Ngày nay thế giới chúng ta đã và đang bước vào kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin. Cùng với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng, lĩnh vực truyền thông máy tính đã và đang phát triển không ngừng. Mạng máy tính toàn cầu internet đã và đang trở thành nhu cầu bức thiết cho mọi người. Với internet, bức tường ngăn cách giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa, giữa những con người với nhau đã ngày càng giảm đi. Ngày nay có khoảng 50 – 60 triệu người đang sử dụng internet và các ứng dụng trên internet là vô cùng phong phú. Từ các ứng dụng truy xuất từ xa như: NC (Network Computer), WWW,VPN thì mạng máy tính đồng thời cung cấp môi trường truyền thông tốt cho các dịch vụ thư tín điện tử (Email), tin tức, các hệ quản trị dữ liệu phân bố
Tuy nhiên khi internet làm giảm đi ranh giới giữa các nhà tổ chức, giữa các cá nhân với nhau, thì nguy cơ mất an toàn, khả năng bị xâm phạm các bí mật, các tài nguyên thông tin cũng tăng lên. Theo thông kê, số vụ tấn công và xâm phạm tài nguyên thông tin trên internet mỗi năm tăng lên 100% so với năm trước.
Làm sao để các tổ chức, các cá nhân đang sử dụng mạng cục bộ khi tham gia internet vừa có thể bảo vệ an toàn được các dữ liệu quan trọng không bị sao chép, sửa đổi hay phá hủy, vừa đảm bảo được tính sẵn sàng cao của dữ liệu mỗi khi cần đến, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng truy xuất thuận tiện, nhanh chóng . Vấn đề này đã trở nên hết sức quan trọng. Tuy nhiên để cho người quản trị hệ thống mạng có thể đảm bảo yêu cầu trên, họ cần có những công cụ hữu hiệu.
Với lý do trên, em chọn đề tài “Thiết kế và triển khai VPN Client to Side cho mạng Lan” là đề tài nguyên cứu của em.
VPN là công nghệ được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm cung cấp kết nối an toàn và hiệu quả để truy cập tài nguyên nội bộ công ty từ bên ngoài thông qua mạng Internet. Mặc dù sử dụng hạ tầng mạng chia sẻ nhưng chúng ta vẫn bảo đảm được tính riêng tư của dữ liệu giống như đang truyền thông trên một hệ thống mạng riêng.
73 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thiết kế và triển khai VPN Client to Site cho mạng LAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Sau gần 3 tháng nỗ lực thực hiện luận văn. Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, em đã nhận được sự khích lệ, động viên rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô và bạn bè.
Trước hết con xin cám ơn ba mẹ đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt để con học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin cám ơn thầy cô Trường Đại Học Duy Tân đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất đến Thầy Trần Bàn Thạch, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Xin cám ơn tất cả bạn bè đã và đang động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
ĐÀ NẴNG, 05/2008
Sinh viên thực hiện
Đinh Duy Tú
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SỐ TT
CỤM TỪ
VIẾT TẮT
01
Local Area Network
LAN
02
Metropolitan Area Network
MAN
03
Wide Area Network
WAN
04
Global Area Network
GAN
05
Advanced Research Projects Agency
ARPA
06
Transmission Control Protocol/Internet Protocol
TCP/IP
07
File Transfer Protocol
FTP
08
Wide Area Information Server/ Service
WAIS
09
World Wide Web
WWW
10
HyperText Markup Language
HTML
11
HyperText Transfer Protocol
HTTP
12
Uniform Resource Locator
URL
13
Mail User Agent
MUA
14
Message Transfer Agent
MTA
15
Software Defined Network
SDN
16
Virtual Private Network
VPN
17
Point of Presence
POP
18
Quality of Service
QoS
19
Internet Service Provider
ISP
20
Virtual Private Dial-up Network
VPDN
21
Enterprise Service Provider
ESP
22
Network Access Server
NAS
23
Point to Point Protocol
PPP
24
Layer 2 Forwarding
L2F
25
Point to Point Tunneling Protocol
PPTP
26
Layer 2 Tunneling Protocol
L2TP
27
Generic Routing Encapsulation
GRE
28
Internet Protocol Security
IPSec
29
Remote Authentication Dial-In User Service
RADIUS
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
SỐ TT
TÊN HÌNH
01
Hình 1 Mô hình mạng cơ bản
02
Hình 2 Cấu trúc mạng dạng sao
03
Hình 3 Cấu trúc mạng dạng tuyến
04
Hình 4 Cấu trúc mạng dạng vòng
05
Hinh 5 Cấu trúc mạng dạng lưới
06
Hình 6 Mô hình mạng LAN
07
Hình 7 Mô hình mạng MAN
08
Hình 8 Mô hình mạng WAN
09
Hình 9 Cáp xoắn đôi STP
10
Hình 10 Cáp xoắn đôi UTP
11
Hình 11 Cáp đồng trục
12
Hình 12 Cáp quang
13
Hình 13 Mô hình OSI
14
Hình 14 Giao thức TCP/IP
15
Hình 15 Giao thức IPX/SPX
16
Hình 16 Giao thức ATP
17
Hình 17 Repeater
18
Hình 18 Hub
19
Hình 19 Bridge
20
Hình 20 Switch
21
Hình 21 Modems
22
Hình 22 Gateway
23
Hình 23 Router
24
Hình 24 Firewall
25
Hình 25 Application level gateway
26
Hình 26 Circuit level gateway
27
Hình 27 Proxy Server Firewall
28
Hình 28 Mô hình mạng VPN cơ bản
29
Hình 29 Mô hình VPN truy cập từ xa
30
Hình 30 Mô hình VPN điểm nối điểm
31
Hình 31 Bộ xử lý trung tâm
32
Hình 32 Router Cisco
33
Hình 33 Tường lửa PIX của Cisco
34
Hình 34 Mô hình Tunneling truy cập từ xa
35
Hình 35 Mô hình Tunneling điểm nối điểm
36
Hình 36 Giao thức PPTP
37
Hình 37 Giao thức L2TP
38
Hình 38 Giao thức IPSec
39
Hình 39 Mô hình Client to Site
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay thế giới chúng ta đã và đang bước vào kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin. Cùng với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng, lĩnh vực truyền thông máy tính đã và đang phát triển không ngừng. Mạng máy tính toàn cầu internet đã và đang trở thành nhu cầu bức thiết cho mọi người. Với internet, bức tường ngăn cách giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa, giữa những con người với nhau đã ngày càng giảm đi. Ngày nay có khoảng 50 – 60 triệu người đang sử dụng internet và các ứng dụng trên internet là vô cùng phong phú. Từ các ứng dụng truy xuất từ xa như: NC (Network Computer), WWW,VPN… thì mạng máy tính đồng thời cung cấp môi trường truyền thông tốt cho các dịch vụ thư tín điện tử (Email), tin tức, các hệ quản trị dữ liệu phân bố……
Tuy nhiên khi internet làm giảm đi ranh giới giữa các nhà tổ chức, giữa các cá nhân với nhau, thì nguy cơ mất an toàn, khả năng bị xâm phạm các bí mật, các tài nguyên thông tin cũng tăng lên. Theo thông kê, số vụ tấn công và xâm phạm tài nguyên thông tin trên internet mỗi năm tăng lên 100% so với năm trước.
Làm sao để các tổ chức, các cá nhân đang sử dụng mạng cục bộ khi tham gia internet vừa có thể bảo vệ an toàn được các dữ liệu quan trọng không bị sao chép, sửa đổi hay phá hủy, vừa đảm bảo được tính sẵn sàng cao của dữ liệu mỗi khi cần đến, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng truy xuất thuận tiện, nhanh chóng…. Vấn đề này đã trở nên hết sức quan trọng. Tuy nhiên để cho người quản trị hệ thống mạng có thể đảm bảo yêu cầu trên, họ cần có những công cụ hữu hiệu.
Với lý do trên, em chọn đề tài “Thiết kế và triển khai VPN Client to Side cho mạng Lan” là đề tài nguyên cứu của em.
VPN là công nghệ được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm cung cấp kết nối an toàn và hiệu quả để truy cập tài nguyên nội bộ công ty từ bên ngoài thông qua mạng Internet. Mặc dù sử dụng hạ tầng mạng chia sẻ nhưng chúng ta vẫn bảo đảm được tính riêng tư của dữ liệu giống như đang truyền thông trên một hệ thống mạng riêng.
Nội dung của đề tài chia làm bốn chương:
Chương 1. Tổng quan về mạng máy tính
Giới thiệu kiến thức cơ bản về mạng, mô hình mạng, giao thức mạng, hệ điều hành mạng, mô hình OSI, các thiết bị cơ bản trong mạng LAN và WAN, các dịch vụ trên mạng, các hiểm họa và phương pháp tấn công trên mạng. Bên cạnh đó tìm hiểu về Firewall và mạng VPN.
Chương 2. Tổng quan về công nghệ VPN
Giới thiệu khái quát chung, phân loại, các sản phẩm công nghệ, các giao thức, các kỹ thuật Tunneling, lợi ích, ưu và nhược điểm của công nghệ VPN.
Chương 3. Thiết kế mô hình VPN Client to Site
Đưa ra tình huống, phân tích, thiết kế và mô hình triển khai thực tế.
Chương 4. Triển khai cài đặt mô hình VPN Client to Site
Các bước cài đặt chủ yếu và những chú ý cần thiết khi triển khai mô hình.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN MẠNG MÁY TÍNH
1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Định nghĩa
Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau.
Hình 1 Mô hình mạng cơ bản
1.1.2 Kiến trúc mạng
Mạng dạng sao (Star topology): ở dạng sao, tất cả các trạm được nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển tín hiệu đến trạm đích với phương thức kết nối là “điểm - điểm”.
Hình 2 Cấu trúc mạng dạng sao
Mạng dạng tuyến (Bus topology): trong dạng tuyến, các máy tính đều được nối vào một đường dây truyền chính (bus). Đường truyền chính này được giới hạn hai đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là terminator (dùng để nhận biết là đầu cuối để kết thúc đường truyền tại đây). Mỗi trạm được nối vào bus qua một đầu nối chữ T (T_connector) hoặc một bộ thu phát (transceiver).
Hình 3 Cấu trúc mạng dạng tuyến
Mạng dạng vòng (Ring topology): các máy tính được liên kết với nhau thành một vòng tròn theo phương thức “điểm - điểm”, qua đó mỗi một trạm có thể nhận và truyền dữ liệu theo vòng một chiều và dữ liệu được truyền theo từng gói một.
Hình 4 Cấu trúc mạng dạng vòng
Mạng dạng lưới (Mesh topology): một máy tính trong mạng có thể kết nối tới nhiều máy tính.
Hinh 5 Cấu trúc mạng dạng lưới
1.1.3 Mô hình mạng
LAN (Local Area Network) - Mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp thông thường khoảng vài trăm mét. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền tốc độ cao, ví dụ cáp đồng trục hay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan/tổ chức…, các LAN có thể kết nối với nhau thành WAN.
Hình 6 Mô hình mạng LAN
MAN (Metropolitan Area Network) - Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (50-100 Mbit/s).
Hình 7 Mô hình mạng MAN
WAN (Wide Area Network) - Mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN có thể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN.
Hình 8 Mô hình mạng WAN
GAN (Global Area Network) - Kết nối các máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
1.1.4 Phương tiện truyền dẫn
1.1.4.1 Cáp
Cáp xoắn đôi (Twisted pair cable)
- Dùng phổ biến cho mạng LAN.
- Có hai loại:
+ STP (Shield Twised Pair): cáp xoắn đôi bọc kim.
Hình 9 Cáp xoắn đôi STP
+ UTP (Unshield Twised Pair): cáp xoắn đôi không bọc kim.
Hình 10 Cáp xoắn đôi UTP
Cáp đồng trục (Coaxial cable): dùng chủ yếu cho mạng LAN, có hai loại là cáp dày (Thick cable) và cáp mỏng (Thin cable).
Hình 11 Cáp đồng trục
Cáp quang (Fiber optic cable): truyền bằng sóng ánh sáng, chống nhiễu tốt.
Hình 12 Cáp quang
1.1.4.2 Thiết bị không dây
Radio: khả năng truyền có giới hạn, từ 1Mbps tới 10 Mbps.
Microwave: truyền dữ liệu với băng thông rộng hơn radio.
Infrared: sử dụng sự phóng xạ của tia hồng ngoại để truyền dữ liệu.
1.1.5 Hệ điều hành mạng
Windows NT/2000: Windows NT là một hệ điều hành cấp cao của Windows cung cấp các thao tác hoàn toàn 32-bit trên các hệ thống đơn hay đa xử lý. Hệ nầy xây dựng sẵn các độ an toàn đáp ứng được các xếp loại của chính phủ và hỗ trợ mạng tối ưu để thi hành các ứng dụng back-end cho rất nhiều khách (client). Đồng thời hệ điều hành Windows NT được thiết kế đặc biệt để phục vụ những nhu cầu của người sử dụng mạng và cung cấp hiệu năng làm việc và độ an toàn ở cấp cao.
UNIX: Một hệ điều hành được dùng trong nhiều loại máy tính khác nhau, từ các máy tính lớn cho đến các máy tính cá nhân, nó có khả năng đa nhiệm phù hợp một cách lý tưỏng đối với các ứng dụng nhiều người dùng. UNIX được viết bằng ngôn ngữ lập trình rất linh động, ngôn ngữ C và cũng như C, đó là thành quả nghiên cứu của AT & T Bell Laboratories UNIX là một môi trường lập trình toàn diện, nó diễn đạt một triết lý lập trình duy nhất. Tuy nhiên với hơn 200 lệnh không kể các thông báo lỗi, và với những cú pháp lệnh khó hiểu UNIX là một gánh nặng cho những người không quen sử dụng và không giỏi kỹ thuật. Với sự phát triển các shell của UNIX, hệ điều hành này có thể đóng một vai trò phổ dụng hơn trong điện toán.
Linux: Linux là hệ điều hành “giống” Unix - 32 bit chạy được trên nhiều trạm bao gồm các bộ xử lý Intel, SPARC, PowerPC và DEC Alpha cũng như những hệ thống đa xử lý. Hệ điều hành nầy là miễn phí, bạn có thể tải nó xuống từ web hay bạn có thể mua một quyển sách có chứa một CD-ROM với toàn bộ hệ điều hành như: “Linux: The Complete Reference” của Richard Peterson (Berkeley, CA: Osborne/McGraw-Hill, 1996).
1.2 MẠNG LAN VÀ WAN
1.2.1 Giao thức và mô hình truyền thông
1.2.1.1 Khái niệm giao thức
Là một chuẩn của tổ chức mạng đưa ra cho phép các máy tính trên mạng giao tiếp vơi nhau một cách thống nhất.
1.2.1.2 Mô hình OSI
Năm 1984, tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO (International Standard Organization) chính thức đưa ra mô hình OSI (Open Systems Interconnection), là tập hợp các đặc điểm kỹ thuật mô tả kiến trúc mạng dành cho việc kết nối các thiết bị không cùng chủng loại.
Mô hình OSI được chia thành 7 tầng, mỗi tầng bao gồm những hoạt động, thiết bị và giao thức mạng khác nhau.
Hình 13 Mô hình OSI
Tầng vật lý (Physical): là tầng thấp nhất, có chức năng là truyền dòng bit không có cấu trúc qua đường truyền vật lý.
Tầng liên kết dữ liệu (Data Link): cung cấp phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy.
Tầng mạng (Network): thực hiện việc chọn đường và chuyển tiếp thông tin với công nghệ chuyển mạch thích hợp.
Tầng giao vận/vận tải (Transport): thực hiện truyền dữ liệu giữa hai đầu mút, kiểm soát lỗi.
Tầng phiên (Session): cung cấp phương tiện quản lý truyền thông giữa các ứng dụng.
Tầng trình diễn (Presentation): chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng yêu cầu truyền dữ liệu của các ứng dụng qua môi trường OSI và nén, mã hóa dữ liệu.
Tầng ứng dụng (Applications): xác định giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI.
1.2.1.3 Các giao thức phổ biến
Giao thức TCP/IP: nằm ở tầng giao vận (Transport) của mô hình OSI. Ưu thế chính của bộ giao thức này là khả năng liên kết hoạt động của nhiều loại máy tính khác nhau. Giao thức này đã trở thành tiêu chuẩn thực tế cho kết nối liên mạng cũng như kết nối Internet toàn cầu.
Hình 14 Giao thức TCP/IP
IPX/SPX: Đây là bộ giao thức sử dụng trong mạng Novell. Ưu thế chính là nhỏ, nhanh và hiệu quả trên các mạng cục bộ đồng thời hỗ trợ khả năng định tuyến.
Hình 15 Giao thức IPX/SPX
ATP
Hình 16 Giao thức ATP
NetBEUI: Bộ giao thức thu nhỏ, nhanh và hiệu quả được cung cấp theo các sản phẩm của hãng IBM, cũng như sự hỗ trợ của Microsoft. Bất lợi chính của bộ giao thức này là không hỗ trợ định tuyến và sử dụng giới hạn ở mạng dựa vào Microsoft.
1.2.2 Mạng LAN
1.2.2.1 Bốn tiêu chí mạng LAN
Phương tiện truyền dẫn.
Quy tắc và chuẩn (giao thức).
Phần mềm và quản lý ứng dụng.
1.2.2.2 Các thiết bị mạng
1.2.2.2.1 Bộ lặp (Repeater): làm việc trên tầng Physical.
Hình 17 Repeater
1.2.2.2.2 Bộ tập trung (Hub): hoạt động ở tầng Data Link.
Hình 18 Hub
1.2.2.2.3 Cầu nối (Bridge): làm việc trên tầng Data Link.
Hình 19 Bridge
1.2.2.2.4 Bộ chuyển mạch (Switch): có hai loại là Switch lớp 2 làm việc trên tầng Data Link và Switch lớp 3 làm việc trên tầng Network của mô hình OSI.
Hình 20 Switch
1.2.2.3 Các chuẩn LAN
Chuẩn Viện công nghệ điện và điện tử (IEEE): Tiêu chuẩn IEEE LAN được phát triển dựa vào Ủy ban IEEE 802.
IEEE 802.1
IEEE 802.2
IEEE 802.3
IEEE 802.4
...
IEEE 802.11
Chuẩn uỷ ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại (CCITT):
Một số chuẩn: V22, V28, V35...
X series bao gồm các tiêu chuẩn OSI.
Chuẩn cáp và chuẩn giao tiếp EIA.
Các tiêu chuẩn EIA dành cho giao diện nối tiếp giữa modem và máy tính.
RS-232.
RS-449.
RS-422
1.2.3 Mạng WAN
1.2.3.1 Thành phần của WAN
1.2.3.1.1 Kỹ thuật chuyển mạch
Chuyển mạch kênh (Switching circuit): khi hai node mạng kết nối với nhau giữa chúng sẽ được thiết lập một kênh truyền cố định, kênh truyền này sẽ không thay đổi trong suốt quá trình liên lạc. Khi một trong hai ngừng kết nối thì kênh truyền sẽ được giải phóng.
Chuyển mạch thông báo (Switching message): thông báo là một đơn vị thông tin có đối tượng và nội dung. Đường đi của thông báo không cố định và thông báo có thể chuyển đi trên nhiều đường.
Chuyển mạch gói (Switching packet): packet là những gói tin được chia ra, mỗi gói đều có phần thông tin điều khiển (header, trailer) cho biết nguồn gửi và đích nhận. Các gói tin có thể đến và đi theo những đường khác nhau, được lưu trữ rồi chuyển tiếp khi đi qua nút trung gian.
1.2.3.1.2 Phương tiện truyền dẫn
Bộ điều giải (Modems)
Hình 21 Modems
Cổng ra vào (Gateway)
Hình 22 Gateway
Bộ định tuyến (Router)
Hình 23 Router
1.2.3.2 Các chuẩn WAN
ISDN (Intergrated Services Digital Network): là một loại mạng viễn thông số tích hợp đa dịch vụ cho phép sử dụng cùng một lúc nhiều dịch vụ trên cùng một đường dây điện thoại thông thường. Người dùng cùng một lúc có thể truy cập mạng WAN và gọi điện thoại, fax mà chỉ cần một đường dây điện thoại duy nhất, thay vì 3 đường nếu dùng theo kiểu thông thường.
ATM (Asynchronous Tranfer Mode) hay Cell relay: hiện nay kỹ thuật Cell Relay dựa trên phương thức truyền thông không đồng bộ (ATM) có thể cho phép thông lượng hàng trăm Mbps. Đơn vị dữ liệu dùng trong ATM được gọi là tế bào (cell). Các tế bào trong ATM có độ dài cố định là 53 bytes, trong đó 5 bytes dành cho phần chứa thông tin điều khiển (cell header) và 48 bytes chứa dữ liệu của tầng trên.
X.25: được CCITT công bố lần đầu tiên vào năm 1970. X.25 cung cấp quy trình kiểm soát luồng giữa các đầu cuối đem lại chất lượng đường truyền cao cho dù chất lượng mạng lưới đường dây truyền thông không cao. X.25 được thiết kế cho cả truyền thông chuyển mạch lẫn truyền thông kiểu điểm nối điểm, được quan tâm và triển khai nhanh chóng trên toàn cầu.
Frame Relay: công nghệ này ra đời có thể chuyển nhận các khung truyền lớn tới 4096 byte và không cần thời gian cho việc hỏi đáp, phát hiện lỗi và sửa lỗi ở lớp 3 (No protocol at Network layer) nên Frame Relay có khả năng chuyển tải nhanh hơn hàng chục lần so với X.25 ở cùng tốc độ. Frame Relay rất thích hợp cho truyền số liệu tốc độ cao và cho kết nối LAN to LAN và cho cả âm thanh, nhưng điều kiện tiên quyết để sử dụng công nghệ Frame Relay là chất lượng mạng truyền dẫn phải cao.
1.3 CÁC DỊCH VỤ TRÊN MẠNG INTERNET
1.3.1 Dịch vụ truy nhập từ xa
Telnet cho phép người sử dụng đăng nhập từ xa vào hệ thống từ một thiết bị đầu cuối nào đó trên mạng. Với Telnet người sử dụng hoàn toàn có thể làm việc với hệ thống từ xa như thể họ đang ngồi làm việc ngay trước màn hình của hệ thống. kết nối Telnet là một kết nối TCP dùng để truyền dữ liệu với các thông tin điều khiển.
1.3.2 Dịch vụ truyền tệp (FTP)
Là một dịch vụ cơ bản và phổ biến cho phép chuyển các tệp dữ liệu giữa các máy tính khác nhau trên mạng. FTP hỗ trợ tất cả các dạng tệp, trên thực tế nó không quan tâm tới dạng tệp cho dù là tệp văn bản mã ASCII hay các tệp dữ liệu dạng nhị phân. Với cấu hình của máy phục vụ FTP, có thể quy định quyền truy cập của người sử dụng với từng thư mục lưu trữ dữ liệu, tệp dữ liệu cũng như giới hạn số lượng người sử dụng có khả năng cùng một lúc có thể truy nhập vào cùng một nơi lưu trữ dữ liệu.
1.3.3 Dịch vụ Gopher
Trước khi Web ra đời Gopher là dịch vụ rất được ưa chuộng. Gopher là một dịch vụ chuyển tệp tương tự như FTP, nhưng nó hỗ trợ người dùng trong việc cung cấp thông tin về tài nguyên. Client Gopher hiển thị một thực đơn, người dùng chỉ việc lựa chọn cái mà mình cần. kết qủa của việc lựa chọn được thể hiện ở một thực đơn khác.
Gopher bị giới hạn trong kiểu các dữ liệu. Nó chỉ hiển thị dữ liệu dưới dạng mã ASCII mặc dù có thể chuyển dữ liệu dạng nhị phân và hiển thị nó bằng một phần mềm khác.
1.3.4 Dịch vụ WAIS
WAIS (Wide Area Information Serves) là một dịch vụ tìm kiếm dữ liệu. WAIS thường xuyên bắt đầu việc tìm kiếm dữ liệu tại thư mục của máy chủ, nơi chứa toàn bộ danh mục của các máy phục vụ khác. Sau đó, WAIS thực hiện tìm kiếm máy phục vụ thích hợp nhất. WAIS có thể thực hiện công việc của mình với nhiều loại dữ liệu khác nhau như văn bản ASCII, GIF, điện thư…
1.3.5 Dịch vụ World Wide Web
World Wide Web (WWW hay Web) là một dịch vụ tích hợp, sử dụng đơn giản và có hiệu qủa nhất trên Internet. Web tích hợp cả FTP, WAIS, Gopher. Trình duyệt Web có thể cho phép truy nhập vào tất cả các dịch vụ trên.
Tài liệu WWW được viết bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language) hay còn gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Siêu văn bản là văn bản bình thường cộng thêm một số lệnh định dạng. HTML có nhiều cách liên kết với các tài nguyên FTP, Gopher server và Web server. Web server là máy phục vụ Web, đáp ứng các yêu cầu về truy nhập tài liệu HTML. Web server trao đổi các tài liệu HTML bằng giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol) hay còn gọi là giao thức truyền siêu văn bản.
Trình duyệt Web (Web client) là chương trình để xem các tài liệu Web. Trình duyệt Web gửi các URL đến máy phục vụ Web sau đó nhận trang Web từ máy phục vụ Web dịch và hiển thị chúng. Khi giao tiếp với máy phục vụ Web thì trình duyệt Web sử dụng giao thức HTTP. Khi giao tiếp với một Gopher server thì trình duyệt Web hoạt động như một Gopher client và sử dụng giao thức gopher. Trình duyệt Web có thể thực hiện các công việc khác nhau như ghi trang Web vào đĩa, gửi Email, hiển thị tệp HTTP nguồn của trang Web,…Hiện nay có hai trình duyệt Web được sử dụng nhiều nhất là Internet Explorer và Netscape, ngoài ra còn một số trình duyệt khác như Opera, Mozila,…
1.3.6 Dịch vụ thư điện tử (E mail)
Dịch vụ thư điện tử (hay còn gọi là điện thư) là một dịch vụ thông dụng nhất trong mọi hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ. Thư điện tử được sử dụng rộng rãi như một phương tiện giao tiếp hàng ngày trên mạng nhờ tính linh hoạt và phố biến của nó. Từ các trao đổi thư tín thông thường, thông tin quảng cáo, tiếp thị, đến những công văn, báo cáo hay kể cả những bản hợp đồng thương mại, chứng từ,…tất cả đều được trao đổi qua thư điện tử.
1.4 CƠ BẢN AN TOÀN MẠNG
1.4.1 Các hiểm họa trên mạng
Các hiểm họa trên mạng do các lỗ hổng gây ra, các lỗ hổng này trên mạng là các yếu điểm quan trọng mà người dùng, hacker dựa đó để tấn công vào mạng. Các hiện tượng sinh ra trên mạng do các lỗ hổng này mang lại thường là : sự ngưng trệ của dịch vụ, cấp thêm quyền đối với các user hoặc cho phép truy nhập không hợp pháp vào hệ thống.
1.4.1.1 Các lỗ hổng loại C
Các lỗ hổng loại này cho phép thực hiện các phương thức tấn công theo DoS (Denial of Services - Từ chối dịch vụ). Mức độ nguy hiểm thấp, chỉ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, có thể làm ngưng trệ, gián đoạn hệ thống; không làm phá hỏng dữ liệu hoặc đạt được quyền truy nhập bất hợp pháp.
1.4.1.2 Các lỗ hổng loại B
Các lỗ hổng cho phép người sử dụng có thêm các quyền trên hệ thống mà không cần thực hiện kiểm tra tính hợp lệ. Đối với dạng lỗ hổng này, mức độ nguy hiểm ở mức độ trung bình. Những lỗ hổng này thường có trong các ứng dụng trên hệ thống; có thể dẫn đến mất hoặc lộ thông tin yêu cầu bảo mật.
1.4.1.3 Các lỗ hổng loại A
Các lỗ hổng này cho phép người sử dụng ở ngoài có thể truy nhập vào hệ thống bất hợp pháp. Lỗ hổng này rất nguy hiểm, có thể làm phá hủy toàn bộ hệ thống.
Các lỗ hổng loại A có mức độ rất nguy hiểm, đe dọa tính toàn vẹn và bảo mật của hệ thống. Các lỗ hổng loại này thường xuất hiện ở những hệ thống quản trị yếu kém hoặc không kiểm soát được cấu hình mạng.
1.4.2 Các phương pháp tấn công trên mạng
1.4.2.1 Virus
Virus tin học là một phần mềm máy tính mang tính lây lan (ký sinh) và có thể phá hoại dữ liệu. Tính lây lan của Virus là khả năng tự sao chép của Virus từ đối tượng bị nhiễm sang đối tượng khác và làm cho nó nhân bản nhanh chóng. Đối tượng bị nhiễm là các tệp ( như chương trình, dữ liệu, thư điện tử, văn bản, macro…) và môi trường lan truyền bao gồm mạng, đường truyền và các loại bộ nhớ (RAM, đĩa cứng, đĩa mềm, băng từ, đĩa CD, đĩa ZIP, đĩa ĐV, đĩa Flash…).Virus có nhiều cách lây lan và tất nhiên cũng có nhiều cách phá hoại khác nhau. Virus máy tính có nhiều chủng họ, chẳng hạn như Boot, File, Macro, Trojan, Worm, Polymorphic, Hoaxes.
Tấn công mạng sử dụng Virus là một phương pháp tấn công khá phổ biến hiện nay. Mọi loại hệ điều hành đều thường xuyên bị tấn công bởi virus và tác hại gây ra bởi virus là rất lớn và thật khó lường.
1.4.2.2 Treo cứng hệ thống
Kỹ thuật này làm treo cứng hệ thống của nạn nhân bằng cách tấn công qua những giao thức tiêu chuẩn, chẳng hạn "dội bom thư" (mail bombing) qua giao thức SMTP, hoặc tấn công "ngập lụt" (flooding) qua giao thức TCP. Trong đó, tấn công "ngập lụt" là kiểu tấn công phổ biến.
1.4.2.3 Từ chối dịch vụ
Kỹ thuật "từ chối phục vụ" (Denial of Service-DoS) làm cho hệ thống máy chủ bị nhận quá nhiều yêu cầu giả và không thể đáp ứng được nữa. Kỹ thuật này còn được cải tiến thành "từ chối phục vụ phân tán" ( Distributed DoS- DDoS) khi các cuộc tấn công đồng loạt xuất phát từ nhiều nơi trên mạng và được hứa hẹn trước vào cùng một thời điểm nên rất khó chống đỡ.
1.4.2.4 Lợi dụng chương trình
Kỹ thuật "lợi dụng" (exploit) khai thác các điểm yếu hoặc các lỗi có sẵn trong trong một số phần mềm quen biết trên máy của nạn nhân hoặc máy chủ. Phần lớn các phiên bản hệ điều hành đều có nhiều kẻ hở và thường bị lợi dụng.
1.4.2.5 Giả mạo địa chỉ IP
Kỹ thuật "giả dạng" ( masquerade) hay còn gọi là "giả mạo IP" (IP spoofing) cho phép hacker gửi vào một máy tính những gói dữ liệu có vẻ đi đến từ một địa chỉ IP khác với địa chỉ của hacker nhằm che đậy dấu vết. Kỹ thuật này kết hợp với các kiểu tấn công chủ động khác như lặp lại hoặc thay đổi các thông điệp.
1.4.3 Các phương pháp bảo mật
1.4.3.1 Xác thực (Authentication): là quá trình xử lý và giám sát người sử dụng trong quá trình logon hay truy cập bất kỳ vào tài nguyên mạng. Ta có thể xác thực bằng các phương pháp như sử dụng mật mã (password), khóa (key), dấu vân tay (fingerprints),…
1.4.3.2 Điều khiển truy cập (Access Control): giới hạn quyền truy cập của người dùng vào tài nguyên hệ thống và cho phép những ai có quyền truy cập vào.
1.4.3.3 Mã hóa dữ liệu (Data Encryption): nhằm mục đích không cho người khác đánh cắp dữ liệu. Khi dữ liệu gửi đi thì có kèm theo một khóa (key), nếu ai có khóa trùng với khóa đó mới đọc được nội dung của dữ liệu gửi tới.
1.4.3.4 Chính sách (Auditing): nhằm mục đích quản lý người sử dụng trong hệ thống như giám sát quá trình đăng nhập vào hệ thống, chỉnh sửa dữ liệu và một số vấn đề khác.
1.5 FIREWALL VÀ MẠNG VPN
1.5.1 Firewall
1.5.1.1 Khái niệm cơ bản
Thuật ngữ Firewall có nguồn gốc từ một kỹ thuật thiết kế trong xây dựng để ngăn chặn, hạn chế hỏa hoạn. Trong công nghệ mạng thông tin, Firewall là một kỹ thuật được tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai lam.doc