+ Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính của TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố 6 km. Trên địa bàn quận có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị Hoà Lạc- Sơn Tây.
+ Dân số (tính đến tháng 12/2005) khoảng 180.000 người, tổng diện tích tự nhiên 12,04 km2,mật độ dân số là 12,063 người /km2.
+ Về địa giới:
- Phía Bắc giáp quận Tây Hồ.
- Phía Nam giáp quận Thanh Xuân.
- Phía Đông giáp quận Ba Đình và Đống Đa.
- Phía Tây giáp huyện Từ Liêm.
+ Về hành chính:
Quận Cầu Giấy là quận mới được thành lập ngày 3/9/1997, bao gồm 7 phường: Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Mai Dịch, Dịch Vọng, Quan Hoa, Yên Hoà, Trung Hòa của huyện Từ Liêm cũ. Đến nay là 8 phường (tháng 4/2005 thành lập thêm phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở điều chỉnh địa giới phường Quan Hoa và phường Dịch Vọng).
152 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
Đặc điểm chung và phương hướng phát triển kinh tế – Xã hội.
I. Đặc điểm tự nhiên:
1. Vị trí địa lý:
+ Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính của TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố 6 km. Trên địa bàn quận có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị Hoà Lạc- Sơn Tây.
+ Dân số (tính đến tháng 12/2005) khoảng 180.000 người, tổng diện tích tự nhiên 12,04 km2,mật độ dân số là 12,063 người /km2.
+ Về địa giới:
Phía Bắc giáp quận Tây Hồ.
Phía Nam giáp quận Thanh Xuân.
Phía Đông giáp quận Ba Đình và Đống Đa.
Phía Tây giáp huyện Từ Liêm.
+ Về hành chính:
Quận Cầu Giấy là quận mới được thành lập ngày 3/9/1997, bao gồm 7 phường: Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Mai Dịch, Dịch Vọng, Quan Hoa, Yên Hoà, Trung Hòa của huyện Từ Liêm cũ. Đến nay là 8 phường (tháng 4/2005 thành lập thêm phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở điều chỉnh địa giới phường Quan Hoa và phường Dịch Vọng).
2. Địa hình và địa chất công trình:
- Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
- Phần đất phía Bắc quận và khu dân cư hữu ngạn sông Tô Lịch có cao độ từ 6,4-7,2m. Phía Tây và Nam quận phần lớn là đất canh tác cao độ từ 4,8-5,4m. Trong đố 1 số khu ao đầm trũng có cao độ 2-4,5m.
- Về địa chất công trình: Nhìn chung địa chất công trình quận Cầu Giấy thuận lợi cho xây dựng nhà cao tầng.
3. Khí hậu:
Quận Cầu Giấy có chung điều kiện thời tiết khí hậu Hà Nội. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 23,90C, lượng mưa trung bình năm là 1.573mm. Độ ẩm trung bình hàng năm 84,5%. Số giờ nắng trung bình 1.620 giờ, bức xạ mặt trời 102 kcal/cm2/năm.
4. Sông hồ:
Sông Tô Lịch chạy dọc phía Đông của quận, là ranh giới tự nhiên giữa quận Cầu Giấy và quận Đống Đa. Hiện tại sông Tô Lịch là tuyến thoát nước mưa, nước bẩn chính, đang được cải tạo chỉnh trang làm sạch dòng chảy, xây kè, làm đường hai bên, trồng cây xanh tạo thành công viên. Trong tương lai hai bên bờ sông Tô Lịch sẽ là một không gian đẹp, thoáng mát, môi trường trong sạch.
Trong quận có hồ Nghĩa Đô, hiện tại đang xây kè, chỉnh trang. Đây là điểm nghỉ ngơi vui chơi giải trí của quận.
5. Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất đai: Quận Cầu Giấy có diện tích đứng thứ 3 trong số 7 quận nội thành. Điểm nổi bật của quận Cầu Giấy là đất chưa xây dựng còn 407 ha chiếm 33,8% diện tích của quận, đây là một thuận lợi cho việc phát triển quận theo quy hoạch đề ra.
- Khoáng sản: Trong quận chỉ có khoáng sản nguyên liệu gạch, gốm, set...
- Tài nguyên nước: Kết quả thăm dò khu vực Cầu Giấy – Từ Liêm có nguồn nước ngầm lớn, trữ lượng được phê chuẩn 102.633m3/ngày( cấp A) và 56.845 m3/ngày( cấp B).
- Tài nguyên du lịch: Chỉ là tiềm năng, vì là quận mới đang phát triển. Trong quận có nhiều khu vực cảnh quan đẹp như hồ nước Nghĩa Đô, sông Tô Lịch, một số khách sạn( Khách sạn Cầu Giấy, Pan Horizon...), bảo tàng dân tộc học, các viện nghiên cứu khoa học và 51 công trình di tích lịch sử văn hoá( đình, đền, chùa, nhà thờ...)
II. Hiện trạng kinh tế xã hội:
* Nhận xét chung:
Là quận mới thành lập, điểm xuất phát thấp so với các quận khác trong thành phố. Nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của thành phố, hoạt động kinh tế trong những năm qua của quận nhìn chung có bước tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế mà đại hội Đảng bộ uận Cầu Giấy lần thứ nhất xác định “ Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp” là phù hợp, nhiều giải pháp tích cực đề ra đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy hết khả năng thế mạnh của mình nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, dịch vụ đã tăng cường, củng cố quan hệ sản xuất, chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN đã đem lại hiệu quả bước đầu về kinh tế – xã hội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quận duy trì được tốc độ tăng khá, văn hoá, xã hội, chuyển biến tích cực, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.
Các chỉ tiêu cơ bản như sau:
Tổng giá trị sản xuất bình quân theo quận quản lý tăng 13,5%/năm.
Tổng mức luân chuyển hàng hoá( dịch vụ) tăng 19%.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 11%.
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2%.
Thu chi ngân sách trên địa bàn vượt chỉ tiêu thành phố giao là 173 tỉ đồng.
Tỷ lệ sinh giảm 0,02%.
1. Công nghiệp:
Các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh do quận quản lý chủ yếu là các cơ sỏ tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực sau: Chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, dệt may, gia công cơ khí, sản xuất hàng truyền thống như giấy, vàng mã, bánh cốm, chế biến thực phẩm bánh kẹo. Nhìn chung quy mô sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do quận quản lý là các đơn vị có quy mô nhỏ và mang tính tự phát, phân bố không đều, chỉ tập trung ở các phường có tuyến giao thông như Quan Hoa, Nghĩa Đô, Mai Dịch.
Sản phẩm các ngành sản xuất trên địa bàn quận đa số là của khu vực cá thể, mang tính thủ công, chất lượng sản phẩm chưa cao nên chưa thể cạnh trạnh mạnh với thị trường trong nước.
Cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ hơn so với ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế quận và không ổn định qua các năm.
Chỉ trừ một số doanh nghiệp do trung ương quản lý có trang bị máy móc thiết bị tương đối hiện đại, còn lại đa số các doanh nghiệp có máy mócthiết bị lạc hậu, chắp vá, không được đầu tư đổi mới.
2. Nông lâm nghiệp:
Bình quân trong các năm 2002 – 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 2% nguyên nhân do nhà nước lấy đất để xây dựng các công trình cơ bản. Tuy nhiên ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên đơn vị diện tích tăng lên từ 25 triệu đồng/ha năm 1997 lên 37 triệu đồng năm 1999. 100% số hợp tác xã nông nghiệp được chuyển đổi hoạt động theo luật hợp tác xã, hoạt động các hợp tác xã bước đầu có lãi.
Ngành nông nghiệp hiện thu hút một lượng lao động là 4.018 người chiếm 9,14% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế – xã hội của quận. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cất kinh tế quận rất thấp, điều đó cho thấy năng suất lao động xã hội trong ngành này còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của quận.
3. Khối ngành dịch vụ:
Tốc độ phát triển của ngành thương mại dịch vụ tăng khá nhanh cả về giá trị sản xuất lẫn số lượng daonh nghiệp, hộ kinh doanh và số ngành dịch vụ. Số lượn các doanh nghiệp thương mại tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao( từ 40 – 50%) trong các doành nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Số hộ kinh doanh thương mại tăng 170% trong thời gian 2003 -2005. Số lượng các ngành dịch vụ đời sống lẫn phục vụ xã hội tăng lên nhanh chóng cùng với các ngành mới của kinh tế thị trường như dịch vụ tư vấn xây dựng, giao thông, khoa học kỹ thuật.
Quy mô và vị trí của ngành thương mại dịch vụ quận Cầu Giấy còn nhỏ bé so với các quận khác của thành phố Hà Nội, cả về tỷ trọng, quy mô kinh doanh, số lượng lao động từng đơn vị, số lượng các đơn vị trên địa bàn.
Ngành thương mại dịch vụ bước đầu thu hút được đầu tư trong nước vào khu vực kinh tế tư nhân do lợi thế của một số tuyến giao thông mới trong khu vực đang diện mở rộng trong quá trình đô thị hoá như đường Hoàng Quốc Việt, đường Xuân Thuỷ, đường 32.
Hoạt động thương mại dịch vụ chuỷ yếu mới phục vụ cho nhu cầu nội bộ của quận. Hiệu quả của hoạt động thương mại còn thấp ở các doanh nghiệp quốc doanh, nhiều tiểm năng chưa được khai thác.
4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
* Giao thông:
Trong quận Cầu Giấy chỉ có mạng lưới giao thông đường bộ.
Mạng lưới đường phố có tổng chiều dài 38,8km, với tổng diện tích mặt bằng 197.440m2.
Đường phố trong phạm vi quận có 5 con đường là: Đường Hoàng Quốc Việt, đường vành đai 3, đường Xuân Thuỷ, đường Hồ Tùng Mậu, đường Nguyễn Phong Sắc, đảm nhiệm chức năng giao thông chính trong khu vực và chức năng giao thông đối ngoại của thành phố. Trong số các tuyến đường này mới có đường Hoàng Quốc Việt, đường Xuân Thuỷ và đường Hồ Tùng Mậu đã và đang xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch.
Mật độ đường giao thông quận còn thấp so với các quận nội thành khác và thấp hơn so với quy chuẩn xây dựng đô thị Việt Nam( ở quận 3,2km/km2 so với 6 -7km/km2 ở đô thị trung bình).
Khổ đường bình quân hẹp 3,2m,do đặc trưng của đường nông thôn trước đây. Đây là một trở ngại cho việc đi lại của nhân dân, cho việc phát triển giao thông hiện đại và cho cứu hoả.
* Hệ thống cấp nước:
Trên địa bàn quận có nhà máy nước Mai Dịch với công suất thiết kế 60.000m3/ngày. Hệ thống ống truyền dẫn và phân phối nước sạch trong quận đã được xây dựng qua nhiều thời kỳ, mạng lưới ống phân phối chính được lắp đặt hầu hết trong các khu vực. Hiện nay khoảng 94-95% số hộ gia đình đã có nguồn nước máy để sinh hoạt với mức bình quân 30 lít/ngày/người.
* Phát triển nhà ở:
Quỹ nhà ở trong quận có khoảng 861.295 m2 sử dụng. Bình quân 6,5 m2/người dân cư trú thường xuyên ở quận, 3m2/sinh viên tạm trú. Nhà ở cho sinh viên chủ yếu là nhà cấp 4. Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay đang có nhiều dự án xây dựng khu nhà ở tập trung, hiện đại như:
+ Khu đô thị mới Trung Yên: Địa điểm phường Trung Hoà và Yên Hoà, diện tích 34,68ha, vốn đầu tư 281,61 tỷ đồng.
+ Làng quốc tế Thăng Long: Địa điểm phường Dịch Vọng, diện tích 10,2ha, tổng vốn đầu tư 185,27 triệu USD.
+ Khu đô thị mới Yên Hoà: Địa điểm phường Yên Hoà, diện tích 39,14ha, tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.
+ Khu đô thị mới Trung Hoà- Nhân Chính : Địa điểm phường Trung Hoà, diện tích 65,27ha.
* Giáo dục và đào tạo:
Trên địa bàn quận có 16 trường mẫu giáo mầm non, 9 trường tiểu học, 7 trường THCS, 1 trường PTTH, 4 trường tiểu học dân lập, 4 trường cấp 2,3 bán công. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học ở quận còn ở mức thấp so với yêu cầu, trong giai đoạn tới cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa mới đáp ứng yêu cầu phát triển văn hoá xã hội.
Hệ thống các trường Đại học- Cao đẳng: Trên địa bàn quận có 5 trường đại học, 1 học viện, 2 trường cao đẳng, 13 trường trung học chuyên nghiệp. Đây là lợi thế rất lớn của quận Cầu Giấy so với các quận huyện khác, ở các trường này luôn có một khối lượng sinh viên rất lớn tạm trú trên địa bàn quận, tạo điều kiện đáng kể cho ngành dịch vụ phát triển.
III. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020:
A. Một số nét chủ yếu phát triển đô thị quận Cầu Giấy
1. Quy hoạch không gian phát triển kinh tế – xã hội:
a. Vài nét tổng quan:
Khu vực Cầu Giấy được xác định là một trong những hướng phát triển không gian thành phố, các làng xóm được cải tạo theo hướng đô thị hoá, từng bước hình thành các khu ở đồng bộ hoà nhập với môi trường sống đô thị.
Các làng truyền thông được cải tạo, xây dựng theo hướng phát triển thông qua các dự án. Các khu nhà ở dọc đường phố phải được xây dựng theo quy hoạch nhằm tạo bộ mặt kiến trúc đô thị khang trang sạch sẽ, cải thiện điều kiện ở, sản xuất kinh doanh, thương nghiệp và dịch vụ.
Các nhà ở trong các ngõ phố được phát triển theo hướng cải tạo nâng cấp, tăng mật độ xây dựng, tăng cường không gian trống mở rộng đường ngõ phố, cải thiện thông thoáng vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy.
Khu vực nghiên cứu cơ cấu quy hoạch của quận Cầu Giấy và vùng lân cận có quy mô 2.100 ha, bao gồm toàn bộ quận Cầu Giấy, một phần quận Thanh Xuân, Tây Hồ, Từ Liêm.
Quy mô dân số khu vực nghiên cứu 230.000 người. Cơ cấu quy hoạch khu vực nghiên cứu tuân thủ những định hướng cơ bản quy hoạch chung toàn thành phố Hà Nội, trong đó đảm bảo được các chỉ tiêu chung đã được khống chế, đồng thời vẫn phù hợp với điều kiện hiện trạng xây dựng của khu vực, bao gồm các dự án đã được phê duyệt và đang nghiên cứu để phát triển đô thị.
b. Các chỉ tiêu chính đạt được:
+ Tổng số dân dự kiến 230.000 người.
+ Tổng số diện tích khu vực nghiên cứu 2.100 ha bao gồm
- Đất giao thông: 318ha.
- Đất công trình công cộng: 138ha.
- Đất cây xanh: 107ha.
- Đất khu ở: 931,5ha.
- Đất cơ quan: 300ha.
- Đất ngoài dân dụng: 305,5ha
2. Phát triển hệ thống giao thông:
a. Các chỉ tiêu phát triển:
- Tổng chiều dài mạng lưới đường đến năm 2010 đạt 94km.
- Tỷ lệ mật độ đường đạt 7,7 km/km2.
- Nâng tỷ lệ đất dành cho giao thông lên 20%.
- Tỷ lệ đường được trải thảm đạt 100%.
- Nâng tỷ lệ đị lại bằng phương tiện giao thông công cộng lên 40-45% vào năm 2010.
b. Các chỉ tiêu phát triển
- Đường chính thành phố: Đường vành đai 3 có chỉ giới từ 68-73m, dọc theo đường có tuyến đường sát đô thị. Đường vành đai 2 có chỉ giới 57,5m.
- Đường liên khu vực gồm các tuyến Láng- Hoà Lạc, Hoàng Quốc Việt- Kim Mã- Thủ Lệ- Nghĩa Đô, Mỹ Đình- Xuân Đỉnh có chỉ giới 50m.
- Đường khu vực có chỉ giới 40m.
- Đường phân khu vực có chỉ giới từ 22-30 m. Tổng chiều dài đường từ cấp phân khu vực lên khoảng 44km, mật độ 3,64km/km2.
- Đường trong các khu ở cao chỉ giới từ 13,5- 21,25m.
- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống các cầu qua sông Tô Lịch. Hiện nay cầu Trung Hoà và Cầu Giấy đã được xây dựng hoàn chỉnh, tiếp tục hoàn chỉnh 5 cầu còn lại theo hướng mở rộng mặt cầu đáp ứng nhu cầu giao thông.
- Xây dựng các nút giao thông: Nút số 29( nút Bưởi), nút 49( đướng Hoàng Quốc Việt- Vành đai 3), nút số 7( Vành đai 3 với đường Xuân Thuỷ), nút số 9( Láng- Hoà Lạc với đường vành đai 3) ...
3. Phát triển hệ thống cấp nước:
- Phát triển hệ thống cấp nước đảm bảo đủ cho nhu cầu hiện tại và đáp ứng được tốc độ đô thị hóa nhanh trong tương lai.
- Hệ thống cấp nước phải từng bước hiện đại hoá, công nghệ tiên tiến đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và thoả mãn được nhu cầu đa dạng của người dân. Hình thành các tô chức kinh doanh và quản lý nước có đủ năng lực, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành nước. Cải tạo, nâng cấp xây mới hệ thống hiện có, đảm bảo chất lượng nước, giảm tỷ lệ thất thoát.
- Đảm bảo 100% người dân được cấp nước sạch với mức nước cấp bình quân vào năm 2020 là 180 lít/người/ngày.
- Giảm tỷ lệ thất thoát kỹ thuật xuống còn 15- 20%, giảm tỷ lệ thất thu tài chính xuống 10%.
- Dự báo tổng nhu cầu nước sạch đến năm 2020 khoảng 35.000- 40.000 m3 /ngàyđêm, lập dự án bổ xung nước thô với công suất 15.000 m3/ngày đêm cho nhà máy nước Mai Dịch đảm bảo công đạt 60.000 m3/ngày đêm.
4. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc:
- Phấn đấu đên năm 2020 số máy điện thoại trên 100 dân là 45.
- Tăng thêm số bưu cục và đại lý bưu điện nhằm bảo đảm mật độ phục vụ và đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
5. Phát triển nhà ở và các khu đô thị mới:
a.Các chỉ tiêu phát triển:
- Bình quân diện tích cho mỗi người đến năm 2020 đạt 9-10m2/người
- Diện tích trung bình của căn hộ từ 40-60m2 với số phòng tối thiểu cho căn hộ từ 2-3 phòng. Dành tỷ lệ nhất định xây dựng các căn hộ có diện tích lớn hơn 80-100m2, hoặc cao hơn cho những người có thu nhập cao.
- Xây dựng các loại nhà khác nhau cho các đối tượng khác nhau như nhà ở người nghèo, người thu nhập thấp, người trung lưu, người giàu, đối tượng chính sách.
- Thực hiện các chương trình cải tạo, tu bổ và xây mới các khu chung cư cao tầng, thấp tầng, đô thị mới.
b.Các dự án khu đô thị mới:
- Khu đô thi mới Trung Yên quy mô 34,68ha, do công ty phát triển hạ tầng làm chủ đầu tư đang triển khai.
- Khu đô thị Yên Hoà quy mô 39,14ha do công ty xây dựng dân dụng làm chủ đầu tư, đang lập quy hoạch chi tiết.
- Khu nhà ở Trung Hoà-Nhân Chính quy mô 65,27ha, do tổng công ty VINACONEX làm chủ đâu tư đang triển khai xây dựng.
- Khu nhà ở Dịch Vọng 2, quy mô 7,6ha, do công ty kinh doanh nhà ở số 3 làm chủ đầu tư, đã lập quy hoạch chi tiế.
- Khu đô thị Tây nam thành phố( SAPROF), quy mô 20 ha, đã được phê duyệt tiền khả thi.
- Khu đô thị đại diện các tỉnh thành 35,4ha, do công ty tư vấn đô thị Hà Nội và Công ty xây dựng công nghiệp làm chủ đàu tư, đang lập quy hoạch chi tiết.
- Khu đô thị mới Cầu Giấy 287,79ha dự tính cho 27 nghìn người sinh sống, nằm trong địa giới hành chính các phường Quan Hoa, Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà quận Cầu Giấy và xã Mỹ Đình, Mễ Trì huyện Từ Liêm. Khu đô thị mới Cầu Giấy sẽ tập trung các hoạt đông về văn phòng, thương mại, dịch vụ và sản xuất công nghiệp sạch, dự kiến bố trí cho 10 nghìn lao động. Trong khu đô thị mới Cầu Giấy bao gồm:
+ Dự án khu đô thị mới Dịch Vọng I quy mô 25ha, do công ty Xây dựng nhà ở Từ Liêm làm chủ đầu tư đang lập quy hoạch chi tiết.
+ Khu công nghiệp Cầu Giấy 8,59ha, do ban quản lý quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư.
+ Khu hành hcính quận 55ha , do ban quản lý quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư và đang lập quy hoạch chi tiết.
B. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2020:
1. Các quan điểm chủ đạo phát triển kinh tế xã hội:
- Chủ động và kết hợp hài hoà trong quản lý xây dựng đô thị, phát triển kinh tế xã hội quận phù hợp với định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020.
- Phát huy mọi tiềm năng và lợi thế của quận, khai thác và kết hợp có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn, thúc đẩy sự hợp tác và liên kết cao với các địa phương khác trong và ngoài thành phố , cùng thành phố tham gia tích cực vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
- Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá, với yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ gin những giá trị văn hoá truyền thống Thăng Long - Hà Nội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, củng cố hệ thông chính trị, đảm bảo an ninh trật tự đô thị, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân.
2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội quận Cầu Giấy 2010-2020:
Các chỉ tiêu cơ bản cụ thể đến như sau:
- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 13-14%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.400 USD/người.
- Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp giảm 0,5-1%/năm, chiếm tỷ trọng 0,4% trong cơ cấu kinh tế toàn quận
- Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp- Xây dựng tăng 12,5-13%/năm, chiếm tỷ trọng 57,6% trong cơ cấu kinh tế toàn quận.
- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 14-14,5%/năm, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu kinh tế toàn quận.
3. Phương hướng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2020:
a. Nông lâm nghiệp:
* Phương hướng:
- Thu hẹp dần sự phát triển nông nghiệp truyền thống, tập trung vào một số sản phẩm cây con thích ứng với điều kiện tự nhiên và xu thế đô thị hoá với nhu cầu lâu dài của đời sống thủ đô, có hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, hướng nhanh tới nền nông nghiệp đô thị.
- Tăng nhanh giá trị sản xuất trên 1 diện tích còn làm nông nghiệp. Gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ sản xuất.
- Gắn việc thu hẹp sản xuất nông nghiệp với xúc tiến đào tạo lao động nông nghiệp theo yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp tương lai.
* Mục tiêu chủ yếu:
- Chú trọng phát triển các sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao như hoa, cây cảnh.
- Giữ gìn nguồn diện tích nước bề mặt ở mức cao nhất phù hợp với yêu cầu bảo đảm cảnh quan môi trường tương lai và kết hợp với nuôi thả kinh doanh thuỷ sản.
* Tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp:
- Phường Yên Hoà, Mai Dịch: Mở rộng quy mô sản xuất và phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh trên diện tích đất nông nghiệp còn lại.
- Phường Trung Hoà phát triển chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn theo hướng nạc hoá, kết hợp với xây các hầm Bioga vừa đảm bảo vệ sinh vừa tận dụng được khí đốt, chuyển đổi nhanh hướng sản xuất từ trồng lúa sang trồng rau sạch.
b. Công nghiệp- xây dựng:
* Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
- Nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng sẵn có trên địa bàn quận, nâng cấp các xí nghiệp thuộc cụm công nghiệp Cầu Diễn- Nghĩa Đô theo hướng hiện đại hoá, đổi mới thiết bị, công nghệ tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, hiệu quả kinh tế lớn.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đưa váo vận hành có hiệu quả cụm công nghiệp vừa và nhỏ Dịch Vọng- Mai Dịch.
- Đa dạng hoá các loại hình kinh tế trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
- Khôi phục, mở rộng phát triển các ngành nghề truyền thống.
* Một số mục tiêu phát triển:
- Đưa sản phẩm ngành của quận hội nhập với thị trường trong nước. Phấn đấu trong những năm tới giá trị snả xuất tăng 12,5-13% giai đoạn 2010-2020.
- Tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hiện có, đồng thời tạo thêm chỗ làm việc cho lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
* Bố trí khu vực sản xuất:
- Việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải tính tới mức độ độc hại và khả năng thu hút lao động để bố trí phù hợp với điều kiện tự nhiện và quy hoạch xây dựng của thành phố, đảm bảo tốt điều kiện giao thông và khoảng cách ly vệ sinh theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nhà nước.
- Bố trí các xí nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sạch không gây ô nhiễm, đồng thời có khả năng thu hút nhiều lao động như gia công, may mặc, thêu ren...trong khu dân cư.
- Tiếp tục đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống như chế biến thực phẩm ở Dịch Vọng, Yên Hoà; làm hương tăm, mành ở Trung Hoà. Bố trí để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của các làng nghề truyền thống. Xây dựng các làng nghề có tính chuyên môn hoá cao; kết hợp với việc đào tạo hình thành lực lượng lao động mới.
c. Dịch vụ - Thương mại:
* Định hướng phát triển:
- Phát triển dịch vụ với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế theo hướng đa dạng, nhiều tầng với nhiều hình thức quy mô và phương thức kinh doanh khác nhau.
- Phát triển mạnh và đồng bộ các loại hình dịch vụ ( tư vấn, môi giới, xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ, khách sạn, nhà hàng...)
* Mục tiêu:
- Xây dựng quận thành một trong các trung tâm dịch vụ hiện đại tiêu biểu hàng đầu của thủ đô, phát triển lành mạnh, kinh doanh theo đúng pháp luật, thực hiện văn minh thương nghiệp để góp phần thực hiện các mục tiêu, phương hướng cơ bản về phát triển kinh tế xã hội của quận và thành phố.
- Góp phần ổn định thị trường ổn định trật tự xã hội, tăng thu cho ngân sách nhà nước và cải thiện việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.
* Quy hoạch phát triển kinh doanh Thương mại – Dịch vụ trên địa bàn quận:
- Tập trung hoàn thành việc xây dựng và quản lý hệ thống chợ bao gồm các chợ bán lẻ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân tại tất cả các phường và cụm dân cư lớn trong quận và chợ bán buôn nông - lâm - sản, các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng từ 2-3 chợ đầu mối bán buôn đặc biệt ở vị trí giao cắt các tuyến giao thông liên tỉnh của thành phố. Ngoài ra hình thành ở nhữgn địa điểm thích hợp một số chuyên doanh đồ cũ, vật liệu xây dựng, cây cảnh, chợ văn hoá.
- Phát triển kho thông dụng đầu mối trên cơ sở nâng cấp các kho sẵn có và xây dựng thêm các kho mới, tận dụng lợi thế là quận cửa ngõ Thủ đô với hệ thông giao thông thuận tiện.
- Bố trí mạng lưới cửa hàng bán xăng dầu dọc các tuyến giao thông chính để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng trên địa bàn.
- Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ cá nhân, dịch vụ tư vấn đầu tư, thông tin, môi giới, bảo hiểm...
IV. Đánh giá hiện trạng lưới điện quận Cầu Giấy:
Phụ tải trên địa bàn quận Cầu Giấy được cấp điện từ hai nguồn đó là trạm 110kV-125MVA Nghĩa Đô và trạm 110kV-160MVA Thanh Xuân. Trong hai trạm này thì có đủ các cấp điện áp 110/35/22/10/6 kV.
Với sự đầu tư của nhà nước, hệ thống điện của quận đã được cải tạo đáng kể. Các tuyến đường dây trung áp đã được ngầm hoá để đảm bảo mỹ quan cũng như an toàn cho người dân. Tuy nhiên, do sự phát triển rất nhanh của phụ tải thì hiện nay đường dây 110kV mạch kép Chèm- Nghĩa Đô hiện đã quá tải, hay bị sự cố. Khi đường dây 110kV bị sự cố, 90% phụ tải quận Cầu Giấy bị mất điện.
Chính vì vậy, trong những năm tới quận cần có kế hoạch cải tạo lưới điện cho phù hợp với yêu cầu về chất lượng cũng như an toàn cho người sử dụng điện.
Chương 2
Xác định phụ tải tính toán
I. Đặt vấn đề:
Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải thực tế ( biến đổi) về mặt hiệu quả phát nhiệt hoặc mức độ huỷ hoại cách điện. Nói cách khác, Ptt cũng đốt nóng thiết bị lên tới nhiệt độ tương tự như phụ tải thực tế gây ra. Vì vậy, việc lựa chọn các thiết bị theo phụ tải tính toán sẽ đảm bảo an toàn cho các thiết bị về mặt phát nóng.
Phụ tải tính toán được sử dụng để lựa chọn và kiểm tra các thiết bị trong hệ thống cung cấp điện như: máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đóng cắt và bảo vệ... , tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện năng, tổn thất điện áp, lựa chọn dung lượng bù công suất phản kháng.
Phụ tải tính toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Công suất, số lượng, chế độ làm việc của các thiết bị điện, có khả năng dẫn đến sự cố cháy nổ... Ngược lại, các thiết bị được lựa chọn sẽ dư thừa công suất làm ứ đọng vốn đầu tư, gia tăng tổn thất. Cũng vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu phư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cung cap dien cho quan Cau Giay .doc