Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, “chất” cứu “lượng”

Trong khi nhiều đợt đấu giá cổ phần của không ít DN bị gác lại do

thị trường trầm lắng hoặc có bán được cũng chỉ ở giá rất phải

chăng, thì nhiều DN do SCIC nắm giữ cổ phần thực hiện thoái

vốn với mức giá khởi điểm khá cao.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, “chất” cứu “lượng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thoái vốn nhà nước tại DN, “chất” cứu “lượng” Nhiều DN do SCIC nắm giữ cổ phần thực hiện thoái vốn với mức giá khởi điểm khá cao. Trong khi nhiều đợt đấu giá cổ phần của không ít DN bị gác lại do thị trường trầm lắng hoặc có bán được cũng chỉ ở giá rất phải chăng, thì nhiều DN do SCIC nắm giữ cổ phần thực hiện thoái vốn với mức giá khởi điểm khá cao. Đắt vì hiếm! Trong cuộc đấu giá cổ phần tại CTCP Xây dựng giao thông thủy lợi Bình Dương, đăng ký từ ngày 24/11 - 8/12, SCIC đưa ra mức giá khởi điểm 56.000 đồng/CP trên mệnh giá 10.000 đồng/CP. Việc đưa ra giá khởi điểm cao không phải không có cơ sở. DN này có vốn điều lệ vỏn vẹn 6 tỷ đồng, SCIC đấu giá 180.000 cổ phần (tương ứng 30% vốn), trong khi lĩnh vực hoạt động khá tiềm năng: xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, thủy lợi cấp thoát nước, đầu tư kinh doanh bất động sản… Một DN có vốn điều lệ cao hơn cũng được đem ra đấu giá là CTCP Chương Dương có địa chỉ tại Hải Phòng (16 tỷ đồng). Vốn của SCIC tại DN này là 2,4 tỷ đồng. Từ ngày 6/12 đến 27/12, SCIC sẽ thực hiện nhận đăng ký đấu giá 7.200 cổ phần tại DN này, giá khởi điểm 233.000 đồng/CP trên mệnh giá 100.000 đồng/CP. Chương Dương có hoạt động chính là chế biến, kinh doanh thức ăn gia súc, dịch vụ kho tàng, bến bãi, cho thuê nhà xưởng… Một DN khác được SCIC đưa ra giá khởi điểm khá cao là CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Cà Mau. Nắm giữ 26,94% vốn điều lệ tại của DN này, từ ngày 8/12 đến 27/12, SCIC nhận đăng ký đấu giá 7.256 cổ phần với giá khởi điểm 356.600 đồng/CP (gấp hơn 3,5 lần mệnh giá). Tại CTCP Xuất nhập khẩu Lạng Sơn (vốn điều lệ 8,8 tỷ đồng), SCIC chào bán 300.000 cổ phần với giá 21.800 đồng/CP. CTCP Văn hóa Tổng hợp Cà Mau có vốn điều lệ 2 tỷ đồng, SCIC đấu giá 52.000 cổ phần, tương ứng với 26% vốn điều lệ. Trong cuộc đấu giá DN này, SCIC đưa ra mức giá khởi điểm 42.700 đồng/CP. Trên thực tế, việc SCIC đưa ra giá khởi điểm cao chủ yếu tại các DN có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng. Bản thân các DN đó đã hoạt động ổn định và có thị phần nhất định, cho dù chỉ trong phạm vi hẹp là địa phương, vùng miền. Nhiều DN có giá trị quyền sử dụng đất cao nên rất hấp dẫn NĐT. "Với mức vốn điều lệ quá thấp, việc bỏ ra gấp vài lần mệnh giá mua cổ phần tại DN đã có thị trường là điều bình thường. Đó là lý do vì sao SCIC đưa ra mức giá cao trong các cuộc đấu giá cổ phần tại DN quy mô nhỏ", một NĐT tham gia đấu giá CP CTCP Chương Dương cho biết. Theo số liệu mới nhất từ SCIC, tính đến hết tháng 11/2010, đơn vị này đã thoái vốn tại khoảng 100 DN. Tháng 12, SCIC tiếp tục thoái vốn tại vài chục DN nữa. Theo đánh giá sơ bộ của SCIC, về kế hoạch tài chính trong việc thoái vốn năm 2010, Tổng công ty sẽ hoàn thành, nhưng về số lượng có thể không đạt. Sở dĩ có kết quả này là do một số DN có chất lượng tốt được bán với giá cao. Trên thực tế, không có nhiều NĐT cá nhân nhỏ lẻ tham gia mua cổ phần tại các DN này. Các NĐT đã sở hữu cổ phần khi DN thực hiện CPH thường muốn mua thêm cổ phần của SCIC để tham gia vào HĐQT. Đối với các NĐT tổ chức, các quỹ đầu tư thì các DN này quá nhỏ bé để họ quan tâm. Vì thế, việc thoái vốn của SCIC tại các DN nhỏ nằm rải rác ở các địa phương chỉ là "cuộc chơi" trong phạm vi hẹp của các NĐT dài hạn. Sau khi mua thêm, họ sẽ tái cơ cấu, mở rộng phạm vi hoạt động và đại chúng hóa bằng việc tăng vốn, phát hành thêm cổ phần. Một số CTCK là đơn vị tư vấn cho các DN khi thực hiện thoái vốn, nếu nhận thấy DN thực sự có tiềm năng, cũng mua cổ phần với tư cách là cổ đông lớn. Bán vốn không ít khó khăn Nếu trong năm 2006, SCIC chỉ thoái vốn tại 6 DN, thì năm 2007 con số này là 35 đơn vị, năm 2008 là 59, thì năm 2009 lại đột biến với 238 DN - gấp hai lần tổng số đã bán trong 3 năm trước. Năm 2010, SCIC dự kiến hoàn thành bán vốn tại 170 DN trong tổng số 287 DN dự kiến bán vốn. Tổng cộng vốn điều lệ của các DN này là hơn 5.314 tỷ đồng với phần vốn nhà nước là hơn 560,6 tỷ đồng trên sổ sách. Doanh thu bán vốn tại 170 DN dự kiến đạt 708 tỷ đồng. Nhìn vào danh sách các DN bán vốn trong năm 2010, điều dễ nhận thấy là các DN có vốn điều lệ rất thấp, phổ biến dưới 10 tỷ đồng. Theo Bộ Tài chính, hiện SCIC quản lý vốn tại 900 DN, tổng vốn quản lý chưa đầy 2% tổng vốn tại tất cả các DNNN. 87% DN thuộc diện phải bán và bán hết vốn nhà nước. Tuy nhiên, hiện cơ chế cho việc thoái vốn tại các CTCP vẫn gặp không ít khó khăn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác này. Đơn cử như chính sách bán cổ phần cho người lao động trong công ty hiện chưa rõ ràng, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất của DN gặp không ít trở ngại. Khâu tư vấn, tiếp cận thông tin cũng không thuận lợi, nhất là với những DN vẫn chưa có thói quen cập nhật và công bố thông tin. Điều này khiến các tổ chức tư vấn tốn kém cả về thời gian và công sức, thậm chí có thể ảnh hưởng tới yếu tố cơ hội trên thị trường. Việc thoái vốn của SCIC đôi khi còn gặp khó do lãnh đạo DN muốn níu kéo sự hiện diện của cổ đông nhà nước… Các DN có quy mô vốn nhỏ lại cách trở về điều kiện địa lý cũng là trở ngại không nhỏ. Vì thế, việc tính toán một mức giá vừa đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước, vừa thoái vốn thành công là không hề dễ dàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthoai_von_nha_nuoc_tai_dn.pdf
Tài liệu liên quan