Đến cuối bài, người học sẽ:
Hiểu được các văn kiện quốc tế có liên quan/những công ước của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một nuớc thành viên như là một trong những cơ sở để xây dựng chính sách quốc gia và địa phương, những kế hoạch và chương trình về an sinh xã hội.
Thảo luận những chính sách quốc gia và địa phương, những kế hoạch và chương trình về an sinh xã hội như là phần cam kết của Việt Nam thực hiện văn kiện quốc tế.
Giải thích việc xây dựng chính sách/hình thành chính sách là một trong những chức năng của nhà quản trị an sinh xã hội.
17 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiết lập chính sách trong một cơ sở xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết lập chính sách trong một cơ sở xã hội Mục tiêu: Đến cuối bài, người học sẽ: Hiểu được các văn kiện quốc tế có liên quan/những công ước của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một nuớc thành viên như là một trong những cơ sở để xây dựng chính sách quốc gia và địa phương, những kế hoạch và chương trình về an sinh xã hội. Thảo luận những chính sách quốc gia và địa phương, những kế hoạch và chương trình về an sinh xã hội như là phần cam kết của Việt Nam thực hiện văn kiện quốc tế. Giải thích việc xây dựng chính sách/hình thành chính sách là một trong những chức năng của nhà quản trị an sinh xã hội. Những chủ đề trong Bài 2 bao gồm : Những công ước Liên Hiệp Quốc về an sinh xã hội mà Việt Nam là một quốc gia thành viên. Các chính sách/luật pháp của Việt Nam về trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ, người nhiễm HIV và AIDS, người nghiện ma túy, mại dâm, buôn bán người. Việc hình thành chính sách ở một cơ sở an sinh xã hội. Những công ước Liên Hiệp Quốc về an sinh xã hội 1- Công ước về Quyền trẻ em Công ước bao gồm những điểm chính sau đây : Định nghĩa trẻ em là những người dưới 18 tuổi trừ phi luật pháp quy định mỗi nước quy định thấp hơn. Những nguyên tắc chung, bao gồm quyền được sống, tồn tại và phát triển, quyền không bị phân biệt đối xử, tôn trọng quan điểm của trẻ và quan tâm đến quyền lợi tốt nhất của trẻ, và yêu cầu quan tâm trước hết đến những quyền lợi tốt nhất của trẻ về tất cả những điều ảnh hưởng đến chúng. Quyền công dân và sự tự do, bao gồm quyền có tên gọi và quốc tịch, tự do phát biểu, tư tưởng và lập hội, tiếp cận thông tin và quyền không bị hành hạ tra tấn. Công ước về Quyền trẻ em Môi trường gia đình và chăm sóc thay thế bao gồm quyền sống với cha mẹ và tiếp xúc với cả cha lẫn mẹ, được đoàn tụ với cha mẹ nếu bị tách rời và được cung cấp chăm sóc thay thế khi cần thiết. Sức khỏe và an sinh căn bản, bao gồm các quyền của trẻ khuyết tật, quyền có sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, bảo đảm xã hội và mức sống thích hợp. Giáo dục, vui chơi giải trí và hoạt động văn hóa, bao gồm quyền được học hành và quyền vui chơi, giải trí và tham gia vào đời sống văn hóa và nghệ thuật. Có những biện pháp bảo vệ đặc biệt bao gồm các quyền của trẻ tỵ nạn bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang trẻ em trong hệ thống tư pháp vị thành niên, trẻ bị tước đoạt quyền tự do và trẻ em chịu thiếu thốn kinh tế, bị bóc lột tình dục hay những thức bóc lột khác. Công ước về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) 2- Công ước về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Công ước bảo đảm cho phụ nữ : Quyền được học hành có chất lượng tốt Quyền tiếp cận các dịch vụ sức khỏe toàn diện bao gồm kế hoạch hóa gia đình Quyền tiếp cận các nguồn tiền cho vay và các hình thức tín dụng tài chính khác Quyền tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao và văn hóa Quyền quyết định số con và khoảng cách giữa các lần sinh Công ước về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) Quyền được chia sẻ trách nhiệm làm cha mẹ Quyền tiếp cận bình đẳng với công việc làm, trợ cấp và bảo đảm xã hội Quyền không bị mọi hình thức bạo hành Quyền không bị mọi hình thức nô lệ và mại dâm Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia vào bộ máy nhà nước Quyền đại diện cho đất nước trước quốc tế Quyền có quốc tịch, thay đổi quốc tịch hay giữa lại quốc tịch và quyền công dân Công ước về các quyền của người khuyết tật (CRPD) Những nguyên tắc chung được đề ra trong Công ước là : Tôn trọng nhân phẩm, quyền tự trị cá nhân bao gồm quyền tự do lựa chọn và độc lập của con người Không phân biệt đối xử Tham gia và hội nhập đầy đủ và hiệu quả vào xã hội Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật như là một phần đa dạng của con người và nhân loại Bình đẳng về cơ hội Sự tiếp cận Bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ Tôn trọng các khả năng phát triển của trẻ khuyết tật và tôn trọng quyền của trẻ khuyết tật giữ gìn bản sắc của chúng Những chính sách/luật pháp của quốc gia và địa phương về trẻ em : Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật nuôi con nuôi người cao tuổi : Luật người cao tuổi người khuyết tật : Luật người khuyết tật phụ nữ : Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo hành trong gia đình người nhiễm HIV và AIDS : Luật phòng chống hội chứng miễn nhiễm mắc phải ở người (Luật phòng chống HIV/AIDS) Những chính sách/luật pháp của quốc gia và địa phương người nghiện ma túy : Luật phòng chống ma túy mại dâm : Pháp lệnh phòng chống mại dâm buôn bán người : Kế hoạch phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em 2004-2010 Luật Bảo hiểm xã hội Luật Bảo hiểm y tế Luật lao động Luật giáo dục Luật dạy nghề Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm V.v Việc hình thành chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội Xây dựng chính sách ở cơ sở an sinh xã hội Nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm triển khai và hướng dẫn tiến trình xác định chính sách cho cơ sở Chính sách là một phương hướng hành động được cơ sở chuẩn thuận và theo đuổi trong thực hiện công việc Là một công bố bằng văn bản được ban điều hành/cấp thẩm quyền chuẩn thuận và công bố cho mọi người biết để hứơng dẫn việc cung ứng dịch vụ. Chính sách đưa vào hành động trở thành cách thực hành Các chính sách đưa ra trọng tâm và phương hướng cho công việc của nhân viên đặc biệt trong việc ra quyết định. Griffitths cho rằng “Một hệ thống chính sách hiệu quả phải chỉ ra ai là người ra quyết định, quyết định có liên quan tới điều gì, và quyết định được đưa ra bằng cách nào”. Những lĩnh vực cần đến chính sách : Các chương trình và dịch vụ của cơ sở : khách hàng phục vụ, loại dịch vụ cung ứng, vùng phục vụ; Cơ cấu của cơ sở bao gồm các mối quan hệ giữa và trong các đơn vị, bộ phận; Nhân sự như loại nhân sự, tuyển dụng, thuê mướn, các tiêu chuẩn tuyển dụng, lương bổng, khối lượng công việc, thăng thưởng và đánh giá; Lập ngân sách/quản trị tài chính như hỗ trợ tài chính, phân bổ và những sắp xếp điều chỉnh tài chính đặc biệt khi có tính chi phí dịch vụ; và Những quan hệ cộng đồng hướng dẫn cơ sở trong công việc của nó với cộng đồng tình nguyện viên, truyền thông và phối hợp/tạo mạng lưới với các cơ sở khác. Việc hình thành chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội Việc hình thành chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội Những người thực hành nghề công tác xã hội là người phải biết rõ các chính sách điều hành cơ sở và các luật lệ, phương thức và quy định được căn cứ vào chính sách. Nhà quản trị có một vai trò đặc biệt trong ban điều hành cơ sở hoặc bộ phận xây dựng chính sách của cơ sở. Triển khai và trình ban điều hành hoặc bộ phận xây dựng chính sách những đề nghị liên quan đến chính sách, có xem xét cảm nghĩ và sự đồng thuận từ phía cộng đồng, các bộ phận và nhân viên và dựa vào một cuộc khảo sát toàn diện về vấn đề. Hỗ trợ ban điều hành khi ban điều hành ra quyết định về chính sách. Một khi chính sách đã được xây dựng thì công việc của nhà quản trị là điều hành/thực thi chính sách có hiệu quả cùng với nhân viên. Phản hồi/báo cáo về việc thực hiện chính sách; và Đề xuất những thay đổi/điều chỉnh khi cần để ban điều hành xem xét. Thực hành chính sách Thực hành chính sách Thực hành chính sách – là những can thiệp để thay đổi chính sách trong bối cảnh lập pháp, cơ sở hay cộng đồng từ cấp độ thực hành cấp vĩ mô. Tất cả nhân viên xã hội cần tham gia vào việc sửa đổi chính sách xã hội gây thiệt hại cho thân chủ và loại bỏ những khiếm khuyết của chính sách bằng cách xây dựng chính sách mới. Wyers đã cố gắng kết hợp một số cách tiếp cận vi mô và vĩ mô trong thực hành chính sách : Nhân viên xã hội là một chuyên gia chính sách – người phân tích chính sách và cung cấp những kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực chính sách. Nhân viên xã hội là tác nhân thay đổi làm việc ở môi trường bên ngoài, có nghĩa là anh ta/chị ta làm việc ngoài cơ sở của anh ta/chị ta vận động cho những sáng kiến lập pháp, làm việc để triển khai chính sách hay thay đổi các dịch vụ. Nhân viên xã hội làm việc để thay đổi chính sách trong chính cơ sở của mình. Nhân viên xã hội là chuyên gia trong lĩnh vực thực hành, cung cấp giáo dục khi có sư thay đổi cần thiết cho các nhà làm chính sách. Thực hành chính sách Nhân viên xã hội như là người làm chính sách : có thể và cần phải cam kết với việc thúc đẩy quyền công dân để tăng quyền cho các cấu trúc xã hội, tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội và đảm bảo công bằng ở tất cả các cấp độ. Tổng hợp và tóm tắt bài : Sự hình thành chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội Tổng hợp và những điểm chính cần ghi nhớ Việt Nam là một quốc gia thành viên đối với văn kiện quốc tế và các công ước Liên Hiệp quốc có trách nhiệm đảm bảo thực hiện những cam kết được thực hiện đầy đủ. Việt Nam phải báo cáo tới các tổ chức của Liên Hiệp Quốc về các biện pháp thực hiện và tiến trình thực thi những văn kiện quốc tế đã nói ở trên để bảo vệ quyền trẻ em, phụ nữ và người khuyết tật. Các báo cáo quốc gia đệ trình lên các tổ chức điều hành của Liên Hiệp Quốc về tiến trình thực hiện các cam kết và trách nhiệm của Việt Nam. Tổng hợp và tóm tắt bài : Sự hình thành chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội Các luật pháp/chính sách, kế hoạch và chương trình được các cơ quan chính quyền triển khai để đáp ứng những cam kết của Việt Nam và thực hiện ở các cơ sở an sinh xã hội trên toàn quốc. Việc xây dựng/hình thành chính sách là một chức năng quan trọng của nhà quản trị cơ sở an sinh xã hội khi ông ta/bà ta chuyển những chính sách lớn của nhà nước thành những chính sách hành động tại cơ sở của mình. Tổng hợp và tóm tắt bài : Sự hình thành chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội Các chính sách ở một cơ sở an sinh xã hội thiết lập các tiêu chuẩn, hướng dẫn và các thủ tục cung cấp dịch vụ, cơ cấu tổ chức của cơ sở, quản trị nhân sự và tài chính. Thực hành chính sách và biện hộ chính sách là một lĩnh vực thực hành mới mà nhà quản trị an sinh xã hội tham gia tích cực tác động hay làm việc để tạo ra sự thay đổi ở cấp cơ sở, cấp cộng đồng hay cấp quốc gia, nhân danh thân chủ trong việc cung cấp dịch vụ, chính sách, thủ tục hay thực hành để thúc đẩy tăng quyền lực cho thân chủ và bảo vệ các quyền của họ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_2__961.ppt