Mục tiêu Nội dung
Làm rõ ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê
lao động trong doanh nghiệp.
Trang bị các kiến thức cơ bản về thống kê
lao động và thu nhập của người lao động
trong doanh nghiệp.
Hướng dẫn học viên cách tính toán và phân
tích các chỉ tiêu thống kê lao động và thu
nhập của người lao động trong doanh nghiệp.
40 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thống kê lao động trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng của đơn giá tiền lương của một đơn vị lao động hao phí (X),
suất tiêu hao lao động để sản xuất ra 1 đơn vị kết quả sản xuất, kinh doanh
(t) và kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ (Q).
QL = X t Q
Với X = QL/T là đơn giá tiền lương của 1 đơn vị lao động hao phí (có thể
tính bằng số lao động làm việc, tổng số ngày công, tổng số giờ công thực tế
làm việc).
Hệ thống chỉ số: 1 1 1 1
0 0 0 0
QL X t Q
QL X t Q
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
STA303_Bai 2_v1.0012101202 39
2.3.3. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương của lao động
2.3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng quỹ lương
Bên cạnh việc tính toán chi phí tiền lương cho lao động, các doanh nghiệp đều muốn
biết tiền lương chi ra có hiệu quả hay không. Để đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ lương,
thống kê thường tính các chỉ tiêu dưới đây.
Kết quả sản xuất (Q) Năng suất sử dụng tổng quỹ lương
(hay chi phí nhân công) (HQL)
=
Tổng quỹ lương (QL)
Chỉ tiêu trên cho biết, một đồng chi phí nhân công mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ sẽ
đem lại bao nhiêu đồng kết quả sản xuất.
Lợi nhuận kinh doanh (M) Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng quỹ
lương (RQL) = Tổng quỹ lương (QL)
Chỉ tiêu này cho biết, một đồng chi phí nhân công mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tổng quỹ lương (QL) Suất tiêu hao (hay mức hao phí) tiền
lương cho 1 đơn vị kết quả sản xuất
kinh doanh (H’QL)
= Kết quả sản xuất (Q)
Chỉ tiêu này cho biết, để tạo ra 1 đồng kết quả sản xuất thì doanh nghiệp phải bỏ ra
bao nhiêu đồng chi phí cho nhân công.
2.3.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng suất lao động
bình quân
Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao để đảm bảo tái sản xuất
mở rộng. Nhưng một trong những điều kiện để thu
được kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh là phải đảm
bảo đời sống vật chất cho người lao động. Điều đó
đồng nghĩa với việc phải tăng dần đơn giá nhân công.
Tuy nhiên, xác định mức tăng này là bao nhiêu thì
doanh nghiệp phải xem xét trong mối liên hệ với tốc độ tăng năng suất lao động.
Để phân tích mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân,
thống kê trong doanh nghiệp thường so sánh hai chỉ số này với nhau:
L1
L0X
L1W
L0
X
I X
I W
W
Nếu X WI / I < 1 thì tốc độ tăng tiền lương bình quân chậm hơn tốc độ tăng năng suất
lao động bình quân. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm được chi
phí nhân công và có tích luỹ.
Khi đó, mức chi phí nhân công đã tiết kiệm được là:
L1
L1 L0 1
L0
WX X L
W
hay 11 0
0
QQL QL
Q
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
40 STA303_Bai 2_v1.0012101202
Ví dụ:
Có tài liệu về tình hình sản xuất và lao động của doanh nghiệp trong hai tháng báo cáo
như sau:
Chỉ tiêu T1/2010 T2/2010
Giá trị sản xuất (triệu đồng) (Q) 1.500 1.785
Tổng quỹ lương (triệu đồng) (QL) 450 561
Số lao động trong danh sách bình quân (người) ( L ) 150 170
Tính toán:
NSLĐ bình quân tháng (triệu đồng/người) ( W ) 10,0 10,5
Tiền lương bình quân tháng (triệu đồng/người) ( LX ) 3,0 3,3
Yêu cầu: Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân tháng và tiền
lương bình quân tháng của doanh nghiệp trên và đưa ra nhận xét.
Từ số liệu đã cho, tính các chỉ tiêu sau:
Năng suất lao động bình quân tháng: W = Q/ L
Tiền lương bình quân tháng: LX = QL/ L
(Kết quả tính như ở bảng)
So sánh hai chỉ số năng suất lao động bình quân tháng và tiền lương bình quân tháng:
L1
L0X
L1W
L0
X 3,3
I X 3,0 1,047610,5I W
10,0W
hay 104,76%.
Như vậy, tốc độ tăng tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động
bình quân, có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí về tiền lương. Mức tiền
lương lãng phí là:
L1
L1 L0 1
L0
W 10,5X X L 3,3 3,0 170 25,5
W 10,0
(triệu đồng)
2.3.4. Phân tích tài liệu thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp
2.3.4.1. Đánh giá chung tình hình thu nhập lao động trong doanh nghiệp
Bao gồm tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau:
Thu nhập thực tế của lao động (có tính đến mức độ lạm phát hay sức mua thực tế)
Thu nhập danh nghĩa – Thuế thu nhập đã nộp Thu nhập thực tế
của lao động = Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Nếu kết quả tính ra mà tăng lên có nghĩa là đời sống của người lao động đã được
cải thiện.
Chỉ số thu nhập thực tế bình quân của lao động
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
STA303_Bai 2_v1.0012101202 41
Thu nhập thực tế bình quân của 1 lao động kỳ báo cáo Chỉ số thu nhập
thực tế bình quân
của lao động
=
Thu nhập thực tế bình quân của 1 lao động kỳ gốc
Nếu kết quả tính chỉ số > 1 phản ánh thu nhập thực tế bình quân của lao động có
chiều hướng tăng cũng có nghĩa là đời sống của người lao động được cải thiện.
So sánh tốc độ tăng thu nhập danh nghĩa với tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng
Chỉ số thu nhập danh nghĩa So sánh tốc độ tăng thu nhập
danh nghĩa với tốc độ tăng giá
hàng tiêu dùng
=
Chỉ số giá tiêu dùng
Nếu kết quả so sánh > 1 phản ánh tốc độ tăng thu nhập danh nghĩa nhanh hơn so
với tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng và nhờ đó đời sống của người lao động tăng lên.
2.3.4.2. Phân tích thu nhập bình quân của lao động
Thu nhập bình quân được tính như sau:
Quỹ phân phối lần đầu của lao động (V)
Thu nhập bình quân (VT) =
Hao phí lao động cho sản xuất kinh doanh (T)
Từ công thức trên, ta sẽ tính được thu nhập bình quân 1 lao động, thu nhập bình quân
1 ngày công làm việc thực tế và thu nhập bình quân 1 giờ công làm việc thực tế bằng
cách thay T là số lao động có bình quân trong kỳ, tổng số ngày công làm việc thực tế
và tổng số giờ công làm việc thực tế.
2.3.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động
Để phân tích hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động, người ta tính và
so sánh các chỉ tiêu sau:
Năng suất sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động
Kết quả sản xuất, kinh doanh (Q) Năng suất sử dụng quỹ phân
phối lần đầu của lao động
(HV)
=
Quỹ phân phối lần đầu của lao động (V)
Tỷ suất lợi nhuận tính trên quỹ phân phối lần đầu của lao động
Lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh (M) Tỷ suất lợi nhuận tính trên
quỹ phân phối lần đầu của
lao động (RV)
=
Quỹ phân phối lần đầu của lao động (V)
× 100
2.3.4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của lao động
trong doanh nghiệp
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của lao động trong doanh
nghiệp, thống kê thường sử dụng phương pháp chỉ số được xây dựng dựa trên mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu sau:
Quỹ phân phối lần đầu của
lao động (V) =
Thu nhập bình quân một
lao động (VL) × Số lao động bình quân ( L )
Hoặc:
Quỹ phân phối lần đầu
của lao động (V) =
Suất tiêu hao thu nhập
cho một đơn vị kết quả
SXKD (H’V)
×
Năng suất bình
quân một lao động
(WL)
×
Số lao động bình
quân ( L )
Hoặc:
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
42 STA303_Bai 2_v1.0012101202
Quỹ phân phối lần đầu
của lao động (V) =
Thu nhập bình
quân (VT)
×
Suất tiêu hao lao
động để sản xuất
ra 1 đơn vị kết
quả sản xuất, kinh
doanh (t)
×
Kết quả sản xuất,
kinh doanh (Q)
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều bộ phận tham gia sản xuất kinh doanh, ta có
các mối liên hệ sau:
Tổng quỹ phân phối lần
đầu của lao động (∑V) =
Thu nhập bình quân
một lao động của các
bộ phận ( LV )
×
Tổng số lao động của các bộ
phận ( L )
Hoặc:
Tổng quỹ phân phối lần
đầu của lao động (∑V) =
Thu nhập bình
quân một lao
động của từng bộ
phận (VL)
×
Kết cấu lao
động của
từng bộ phận
( Ld )
×
Tổng số lao động
của các bộ phận
( L )
2.3.4.5. Phân tích mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và năng suất lao động bình quân
Cũng tương tự như quá trình phân tích mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng
suất lao động bình quân, thống kê sẽ tiến hành so sánh tốc độ tăng thu nhập bình quân
và tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp.
L1
V L0
L1W
L0
V
I V
I W
W
Nếu V WI / I < 1 thì tốc độ tăng thu nhập bình quân
chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân.
Khi đó, doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm được quỹ
phân phối thu nhập lần đầu của người lao động một khoản là:
L1
L1 L0 1
L0
WV V L
W
hay 11 0
0
QV V
Q
2.3.4.6. Phân tích sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở doanh nghiệp
Với số liệu về thu nhập và lao động trong doanh nghiệp, thống kê vẽ đường cong
Lorenz nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về sự bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập. Nếu độ võng của đường cong càng nhiều chứng tỏ sự bất bình đẳng càng lớn.
Tuy nhiên, đường cong Lorenz chưa lượng hoá được mức
độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Để lượng hoá,
người ta phải tính hệ số Gini.
i i i 1
i
G
p (Q Q )
H 1
10.000
Trong đó:
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
STA303_Bai 2_v1.0012101202 43
pi: Phần trăm lao động của nhóm i.
Qi: Phần trăm thu nhập cộng dồn tính cho nhóm i.
Qi-1: Phần trăm thu nhập cộng dồn tính cho nhóm đứng trước nhóm i.
Hệ số Gini có các tính chất sau:
Miền xác định: 0 ≤ HG ≤ 1
HG = 0: Bình đẳng tuyệt đối.
0 < HG < 0,35: Phân phối tạm coi là bình đẳng
0,35 ≤ HG < 0,50: Phân phối là bất bình đẳng.
0,50 ≤ HG < 1: Phân phối rất bất bình đẳng.
Ví dụ:
Có tài liệu về tình hình phân phối thu nhập ở một doanh nghiệp năm 2010 như sau
(cột 1 và cột 2):
Thu nhập
bình quân
(1000
đồng)
Tỷ trọng
lao động
theo nhóm
(%) (pi)
Tổng thu
nhập theo
nhóm (1000
đồng)
Tỷ trọng thu
nhập theo
nhóm (%)
(qi)
Cộng
dồn %
lao
động
(Pi)
Cộng
dồn %
thu
nhập
(Qi)
Qi+Qi–1 pi(Qi+Qi-1)
1 2 3 = 1 x 2 4 = 3/∑3 5 6 7 8
1.500 8,2 12,300 4,46 8,2 4,46 4,46 36,58
2.000 25,7 51.400 18,64 33,9 23,10 27,57 708,45
2.800 36,5 102.200 37,07 70,4 60,17 83,28 3.039,68
3.500 17,2 60.200 21,84 87,6 82,01 142,18 2.445,56
4.000 12,4 49.600 17,99 100.0 100,00 182,01 2.256,92
Tổng 100.0 275.700 100.00 8.487,19
Yêu cầu: Đánh giá tình hình phân phối thu nhập của doanh nghiệp nói trên.
Từ số liệu đã cho ta tính được các thông số tiếp theo ở các cột 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Số liệu ở cột 5 và 6 được dùng để vẽ đường cong Lorenz.
Hệ số Gini được tính như sau:
i i i 1
i
G
p (Q Q )
8.487,19H 1 1 0,1513
10.000 10.000
HG < 0,35 có nghĩa là phân phối thu nhập của doanh nghiệp là rất bình đẳng.
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
44 STA303_Bai 2_v1.0012101202
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Thống kê lao động và thu nhập của người lao động là những vấn đề không thể thiếu trong tổ
chức quản lý hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Để thống kê số lượng lao động nhằm tính toán cơ cấu lao động và các tính toán khác, trước
hết cần phân loại lao động. Tùy theo loại hình doanh nghiệp cũng như phương pháp tổ chức
quản lý của nó mà lựa chọn tiêu thức phân loại lao động khác nhau.
Để thống kê số lượng lao động của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng chỉ tiêu số lao
động hiện có thời điểm hoặc số lao động bình quân phản ánh quy mô lao động trong một thời
kỳ. Đây là cơ sở để tính năng suất lao động, thu nhập bình quân của người lao động...
Để theo dõi sự biến động số lượng lao động và xác định nguyên nhân của sự biến động đó,
cần lập bảng cân đối lao động.
Để thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động, người ta thường tính: (1) chỉ số đánh giá sự
biến động về số lượng lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc (hoặc thực tế so với kế hoạch);
(2) tỷ trọng các loại lao động trong doanh nghiệp; (3) tuổi nghề bình quân của lao động; (4)
hệ số đảm nhiệm công việc của lao động và (5) các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng lao
động của doanh nghiệp.
Để thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động, các chỉ tiêu được xem xét là quỹ thời gian
lao động theo ngày công, quỹ thời gian lao động theo giờ công và các hệ số sử dụng quỹ thời
gian theo ngày công. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chủ yếu mới theo dõi được các chỉ
tiêu đo lường sử dụng thời gian lao động theo ngày công làm việc.
Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng, phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động
trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh
giữa kết quả sản xuất với hao phí lao động cho sản xuất và ngược lại.
Kết quả sản xuất có thể được tính bằng đơn vị hiện vật (sản lượng) hoặc đơn vị giá trị (GO,
VA, NVA, doanh thu...). Hao phí lao động cho sản xuất có thể biểu hiện bằng tổng số giờ
công làm việc, tổng số ngày công làm việc hay số lao động làm việc bình quân trong kỳ
nghiên cứu.
Để thống kê sự biến động của năng suất lao động trong doanh nghiệp, người ta thường tính 3
chỉ số chủ yếu: (1) chỉ số năng suất lao động dạng hiện vật; (2) chỉ số năng suất lao động
dạng giá trị và (3) chỉ số năng suất lao động dạng thời gian.
Thu nhập là đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để làm tăng năng suất lao động của người lao
động, góp phần đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội
ngày càng phát triển. Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp được hình thành từ
nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, thu nhập từ tiền lương là nguồn thu quan trọng nhất.
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là tất cả các khoản tiền mà
doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động theo kết quả lao động của họ dưới các hình
thức, các chế độ tiền lương và chế độ phụ cấp tiền lương hiện hành.
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau và do đó
hình thành nhiều loại quỹ lương khác nhau.
Tiền lương bình quân là chỉ tiêu phản ánh mức tiền lương tính cho một đơn vị lao động đã
hao phí cho sản xuất kinh doanh.
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
STA303_Bai 2_v1.0012101202 45
Dựa trên cơ sở các phương trình kinh tế liên quan mà phân tích sự biến động của chỉ tiêu
tổng quỹ lương và tiền lương bình quân.
Để phân tích tài liệu thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp, người ta thường tập
trung: (1) đánh giá chung tình hình thu nhập lao động trong doanh nghiệp; (2) phân tích thu
nhập bình quân của lao động; (3) phân tích hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao
động; (4) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của lao động trong doanh
nghiệp; (5) phân tích mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và năng suất lao động bình quân
và (6) phân tích sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở doanh nghiệp.
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
46 STA303_Bai 2_v1.0012101202
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những đối tượng nào là lao động ngoài danh sách của doanh nghiệp?
2. Tại sao lại nói rằng chỉ tiêu tuổi nghề bình quân chỉ có hiệu quả ở một giới hạn nhất định nào
đó khi đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp?
3. Hiện nay ở nước ta đang áp dụng rộng rãi cách tính năng suất lao động dạng giá trị với Q là
giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Đây có phải là chỉ tiêu tốt nhất để tính năng suất?
4. Thế nào là lương sản phẩm không hạn chế, lương sản phẩm luỹ tiến, lương sản phẩm có
thưởng, lương trả theo sản phẩm cuối cùng; lương thời gian giản đơn và lương thời gian có
thưởng?
5. Đường cong Lorenz là gì và ý nghĩa của nó?
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
STA303_Bai 2_v1.0012101202 47
BÀI TẬP
1. Có số liệu thống kê về số lao động tại một doanh nghiệp sản xuất trong quý I năm 2010
như sau (đơn vị tính: người):
Số lao động có đầu quý: 300, trong đó nam: 180.
Biến động tăng trong quý:
o Tuyển mới: 30, trong đó nam: 16
o Đi học về: 15, trong đó nam: 10
o Điều động từ nơi khác đến: 3, trong đó nam: 0
o Tăng khác: 10, trong đó nam: 7
Biến động giảm trong quý:
o Nghỉ chế độ: 8, trong đó nam: 3
o Chuyển công tác sang đơn vị khác: 12, trong đó nam: 8
o Đi học: 10, trong đó nam: 5
o Nghỉ việc vì các lý do khác: 10, trong đó nam: 8
Yêu cầu:
a. Lập bảng cân đối lao động của doanh nghiệp.
b. Tính các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và sự biến động lao động của doanh nghiệp
trong quý I năm 2010.
2. Có tài liệu về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp trong hai tháng đầu năm 2010
như sau:
Sản lượng sản xuất (SP)
Sản phẩm
Tháng 1 Tháng 2
Đơn giá cố định
(nghìn đồng)
A 50.000 60.000 10
B 35.000 38.000 18
C 60.000 62.000 12
Biến động số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp trong hai tháng như sau:
Ngày 01/01/2010: có 180 người đang làm việc thực tế.
Ngày 05/01/2010: tuyển dụng thêm 5 người, có ký hợp đồng lao động.
Ngày 15/01/2010: tuyển dụng tiếp 10 người, có ký hợp đồng lao động.
Ngày 22/01/2010: sa thải 3 người vì không đáp ứng yêu cầu công việc.
Từ đó đến cuối tháng 2, số lượng lao động không đổi.
Yêu cầu:
a. Tính số lượng lao động bình quân trong tháng 1 và tháng 2 của doanh nghiệp.
b. Tính giá trị sản xuất trong tháng 1 và tháng 2 của doanh nghiệp.
c. Kiểm tra tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp theo hai phương pháp giản đơn và
có kết hợp với kết quả sản xuất.
d. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng số lao động của
doanh nghiệp.
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
48 STA303_Bai 2_v1.0012101202
3. Có tài liệu về tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất tại một
doanh nghiệp may mặc trong 2 quý đầu năm 2010 như sau:
Chỉ tiêu Quý I Quý II
Số ngày công làm việc thực tế trong chế độ 20.380 21.760
Số ngày nghỉ lễ và chủ nhật 3.900 4.000
Số ngày nghỉ phép năm 720 700
Số ngày công vắng mặt 1.200 1.440
Số ngày ngừng việc 800 900
Số ngày công làm thêm 1.000 1.200
Yêu cầu:
a. Xác định các chỉ tiêu sau trong từng quý:
Số ngày công theo lịch;
Số ngày công theo quy định trong lịch;
Số ngày công có thể sử dụng cao nhất;
Số ngày công có mặt;
Số công nhân trong danh sách bình quân.
b. Hãy đánh giá việc sử dụng lao động của doanh nghiệp trên quý II so với quý I là tiết kiệm
hay lãng phí nếu biết rằng, giá trị sản xuất của doanh nghiệp quý II giảm 7% so với quý I.
4. Có số liệu về kết quả sản xuất và lao động của một doanh nghiệp trong hai tháng như sau:
Chỉ tiêu Tháng 3/2010 Tháng 4/2010
Giá trị sản xuất (triệu đồng) 1.207,5 1.494,9
Số công nhân bình quân (người) 150 151
Số ngày công làm việc thực tế trong tháng (ngày) 3.450 3.322
Số giờ công làm việc thực tế trong tháng (giờ) 24.150 24.915
Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động của năng suất lao động tháng 4 so với tháng 3 do ảnh
hưởng của các nhân tố: năng suất lao động giờ, số giờ làm việc thực tế bình quân 1 ngày và
số ngày làm việc thực tế bình quân 1 tháng.
5. Có tài liệu về kết quả sản xuất của một doanh nghiệp dệt như sau:
Sản lượng vải sản xuất (triệu mét) Số lao động có bình quân (người)
Phân xưởng
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
A 10.000 9.540 20 18
B 15.000 15.960 25 28
C 9.570 11.480 22 28
Yêu cầu:
a. Phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân toàn doanh nghiệp kỳ nghiên cứu
so với kỳ gốc.
b. Phân tích biến động của sản lượng vải sản xuất toàn doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi sự
biến động của năng suất lao động bình quân toàn doanh nghiệp và tổng số lao động toàn
doanh nghiệp.
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
STA303_Bai 2_v1.0012101202 49
6. Có tài liệu về lao động và tiền lương của một doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu Tháng 4/2010 Tháng 5/2010
Số lao động trong danh sách bình quân (người) 300 320
Số ngày làm việc thực tế bình quân một LĐ (ngày) 20 22
Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế (giờ) 8,0 8,2
Tổng quỹ lương giờ (triệu đồng) 820 940
Tổng quỹ lương ngày (triệu đồng) 830 950
Tổng quỹ lương tháng (triệu đồng) 900 980
Yêu cầu: Phân tích sự biến động tiền lương bình quân tháng của doanh nghiệp tháng 5 so với
tháng 4 do ảnh hưởng biến động của tiền lương bình quân giờ, độ dài bình quân ngày làm
việc thực tế, hệ số phụ cấp lương ngày, số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động và
hệ số phụ cấp lương tháng bằng phương pháp Ponomarjewa.
7. Có tài liệu về tình hình thu nhập của một doanh nghiệp như sau:
Thu nhập bình quân một lao động
(triệu đồng) Số lao động có bình quân (người) Phân xưởng
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
A 12 12,5 30 32
B 15 16 25 22
C 15 13,5 30 35
Yêu cầu:
a. Tính thu nhập bình quân một lao động của toàn doanh nghiệp.
b. Phân tích biến động của thu nhập bình quân một lao động toàn doanh nghiệp do ảnh hưởng
của các nhân tố cấu thành.
c. Phân tích biến động tổng thu nhập toàn doanh nghiệp do ảnh hưởng của các nhân tố cấu
thành bằng phương pháp Ponomarjewa.
8. Có tài liệu thống kê lao động và tiền lương ở một doanh nghiệp:
Chỉ tiêu 2008 2009
Số lao động có bình quân (người) 120 150
Số ngày làm việc bình quân một lao động (ngày) 200 210
Giá trị sản xuất (triệu đồng) 20.000 22.000
Tổng quĩ lương năm (triệu đồng) 2.800 3.050
Tổng quĩ lương ngày (triệu đồng) 2.400 2.800
Yêu cầu:
a. Tính và phân tích các chỉ tiêu tiền lương bình quân của lao động năm 2009 so với năm 2008.
b. Phân tích tình hình biến động tổng quĩ lương của lao động năm 2009 so với năm 2008.
c. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tổng quĩ lương năm 2009 so với
năm 2008 bằng phương pháp chỉ số.
d. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng NSLĐ bình
quân của doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2008.
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp
50 STA303_Bai 2_v1.0012101202
9. Có tài liệu về tình hình sản xuất và lao động tại doanh nghiệp A trong hai quý cuối năm
2009 như sau:
Chỉ tiêu Quý III Quý IV
Giá trị sản xuất (triệu đồng) 8.000 9.100
Số lao động có bình quân (người) 300 320
Số ngày công làm việc thực tế (ngày) 24.000 25.000
Trong đó: ngày công làm thêm 1.200 1.000
Số giờ công làm việc thực tế (giờ) 204.700 212.000
Trong đó: giờ công làm thêm 9.100 12.000
Tổng quỹ lương (triệu đồng) 600 650
Yêu cầu:
a. Tính các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp.
b. Tính các chỉ tiêu năng suất lao động.
c. Tính các chỉ tiêu tiền lương bình quân.
d. Phân tích biến động của năng suất lao động do ảnh hưởng của các nhân tố: năng suất lao
động giờ, số giờ làm việc thực tế bình quân 1 ngày và số ngày làm việc thực tế bình quân 1
lao động trong kỳ.
e. Có thể kết luận gì về tình hình sử dụng tổng quĩ lương của doanh nghiệp.
10. Có tài liệu về tình hình phân phối thu nhập tại một doanh nghiệp xây dựng trong năm
2009 như sau:
Mức thu nhập (nghìn đồng) <1500 1500 – 2000 2000 – 3000 3000 – 5000 ≥5000
Số lao động (người) 50 120 240 60 30
Yêu cầu:
a. Tính thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp nói trên.
b. Vẽ đường cong Lorenz phản ánh tình hình phân phối thu nhập của doanh nghiệp.
c. Tính hệ số Gini và rút ra kết luận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 04_sta303_bai_2_v1_0012101202_9812.pdf