Thiết kế phiếu học tập dạy học Địa lý 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Nền giáo dục nước ta đã có nhiều thành tựu đáng kể trong việc đổi mới

phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàm diện cho học sinh,

góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. Phương tiện dạy học đã và đang là công cụ hổ trợ đắc lực trong

việc nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh các phương tiện quen thuộc như: sách

giáo khoa, bản đồ, hình vẽ, mô hình, sơ đồ Giáo viên còn có thể sử dụng một dạng

phương tiện khác, đó là phiếu học tập, mọi học sinh sẽ tham gia hoạt động một cách

tích cực hơn, hiệu quả hơn, không còn hiện tượng thụ động.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Thiết kế phiếu học tập dạy học Địa lý 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP DẠY HỌC ĐỊA LÝ 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH SV: Võ Thị Kim Tuyền Lớp: ĐHSĐỊA 15A GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân Tóm tắt: Nền giáo dục nước ta đã có nhiều thành tựu đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàm diện cho học sinh, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phương tiện dạy học đã và đang là công cụ hổ trợ đắc lực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh các phương tiện quen thuộc như: sách giáo khoa, bản đồ, hình vẽ, mô hình, sơ đồ Giáo viên còn có thể sử dụng một dạng phương tiện khác, đó là phiếu học tập, mọi học sinh sẽ tham gia hoạt động một cách tích cực hơn, hiệu quả hơn, không còn hiện tượng thụ động. Từ khóa: Phiếu học tập, phương pháp. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã có nhiều thành tựu đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang được quan tâm hiện nay là chuyển từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Hiện nay trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, mục tiêu chính là hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Địa lí và những phẩm chất, trí tuệ cần thiết để tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Mỗi môn học, mỗi 1 bài học nếu chúng ta biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp thì hiệu quả bài giảng sẽ cao hơn. Riêng môn Địa lí - chương trình rất phong phú, chương trình lớp 12 có thể sử dụng phương pháp khác với chương trình lớp 11 và 10. Và ngay cụ thể trong từng bài, chúng ta cũng có thể thay đổi phương pháp cho phù hợp. Giáo viên là người thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy và học để học sinh tích cực hoạt động, độc lập suy nghĩ, hợp tác cùng nhau tìm tòi kiến thức mới và vận dụng trong quá trình học tập Địa lý, trong đời sống thực tiễn. Để làm được điều này, ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, giáo viên còn phải biết sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khóa học. Trong đó, việc lựa chọn, sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp là yếu tố quan trọng nhằm hỗ trợ giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học. Có rất nhiều phương tiện dạy học đã và đang là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Quen thuộc như: sách giáo khoa, thí nghiệm, hình vẽ, mô hình, mô hình, sơ đồ Giáo viên còn có thể sử dụng một dạng phương tiện khác, đó là phiếu học tập. Phiếu học tập giúp giáo viên dễ dàng hơn trong các hoạt động 101 trình bày, giảng giải, thuyết minh, hướng dẫn, chỉ đạo. Học sinh sẽ tham gia hoạt động một cách tích cực hơn, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng. Mặc dù vậy, hiện nay nhiều giáo viên chưa hiểu rõ hoặc chưa biết cách thiết kế và sử dụng phiếu học tập một cách hiệu quả.Từ thực tế sử dụng phiếu học tập hiện nay, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thiết kế phiếu học tập dạy học địa lý 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh” 2. Nội dung 2.1. Khái quát chung kĩ năng thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học môn địa lý 10 cấp Trung học phổ thông: Theo từ điển của tiếng Việt, phiếu có 3 nghĩa: - Tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những nội dung nhất định nhằm phân loại, sắp xếp theo một hệ thống nào đó như: Phiếu điều tra, phiếu tra cứu...... - Tờ ghi nhận quyền lợi nào đó cho người sử dụng - Tờ giấy biểu thị ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết. Như vậy theo nghĩa thứ nhất, phiếu học tập được hiểu là tờ giấy rời cỡ nhỏ, ghi chép những nội dung kiến thức nhất định, phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò ở mọi cấp học. 2.1.1. Những chú ý khi xây dựng phiếu học tập - Khi học sinh chưa quen (lớp 10) nên chọn những bài, mục có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, ít kiến thức, dễ chọn lọc để học sinh hoàn thành đúng thời gian. Sau đó nâng dần mức độ khó về kiến thức, phức tạp về nội dung. - Nên cho học sinh làm quen với những loại phiếu học tập khác nhau. - Cần xác định cơ hội sử dụng phiếu học tập và loại hình phiếu thích hợp ở từng bài, từng chương. 2.1.2. Kết hợp phiếu học tập và phương pháp thảo luận ở trên lớp - Vì dùng phiếu với phương pháp thảo luận, không nên phát cho mỗi em một phiếu, tối da 3 em một phiếu, tối thiểu 1bàn đến 2 bàn một phiếu để các em thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, chọn lọc kiến thức, hoàn thành nội dung phiếu. Công đoạn này rèn luyện cho học sinh năng lực phân tích, tổng hợp, phán đoán nhanh, chủ động bày tỏ quan điểm trước nhóm nhỏ ít người, rất có lợi cho những em rụt rè, thiếu tự tin. Mặt khác giúp các em từng bước làm quen với khả năng làm việc phối hợp theo nhóm nhỏ là một phẩm chất quan trọng trong kinh tế thị trường. - Thảo luận trên lớp, giáo viên động viên mỗi nhóm cử đại diện trình bày, yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, sau đó bổ sung, sữa chữa. Nên ấn định thời gian trình bày và phát biểu ý kiến từ 1- 2 phút, yêu cầu học sinh không nói lại kiến thức đúng đã được trình bày, tôn trọng quan điểm riêng của các em, khuyến khích tranh luận nếu có thời gian. - Phiếu học tập nếu là 1 mục trong bài thường chiếm 5 - 10 phút, do vậy phần thảo luận chỉ nên 1 – 2 ý kiến, giáo viên kết luận, đưa ra đáp án bằng cách: + Chiếu đáp án viết sẵn trên máy của bài giảng microsoft powerpoint. + Viết đáp án lên giấy khổ lớn Ao và được treo lên bảng khi các em đã thảo luận xong. 102 + Giáo viên không nên viết lại đáp án lên bảng mà cần một khoảng thời gian nhất định cho các em sửa những sai sót trên giấy. Để động viên học sinh trình bày và phát biểu sôi nổi, giáo viên ghi nhận những em phát biểu nhiều cho vào điểm miệng. 2.2. Thiết kế phiếu học tập và sử dụng phiếu học tập dạy học Địa lý 10 2.2.1. Thiết kế phiếu học tập Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập trong bài dạy. Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập. Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, phương pháp và phương tiện dạy học, môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công việc trong phiếu học tập cho phù hợp. Bước 3: Viết phiếu học tâp: Các thông tin, yêu cầu trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ. 2.2.2. Sử dụng phiếu học tập Phiếu học tập là công cụ để giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhạn thức cho học sinh đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành các hoạt động một cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập nên được sử dụng trong kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra thường xuyên được diễn ra theo quy trình sau: - Giáo viên trình bày nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh, tùy theo hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên giao cho học sinh một phiếu hay mỗi nhóm một phiếu. - Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của học sinh. - Tổ chức cho một số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm viêc với phiếu học tập. Hướng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếu học tập. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi chéo nhau để sửa chữa, đánh giá kết quả làm việc với nhiều phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết luận của giáo viên. Ví dụ 1: Thiết kế phiếu học tập giảng dạy bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triên, phân bố ngành giao thông vận tải. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Dựa vào sách giáo khoa trang 139, 140 hoàn thành phiếu học tập sau: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT. NHÂN TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG VÍ DỤ - Điều kiện tự nhiên: - Khí hậu và thời tiết: - Điều kiện tự nhiên: - Khí hậu và thời tiết: 103 -Điều kiện kinh tế - xã hội: - Điều kiện kinh tế - xã hội: Ví dụ 2: Thiết kế phiếu học tập giảng dạy bài 34: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Dựa vào bảng số liệu “Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của thế giới, thời kì 1950 – 2003” sách giáo khoa Địa lý 10 trang 133, hãy hoàn thành phiếu học tập sau: 1. Vẽ biểu đồ 2. Nhận xét biểu đồ a. Tính toán và lập bảng số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng. Xử lý số liệu:. Lập bảng số liệu mới Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 Dầu mỏ 100 Điện 100 Thép 100 b. Vẽ biểu đồ: .. 3. Kết luận Việc áp dụng phương pháp dạy - học, phương tiện dạy - học mới, hiện đại trong yêu cầu hiện nay là rất cấp thiết nhằm đảm bảo hiệu quả chất lượng của giáo dục tương lai. Đó là một quá trình lâu dài cần có sự hợp tác tích cực của cả giáo viên và học sinh và cả hệ thống giáo dục. Với mục đích mở ra và hoàn thiện thêm kĩ năng thiết kế và sử dụng phiếu học tập phục vụ nhu cầu học tập cho học sinh Địa lý lớp 10 tại các trường phổ thông là rất cần thiết, nhằm năng cao khả năng tư duy và giải quyết vấn đề đặt ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Thông, Trần Trọng Hà – Nguyến Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu – Phạm Thu Phương, Đỗ Ngọc Tiến – Nguyễn Viết Thịnh, Địa lý 10, Bài 34:Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới. 104 [2]. Lê Thông, Trần Trọng Hà – Nguyến Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu – Phạm Thu Phương, Đỗ Ngọc Tiến – Nguyễn Viết Thịnh, Địa lý 10, Bài 36: Vai trò. đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải . [3]. https://tulieudialy.violet.vn/present/thiet-ke-va-su-dung-phieu-hoc-tap-trong- day-hoc-dia-ly, [truy cập ngày: 02/04/2019]. [4].https://xemtailieu.com/tai-lieu/skkn-thiet-ke-va-su-dung-phieu-hoc-tap-trong- day-hoc-dia-li, [truy cập ngày: 02/04/2019]. [5].https://123doc.org/doc_search_title/777073-dia-li-10-phieu-hoc-tap, [truy cập ngày: 02/04/2019]. [6].https://123doc.org/document/4089260-sang-kien-kinh-nghiem-thiet-ke-phieu- hoc-tap-trong-day-hoc-dia-ly-lop-12-phan-dia-ly-tu-nhien.htm, [truy cập ngày: 02/04/2019].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthiet_ke_phieu_hoc_tap_day_hoc_dia_ly_10_theo_huong_phat_tri.pdf