Theo một nghiên cứu tâm lý học ở Mỹ, trí l ực con người đạt cao nhất lúc 17 tuổi.
Nếu coi mức đó là 100% thì trẻlúc 4 tuổi có thể phát triển được 50%, 5-8 tuổi
thêm 30%. Như vậy, sự phát triển trí lực của 4 năm đầu bằng cả13 năm sau.
Một chuyên gia giáo dục nhận định: “Đỉnh cao của sự đua tranh về giáo dục trong
thếkỷ21 không phải là ở đại học hay trung học mà là ở đoạn tuổi trước khi đi học
(nhà trẻ, mẫu giáo)”. Cơ sở khoa học đầu tiên của xu thế trên chính là sự phát hiện
các giai đoạn hoàng kim (nhạy cảm, tiếp thu, tiến bộnhanh) của sự phát triển con
người, đặc biệt với đoạn tuổi trẻthơ, cảvề trí lực lẫn thểlực.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thời kỳ vàng của trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời kỳ vàng của trí tuệ
Trẻ thơ - thời kỳ vàng của trí tuệ
Theo một nghiên cứu tâm lý học ở Mỹ, trí lực con người đạt cao nhất lúc 17 tuổi.
Nếu coi mức đó là 100% thì trẻ lúc 4 tuổi có thể phát triển được 50%, 5-8 tuổi
thêm 30%. Như vậy, sự phát triển trí lực của 4 năm đầu bằng cả 13 năm sau.
Một chuyên gia giáo dục nhận định: “Đỉnh cao của sự đua tranh về giáo dục trong
thế kỷ 21 không phải là ở đại học hay trung học mà là ở đoạn tuổi trước khi đi học
(nhà trẻ, mẫu giáo)”. Cơ sở khoa học đầu tiên của xu thế trên chính là sự phát hiện
các giai đoạn hoàng kim (nhạy cảm, tiếp thu, tiến bộ nhanh) của sự phát triển con
người, đặc biệt với đoạn tuổi trẻ thơ, cả về trí lực lẫn thể lực.
Một số kỹ năng của động vật (kể cả phần não của con người) đều có những thời kỳ
“vàng” trên. Thực nghiệm cho thấy: vịt con nhận được mẹ từ khi chúng nở đến 7
giờ sau. Nếu quá hạn đó mới cho gặp mẹ, chúng sẽ không bao giờ nhận ra mẹ nữa.
Đào hang là một kỹ năng bẩm sinh của chuột. Nhưng nếu sau khi ra đời 1 tháng
mà bị nhốt vào chuồng xây bằng xi măng hoặc lồng sắt thì chúng sẽ mãi mãi
không biết kỹ năng đó.
Trên thế giới đã có hơn 30 trẻ nhỏ từng được sói và gấu rừng nuôi từ bé. Trong đó
có trẻ ở với sói đến 3 tuổi; sau nửa năm được về nhà ở, được sự dạy dỗ của con
người nên đã có thể nói và nghe đơn giản tương đối bình thường. Nhưng có em ở
với sói đến 8 tuổi thì phải đến 14 tuổi mới nói được một số câu đơn giản một cách
rất khó khăn. Dù người lớn cố gắng dạy dỗ thế nào thì những em bé bất hạnh trên
cũng khó trở thành những con người bình thường. Ngoài ra còn phải kể đến những
trẻ nói năng, đi lại, bơi... kể cả cầm đũa rất khó và chậm. Có thể nguyên nhân là đã
để bỏ lỡ những thời kỳ vàng của sự phát triển.
Trẻ nhỏ học nói truyền miệng rất nhanh khi 1,5-2 tuổi; qua 7-8 tuổi mới học nói sẽ
rất khó; khi thành người lớn mới học càng cực kỳ vất vả. Cứ xem việc học ngoại
ngữ của người lớn khắc rõ. Như vậy, khoảng 1,5-2 tuổi là thời kỳ nhạy cảm để học
nói. Ngoài ra, khoảng 4 tuổi là thời kỳ bồi luyện tri giác hình ảnh và bắt đầu học
ngôn ngữ trên sách vở tốt nhất. 5 tuổi là thời kỳ bắt đầu làm quen với các khái
niệm sơ giản ban đầu về số học. Do đó, quá trình phát triển trí lực của trẻ phải trải
qua 3 giai đoạn nhạy cảm nhất: trước và sau 3 tuổi; 6-7 tuổi; 11-12 tuổi. Còn kỹ
năng vận động cũng được phân thành các thời đoạn hình thành cơ bản từ mới sinh
(tính theo từng tháng trong năm đầu; từng nửa năm một trong đoạn 1-3 tuổi và
từng năm từ 3 - 6, 7 tuổi).
Biết kích thích đúng lúc và tối ưu, có thể đạt được hiệu quả giáo dục tối đa. Còn
nếu bỏ lỡ, đặc biệt đến khi đã bị thoái hóa, đình đốn thì dù có dùng nhiều thời gian,
công sức cũng rất khó, thậm chí đành bó tay. Trẻ quá 10 tuổi mới học đàn pianô
thì hầu như không thể trở thành một nghệ sĩ dương cầm giỏi. Trong điều kiện đầy
đủ, người ta đã thực nghiệm cách dạy mới có thể giúp trẻ lớp 1 học được 1.000 từ,
gấp 4-5 lần so với học sinh cùng tuổi theo cách học cũ. Thậm chí có lớp mẫu giáo
dạy đồng thời cả tiếng dân tộc, phổ thông và tiếng Anh. Kết quả là những trẻ nhỏ
ấy có thể giao tiếp thông thường, đơn giản với giáo viên tiếng Anh ngoại tộc.
Trong các trò chơi đố xếp chữ bằng tiếng Anh (và tất nhiên bằng cả tiếng mẹ đẻ),
chúng có thể nhận ra, đọc những chữ in dễ dàng. Trẻ 4-5 tuổi đã có thể đọc được.
Nói một cách hình tượng, trẻ nhỏ như tờ giấy trắng. Trong điều kiện đầy đủ và có
phương pháp tốt, nếu được kích thích hợp lý vào các cơ quan thị giác, thính giác,
xúc giác... thì các kỹ năng, phẩm chất sẽ được phát triển nhanh, tốt. Nếu vừa sức,
kích thích đó càng nhiều thì phát triển càng nhanh. Còn ngược lại thì chỉ học một
tiếng mẹ đẻ cũng đã thấy khó khăn.
Thói quen thường thấy ở trẻ
Một đứa bé 2 tuổi dễ giật mình hay có những thói quen vô hại như sau mà chỉ
thỉnh thoảng mới để lộ ra, như khi nó đang ngồi chơi thoải mái, đang lo lắng hoặc
đang chăm chú xem bộ phim nó thích nhất...
Những thói quen thường gặp
- Xoắn tóc: Trẻ cứ đưa tay lên lên đầu mà chẳng bận tâm gì về hành động này,
ngón tay bắt đầu xoắn một chùm tóc. Và lần nào cũng vậy, đưa tay lên là trẻ xoắn
đúng ngay chùm tóc đó. Nếu xoắn quá nhiều lần, chùm tóc đó sẽ mỏng hơn so với
tóc ở những chỗ khác.
- Bú tay: đây là thói quen được hình thành do trước đây bé vẫn hay bú vú giả , bây
giờ thì ngón tay được thế chỗ cho vú giả. Nếu trẻ cứ bú tay hoài, da tay của bé sẽ
bị tấy đỏ và nức nẻ. Bú tay còn tạo ra sức ép lên răng của bé và có thể làm răng bị
hô.
- Vuốt mặt: rất nhiều trẻ 2 tuổi, khi mải mê làm một việc gì đó thường hay đưa tay
nhẹ nhàng vuốt má, cằm hoặc môi trên. Trẻ có những thói quen này là do khi dỗ
dành hoặc vuốt ve con trẻ bạn vẫn thường vuốt má, vuốt cằm và vì vậy trẻ tiếp tục
bắt chước những cử chỉ đó và dần trở thành thói quen.
- Ðung đưa, rung người: khi trẻ giận dỗi, bạn thường đặt trẻ ngồi lên chân, ôm bé
vào lòng và khẽ đung đưa, rung người cho đến khi trẻ nguôi giận. Trẻ em rất thích
trạng thái này và sẽ cố gắng tạo lại cảm giác như vậy bằng cách tự đung đưa khi
chỉ có một mình.
- Cắn móng tay: Trẻ thích cắn móng tay hoặc cắn cả lớp da xung quanh ngón tay.
Cũng giống như trẻ có thói quen bú tay, hành động tay tiếp xúc trực tiếp với miệng
được lập đi lập lại nhiều lần.
Không nên quá lo lắng vì những thói quen này của trẻ con vì chúng giúp đứa bé
thấy thoải mái và dễ chịu. Ðó chỉ là những thói quen bình thường trong quá trình
phát triển của trẻ.
Giúp trẻ bỏ các thói quen đó
- Tránh những cuộc tranh cãi về thói quen của trẻ: nếu bạn la mắng trẻ vì thói quen
của chúng thì những hành động này sẽ diễn ra ngày một thường xuyên hơn. Ðừng
tỏ ra quá tức giận và đem so sánh trẻ với một đứa trẻ khác kiểu như "Con coi, em
Nhi có bao giờ xoắn tóc như con đâu."
- Hiểu vấn đề: trẻ nghĩ rằng bú tay rất là thú vị và không có lý do chính đáng nào
để bú tay nhưng trẻ cũng thấy chẳng có lý do gì khiến chúng phải từ bỏ thú vui đó.
- Lập một phương án nhỏ: Không dễ gì để từ bỏ một thói quen nên không thể bắt
ép trẻ phải từ bỏ ngay thói quen của chúng và cũng đừng trông mong một sự thay
đổi tức thời của trẻ. Nói chuyện với con và bảo chúng bỏ thói quen đó trong một
khoảng thời gian nhất định, sau đó kéo dài khoảng thời gian ấy ra.
- Ghi nhận những thay đổi tích cực: trẻ con chỉ thực sự cố gắng từ bỏ thói quen khi
sự cố gắng đó mang lại cho chúng một lợi ích nào đó. Hãy nói với con bạn: "Mẹ
rất vui nếu con không bú tay nữa", "bạn con sẽ hết cười chọc con nếu con bỏ tật
xoắn tóc"... Phương pháp đơn giản như vậy nhưng sẽ mang lại kết quả tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_ly_lua_tuoi_phan_4_0253.pdf