Thống kê tiền tệ là phần đặc biệt quan trọng trong hệ thống thống kê kinh tế vĩ mô của một
quốc gia. Lý do là chính sách tiền tệ hữu hiệu sẽ góp phần đáng kể trong điều hành kinh tế nhà
nước, trong đó, thông tin thống kê tiền tệ đầy đủ, đáng tin cậy và kịp thời là điều kiện tiên quyết
để đảm bảo một chính sách tiền tệ hữu hiệu. Tuy nhiên, hiện tại Thống kê tiền tệ của Việt Nam
vẫn còn khoảng cách lớn so với thông lệ quốc tế chủ yếu xuất phát phần nhiều từ sự khác biệt về
chuẩn mực kế toán trong ghi nhận và trình bày thông tin. Bài viết chủ yếu hệ thống hóa quy trình
thống kê tiền tệ theo thông lệ quốc tế cũng như nội dung hệ thống thông tin thống kê tiền tệ theo
tiêu chuẩn quốc tế. Đây đều là cơ sở quan trọng để hoàn thiện hoạt động thống kê tiền tệ của
Việt Nam. Từ cơ sở là các tiêu chuẩn thống kê tiền tệ quốc tế, bài viết thực hiện một số so sánh
và đánh giá đối với hoạt động thống kê tiền tệ tại Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỐNG KÊ TIỀN TỆ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
VÀ THỰC TRẠNG THỐNG KÊ TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM
INTERNATIONAL MONETARY STATISTICS
AND MONETARY STATISTICS IN VIETNAM
ThS. Phạm Hồng Linh
Học viện ngân hàng
linhph@hvnh.edu.vn
Tóm tắt
Thống kê tiền tệ là phần đặc biệt quan trọng trong hệ thống thống kê kinh tế vĩ mô của một
quốc gia. Lý do là chính sách tiền tệ hữu hiệu sẽ góp phần đáng kể trong điều hành kinh tế nhà
nước, trong đó, thông tin thống kê tiền tệ đầy đủ, đáng tin cậy và kịp thời là điều kiện tiên quyết
để đảm bảo một chính sách tiền tệ hữu hiệu. Tuy nhiên, hiện tại Thống kê tiền tệ của Việt Nam
vẫn còn khoảng cách lớn so với thông lệ quốc tế chủ yếu xuất phát phần nhiều từ sự khác biệt về
chuẩn mực kế toán trong ghi nhận và trình bày thông tin. Bài viết chủ yếu hệ thống hóa quy trình
thống kê tiền tệ theo thông lệ quốc tế cũng như nội dung hệ thống thông tin thống kê tiền tệ theo
tiêu chuẩn quốc tế. Đây đều là cơ sở quan trọng để hoàn thiện hoạt động thống kê tiền tệ của
Việt Nam. Từ cơ sở là các tiêu chuẩn thống kê tiền tệ quốc tế, bài viết thực hiện một số so sánh
và đánh giá đối với hoạt động thống kê tiền tệ tại Việt Nam.
Từ khóa: Thống kê tiền tệ, Bảng cân đối ngành, Bảng cân đối tiền tệ.
Abstract
Monetary statistics are a prominent and somewhat special part of the macroeconomic
statistical system of a country. This comes from the fact that an effective monetary policy will
significantly contribute to operating the national economy, in which, adequate, reliable and ti-
mely monetary statistical information is a prerequisite to ensure guarantee an effective monetary
policy. However, at present, the Monetary Statistics of Vietnam still has a significant gap com-
pared to the international monetary statistical information system as the result of the difference
in accounting standards in recording and presenting information. The paper mainly systematizes
the process of monetary statistics according to international practices as well as the monetary
statistical information system according to international standards. These are all important
bases for improving the monetary statistics of Vietnam. Basing on the international monetary
statistics standards, the paper made some comparisons and assessments to the monetary stati-
stics of Vietnam.
Keywords: Monetary statistics, Sectoral balance sheet, Analytical surveys.
1. Sự cần thiết phải thực hiện thống kê tiền tệ
Để điều hành chính sách tiền tệ hiệu lực và hỗ trợ tích cực vào phát triển kinh tế quốc gia,
1210
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
thông tin về các đại lượng tiền tệ đầy đủ, đáng tin cậy và kịp thời là vô cùng quan trọng. Điều đó
chỉ có được khi công tác thống kê tiền tệ được thực hiện một cách minh bạch, thông suốt và thống
nhất theo một hệ thống chuẩn mực được chấp nhận chung. Mặc dù vậy, cho tới tận thời điểm
này, thông tin thống kê tiền tệ của Việt Nam còn có nhiều khoảng cách so với thông lệ quốc tế.
Sự khác biệt này xuất phát chủ yếu từ sự khác biệt về chuẩn mực kế toán, dẫn tới sai lệch thông
tin thống kê, từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin về các chỉ tiêu vĩ mô liên quan đến lĩnh
vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các sai lệch trong thông tin thống kê tiền tệ này sẽ ảnh hưởng
đến các quyết định điểu hành chính sách tiền tệ nói riêng và quản lý kinh tế vĩ mô nói chung. Do
vậy, chuẩn hoá thông tin thống kê tiền tệ là đòi hỏi bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Bài viết
lược khảo các khái niệm và một số yêu cầu thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế, phân tích
thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam, từ đó, chỉ ra nguyên nhân và hướng khắc phục các khác
biệt trong thống kê tiền tệ của Việt Nam so với các tiêu chuẩn quốc tế.
2. Khái niệm thống kê tiền tệ
Thống kê tiền tệ (TKTT) có thể được hiểu là hoạt động nghiên cứu, thiết lập cách thức
trình bày các số liệu thống kê tiền tệ theo một khuôn mẫu báo cáo thống kê riêng có trong lĩnh
vực tiền tệ và ngân hàng. Thống kê tiền tệ nhằm phục vụ việc phân tích, đánh giá diễn biến hoạt
động tiền tệ, làm cơ sở cho việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, là căn cứ để
xây dựng các chính sách kinh tế trong từng thời kỳ.
Thống kê tiền tệ là một phần nổi bật và một phần đặc biệt của hệ thống thống kê kinh tế
vĩ mô của một quốc gia. So với các loại thống kê kinh tế vĩ mô khác, cụ thể là tài khoản quốc
gia (VD: tăng trưởng GDP, cán cân cung cầu), thống kê khu vực bên ngoài (VD: cán cân
thanh toán, vị thế đầu tư quốc tế) và thống kê tài chính chính phủ, hầu hết các quốc gia thu
thập, tổng hợp và công bố số liệu thống kê tiền tệ thường xuyên và kịp thời hơn. Điều này được
hỗ trợ bởi luật pháp và các quy định, xuất phát từ nhu cầu của các nhà hoạch định chính sách
và người tham gia thị trường, và cũng do tính sẵn có và thường xuyên của nguồn dữ liệu chi tiết
đầu vào cho thống kê tiền tệ. Hầu hết các quốc gia thực hiện tổng hợp số liệu của các tổ chức
nhận tiền gửi hàng tháng và phân tích nó trong vòng một hoặc hai tháng sau khi kết thúc thời
gian tham chiếu.
3. Hệ thống thông tin thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế
Để thống nhất trong báo cáo số liệu, nhiều quốc gia đã họp bàn và đưa ra Hệ thống tài
khoản quốc gia (System of National Accounts-SNA). SNA là một hệ thống tài khoản quốc gia
theo tiêu chuẩn quốc tế được công bố lần đầu tiên vào năm 1953 và đã trải qua nhiều lần sửa đổi
vào các năm 1968, 1993 và gần nhất là 2008. SNA đã được nhiều quốc gia áp dụng và tiếp tục
được phát triển duy trì bởi Liên Hợp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Văn phòng Thống kê Cộng đồng Châu Âu. Mục đích của
SNA là cung cấp một hệ thống tài khoản tích hợp, hoàn chỉnh cho phép so sánh số liệu thống kê
ở cấp quốc tế về tất cả các hoạt động kinh tế quan trọng.
Ngoài ra, để hỗ trợ xây dựng và giám sát chính sách tiền tệ cũng như tạo cơ sở cho việc
xây dựng khung thống kê để đánh giá sự ổn định của ngành tài chính, IMF còn phát hành các Sổ
tay thống kê tiền tệ và tài chính (Monetary and Financial Statistics Manual - MFSM), trong đó,
đã đưa ra các hướng dẫn thống nhất và cụ thể về trình bày số liệu TKTT và tài chính. MFSM
1211
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
được xuất bản lần đầu vào năm 2000 và có các phiên bản sửa đổi vào các năm 2008 và 2016.
Các MFSM cung cấp một bộ công cụ để xác định, phân loại, và ghi lại số dư và doanh số của tài
sản tài chính và nợ phải trả. Nó cũng mô tả các tiêu chuẩn, các khung định hướng phân tích, trong
đó các số liệu thống kê có thể được trình bày và xác định một tập hợp các khối hữu ích cho phân
tích trong các khung đó. Theo MFSM, các khía cạnh chính của việc thực hiện TKTT, bao gồm:
Các tổ chức tài chính (TCTC) báo cáo dữ liệu, Tổng hợp dữ liệu, Báo cáo dữ liệu cho IMF,
IMF Phổ biến dữ liệu.
3.1. Báo cáo dữ liệu từ các tổ chức tài chính
Bước đầu tiên trong TKTT chính là tập hợp dữ liệu từ các TCTC riêng lẻ. Dữ liệu là đầu
vào và quyết định chất lượng của thông tin TKTT được công bố. Như vậy, điều kiện tiên quyết
để tổng hợp số liệu TKTT là các TCTC phải báo cáo dữ liệu chính xác, toàn diện, kịp thời, và
thống nhất về phân loại tài sản tài chính, ngành kinh tế, phương pháp định giá và các quy tắc kế
toán khác. Đó là lý do vì sao IMF luôn duy trì, phát triển và phổ biến SNA cũng như phát hành
các MFSM để hướng dẫn cho các quốc gia cũng như thống nhất về cách thức trình bày số liệu.
MFSM đề xuất cơ quan thống kê tài chính và tiền tệ cần cung cấp các biểu mẫu báo cáo và hướng
dẫn về dữ liệu cụ thể cho các TCTC.
Thách thức chính về báo cáo phát sinh từ số lượng lớn và sự đa dạng hoạt động của các
TCTC khác, cũng như báo cáo dữ liệu từ nhiều kênh. Ở một số quốc gia, báo cáo dữ liệu của
TCTC khác không đầy đủ và/hoặc không được thực hiện kịp thời; một số loại TCTC khác có thể
không báo cáo. Ngoài ra, một số TCTC khác không được giám sát trực tiếp bởi ngân hàng trung
ương (NHTƯ), mà bởi các cơ quan giám sát chịu trách nhiệm đối với khu vực cụ thể đó (ví dụ:
công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí hoặc quỹ đầu tư) hoặc không bị giám sát. Như vậy, cơ quan TKTT
không chỉ thu thập dữ liệu nguồn trực tiếp từ các TCTC mà còn phải thông qua việc phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan giám sát của các loại TCTC khác khác nhau hoặc thông qua các cơ quan
thống kê quốc gia, các hiệp hội thương mại hoặc các tổ chức phi chính phủ đại diện cho lợi ích
của các nhóm TCTC cụ thể.
Chất lượng và tính hữu ích đối với phân tích của TKTT phụ thuộc vào phạm vi xác định
các Tổ chức nhận tiền gửi và các TCTC khác. Phạm vi xác định TKTT bao gồm tất cả các TCTC,
với tần suất báo cáo thấp hơn cho các Tổ chức nhận tiền gửi và TCTC khác nhỏ hơn, phù hợp
với lợi ích và chi phí tuân thủ của báo cáo dữ liệu. Trong các trường hợp tần suất báo cáo của
một số tổ chức không theo định kỳ được xác định, cơ quan TKTT có thể bỏ qua dữ liệu hoặc
thực hiện nội suy để ước tính dữ liệu còn thiếu.
3.2. Tổng hợp dữ liệu
Bước khó nhất trong TKTT của mỗi quốc gia chính là tổng hợp dữ liệu. Bước này được
chia ra làm hai cấp độ là thiết lập bảng cân đối ngành và tập hợp các bảng CĐTT của khu vực tài
chính. Ở cấp độ đầu tiên, số dư và doanh số phát sinh, dữ liệu do các tổ chức báo cáo lên được
tổng hợp thành các bảng cân đối của nhóm ngành. Bảng cân đối nhóm ngành được lập cho ba
phân ngành TCTC, gồm NHTƯ, các Tổ chức nhận tiền gửi và các TCTC khác. Các số dư (và
doanh số phát sinh) của tài sản và nợ được trình bày dưới dạng bảng cân đối kế toán theo danh
mục công cụ tài chính, theo loại tiền tệ (nội và ngoại tệ) và theo khu vực thể chế. Ở cấp độ thứ
hai, dữ liệu bảng cân đối kế toán được hợp nhất thành các Bảng cân đối tiền tệ (CĐTT) cho các
1212
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
phân ngành và cho toàn bộ khu vực tài chính. Các Bảng cân đối tiền tệ được tập hợp từ ba Bảng
cân đối tiền tệ tương đương với ba phân ngành của TCTC là Bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng
trung ương, Bảng cân đối tiền tệ của các tổ chức nhận tiền gửi khác và Bảng cân đối tiền tệ của
các tổ chức tài chính khác.
Nguồn: MFSM, 2016
Hình 1: Sơ đồ hợp nhất và các Bảng cân đối tiền tệ của các TCTC
Hình 1 trình bày sơ đồ hợp nhất và các Bảng CĐTT của các TCTC có thể thu được. Bảng
CĐTT của NHTƯ hợp nhất với Bảng CĐTT của các Tổ chức nhận tiền gửi khác thành Bảng
CĐTT của các Tổ chức nhận tiền gửi. Bảng CĐTT của các Tổ chức nhận tiền gửi và Bảng CĐTT
các TCTC khác trở thành Bảng CĐTT của toàn bộ các TCTC. Mỗi cấp độ Bảng CĐTT sẽ cung
cấp thông tin phục vụ cho quản lý, điều hành cũng như xây dựng chính sách. Trong các kết quả
Bảng CĐTT thu được, Bảng CĐTT của các Tổ chức nhận tiền gửi được sử dụng nhiều nhất trong
điều hành chính sách tiền tệ và phân tích kinh tế vĩ mô.
Bảng CĐTT của các Tổ chức nhận tiền gửi tạo thành tập hợp chính của các số liệu thống
kê phục vụ cho chính sách tiền tệ. Bảng CĐTT của NHTƯ chứa dữ liệu về tất cả các thành phần
của tiền cơ sở trong khi Bảng CĐTT của các Tổ chức nhận tiền gửi là báo cáo tập hợp các tài
khoản của tất cả các TCTC có các khoản nợ phải trả được tính trong tiền mở rộng. Khung của
Bảng CĐTT này được thiết kế để tạo điều kiện phân tích tiền cơ sở, tiền mở rộng, tổng hợp hoạt
động tín dụng, và các khoản tín dụng và nợ của các Tổ chức nhận tiền gửi đối với khu vực thể
chế khác trong nền kinh tế và người không cư trú. Những dữ liệu này được sử dụng để xây dựng
chính sách tiền tệ và rộng hơn là chính sách kinh tế vĩ mô.
Bảng CĐTT của các Tổ chức nhận tiền gửi còn được cấu trúc lại để tạo điều kiện cho
phân tích kinh tế vĩ mô mà có sử dụng các mối liên kết giữa TKTT và thống kê kinh tế vĩ mô
khác. Một số liên kết giữa số liệu TKTT với thống kê của chính phủ có thể kể đến như:
Bảng CĐTT của các Tổ chức nhận tiền gửi có thể được sắp xếp lại để chỉ ra rằng thành
phần nợ trong tiền mở rộng (BML) bằng tổng tài sản nước ngoài ròng (NFA), tín dụng nội địa
(DCR) và các khoản mục khác (ròng – nợ khác trừ các tài sản khác) (OIN). Điều này có thể được
hiển thị dưới dạng: BML ≡ NFA + DCR – OIN. Tổng thay đổi (cuối kỳ so với đầu kỳ) được biểu
thị dưới dạng: ΔBML≡ ΔNFA + ΔDCR – ΔOIN.
Những thay đổi về nợ phải trả trong tiền mở rộng có thể phát sinh từ những thay đổi về tài
sản nước ngoài và nợ nước ngoài của các Tổ chức nhận tiền gửi và từ những thay đổi trong tín
dụng nội địa. Tín dụng nội địa bao gồm tín dụng đối với chính quyền trung ương ròng (Net claims
1213
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
on central government – NCG) và tổng tín dụng đối với các lĩnh vực dân cư khác (claims on
other resident sectors – CORS): ΔDCR ≡ ΔNCG + ΔCORS.
Ngoài Bảng CĐTT của các Tổ chức nhận tiền gửi, đối với các mục đích của các chính sách
kinh tế vĩ mô rộng hơn, sự tập trung vào các ngành con của các TCTC cũng tăng cao hơn, đây là
tập hợp TKTT có phạm vi rộng nhất. Bảng CĐTT của các TCTC chứa dữ liệu hợp nhất cho toàn
bộ khu vực TCTC. Dữ liệu trong Bảng CĐTT của các TCTC đặc biệt hữu ích để phân tích các
khoản tín dụng của khu vực TCTC cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế và người không cư trú,
cũng như để trình bày các tổng hợp thanh khoản do các TCTC phát hành.
3.3. Báo cáo dữ liệu cho Quỹ tiền tệ quốc tế
Sổ tay hướng dẫn của IFM đã cung cấp các mẫu báo cáo chuẩn (Standardized Reporting
Form - SRF) để mỗi quốc gia báo cáo dữ liệu tiền tệ trực tiếp cho IMF. Các mẫu báo cáo giống
như bảng cân đối ngành, gồm có: SRF 1SR (NHTƯ), SRF 2SR (Tổ chức nhận tiền gửi khác),
SRF 4SR (TCTC khác), SRF 5SR (Tổng hợp tiền).
Các quốc gia thành viên của các hiệp hội tiền tệ (ví dụ: khu vực đồng euro) còn sử dụng
thêm một định dạng báo cáo chi tiết hơn. Báo cáo dữ liệu tiền tệ của các quốc gia này được gửi
cho NHTƯ của liên minh tiền tệ, liên minh sẽ truyền dữ liệu của từng thành viên và của toàn bộ
liên minh tới IMF. Các định dạng báo cáo cho các quốc gia này có thêm các khoản mục chi tiết
để phân biệt dữ liệu của những người không cư trú bên trong và bên ngoài liên minh.
3.4. Phổ biến dữ liệu
a. Phát hành và xuất bản dữ liệu quốc gia
Hầu hết các quốc gia phổ biến các TKTT thông qua các trang web quốc gia, thông cáo báo
chí, bản tin NHTƯ và/hoặc các ấn phẩm quốc gia và thông qua báo cáo dữ liệu tiền tệ trong các
báo cáo các quốc gia (được gọi là các trang quốc gia) trong Thống kê tài chính quốc tế của IMF
và sử dụng trong phân tích của IMF.
Để hỗ trợ cho việc công bố và phổ biến dữ liệu, IMF đã thành lập Tiêu chuẩn phổ biến dữ
liệu đặc biệt (Special Data Dissemination Standard – SDDS, 1996) và Hệ thống Phổ biến dữ liệu
chung (General Data Dissemination System – GDDS, 1997). SDDS được thiết kế để thông báo
cho thị trường vốn quốc tế về các quốc gia có dữ liệu, tần suất, thời hạn và minh bạch đáp ứng
các tiêu chuẩn quốc tế, trong khi GDDS là một khung phát triển trong đó các quốc gia làm việc
để cải thiện tính toàn diện và độ tin cậy của thống kê kinh tế vĩ mô. Tóm tắt dữ liệu tiền tệ tại các
trang web quốc gia sẽ được hiển thị trên Bảng thông báo tiêu chuẩn phổ biến (Dissemination
Standards Bulletin Board – DSBB - một trang web khác của IMF) thông qua các siêu liên kết,
trong đó các quốc gia đăng ký SDDS bị yêu cầu bắt buộc phải đăng.
b. Thống kê tài chính quốc tế
Việc trình bày dữ liệu tiền tệ trong các trang quốc gia về Thống kê tài chính quốc tế đã
được sửa đổi song song với việc thực hiện phương pháp trong MFSM vào đầu những năm 2000
và việc áp dụng báo cáo dữ liệu được chuẩn hóa của các quốc gia. Mỗi trang quốc gia đã bao
gồm các phần về Bảng CĐTT NHTƯ, Bảng CĐTT các Tổ chức nhận tiền gửi khác và Bảng
CĐTT các Tổ chức nhận tiền gửi, trình bày dữ liệu theo các định dạng tương ứng. Các phần
cho Bảng CĐTT các TCTC khác và Bảng CĐTT tất cả các TCTC cũng sử dụng cho các quốc gia
1214
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
thiết lập báo cáo dữ liệu TCTC khác. Trang quốc gia cũng có phần Tổng hợp tiền để trình bày dữ
liệu về tiền mở rộng và các thành phần của nó; tiền mở rộng trên cơ sở điều chỉnh theo mùa; và
định nghĩa quốc gia về tiền.
4. Thống kê tiền tệ tại Việt Nam
Thống kê tài chính, tiền tệ ở Việt Nam được biết đến từ khoảng đầu những năm 1992 khi
Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam được tiếp nhận đợt hỗ trợ kỹ thuật của IMF nhằm bước
những bước đầu tiên theo đúng chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực TKTT. Từ cơ sở thực tiễn,
thống kê tài chính tiền tệ sử dụng phương pháp luận thống kê để đo lường các chỉ tiêu tiền tệ
nhằm phản ánh hoạt động của khu vực tài chính ngân hàng của Việt Nam. Việc đo lường các chỉ
tiêu tiền tệ dựa vào một số nguyên tắc cơ bản trong thống kê và kết quả các chỉ tiêu được trình
bày theo nguyên tắc riêng và nhằm mục đích: (i) Phục vụ chỉ đạo điều hành; (ii) Lượng hóa các
mối quan hệ giữa các nhóm số liệu thống kê khác nhau; (iii) Căn cứ so sánh và đánh giá sự phát
triển của khu vực tài chính, tiền tệ ở mỗi nước và cũng là điểm nhận biết được sự khác biệt trong
sự phát triển chung đó.
Dựa trên hướng dẫn của IMF, NHNN Việt Nam bắt đầu thực hiện TKTT từ năm 1992 với
số lượng các Tổ chức tín dụng ban đầu tham gia thống kê là 12 đơn vị (trong đó có 04 ngân hàng
thương mại 100% vốn nhà nước). Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ, đến năm
2000, phạm vi TKTT đạt được là 24 ngân hàng. Đến đầu năm 2010, thị trường tài chính phát
triển (hình thành các công ty quản lý quỹ đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm...), NHNN đã thực hiện
thống kê tài chính tiền tệ cho toàn bộ khu vực tài chính, ngân hàng. Đến nay, thống kê tài chính,
tiền tệ được thực hiện cho 122 Tổ chức tín dụng, hơn 1000 Quỹ Tín dụng nhân dân, và 204 các
TCTC khác.
NHNN cũng cũng đã đạt được một số kết quả trong hoạt động thống kê tiền tệ, bao gồm
các mặt như cải tiến về phương pháp thống kê, chất lượng báo cáo, phối hợp trong quy trình báo
cáo cũng như ứng dụng công nghệ trong công tác thống kê. Phương pháp thống kê tiền tệ của
NHNN dần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. NHNN đã xây dựng và
thực hiện mô hình báo cáo thống kê tập trung thống nhất trong ngành ngân hàng, trên cơ sở ứng
dụng nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến. Một mặt, điện tử hóa, tự động hóa hoàn toàn quy
trình truyền, nhận file báo cáo, tra soát, kiểm duyệt, khai thác, tổng hợp và quản lý thông tin báo
cáo thống kê. Mặt khác, cấu trúc và hình thành kho dữ liệu về báo cáo thống kê tại NHNN theo
hướng tập trung, đầy đủ, được sắp xếp khoa học hơn và có tính mở. Chất lượng báo cáo thống
kê được nâng lên rõ rệt, số liệu báo cáo thống kê đảm bảo độ tin cậy cao hơn. NHNN Việt Nam
đã ban hành Thông tư 35/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định chế độ báo cáo thống kê
với mục đích chuẩn hóa và tiết kiệm chi phí báo cáo. Sự phối kết hợp của các đơn vị nộp báo cáo
cũng được cải tiến rõ rệt. Việc ứng dụng công nghệ vào công tác thống kê tiền tệ cũng được quan
tâm đầu tư từ không chỉ đơn vị làm công tác thống kê mà cả các đơn vị báo cáo. Ví dụ cụ thể
nhất là NHNN đã xây dựng hệ thống dữ liệu và khai thác thông tin tập trung (OBIEE) để trao đổi
dữ liệu điện tử với các TCTD.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất trong TKTT tại Việt Nam vẫn là chất lượng đầu vào của
thông tin. Lý do là cho tới tận thời điểm này thông tin TKTT của Việt Nam còn có nhiều khoảng
cách so với thông lệ quốc tế. Sự khác biệt này xuất phát phần nhiều từ sự khác biệt về chuẩn
1215
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
mực kế toán của Việt Nam so với quốc tế, dẫn tới sai lệch thông tin thống kê nghiệp vụ và từ đó
ảnh hưởng đến chất lượng thông tin về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, NHNN cũng
chưa có bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác thống kê nói chung, thống kê tiền tệ nói
riêng. Việc ứng dụng công nghệ vào công tác thống kê, mặc dù đã có bước tiến đáng kể nhưng
mới chỉ hỗ trợ nhiều về tiếp nhận dữ liệu, công tác phân loại, phân tổ, kiểm soát chênh lệch
thừa thiếu vẫn phải tác nghiệp bằng tay. Hệ thống ngân hàng lõi (core-banking) chưa hỗ trợ
nhiều công tác chiết xuất dữ liệu. Nguồn nhân sự làm công tác thống kê chưa đảm bảo tinh
thông mọi nghiệp vụ.
Để khắc phục triệt để điểm này, ngoài việc tiếp tục lộ trình nâng cấp hệ thống công nghệ,
NHNN Việt Nam đã đề ra lộ trình bắt buộc các Ngân hàng thương mại phải báo cáo theo chuẩn
mực Kế toán quốc tế từ 2025. Với quyết tâm này, TKTT Việt Nam được kỳ vọng sẽ sớm bắt kịp
với các tiêu chuẩn TKTT quốc tế.
5. Kết luận
Thống kê tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ. Với tầm
quan trọng đó, Quỹ tiền tệ quốc tế thường xuyên cập nhật, xuất bản và phổ biến các hướng dẫn
quy trình và cách thức thống kê tài chính và tiền tệ tới từng quốc gia. Từ những năm đầu hội
nhập kinh tế thế giới, Ngân hàng nhà nước đã ngay lập tức bắt tay thực hiện thống kê tiền tệ theo
hướng dẫn của IMF. Hoạt động thống kê tiền tệ của NHNN đã đã được một số thành công nhất
định như phương pháp thống kê không ngừng được điều chỉnh và cải tiến gần với chuẩn mực
quốc tế, số lượng và chất lượng báo cáo liên tục được nâng cấp, sự phối hợp trong quy trình báo
cáo ngày càng hiệu quả cũng như bắt đầu ứng dụng công nghệ trong công tác thống kê. Tuy
nhiên, cho đến nay, hoạt động thống kê tiền tệ tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề và thông
tin thống kê tiền tệ của Việt Nam còn khoảng cách so với các tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân
của vấn đề bao gồm (1) khác biệt về chuẩn mực kế toán đã khiến cho chất luợng dầu vào của
thông tin thống kê tiền tệ của Việt Nam chưa cao; (2) Việt Nam vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng công tác thống kê nói chung và thống kê tiền tệ nói riêng; (3) việc ứng dụng công
nghệ vào công tác thống kê còn hạn chế Những khó khăn này đang được NHNN tích cực
nghiên cứu khắc phục với mục tiêu sớm bắt kịp với các tiêu chuẩn TKTT quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
European Commission, International Monetary Fund, Organisation for Economic Coope-
ration and development, United Nations, and World Bank. 2009. System of National Accounts
2008 (2008 SNA). New York.
International Monetary Fund (2008) Monetary and Financial Statistics Compilation Guide
(MFSC 2008). Washington, D.C.
International Monetary Fund (2016) Monetary and Financial Statistics Manual (MFSM
2016). Washington, D.C.
1216
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thong_ke_tien_te_theo_tieu_chuan_quoc_te_va_thuc_trang_thong.pdf