Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
-Trình bày được các khái niệm thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng
quyển.
-Biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của mỗi nhân tố trong sự
hình thành đất.
-Rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu, giải thích kênh hình, xác lập mối quan hệ giữa các
nhân tố đối với sự hình thành đất.
-ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thổ nhưỡng quyển.
Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
A. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
- Trình bày được các khái niệm thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng
quyển.
- Biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của mỗi nhân tố trong sự
hình thành đất.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu, giải thích kênh hình, xác lập mối quan hệ giữa các
nhân tố đối với sự hình thành đất.
- ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống.
B. Thiết bị dạy học:
- Các hình trong SGK.
- Tranh ảnh về sự tác động của con người trong việc hình thành đất ở nhiều khu
vực khí hậu khác nhau.
C. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân.
Bước 1:
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời
các câu hỏi:
- Trình bày các khái niệm: thổ nhưỡng
(đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển.
- Vì sao nói đất là vật thể tự nhiên độc
đáo?
- Trả lời câu hỏi của Mục I trang 63
SGK.
Bước 2:
HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Đất được hình thành từ các
chất hữu cơ và vô cơ do tác động của
các nhân tố tự nhiên. Vậy có các nhân tố
nào tham gia vào quá trình hình thành
đất. Mỗi nhân tố có vai trò như thế nào
trong việc hình thành đất.
I. Thổ nhưỡng (đất).
- Thổ nhưỡng (đất): Lớp vật chất mềm,
xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng
bởi độ phì.
- Độ phì: Là khả năng cung cấp nước, khí,
nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho
thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật
chất tơ xốp trên bề mặt các lục địa.
II. Các nhân tố hình thành đất.
HĐ 2: Nhóm.
Bước 1: Mỗi nhóm tìm hiểu hai nhân tố.
Nhóm 1, 2: Dựa vào SGK, hình19.2
trang 70 SGK (các nhóm đất chính trên
thế giới), vốn hiểu biết thảo luận theo các
câu hỏi:
- Nhân tố đá mẹ và khí hậu có vai trò gì
trong quá trình hình thành đất? Cho ví
dụ.
- Các câu hỏi ở mục 1, 2 trang 71 sgk.
Gợi ý:
- Các em có thể tham khảo, đối chiếu
hình 19.2 với các hình 13.2 để biết mối
quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu với
việc hình thành đất, từ đó nhận thức
được ứng với các kiểu khí hậu khác nhau
có những loại đất khác nhau.
Nhóm 3, 4:
Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, thảo luận
1. Đá mẹ.
- Là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc.
- Vai trò: Là nguồn cung cấp vật chất vô
cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng
vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực
tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất.
2. Khí hậu.
- Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình hình thành đất: Nhiệt độ, độ
ẩm làm đá bị phá huỷ trở thành sản phẩm
phong hoá; hoà tan- rửa trôi, tích tụ, phân
giải tổng hợp chất hữu cơ.
3. Sinh vật.
Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình
theo các câu hỏi:
- Nhân tố sinh vật và địa hình có vai trò
gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví
dụ.
- Câu hỏi của mục 3 trang 64 SGK.
Gợi ý:
Chú ý:
- Vai trò của sinh vật trong việc hình
thành lớp mùn cho đất.
- Sự khác nhau về hình thái của địa hình,
độ cao địa hình có ảnh hưởng như thế
nào tới hình thành đất.
Nhóm 5,6:
HS dựa vào SGK, tranh ảnh, vốn hiểu
biết thảo luận theo các câu hỏi:
- Nhân tố thời gian và con người có vai
trò gì trong quá trình hình thành đất?
- Vì sao đất của nhiệt đới có tuổi già
nhất?
- Câu hỏi của mục 6 trang 65 SGK.
Gợi ý:
thành đất.
- Thực vật: Cung cấp xác vật chất hữu cơ
cho đất, phá huỷ đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác vật chất hữu
cơ và tổng hợp thành mùn.
- Động vật: Góp phần làm thay đổi 1 số
tính chất vật lí của đất.
4. Địa hình.
- ảnh hưởng đến gián tiếp quá trình hình
thành đất thông qua sự thay đổi lượng
nhiệt và độ ẩm.
- Vùng núi: Lớp đất mỏng và bạc màu.
- Vùng bằng phẳng: Đất màu mỡ.
5. Thời gian.
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
- Đất có tuổi già nhất ở miền nhiẹt đới và
cận nhiệt, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.
6. Con người.
- Hoạt động sản xuất của con người làm
gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển
của đất.
Chú ý phân tích các tác động của con
người trên cả hai mặt: tích cực và tiêu
cực.
Bước 2:
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm góp
ý.
GV chuẩn kiến thức.
GV liên hệ thực tế (cho ví dụ cụ thể) về
hiện trạng sử dụng đất ở VN để giáo dục
ý thức, thái độ bảo vệ đất cho HS.
Ví dụ: Tình trạng đốt rừng làm rẫy, lối
sống du canh du cư, việc lạm dụng phân
hoá học trong quá trình sản xuất, tình
trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn…
- Đất bị xói mòn do đốt rừng, làm rẫy.
- Đất mất cấu tượng do quá trình canh tác
lúa nước.
- Việc phân bón hữu cơ, thau chua, rửa
mặn sẽ làm cho đất tốt hơn.
Đánh giá.
Nối các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí:
A. Nhân tố
ảnh hưởng
B. Vai trò, đặc điểm
1. Đá mẹ
2. Sinh vật
3. Khí hậu
4. Con người
5. Thời gian
6. Địa hình
a. Làm đất bị gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển.
b. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
c. ảnh hưởng gián tiếp đến hình thành đất.
d. ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi
lượng nhiệt và độ ẩm.
e. ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn hình thành đất.
f. Là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc.
g. Quyết định tuổi đất.
h. Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy...................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_1517.pdf