MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày khái niệm về thống kê học.
• Trình bày vai trò của thống kê trong nghiên cứu khoa
học xã hội.
• Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình nghiên
cứu thống kê.
• Trình bày một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu thống kê như tổng thể thống kê
và đơn vị tổng thể, tiêu thức thống kê, dữ liệu thống kê và các loại dữ liệu, nguồn dữ
liệu phục vụ cho nghiên cứu,
• Trình bày khái niệm về đo lường trong thống kê và các yêu cầu của đo lường trong
thống kê.
• Trình bày về các loại thang đo thống kê
32 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thống kê cho khoa học xã hội - Bài 1: Tổng quan về thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0016104219
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
THỐNG KÊ CHO KHOA HỌC XÃ HỘI
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai
1
v1.0016104219
BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ TRONG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai
2
v1.0016104219
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày khái niệm về thống kê học.
• Trình bày vai trò của thống kê trong nghiên cứu khoa
học xã hội.
• Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình nghiên
cứu thống kê.
• Trình bày một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu thống kê như tổng thể thống kê
và đơn vị tổng thể, tiêu thức thống kê, dữ liệu thống kê và các loại dữ liệu, nguồn dữ
liệu phục vụ cho nghiên cứu,
• Trình bày khái niệm về đo lường trong thống kê và các yêu cầu của đo lường trong
thống kê.
• Trình bày về các loại thang đo thống kê.
3
v1.0016104219
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Kiến thức chung về kinh tế - xã hội.
4
v1.0016104219
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa hiểu rõ.
• Trả lời các câu hỏi của bài học.
• Đọc và tìm hiểu thêm về thống kê và quá trình
nghiên cứu thống kê.
5
v1.0016104219
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Đo lường và thang đo trong thống kê1.2
Một số vấn đề chung về thống kê1.1
6
v1.0016104219
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ
1.1.1. Khái niệm chung về
thống kê học
1.1.2. Vai trò của thống kê
trong nghiên cứu khoa học
xã hội
1.1.3. Một số khái niệm cơ
bản trong thống kê
7
v1.0016104219
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC
• Có ý kiến cho rằng, thống kê là một nghệ thuật và khoa học về:
Thu thập.
Phân tích.
Trình bày.
Giải thích dữ liệu.
Thống kê học là môn khoa học xã hội nghiên cứu hệ thống các phương pháp
thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số
lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong
những điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể.
Khái niệm
8
v1.0016104219
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC
9
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học: là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với
mặt chất của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Mặt chất
Mặt
lượng
Hiện tượng và
quá trình kinh tế
xã hội số lớn
Không gian
Thời gian
v1.0016104219
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC
10
Quá trình nghiên cứu thống kê gồm 3 giai đoạn chính:
Điều tra thống kê
(thu thập dữ liệu)
Tổng hợp thống
kê (xử lý dữ liệu)
Phân tích và dự
báo thống kê
v1.0016104219 11
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo)
Điều tra thống kê: là các phương pháp thu thập thông tin về hiện tượng nghiên
cứu này
• Phương pháp thu thập thông tin
Phỏng vấn: gồm phỏng vấn cấu trúc (dựa vào bảng hỏi), phỏng vấn bán cấu trúc
và phỏng vấn phi cấu trúc (phỏng vấn tự do, phỏng vấn sâu).
Quan sát.
Phân tích tư liệu.
• Các loại điều tra thống kê
Điều tra toàn bộ: thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối
tượng điều tra.
Điều tra không toàn bộ: thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn
trong toàn bộ các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu.
Điều tra chọn mẫu.
Điều tra trọng điểm.
Điều tra chuyên đề.
• Qui trình thực hiện điều tra
Xây dựng phương án điều tra.
Thực hiện thu thập thông tin.
Phân tích dữ liệu nghiên cứu và trình bày kết quả.
v1.0016104219 12
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo)
Nội dung 4
Nội dung 3
Nội dung 2
Nội dung 1
Chọn phương pháp thu thập thông tin
Xác định nội dung điều tra
Xác định phạm vi,
đối tượng và đơn vị điều tra
Xác định mục
đích nghiên cứu
Nội dung 7
Nội dung 6
Nội dung 5
Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
Chọn mẫu điều tra
Soạn thảo bảng hỏi
Xây dựng phương án điều tra thống kê
v1.0016104219 13
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo)
• Xác định mục đích điều tra: để trả lời cho câu hỏi tìm hiểu vấn đề gì và phục vụ cho
yêu cầu nghiên cứu nào hoặc để kiểm định một giả thuyết nào đó.
Ví dụ: Thất nghiệp có làm cho người ta mất tự tin không?
• Đối tượng điều tra là đối tượng chứa đựng thông tin cần thu thập. Xác định đối
tượng điều tra không rõ ràng (thừa hoặc thiếu) sẽ dẫn đến kết quả không chính xác
và gây lãng phí.
• Đơn vị điều tra là đơn vị cung cấp thông tin về đối tượng.
=> Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.
Ví dụ: Khảo sát ý kiến của giáo viên tiểu học về thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về qui
định đánh giá học sinh tiểu học. Khi đó đối tượng điều tra và đơn vị điều tra đều là
giáo viên tiểu học.
• Phạm vi điều tra là toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu.
• Nội dung điều tra là danh mục các thông tin cần thu thập phục vụ cho mục đích
nghiên cứu → được thể hiện trong Phiếu điều tra (Bảng hỏi).
• Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin: căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu, đối tượng điều tra, khả năng của người tổ chức để lựa chọn.
v1.0016104219 14
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo)
• Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
Quy định cụ thể từng bước công việc phải tiến hành trong quá trình từ khâu tổ
chức đến triển khai điều tra thực tế.
Quy định thống nhất về thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra.
Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều
tra phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó.
Ví dụ: Thông tin về dân số Việt Nam tại thời điểm 0 h ngày 1/4/2009.
Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian được quy định để thu thập số liệu về
lượng của hiện tượng được tích lũy trong cả thời ký đó.
Ví dụ: Thông tin về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong
năm 2015.
Thời hạn điều tra là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu
thập số liệu.
Ví dụ: Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, thời gian thu thập số liệu
là 20 ngày, từ ngày ¼ đến ngày 20/4/2009.
v1.0016104219 15
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo)
• Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa
học toàn bộ tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê nhằm làm cho các đặc
trưng riêng biệt về từng đơn vị của hiện tượng nghiên cứu bước đầu chuyển thành
những đặc trưng chung của toàn bộ hiện tượng.
• Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và
tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện nhất định
qua biểu hiện bằng số lượng và tính toán các mức độ trong tương lai, nhằm đưa ra
những căn cứ cho quyết định quản lý.
v1.0016104219 16
1.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC (tiếp theo)
Trong quá trình nghiên cứu thống kê, các phương pháp thống kê được chia ra
Thống kê mô tả Thống kê suy luận
Bao gồm hoạt động thu
thập dữ liệu qua điều tra
và mô tả, biểu diễn dữ
liệu bằng các bảng và
đồ thị thống kê và việc
tính toán các đặc trưng
của dữ liệu (các tham
số thống kê mô tả) như
số trung bình, độ lệch
tiêu chuẩn
Bao gồm các phương
pháp ước lượng, kiểm
định giả thuyết thống kê,
phân tích mối liên hệ, dự
đoán... Từ quá trình phân
tích đó mà nhà quản lý có
thể ra quyết định dựa trên
cơ sở kết quả từ mẫu
điều tra.
v1.0016104219
1.1.2. VAI TRÒ CỦA THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI
Một nghiên cứu không thể thiếu phân tích định lượng → phải sử
dụng các phương pháp thống kê.
Thống kê là cơ sở nhận thức hiện tượng nghiên cứu một cách
khoa học.
Thông tin thống kê là cơ sở để thông báo cho công chúng.
Là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch và ra quyết định quản lý.
17
v1.0016104219
1.1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ
• Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn bao gồm các đơn vị hoặc phần tử cần quan
sát và phân tích. Các đơn vị này được gọi là đơn vị tổng thể.
• Phân loại tổng thể
Căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể, gồm:
Tổng thể bộc lộ là tổng thể có ranh giới rõ ràng, các đơn vị của tổng thể được
biểu hiện cụ thể. Ví dụ: tổng thể luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội
Tổng thể tiềm ẩn, các đơn vị tổng thể không được nhận biết một cách trực
tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng. Ví dụ: tổng thể doanh nghiệp có
hoạt động làm ăn phi pháp
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, gồm:
Tổng thể đồng chất bao gồm các đơn vị có những đặc điểm chủ yếu giống
nhau có liên quan đến mục đích nghiên cứu.
Tổng thể không đồng chất bao gồm các đơn vị khác nhau về loại hình, về
những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.
Căn cứ vào phạm vi điều tra, gồm:
Tổng thể chung bao gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu.
Tổng thể mẫu là một tập hợp con được rút ra từ tổng thể chung, trong đó các
đơn vị được chọn theo một nguyên tắc nào đó đảm bảo tính đại diện.
18
v1.0016104219
1.1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ
• Tiêu thức thống kê là đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để
nghiên cứu.
• Các loại tiêu thức thống kê
Tiêu thức thực thể: nói lên bản chất của đơn vị tổng thể, gồm:
Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức mà các biểu hiện của nó được dùng để phản
ánh các thuộc tính của đơn vị tổng thể và không được biểu hiện trực tiếp bằng
con số. Ví dụ: tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, quốc tịch,...
Tiêu thức số lượng là tiêu thức phản ánh các đặc điểm về lượng của đơn vị
tổng thể và có các biểu hiện trực tiếp bằng con số. Mỗi con số này được gọi là
một lượng biến. Ví dụ: độ tuổi, thu nhập, chi tiêu,...
Khi tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng chỉ có hai biểu hiện không
trùng nhau trên một đơn vị tổng thể, gọi là tiêu thức thay phiên. Ví dụ:
giới tính
Tiêu thức thời gian: nêu lên hiện tượng nghiên cứu theo sự xuất hiện của nó ở
thời gian nào.
Tiêu thức không gian: nêu lên phạm vi lãnh thổ bao trùm và sự xuất hiện theo địa
điểm của hiện tượng nghiên cứu.
v1.0016104219
1.1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ
20
• Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm của toàn bộ tổng thể trong điều kiện thời gian
và địa điểm cụ thể. Chỉ tiêu thống kê phản ánh tổng hợp biểu hiện mặt lượng của
nhiều đơn vị, hiện tượng cá biệt.
Ví dụ: Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014 là 7874,3 nghìn lượt khách.
Chỉ tiêu thống kê gồm:
Khái niệm của chỉ tiêu bao gồm các định nghĩa và giới hạn về thực thể, thời
gian và không gian;
Mức độ của chỉ tiêu là các trị số với các đơn vị tính phù hợp.
Các loại chỉ tiêu thống kê:
Theo tính chất biểu hiện: Chỉ tiêu tuyệt đối, biểu hiện quy mô, số lượng của
hiện tượng. Chỉ tiêu tương đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ
của hiện tượng.
Theo đặc điểm thời gian: Chỉ tiêu thời kỳ, phản ánh mặt lượng của hiện tượng
nghiên cứu trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu thời điểm, phản ánh mặt
lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định
Theo nội dung phản ánh: Chỉ tiêu khối lượng, biểu hiện quy mô, khối lượng
của hiện tượng. Chỉ tiêu chất lượng, biểu hiện trình độ phổ biến và mối quan
hệ so sánh trong tổng thể.
v1.0016104219
1.1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ (tiếp theo)
• Dữ liệu thống kê là các sự kiện và số liệu được thu thập, tổng hợp và phân tích
nhằm hiểu được ý nghĩa của chúng.
• Bộ dữ liệu gồm có:
Đơn vị tổng thể là các thực thể mà chúng ta cần phải quan sát, thu thập dữ liệu
của chúng (001, 002, 003).
Biến là đặc điểm của đơn vị tổng thể cần được quan sát và phân tích. Những
thông tin thu thập được trên mỗi biến của mỗi phần tử trong một nghiên
cứu cung cấp cho chúng ta dữ liệu (giới tính, tuổi, nghề nghiệp, ).
Quan sát là tập hợp những thông tin thu được trên một đơn vị cá biệt (1 dòng
thông tin ở trên).
STT Giới tính Tuổi Nghề nghiệp Thời gian sửdụng dịch vụ
Mức độ hài lòng với dịch
vụ
001 Nam 19 Sinh viên 3 Tương đối hài lòng
002 Nữ 34 Giáo viên 4 Tương đối hài lòng
003 Nam 52 Kỹ sư 2 Rất hài lòng
004 Nam 60 Bác sĩ 6 Tương đối không hài lòng
005 Nữ 55 Nội trợ 4 Rất hài lòng
21
v1.0016104219
1.1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ (tiếp theo)
22
• Dữ liệu thống kê gồm có:
Dữ liệu định tính bao gồm các nhãn (label) hay tên được sử dụng để xác định
đặc điểm của mỗi phần tử.
Dữ liệu định lượng bao gồm các giá trị bằng con số cụ thể.
• Lưu ý: Các phép tính số học thông thường chỉ có ý nghĩa với dữ liệu định lượng. Tuy
nhiên, khi dữ liệu định tính được ghi nhận như các giá trị bằng số thì các phép tính số
học sẽ cho ra các kết quả không có ý nghĩa.
v1.0016104219
1.1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG KÊ (tiếp theo)
23
Nguồn dữ liệu
Sơ cấp
Thu thập dữ liệu mới
Thứ cấp
Dữ liệu đã có sẵn
Quan sát
Thực nghiệm
Điều tra
Bản in hoặc
dữ liệu điện tử
v1.0016104219
1.2. ĐO LƯỜNG TRONG THỐNG KÊ
1.2.1. Khái niệm về đo
lường trong thống kê
1.2.2. Các yêu cầu của
đo lường
1.2.3. Các thang đo
trong thống kê
24
v1.0016104219
1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐO LƯỜNG TRONG THỐNG KÊ
Để có thể đi từ nhận thức định tính về một hiện tượng xã
hội đến định lượng về hiện tượng đó, cần lượng hóa hay
nói cách khác là đo lường chúng.
Đo lường là lượng hóa khái niệm nghiên cứu.
25
v1.0016104219
1.2.2. CÁC YÊU CẦU CỦA ĐO LƯỜNG
Một đo lường được coi là đảm bảo chất lượng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
• Có độ tin cậy: Một đo lường đảm bảo độ tin cậy là khi lặp đi lặp lại một phép đo
giống nhau sẽ cho ta một giá trị hoặc các giá trị tương đương.
→ Thống kê thường vi phạm nhiều trong yêu cầu này nhất.
• Có giá trị: một công cụ đo lường gọi là có giá trị khi mà nó đo lường đúng những gì
mà nhà nghiên cứu cần đo.
→ Như vậy một đo lường có thể đảm bảo độ tin cậy nhưng chưa chắc đã có giá trị; tuy
nhiên, một đo lường có giá trị là đã đảm bảo độ tin cậy.
• Có độ nhạy: một đo lường có độ nhạy khi việc đo lường có khả năng chỉ ra được sự
biến động hay sự khác biệt của các sự vật, hiện tượng.
26
v1.0016104219
1.2.3. CÁC THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ
Có 4 loại thang đo thường được dùng trong thống kê:
Tùy theo đặc điểm của hiện tượng mà sử dụng thang đo phù hợp.
Tiêu thức
Số lượng
THANG ĐO TỶ LỆ
(Ratio Scale)
THANG ĐO KHOẢNG
(Interval Scale)
THANG ĐO ĐỊNH DANH
(Nominal Scale)
Có gốc 0
tuyệt đối
Có khoảng cách
bằng nhau
Biểu hiện có
thứ tự hơn kém
Đánh số các biểu hiện
cùng loại của tiêu thức
Tiêu thức
thuộc tính
THANG ĐO THỨ BẬC
(Ordinal Scale)
27
v1.0016104219
1.2.3. CÁC THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ
28
• Thang đo định danh: là đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức.
→ Áp dụng với những tiêu thức mà biểu hiện của nó có vai trò như nhau và cùng loại,
thường là các tiêu thức thuộc tính.
Ví dụ: tiêu thức giới tính, không có trật tự nào giữa hai biểu hiện là nam và nữ, người
ta có thể đánh số biểu hiện của nam giá trị bằng 1, nữ giá trị bằng 0 hoặc ngược lại.
• Lưu ý:
Các con số trên thang đo không biểu thị quan hệ hơn kém, cao thấp nhưng khi
chuyển từ số này sang số khác thì dấu hiệu đo đã có sự thay đổi về chất.
Không áp dụng các phép tính khi sử dụng loại thang đo này mà chỉ đếm được tần
số xuất hiện của từng biểu hiện.
v1.0016104219
1.2.3. CÁC THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ (tiếp theo)
• Thang đo thứ bậc: là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức
có quan hệ hơn kém, cao thấp.
→ Áp dụng với những tiêu thức mà các biểu hiện của nó có quan hệ hơn kém, có thể
sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng.
Ví dụ: Chất lượng sản phẩm, xếp hạng khách sạn, mức độ hài lòng với dịch vụ...
• Lưu ý:
Loại thang đo này được dùng nhiều trong nghiên cứu xã hội, đo các tiêu thức mà
các biểu hiện có quan hệ thứ tự như thái độ, quan điểm của con người đối với
các hiện tượng xã hội.
Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau.
29
v1.0016104219
1.2.3. CÁC THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ (tiếp theo)
30
• Thang đo khoảng: là thang đo thứ bậc nhưng giữa các biểu hiện có khoảng cách
đều nhau và không có điểm gốc không (0) tuyệt đối.
→ Áp dụng với những tiêu thức mà số 0 là một biểu hiện của tiêu thức đó, thường sử
dụng cho tiêu thức số lượng.
Ví dụ: tiêu thức nhiệt độ không khí, 0oC là một biểu hiện; tiêu thức điểm thi, điểm 0
là một biểu hiện chứ không có nghĩa là không có điểm.
• Lưu ý: Khi sử dụng thang đo khoảng, có thể áp dụng các phép tính cộng, trừ và có
thể tính được các đặc trưng của dãy số như số bình quân, phương sai... nhưng
không tính được tỷ lệ giữa các trị số đo.
Ví dụ: nhiệt độ trung bình của thành phố Huế là 30oC, thành phố Đà Lạt là 15oC,
nhưng điều đó không có nghĩa là Huế nóng gấp 2 lần Đà Lạt.
v1.0016104219
1.2.3. CÁC THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ (tiếp theo)
31
• Thang đo tỷ lệ: là thang đo khoảng có điểm gốc không (0) tuyệt đối.
→ Áp dụng với tiêu thức số lượng, được sử dụng rất rộng rãi để đo lường các hiện
tượng kinh tế xã hội như: thu nhập, chi tiêu, tuổi, thang đo này luôn có đơn vị tính cụ
thể đi kèm.
• Lưu ý: Có thể thực hiện tất cả các phép tính với trị số đo và có thể so sánh các tỷ lệ
giữa các trị số đo.
Ví dụ: Thu nhập của anh A là 15 triệu đồng/tháng, thu nhập của anh B là 10 triệu
đồng/tháng. Điều đó có nghĩa là anh A có thu nhập cao gấp 1,5 lần so với anh B.
v1.0016104219
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau:
• Khái niệm về thống kê học và đối tượng nghiên cứu của thống kê học;
Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê; Vai trò của thống kê
trong nghiên cứu khoa học xã hội;
• Một số khái niệm cơ bản trong thống kê như: tổng thể thống kê và đơn
vị tổng thể, tiêu thức thống kê, chỉ tiêu thống kê, dữ liệu thống kê.
• Đo lường trong thống kê và các yêu cầu của đo lường; Các loại thang
đo trong thống kê: thang đo định danh, thang đo thứ bậc, thang đo
khoảng và thang đo tỷ lệ.
32
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sta305_bai1_v1016104219_6278.pdf