiên cứu định lượng nhưng có thể khái quát bức tranh toàn cảnh tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam khá hỗn độn. Điều này phù hợp với đánh giá của các chuyên gia về tình trạng thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển quá nóng, không phản ánh thực chất giá trị của doanh nghiệp và cung cầu thị trường. f.Trong hoạt động tín dụng. +Người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao lại là những người tích cực trong việc tìm kiếm các khoản vay. +Ngân hàng không thể có toàn bộ thông tin về khách hàng,về khả năng thu hồi vốn từ khách hàng. =>Có thể tín dụng được cấp cho người có rủi ro cao. Những người đáng tin cậy lại không được cấp tín dụng. 2.Rủi ro đạo đức :phát sinh sau khi giao dịch được thực hiện: người cho vay có thể gặp rủi ro nếu người đi vay sử dụng vốn vào các hoạt động khác không mong đợi,bởi vì các hoạt động này có thể khiến khoản vay không hoàn trả được. a.Trong thị trường bảo hiểm. Sau khi kí hợp đồng bảo hiểm,khách hàng thường có tâm lý ỷ lại. Vd: BH y tế,BH mất xe. b.Trong thị trường vốn. Sự tách bạch về mặt quản lý và sở hữu trong các công ty cổ phần là yêu cầu cơ bản của Ủy ban chứng khoán đối với các công ty đại chúng niêm yết. +Người quản lý:hiểu rõ hoạt động của công ty,có thiên hướng hành động vì lợi ích cá nhân.Nhà quản lý không có động lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận công ty,theo đuổi chiến lược hợp nhất công ty để gia tăng quyền lực. +Cổ đông:không thể nắm rõ toàn bộ tình hình công ty cũng như tác động của các quyết định của ban giám đốc tới hoạt động cua công ty. =>Rủi ro đạo đức xảy ra nếu những người quản lí chèo lái hoạt động của công ty không vì mục đích của các cổ đông. Vd: Ông B là giám đốc cty XYZ. Ông ta quyết định đầu tư vào 1 dự án mạo hiểm. Nếu dự án đó thành công, cty XYZ sẽ thu được một mối lợi rất lớn, khi đó uy tín ông B sẽ tăng cao và sẽ được HĐCĐ khen thưởng. Nhưng nếu dự án thất bại thì điều gì sẽ xảy ra? Dĩ nhiên những tổn thất TC sẽ đổ lên đầu các cổ đông, trong khi ông B không chịu quá nhiều trách nhiệmà sự chênh lệch TTBCX và rủi ro đạo đức sẽ nguy hại như thế nào trong hoạt động điều hành công ty *Các công cụ giúp giải quyết vấn đề cổ đông và nhà quản lý. Sản xuất thông tin và giám sát Các cổ đông giảm được rủi ro đạo đức bằng cách tham gia vào sản xuất thông tin và giám sát hoạt động kinh doanh: + kiểm toán công ty thường xuyên + kiểm tra công việc nhà quản lý đang làm → quá trình giám sát tốn kém thời gian và tiền bạc→ hợp đồng vốn trở nên kém hấp dẫn. → giải thích: Tại sao cổ phiếu không là bộ phận quan trọng trong cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Cũng như sự lựa chọn đối nghịch,vấn đề người ăn theo đã làm giảm số lượng sản xuất thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức. Quy chế của chính phủ nhằm tăng cường thông tin : Chính phủ có động lực để làm giảm rủi ro đạo đức phát sinh do thông tin không cân xứng: + Yêu cầu các công ty phải tuân thủ chuẩn mực kế toán + Trừng phạt cứng rắn ai vi phạm cung cấp thông tin sai lệch hay biển thủ lợi nhuận công ty. → giải thích: hệ thống tài chính thường được điều tiết nhất Trung gian tài chính Các trung gian tài chính có khả năng tránh vấn đề người ăn theo khi phải đối mặt với rủi ro đạo đức. Một trong các trung gian tài chính làm giảm được rủi ro bằng cách: + Một số cá nhân đại diện cho công ty thành viên có mặt trong ban giám đốc và hội đồng quản trị. + Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của công ty. + Cổ phiếu không mua bán trên thị trường. → giảm được vấn đề người ăn theo trong hoạt động giám sát công ty. → giải thích : tài chính gián tiếp trở nên quan trọng. Công ty vốn hợp danh có thể thu được lợi ích trọn vẹn từ các hoạt động giám sát,do đó làm giảm thiểu rủi ro đạo đức. Hợp đồng nợ Hợp đồng nợ là hợp đồng mang tính thỏa thuận, giao kèo thể hiện cam kết của người vay trả cho người cho vay một số tiền cố định theo định kì. + Khi công ty làm ăn có lợi thì người cho vay cũng nhận được khoản tiền theo hợp đồng. + Khi nhà quản lí che giấu lợi nhuận hay theo đuổi hoạt động rủi ro thì người cho vay không cần quan tâm. + Khi công ty lâm vào tình trạng phá sản thì người cho vay cần xác minh tình hình kinh doanh. →giải thích: tại sao cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất trong tài trợ vốn cho doanh nghiệp. c.Trong thị trường nợ. +Người đi vay bao giờ cũng hiểu rõ mục đích của những khoản vay.Họ có thể không sử dụng vốn vay vào đúng mục đích đưa ra lúc vay vốn. +Ngân hàng:không kiểm tra,giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Trong các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cho vay dự án, các Ngân hàng thường ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, để đẩy nhanh con số tín dụng, bước đầu nhiều Ngân hàng đã “dấn thân” vào lĩnh vực cho vay tín chấp. Khi này rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng thường sẽ tăng lên khi Ngân hàng khó bao quát, thẩm định việc sử dụng đồng vốn của khách hàng. =>Kết quả:Các khoản vay không được hoàn trả,ngân hàng gặp rủi ro. Vd: Ông X vay tiền của NH ACB. Trong hợp đồng vay có ghi rõ ông dùng khoản vay này để mở rộng nhà hàng của mình. Tuy nhiên, ông đã mang số tiền đó đầu tư vào CK. Nếu TTCK lên giá, dĩ nhiên ông ta sẽ có lời và dư sức thanh toán nợ gốc và lãi cho NH. Nhưng nếu TTCK “rớt gía” thê thảm, khoản đầu tư của ông X sẽ bốc hơi tới 2/3. khi này, chắc chắn ông X sẽ rơi vào tình trạng “ khó hoàn trả” nợà NH gặp rủi ro trong việc thu hồi khoản vay. * Các công cụ giải quyết rủi ro trong hợp đồng nợ. -Vốn tự có và thế chấp tài sản. + Vốn tự có hay tài sản thế chấp càng lớn→người vay càng hành động theo cách người cho vay→ rủi ro đạo đức giảm→ dễ tiếp cận với khoản vay. + Vốn tự có hay tài sản thế chấp càng nhỏ →người cho vay ít hành động theo cách người cho vay→rủi ro đạo đức tăng→ khó tiếp cận với khoản vay. -Giám sát và hối thúc bằng các điều khoản hợp đồng. Giám sát các hoạt động người vay để biết hành vi của người vay có tuân thủ các điều khoản hợp đồng hay không và sẵn sàng hối thúc người vay thực hiện. + Các khoản ngăn cấm hành vi không mong muốn: các điều khoản này nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức bằng cách ngăn cấm thực hiện các hành vi không mong muốn của người cho vay. + Các khoản khuyến khích hành vi mong muốn + Các điều khoản yêu cầu duy trì giá trị tài sản thế chấp + Các khoản yêu cầu cung cấp thông tin -Các trung gian tài chính. Các trung gian tài chính có khả năng giảm thiểu được vấn đề người ăn theo chừng nào ngân hàng cấp các khoản tín dụng tư nhân. Các khoản tín dụng tư nhân không được giảm giao dịch trên thị trường chứng khoán. Điểm mấu chốt rút ra từ phân tích ở trên là: Do tồn tại vấn đề người ăn theo đối với chứng khoán giao dịch mua bán giao dịch trên thị trường chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu),khiến chó các trung gian tài chính ( chủ yếu là ngân hàng) có vai rò lớn hơn nhiều so với thị trường chứng khoán trong việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp. B.VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG DƯỚI CHUẨN:RỦI RO ĐẠO ĐỨC ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH. 1.Vấn đề chất lượng dưới chuẩn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu. Giả sử bạn là nhà đầu tư đang muốn mua cổ phiếu thường,nhưng lại không thể phân biệt được công ty nào có triển vọng lãi cao và rủi ro thấp,công ty nào sẽ làm ăn khó khăn và rủi ro cao.Trong tình thế như vậy,bạn sẽ sẵn sàng chi trả mức giá mà nó phản ánh được giá trị trung bình của các công ty,tức là mức giá nằm giữa giá trị của những công ty tốt và công ty xấu.Do người chủ sở hữu hay nhà quản lý công ty có được thông tin tốt hơn bạn,và biết rõ là công ty mình đang làm ăn tốt,và cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp,nên họ sẽ không sẵn sàng bán cổ phiếu tại mức giá trung bình của thị trường như bạn muốn.Và cuối cùng,thì chỉ những công ty xấu là luôn mong muốn bán được cổ phiếu của mình,vì họ biết rằng cổ phiếu của họ đang được định giá cao.Tuy nhiên,bạn không phải là người khờ dại nên bạn không muốn nắm giữ cổ phiếu của những công ty tồi,và bạn sẽ quyết định không đầu tư vào cổ phiếu nữa.Kết quả là,rất ít giao dịch mua bán cổ phiếu được thực hiện,dẫn đến hoạt động của thị trường cổ phiếu trở nên kém hiệu quả. Phân tích tương tự trong trường hợp bạn muốn đầu tư vào trái phiếu công ty.Bạn chỉ mua trái phiếu khi mức lãi suất đủ cao để bù đắp được mức rủi ro vỡ nợ trung bình của công ty ( cả làm ăn tốt và làm ăn xấu) phát hành trái phiếu.Công ty làm ăn tốt nhận thấy rằng họ phải trả mức lãi suất cao hơn so với uy tín và chất lượng của mình,do đó,họ sẽ không sẵn sàng phát hành trái phiếu nữa.Ngược lại,các công ty làm ăn kém hiệu quả luôn sẵn sàng phát hành trái phiếu,nhưng những nhà đầu tư lại không sẵn sàng mua chúng.Kết quả là rất ít trái phiếu được phát hành,làm giảm nguồn tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp. Phân tích trên là câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao chứng khoán lại không phải là nguồn tài trợ chính cho các công ty,và tại sao cổ phiếu lại không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất của các công ty ngay tại nước Mỹ. Như vậy,sự tồn tại của vấn đề “chất lượng dưới chuẩn” đã ngăn cản thị trường chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu) trở thành kênh hiệu quả luân chuyển vốn từ người tiết kiệm đến người đi vay. 2.Các công cụ giải quyết vấn đề lựa chọn đối nghịch. a.Tư nhân sản xuất và bán thông tin. Giải pháp hạn chế sự lựa chọn đối nghịch trên thị trường tài chính là phải giảm được vấn đề thông tin bất cân xứng bằng cách cung cấp cho những người cung cấp vốn đầy đủ thông tin về cá nhân hay công ty đi vay. Một trong những cách làm đó là thành lập các công ty tư nhân chuyên thu thập, sản xuất và bán các thông tin để phân biệt được công ty tốt và công ty xấu. Các công ty nổi tiếng thuộc loại này như: Standard and Poor's, Moody's, Value Line. Tuy nhiên giải pháp này không thể giải quyết triệt để được vấn đề lựa chọn đối nghịch vì nó phát sinh vấn đề "người ăn theo". Vấn đề người ăn theo xuất hiện khi nhiều người có được thông tin mà không phải trả tiền.Do đó,những người ăn theo sẽ có lợi hơn so với những người bỏ tiền ra mua. Chính vấn đề người ăn theo đã làm cho "việc lựa chọn đối nghịch vẫn tồn tại", làm giảm hiệu quả hoạt động của các thị trường chứng khoán. b.Quy chế của chính phủ tăng cường cung cấp thông tin. Chính phủ có thể sản xuất thông tin và cung cấp miễn phí cho xã hội để trợ giúp các nhà đầu tư phân biệt được công ty tốt và công ty xấu. Với giải pháp này thì chính phủ phải công bố các thông tin phản ánh mặt trái của các thông tin. Tuy nhiên việc làm này lại vấp phải những cản trở từ các quan điểm chính trị. Chính phủ điều tiết thị trường chứng khoán bằng biện pháp khuyến khích các công ty công bố trung thực những thông tin về mình. Tuy nhiên, giải pháp này cũng có những bất cập do: các công ty dù phải công bố thông tin thì họ vẫn là người sở hữu được nhiều hơn các thông tin về chất lượng thật sự của công ty so với các nhà đầu tư, bởi vì các con số thống kê chỉ mới nêu lên được một phần thực tế mà chỉ tiêu này đại diện. Vấn đề thông tin không cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch trên thị trường tài chính giúp giải thích : Tại sao thị trường tài chính lại hay được điều tiết nhất trong nền kinh tế ? Sự điều tiết của chính phủ nhằm tăng cường thông tin cho những nhà đầu tư là cần thiết,giúp giảm thiểu vấn đề lựa chon đối nghịch,thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn. c.Trung gian tài chính (đặc biệt là ngân hàng). Tương tự các trung gian tài chính (chủ yếu là ngân hàng) cũng đóng một vai trò tương tự trên thị trường tài chính. Mỗi ngân hàng đều trở thành chuyên gia trong việc sản xuất thông tin về các công ty. Trên cơ sở đó vốn huy động được dùng để cho các công ty tốt vay. Vì vậy ngân hàng có thể tính mức lãi suất cao hơn mức lãi suất huy động chênh lệch giữa chúng là thu nhập của ngân hàng. Một yếu tố quan trọng giúp ngân hàng sinh lợi từ thông tin mình sản xuất ra là tránh được vấn đề người ăn theo, bởi vì ngân hàng chủ yếu cấp các khoản tín dụng tư nhân hơn là đầu tư vào chứng khoán được mua bán trên thị trường mở. Vì các khoản tín dụng tư nhân không được giao dịch mua bán nên những nhà đầu tư khác không thể quan sát được dẫn đến hạn chế vấn đề người ăn theo Qua phân tích lựa chọn đối nghịch nói trên nói lên rằng,các ngân hàng là người nắm giữ phần lớn tín dụng không giao dịch mua bán,sẽ đóng vai trò lớn hơn so với thị trường chứng khoán trong việc luân chuyển vốn tới các công ty.Đây là câu trả lời cho hai câu hỏi: Tại sao tài chính gián tiếp lại quan trọng hơn nhiều so với tài chính trực tiếp? Tại sao nguồn vốn ngắn hạn ngân hàng lại trở nên quan trọng bậc nhất trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp? Phân tích trên còn lý giải một điều quan trọng đó là vai trò của ngân hàng còn quan trọng hơn nhiều trong hệ thồng tài chính của các nước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này việc thu thập và xử lý thông tin về các công ty tư nhân rất khó khăn làm cho vấn đề thông tin bất cân xứng trở nên gay gắt hơn,điều này giúp cho các công ty dễ dàng hơn trong việc phát hành chứng khoán. Vai trò của thị trường chứng khoán càng nhỏ => Vai trò của các trung gian tài chính (ngân hàng) càng lớn. Phân tích lựa chọn đối nghịch giúp trả lời : Tại sao các công ty lớn thường huy động vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán hơn là đi vay các ngân hàng? Một công ty được biết đến càng nhiều,thì càng có nhiều thông tin có sẵn trên thị trường về hoạt động của nó;điều đó càng làm dễ dàng cho những nhà đầu tư trong việc đánh giá chất lượng công ty và xác định công ty là tốt hay xấu. d.Thế chấp tài sản và vốn tự có. Lựa chọn đối nghịch chỉ cản trở chức năng luân chuyển vốn của thị trường tài chính trong trường hợp người vay không trả được nợ và bị phá sản. Thế chấp là việc cam kết của người vay dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay nếu không trả được nợ, do đó làm giảm được hậu quả của sự lựa chọn đối nghịch vì giảm được tổn thất của người cho vay khi người vay phá sản. =>Tại sao thế chấp tài sản lại là đặc điểm quan trọng trong các hợp đồng vay nợ? Vốn tự có là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ của công ty. Tương tự như tài sản thế chấp, công ty có vốn tự có càng lớn thì khả năng phá sản càng ít bởi vì khi dự án đầu tư bị lỗ, công ty có thể đem vốn tự có ra bán để thu nợ khoản vay, vốn tự có đóng vai trò như cái đệm để công ty sử dụng thanh toán nợ nần. Như vậy, khi vốn tự có của công ty lớn sẽ dễ dàng tiếp cận các khoản vay hơn. C.HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 1.Cấp tín dụng. Là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. (Theo Khoản 10, Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 QH nước CHXHCNVN khóa XI, thông qua ngày 15/06/2004). 2.Tăng trưởng tín dụng. * Tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu phản ánh lượng tiền được “bơm” ra lưu thông - một trong những điều kiện quan trọng để tăng trưởng kinh tế. * Tùy theo mục tiêu kinh tế vĩ mô của từng năm, NHNN xác định tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp * Hoạt động tín dụng mang lại trên/dưới 90% tổng thu nhập của các NHTM VN. * Chất lượng tín dụng ngày càng cao, tỷ lệ nợ xấu đảm bảo, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. 3.Các hình thức cấp tín dụng. a.Hoạt động cho vay: là một hình thức cấp TD, theo đó NH giao cho KH sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả. Khi đáo hạn, KH thanh toán cho NH cả gốc và lãi Trong quá trình thực hiện, NH phải trích lập một khoản dự phòng RR khi có tín hiệu RR từ người đi vay. Sơ đồ tóm tắt hoạt động cho vay của Ngân hàng * Điều kiện cho vay: -Có năng lực pháp lý. -Có mục đích vay vốn hợp pháp. -Có khả năng tài chính đảm bảo tài trợ trong thời hạn cam kết. -Có phương án SXKD,dự án đầu tư...Khả thi và hiệu quả. -Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay. * Thẩm định tín dụng ngân hàng. -TĐ tư cách khách hàng vay vốn. -TĐ về tình hình sản xuất kinh doanh. -Phân tích tình hình tài chính. -TĐ phương án sản xuất kinh doanh. -TĐ tài sản đảm bảo nợ vay. -TĐ khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro. D.HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG. 1.Sự lựa chon đối nghịch. Xảy ra khi NH tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, bao gồm các thông tin liên quan đến KH, dự án vay vốn và tài sản đảm bảo tiền vay. à rủi ro cho quyết định cấp TD của NH. NH gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về KH, chủ yếu dựa vào cảm tính của CB KH cố ý che đậy thông tin hay tạo thông tin giả Luật Phá sản Việt Nam chưa triệt để => Nhiều công ty làm ăn thua lỗ vẫn còn tồn tại trên thị trường.=> “Nhiễu thông tin” hay góp phần tạo ra sự lừa dối. * Đánh giá năng lực khách hàng. -Năng lực quản trị:chưa có đủ cơ sở để đánh giá năng lực khách hàng,chủ yếu dựa vào bằng cấp.=>Không đánh giá đúng thực chất về năng lực của khách hàng. -Đánh giá năng lực: chủ yếu dựa vào số liệu của BCTC=>chưa đủ độ tin cậy cao=>không phản ánh đúng năng lực tài chính của khách hàng.Thêm vào đó là tâm lý e ngại của CBNH khi điều tra vì sợ mất KH. *Đánh giá dự án vay. Mô hình Pestel: -Chính trị -Kinh tế -Xã hội –Công nghệ - Môi trường –Luật pháp. Trình độ xây dựng dự án còn yếu kém, nhất là các DN vừa và nhỏ. Hệ thống pháp luật và các chính sách thường xuyên thay đổi. Trình độ CBTĐ chưa được chuyên sâu.(TĐ KT dự án nhiều lĩnh vực khác nhau). Khó khăn trong việc xác định một tỉ suất CK phù hợp với mức độ RR của dự án.(hạn chế của việc sử dụng mô hình CAPM). KH cố ý che giấu mục đích vay vốn thực sự của mình. * Đánh giá tài sản đảm bảo. TS đảm bảo là công cụ để NH giảm thiểu RR khi cho vay. Các hình thức TSĐB: cầm cố, thế chấp TS và bả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthong_tin_bat_can_xung.doc
Tài liệu liên quan