The explosion of information technology and communication in recent years has led to
great changes in the field of education, requiring the integration of information technology in the
teaching and learning process. The article introduces the role of electronic book (e-book) as well
as the process of designing e-books in high school. The post-experimental conclusions have
confirmed that e-books is a highly interactive tool and be able to make learning process enjoyable
for students.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiết kế sách điện tử trong dạy học sinh học tại trường Trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 229-234
229
THIẾT KẾ SÁCH ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đỗ Thùy Linh - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài: 20/07/2018; ngày sửa chữa: 25/07/2018; ngày duyệt đăng: 12/08/2018.
Abstract: The explosion of information technology and communication in recent years has led to
great changes in the field of education, requiring the integration of information technology in the
teaching and learning process. The article introduces the role of electronic book (e-book) as well
as the process of designing e-books in high school. The post-experimental conclusions have
confirmed that e-books is a highly interactive tool and be able to make learning process enjoyable
for students.
Keywords: E-books, interactive tool, electronic book.
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, xã hội đang ngày càng
phát triển với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và
truyền thông và điều này đã dẫn tới những thay đổi rất
lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh
vực giáo dục. Cùng với sự bùng nổ phát triển này,
phương tiện sách điện tử (electric book, viết tắt là e-book)
đã và đang thu hút được đông đảo người học. E-book đã
thể hiện được những ưu điểm nổi bật so với sách in và có
thể hỗ trợ việc dạy học rất hiệu quả.
E-book là một dạng sách điện tử không chỉ đưa đến
người đọc dạng văn bản (text) mà còn bao gồm rất nhiều
ứng dụng đa phương tiện khác như hình ảnh, video, hoạt
hình,..., giúp cho người dùng có thể đọc và thu nhận
thông tin một cách thuận tiện, dễ dàng (Jiménez et.al,
2000) [1], (Nguyễn Văn Hồng, Lê Viết Minh Triết,
2015) [2]. Hay nói một cách khác, e-book là một phương
tiện cầm tay đơn giản mang mục đích sử dụng của một
quyển sách thông thường nhưng có thể được đọc trên rất
nhiều thiết bị kĩ thuật số như máy tính, máy tính bảng,
điện thoại thông minh (smartphones),... (Lee, 2009) [3].
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và truyền
thông như ngày nay, e-book trở thành một công cụ hỗ trợ
vô cùng hiệu quả cho quá trình dạy học nói chung và tại
trường trung học phổ thông nói riêng.
Ở Việt Nam, chương trình và sách giáo khoa mới
(ban hành tháng 12/2017) đã được xây dựng dựa theo
hướng rèn luyện và phát triển cả về phẩm chất và năng
lực người học,... đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả
khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục
và công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT, 2017).
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu việc thiết kế
e-book trong quá trình dạy học tại trường trung học phổ
thông nhằm cung cấp, hỗ trợ tư liệu cho giáo viên và học
sinh kèm theo ví dụ cụ thể trong môn Sinh học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thiết kế e-book
2.1.1. Nguyên tắc thiết kế e-book
E-book là một công cụ hỗ trợ việc dạy và học rất hữu
hiệu. Tuy nhiên, để có thể thiết kế và sử dụng e-book một
cách có hiệu quả, cần phải lưu ý một số nguyên tắc như sau:
1) Tích hợp nhiều ứng dụng đa phương tiện nghe -
nhìn để khuyến khích các con đường tiếp nhận tri thức
khác nhau.
2) Sử dụng tối đa các hoạt động tương tác trên giao
diện e-book để làm chúng trở nên thân thiện hơn với
người học.
3) Với những cụm từ khó hiểu, cần phải cung cấp giải
thích trực tuyến (in-line dictionary) hoặc các minh họa
mô tả.
4) Lưu ý sử dụng các yếu tố đa phương tiện một cách
linh hoạt để thu hút sự chú ý của học sinh nhưng phải
đảm bảo yêu cầu cung cấp tri thức khoa học.
5) Xây dựng các bài tập kiểm tra, đánh giá hợp lí, có
độ khó và độ phân biệt tốt.
2.1.2. Mô hình chuẩn cho một e-book phục vụ cho mục
đích giáo dục
E-book là một phương tiện hiệu quả hỗ trợ cho nhiều
mục đích khác nhau, đặc biệt là mục đích giáo dục. Khi
thiết kế một e-book, cần phải dựa trên đầy đủ ba tiêu chí:
1) Nội dung, 2) Công nghệ; 3) Tính chất sư phạm. Các
tiêu chí này đều bao gồm các thành tố nhỏ hơn đóng vai
trò như khung “xương sống” cho một e-book (Nishat,
2015) [4] (xem hình 1 trang bên).
2.1.3. Phân loại các dạng e-book
Có nhiều nghiên cứu đã công bố mô tả về cách phân
loại e-book. Qua tìm hiểu, chúng tôi tổng hợp và xây
dựng được cây phân loại các dạng e-book như sau (xem
hình 2 trang bên):
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 229-234
230
2.1.4. Phần mềm thiết kế e-book
Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc xây
dựng sách điện tử như Lectora, iBooks Author, Kotobee
Authors,... Chức năng của các phần mềm này nói chung
đều cho phép tích hợp và sắp xếp các văn bản, hình ảnh,
bảng biểu, các ứng dụng tương tác,... thành một cuốn
sách. Các ứng dụng tương tác bao gồm thư viện ảnh, file
âm thanh, file video, các bài kiểm tra dạng câu hỏi ngắn
hay nhiều lựa chọn,... Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài
viết này, chúng tôi lựa chọn phần mềm Kotobee Author
để làm công cụ chính cho việc thiết kế.
Hình 1. Mô hình đề xuất cho e-book
Hình 2. Cây phân loại các dạng e-book
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 229-234
231
Kotobee Author là phần mềm thiết kế sách điện tử
e-book dạng EPUB và có thể được đọc trên rất nhiều thiết
bị khác nhau, phù hợp cho mục đích giáo dục, đào tạo hoặc
xuất bản. Phần mềm cho phép chúng ta tạo ra các e-book
mang “màu sắc”, logo và thương hiệu riêng của người thiết
kế; các ứng dụng tương tác được ưu tiên một cách triệt để
và đặc biệt, phần mềm này có giao diện rất thân thiện với
người dùng, có thể hoạt động trên cả hai nền tảng hệ điều
hành phổ biến hiện nay là Windows và Mac OS.
2.1.5. Quy trình thiết kế e-book
Bước 1. Phân tích các nhu cầu của người học, các
mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo dục, đối tượng
sử dụng e-book, xu hướng sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học.
Bước 2. Lên khung xây dựng các nội dung cơ bản của
e-book.
Bước 3. Đưa các nội dung cơ bản vào e-book sử dụng
phần mềm Kotobee Author, tích hợp các ứng dụng tương
tác đa phương tiện.
Bước 4. Triển khai thử nghiệm và đánh giá chất
lượng e-book.
Bước 5. Chỉnh sửa hoàn thiện và triển khai nhân rộng
diện sử dụng e-book cho đối tượng giáo viên và học sinh.
2.2. Ví dụ minh họa môn Sinh học, phần Axit Nucleic
Chúng tôi tiến hành khảo sát e-book đã thiết kế tại hai
trường trên địa bàn Hà Nội là Trường Trung học phổ
thông Nguyễn Trãi và Trường phổ thông liên cấp
Olympia với số lượng mẫu là 112 học sinh. Đây chỉ là
thử nghiệm bước đầu nhằm đánh giá thái độ của học sinh
đối với việc sử dụng e-book trong dạy học, đồng thời ghi
nhận một số phản hồi của các em nhằm hoàn thiện
e-book một cách tốt hơn nữa về cả nội dung và hình thức.
2.2.1. Vai trò của tài liệu e-book trong học tập
Khi được khảo sát về mức độ cần thiết phải sử dụng
e-book trong học tập, hầu hết các học sinh đều chọn mức
độ “Cần thiết” (65.5%) và “Rất cần thiết” (24.8%). Các
em đều nhận thấy rõ vai trò hỗ trợ của e-book trong hoạt
động giảng dạy của giáo viên cũng như hoạt động học -
tự học của học sinh (xem biểu đồ 1 trang bên).
2.2.2. Mục đích thiết kế e-book
E-book được thiết kế với mục đích cung cấp một
công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy học của học
sinh cấp trung học phổ thông, từ đó nâng cao hiệu quả
học tập và cải thiện thái độ học tập tích cực của học sinh.
E-book có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo,
tra cứu hoặc dùng để phối hợp với các phương pháp dạy
học truyền thống nhằm làm tăng hiệu quả của quá trình
dạy học.
Chúng tôi lựa chọn phần kiến thức về Axit nucleic,
thuộc Phần năm: Di truyền học trong chương trình Sinh
học phổ thông hiện hành. Đây là phần kiến thức được
đánh giá là khó và khá “khô cứng”, khó hiểu cho học sinh
trung học phổ thông.
2.2.3. Một số hình ảnh minh họa e-book phần Axit
Nucleic (xem hình 3 trang bên)
Cấu trúc của e-book bao gồm các mục như sau:
- Nội dung bài học: Phần này nhằm mục đích cung cấp
tri thức khoa học cho học sinh, bao gồm có 04 mục: 1) Cấu
trúc; 2) Các quá trình liên quan diễn ra trong tế bào; 3) Vai
trò trong cơ thể sống; 4) Vai trò trong cuộc sống của Axit
Nucleic. Đặc biệt, trong khi thiết kế e-book này, chúng tôi
đã lưu ý tích hợp một số tri thức Sinh học hiện đại, cập
nhật nhằm cung cấp cho học sinh một cái nhìn tổng thể và
toàn diện về một đại phân tử như Axit nucleic từ cấu trúc,
chức năng cho tới vai trò, ứng dụng. Đồng thời, phần nội
dung bài học được thiết kế không chỉ có văn bản mà còn
bao gồm rất nhiều hình ảnh, bộ sưu tập hình ảnh, video
minh họa giúp làm tăng tính hấp dẫn cho bài học, giúp
người học có thể tự khám phá, tìm hiểu, từ đó lĩnh hội kiến
thức một cách nhanh chóng (xem hình 4 trang bên).
- Câu hỏi cuối chương: Đây là phần có tính tương tác
cao đối với học sinh. Cuối mỗi chương học, các câu hỏi
được biên soạn nhằm giúp học sinh xem xét và kiểm tra
lại phần kiến thức đã học. Các câu hỏi được thiết kế ở
dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Sau khi học sinh hoàn
thành, có thể nộp bài và biết kết quả làm bài ngay sau đó
một cách tự động (xem hình 5 trang bên).
Hình 4. Trang câu hỏi cuối chương của một bài học
cụ thể
- Em có biết: Phần này cung cấp một số kiến thức mở
rộng, bổ trợ cho nội dung kiến thức bài học.
- Sơ đồ tư duy: Phần này là phần tổng kết lại kiến thức
của bài học ở dạng sơ đồ tư duy. Căn cứ vào sơ đồ tư duy
này, học sinh được hướng dẫn hệ thống hóa kiến thức và
ghi nhớ một cách toàn diện, khái quát hơn (xem hình 6
trang bên).
2.2.4. Phản hồi của học sinh về hiệu quả sử dụng e-book
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi chia học sinh
thành các nhóm nhỏ từ 4-5 học sinh và cung cấp thiết bị
iPad, tablet, máy tính cá nhân để học sinh có thể theo dõi
bài học và đưa ra ý kiến nhận xét về hình thức và nội
dung của e-book. Hầu hết các em đều đánh giá khá khả
quan về hình thức và nội dung của e-book. Nội dung của
e-book rõ ràng, phong phú và đa dạng, phù hợp với nhận
thức của học sinh (96,4% học sinh lựa chọn mức độ rất
đồng ý và đồng ý) cũng như chương trình phổ thông
(92,0% học sinh lựa chọn rất đồng ý và đồng ý), có nhiều
kiến thức liên quan tới thực tiễn (93,7% học sinh lựa chọn
rất đồng ý và đồng ý). Bên cạnh đó, một điểm nổi bật của
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 229-234
232
Biểu đồ 1. Thể hiện đánh giá của học sinh về mức độ cần thiết của e-book
Hình 3. Giao diện của e-book
Hình 4. Trang nội dung bài học
24.8
65.5
9.7
0
20
40
60
80
100
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
%
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 229-234
233
Hình 5. Trang câu hỏi cuối chương của một bài học cụ thể
Hình 6. Hình ảnh sơ đồ tư duy được sử dụng trong phần cuối của bài học
Hình 7. Đánh giá của học sinh về nội dung của e-book
36.2
23.9
37.2
31.8
21.2
31
57.5
69
59.2
54.9
62.8
60.2
7.1
3.5
0.03
1.3
1.6
0.9
0 20 40 60 80 100
Nội dung của Ebook có nhiều kiến thức liên quan đến
thực tiễn.
Nội dung của Ebook dễ hiểu, phong phú, phù hợp với
chương tình phổ thông.
Ebook có kiến thức phù hợp với nhận thức của học sinh.
Tư liệu bổ sung phong phú, đa dạng, có liên quan nhiều
đến kiến thức của chủ đề.
Hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, được sắp xếp theo
logic từ dễ đến khó.
Các thí nghiệm mô phỏng trong Ebook rõ ràng, phù hợp
với nội dung kiến thức.
%
Không đồng ý Đồng ý Rất đồng ý
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 229-234
234
e-book đó là có sự tích hợp của hệ thống các thí nghiệm
mô phỏng, hệ thống bài tập và các tư liệu kiến thức bổ
sung. Các phần này đều được một tỉ lệ cao học sinh đánh
giá là rõ ràng, phong phú có liên quan tới kiến thức chủ
đề (tỉ lệ học sinh lựa chọn mức độ rất đồng ý và đồng ý
đối với từng tiêu chí lần lượt là 91,2%, 84% và 86,7%)
(hình 7). Các kiến thức này được truyền tải qua một hệ
thống các hình ảnh, video sinh động, kích thích hứng
thú học tập của học sinh. Hầu hết học sinh đánh giá rất
tốt về hiệu quả của các hình ảnh, video và giao diện của
e-book, chỉ một tỉ lệ nhỏ học sinh lựa chọn ý kiến không
đồng ý với các tiêu chí: sự phù hợp của hình ảnh, video
với nội dung kiến thức của e-book, hiệu quả kích thích
hứng thú học tập của hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sử
dụng trong e-book và sự sinh động, hấp dẫn, tiện sử
dụng của giao diện e-book (tỉ lệ lần lượt là 7,2%; 2,3%
và 1,9%) (biểu đồ 2).
Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn định tính,
chúng tôi vẫn ghi nhận một số ý kiến phản hồi của học
sinh nhằm hoàn thiện e-book hơn như: giảm tải lượng
văn bản; hệ thống câu hỏi, bài tập cần phải có độ phân
biệt lớn hơn nữa; một số hình ảnh, video khó hiểu và cần
phải chú thích; giao diện của e-book cần thiết kế sinh
động hơn để hấp dẫn sự chú ý của học sinh,...
3. Kết luận
E-book là một phương tiện, tài liệu học tập có tính
tương tác cao, hỗ trợ giáo viên và học sinh một cách hiệu
quả trong quá trình dạy học. Qua quá trình thiết kế và thử
nghiệm e-book, kết quả khảo sát cho thấy, việc áp dụng
e-book là hoàn toàn khả thi và mang lại. Học sinh đã
hưởng ứng rất tích cực và thấy rằng cần thiết phải đổi
mới trong cách dạy, cách học và tích hợp công nghệ
thông tin vào trong việc dạy học. Đây là tài liệu bổ trợ
quan trọng cho sách giáo khoa.
Tài liệu tham khảo
[1] Jiménez-Peris, R., et al., (2000). New technologies
in computer science education, in Computer Science
education in the 21st century. Springer, pp. 113-136.
[2] Nguyễn Văn Hồng - Lê Viết Minh Triết (2015). Xây
dựng và sử dụng e-book hình học không gian lớp 11
nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh trung
học phổ thông thành phố Cần Thơ. Tạp chí Giáo
dục, số đặc biệt tháng 10, tr 120-122.
[3] Lee, J. (2009). E-books: Understanding the Basics.
California Digital Library.
[4] Nishat, N. (2015). A Proposed eBook Model for
Engaging Peer-Interaction. DIU Journal of
Business and Economics, Vol. 09 (2), pp. 117-126.
[5] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[6] Bùi Thị Hạnh - Trần Trung Ninh (2010). Xây dựng
e-book Hóa học hữu cơ hỗ trợ sinh viên tự học ở
Trường Cao đẳng Thủy sản. Tạp chí Giáo dục, số
236, tr 52-53; 55.
[7] Nguyễn Hữu Lễ (2017). Sách điện tử và vấn đề phát
triển sách giáo khoa điện tử trong trường phổ thông.
Tạp chí Giáo dục, số 414, tr 50-52; 56.
Biểu đồ 2. Đánh giá của học sinh về hình thức của e-book
0
20
40
60
80
100
Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý
%
Hình ảnh, video phù hợp với nội dung
kiến thức của Ebook.
Hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, kích thích
hứng thú học tập của học sinh.
Giao diện của Ebook sinh động, hấp dẫn,
dễ sử dụng với học sinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_sach_dien_tu_trong_day_hoc_sinh_hoc_tai_truong_trun.pdf