Thiết kế bộ công cụ tự đánh giá kĩ năng dạy học môn Toán của giáo viên Tiểu học

Self-assessment is a typical method in evaluation activity. This activity will become

more effective if a proper toolkit is applied. The article studies the design and application of

assessment toolkit (including criteria system and evaluation sheet). According to some experiential

results, self-assessment toolkit is feasible and effective in evaluating teaching skills in Mathematics

at primary schools in particular and teaching Mathematics in general as well as skills in applying

Mathematics teaching methodology on a professional basis.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiết kế bộ công cụ tự đánh giá kĩ năng dạy học môn Toán của giáo viên Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 175-180 175 THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ TỰ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Nguyễn Thị Hương - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngày nhận bài: 07/08/2018; ngày sửa chữa: 15/08/2018; ngày duyệt đăng: 29/08/2018. Abstract: Self-assessment is a typical method in evaluation activity. This activity will become more effective if a proper toolkit is applied. The article studies the design and application of assessment toolkit (including criteria system and evaluation sheet). According to some experiential results, self-assessment toolkit is feasible and effective in evaluating teaching skills in Mathematics at primary schools in particular and teaching Mathematics in general as well as skills in applying Mathematics teaching methodology on a professional basis. Keywords: Toolkit, self-assessment, teaching skills, elementary teachers. 1. Mở đầu Kĩ năng dạy học (KNDH) có thể hiểu là những kĩ năng (KN) nghề nghiệp mà giáo viên (GV) cần có để sử dụng trong các hoạt động dạy học để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu dạy học. Vì vậy, việc nâng cao KNDH là yêu cầu cơ bản đối với GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trong dạy học môn Toán ở tiểu học, GV cần có các KNDH như: KN thiết kế kế hoạch bài học; KN vận dụng các phương pháp dạy học; KN tổ chức hoạt động ngoại khóa,...[1]. Vấn đề được đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao KNDH môn Toán cho GV tiểu học? Tự đánh giá (ĐG) KNDH môn Toán của GV tiểu học được hiểu là quá trình GV tiểu học tự xem xét, tìm hiểu, đưa ra quyết định về mức độ KNDH môn Toán của bản thân dựa trên việc phản ánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp. Qua đó, GV nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong KNDH môn Toán của bản thân; xác định được các KNDH đã đạt ở mức nào, KN nào chưa đạt, nguyên nhân và cần điều chỉnh như thế nào. Như vậy, hệ thống những tiêu chuẩn, tiêu chí, mức chỉ báo và các minh chứng có vai trò rất quan trọng trong tự ĐG. Những yếu tố này là căn cứ, là cơ sở khoa học giúp GV tiến hành hoạt động tự ĐG. Từ đó, GV có hướng rèn luyện và phấn đấu tiếp theo để phát triển các KNDH. Có thể nói, hoạt động tự ĐG của GV có vai trò rất quan trọng và càng có ý nghĩa hơn khi sử dụng bộ công cụ ĐG phù hợp (gồm hệ thống tiêu chuẩn ĐG và phiếu hướng dẫn tự ĐG tương ứng). Bài viết đề xuất quy trình thiết kế và cách sử dụng bộ công cụ tự ĐG KNDH môn Toán của GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thiết kế bộ công cụ tự đánh giá một số kĩ năng dạy học môn Toán của giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Để thực hiện việc tự ĐG KNDH môn Toán, GV tiểu học cần tiến hành các thao tác như: xác định mục đích, nội dung, phương pháp ĐG. Đặc biệt, GV cần lựa chọn công cụ ĐG phù hợp để thu thập thông tin, đưa ra nhận xét chính xác, đầy đủ. GV có thể sử dụng nhiều công cụ như phiếu kiểm, bảng hỏi, phiếu hướng dẫn ĐG theo các tiêu chí đã đề ra. Trong đó, so với các công cụ khác, phiếu hướng dẫn ĐG có ưu điểm đó là những biểu hiện được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao, giúp GV dễ dàng xác định các KNDH môn Toán của mình. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các bộ công cụ (gồm hệ thống tiêu chuẩn và phiếu hướng dẫn ĐG theo tiêu chí) để ĐG một số KNDH môn Toán của GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Để quá trình tự ĐG đạt hiệu quả, các bộ công cụ ĐG cần đảm bảo: độ giá trị, độ tin cậy, tính thực tiễn và tính khách quan. Mỗi bộ công cụ ĐG phải gồm 2 phần: 1) Hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, mức chỉ báo và minh chứng để ĐG; 2) Phiếu hướng dẫn tự ĐG. Do đó, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế bộ công cụ tự đánh giá KNDH môn Toán của GV tiểu học như sau: 2.1.1. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, mức chỉ báo và minh chứng để đánh giá - Xác định tiêu chuẩn ĐG (căn cứ vào cấu trúc và sản phẩm của từng KNDH môn Toán của GVTH). Ví dụ, đối với KN vận dụng phương pháp dạy học toán, chúng tôi xác định gồm 4 tiêu chuẩn sau: 1) Lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học; 2) Thể hiện phương pháp dạy học trong thiết kế bài học; 3) Triển khai các phương pháp dạy học trong giờ học toán; 4) Tạo lập môi trường học tập trong giờ học toán. - Xác định tiêu chí ĐG (trên cơ sở các tiêu chuẩn, thao tác thực hiện để xác định tiêu chí cụ thể). Chẳng hạn: đối với tiêu chuẩn 3 trong ví dụ trên: Triển khai các phương pháp dạy học trong giờ học toán ở trên, chúng tôi xác VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 175-180 176 định gồm 4 tiêu chí:1) Thực hiện các thao tác kĩ thuật của phương pháp dạy học toán; 2) Kết hợp giữa các phương pháp dạy học toán trong giờ học; 3) Điều chỉnh các phương pháp dạy học toán trong giờ học; 4) Xử lí tình huống liên quan đến phương pháp dạy học toán trong giờ học. - Xác định các mức chỉ báo (dựa vào 3 mức độ nêu trong chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi xác định 3 mức chỉ báo: đạt, khá, tốt). - Xác định minh chứng (dựa trên biểu hiện của từng tiêu chí ở các mức chỉ báo khác nhau để xác định các minh chứng). Minh chứng cần thể hiện những đặc trưng trong dạy học môn Toán ở tiểu học (như: dạy học cách đọc, viết các số tự nhiên, phân số, số thập phân; thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các số; vẽ, nhận dạng, biến đổi hình đơn giản; chuyển đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng,...; giải bài toán có lời văn; hình thành và rèn luyện các năng lực toán học của học sinh tiểu học như: năng lực tư duy, năng lực tính toán, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học tập môn Toán, năng lực giao tiếp toán học,...). 2.1.2. Thiết kế phiếu hướng dẫn tự đánh giá Chúng tôi đã thiết kế phiếu hướng dẫn tự ĐG trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, các mức chỉ báo và minh chứng. Phiếu hướng dẫn tự ĐG có cấu trúc gồm: - Tên phiếu; -Phần thông tin (đối tượng và thời gian sử dụng); - Phần ĐG (bảng gồm số thứ tự; hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí; điểm số và biểu hiện ở từng mức độ (đạt: 0,5 điểm; khá: 0,75 điểm; tốt: 1 điểm); tổng điểm; xếp loại). Ví dụ: Giới thiệu phiếu hướng dẫn tự ĐG KN vận dụng phương pháp dạy học toán như sau: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP (Dùng cho GV tiểu học tự đánh giá) TT Tiêu chí Điểm số và biểu hiện các mức độ Điểm đạt Nguồn minh chứng Tiêu chuẩn 1: Lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học trong dạy học môn Toán ở tiểu học 1 1.1. Xác định mục tiêu, nội dung bài học (0,5 điểm) GV thực hiện việc xác định mục tiêu, nội dung bài học (hình thành tri thức toán học mới, thực hành, luyện tập) theo tài liệu hướng dẫn (0,75 điểm) GV tự thực hiện và có điều chỉnh việc xác định mục tiêu, nội dung bài học (hình thành tri thức toán học mới, thực hành, luyện tập) (1,0 điểm) GV tự thực hiện được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ việc xác định mục tiêu, nội dung bài học (hình thành tri thức toán học mới, thực hành, luyện tập); hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện 2 1.2. Nêu được ý tưởng dạy học (0,5 điểm) GV thực hiện được việc xây dựng ý tưởng dạy học bài học phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học theo tài liệu hướng dẫn (0,75 điểm) GV tự thực hiện và có điều chỉnh việc xây dựng ý tưởng dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học; phát huy tính tích cực học tập, phát triển năng lực toán học cho HS,... (1,0 điểm) GV tự thực hiện được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ việc xây dựng ý tưởng dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học; phát huy tính tích cực, phát triển năng lực toán học của HS,...; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện. 3 1.3. Lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với (0,5 điểm) GV thực hiện được việc lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học theo tài liệu hướng dẫn. (0,75 điểm) GV tự thực hiện và có điều chỉnh việc việc lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với ý tưởng bài học đã xây dựng, đặc biệt là phát triển được tính tích cực, các năng lực toán học của HS. (1,0 điểm) GV tự thực hiện được nhanh chóng, chính xác việc lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với ý tưởng dạy học đã xây VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 175-180 177 nội dung bài học dựng; phát triển tính tích cực và các năng lực toán học cho HS; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện. Tiêu chuẩn 2: Thể hiện phương pháp dạy học trong quá trình thiết kế bài học môn Toán ở tiểu học 4 2.1. Xác định các phương pháp dạy học (0,5 điểm) GV thực hiện được việc xác định phương pháp dạy học (gồm: tên gọi, nội dung, các yêu cầu khi sử dụng), nhưng còn đơn điệu, chưa phong phú, theo tài liệu hướng dẫn. (0,75 điểm) GV tự thực hiện và có điều chỉnh việc xác định phương pháp dạy học đa dạng, phù hợp (gồm: tên gọi, nội dung, các yêu cầu khi sử dụng), xác định được phương pháp dạy học chủ đạo. (1,0 điểm) GV tự thực hiện được nhanh chóng, chính xác việc xác định phương pháp dạy học đa dạng, phù hợp (gồm: tên gọi, nội dung, các yêu cầu khi sử dụng) nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực toán học cho HS; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện. 5 2.2. Dự kiến cách sử dụng phương pháp dạy học cho bài học (0,5 điểm) GV thực hiện được việc dự kiến cách sử dụng phương pháp dạy học đã lựa chọn trong từng hoạt động dạy học (thời điểm; mục đích; các thao tác kĩ thuật thể hiện đặc trưng của phương pháp dạy học) theo tài liệu hướng dẫn. (0,75 điểm) GV tự thực hiện và có điều chỉnh việc dự kiến cách sử dụng phương pháp dạy học đã lựa chọn trong từng hoạt động dạy học (thời điểm; mục đích; các thao tác kĩ thuật thể hiện đặc trưng của từng phương pháp dạy học); phát huy được tính tích cực và phát triển năng lực toán học của HS. (1,0 điểm) GV tự thực hiện được nhanh chóng, chính xác việc dự kiến sử dụng phương pháp dạy học đã lựa chọn trong từng hoạt động dạy học toán (thời điểm; mục đích; các thao tác kĩ thuật thể hiện đặc trưng của từng phương pháp dạy học); sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ để phát huy tính tích cực và các năng lực toán học của HS; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện. 6 2.3. Dự kiến việc điều chỉnh phương pháp dạy học trong giờ học (0,5 điểm) GV thực hiện được việc dự kiến điều chỉnh phương pháp dạy học đã lựa chọn, phù hợp với điều kiện lớp học (như điều kiện vật chất và phương tiện dạy học), khả năng của HS. (0,75 điểm) GV tự thực hiện được việc dự kiến điều chỉnh phương pháp dạy học đã lựa chọn phù hợp với điều kiện lớp học (như điều kiện vật chất và phương tiện dạy học), khả năng của HS. (1,0 điểm) GV tự thực hiện được nhanh chóng, chính xác việc dự kiến điều chỉnh phương pháp dạy học đã lựa chọn phù hợp với không khí lớp học, khả năng của HS, điều kiện vật chất và phương tiện dạy học; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện. 7 2.4. Trình bày dự kiến sử dụng phương pháp dạy học trong kế hoạch bài học (0,5 điểm) GV trình bày được các dự kiến về phương pháp dạy học trong kế hoạch bài học một cách đầy đủ, rõ ràng, cụ thể theo tài liệu hướng dẫn. (0,75 điểm) GV tự trình bày và có điều chỉnh việc dự kiến về phương pháp dạy học trong kế hoạch bài học một cách đầy đủ, rõ ràng, cụ thể (thời điểm, thao tác kĩ thuật đặc trưng,...). (1,0 điểm) GV tự trình bày được nhanh chóng, chính xác việc dự kiến về phương pháp dạy học trong kế hoạch bài học một cách đầy đủ, rõ ràng, cụ thể (thời điểm, thao tác kĩ thuật đặc trưng,...); hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 175-180 178 Tiêu chuẩn 3: Triển khai các phương pháp dạy học trong giờ học toán 8 3.1. Thực hiện các thao tác kĩ thuật của phương pháp dạy học (0,5 điểm) GV thực hiện nhưng không tuân thủ chính xác, đầy đủ, theo trình tự các thao tác đặc trưng của phương pháp dạy học như trong thiết kế. (0,75 điểm) GV thực hiện được chính xác, đầy đủ các thao tác của phương pháp dạy học như trong thiết kế nhưng chưa theo trình tự. (1,0 điểm) GV thực hiện nhuần nhuyễn, chính xác, đầy đủ, theo trình tự các thao tác của phương pháp dạy học như trong thiết kế. 9 3.2. Kết hợp giữa các phương pháp dạy học trong giờ học (0,5 điểm) GV thực hiện kết hợp giữa các phương pháp dạy học nhưng không hợp lí về thời điểm, nội dung các hoạt động dạy học. (0,75 điểm) GV thực hiện kết hợp giữa các phương pháp dạy học hợp lí về thời điểm, nội dung dạy học, nhưng chưa có sự chuyển tiếp nhịp nhàng. (1,0 điểm) GV thực hiện kết hợp giữa các phương pháp dạy học hợp lí về thời điểm, nội dung dạy học, có sự chuyển tiếp nhịp nhàng và hiệu quả. 10 3.3. Điều chỉnh các phương pháp dạy học trong giờ học (0,5 điểm) GV thực hiện điều chỉnh các phương pháp dạy học nhưng chưa phù hợp với sự thay đổi của các yếu tố (thời gian, khả năng của HS, điều kiện vật chất và thiết bị dạy học). (0,75 điểm) GV thực hiện điều chỉnh các phương pháp dạy học phù hợp với sự thay đổi của các yếu tố (thời gian, khả năng của HS, điều kiện vật chất và thiết bị dạy học) nhưng chưa linh hoạt. (1,0 điểm) GV thực hiện điều chỉnh linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với sự thay đổi của các yếu tố (thời gian, khả năng của HS, điều kiện vật chất và thiết bị dạy học). 11 3.4. Xử lí tình huống liên quan đến phương pháp dạy học trong giờ học (0,5 điểm) GV không phát hiện và xử lí được các tình huống nảy sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học trong giờ học (0,75 điểm) GV phát hiện và xử lí các tình huống đơn giản, nảy sinh khi sử dụng phương pháp dạy học trong giờ học (1,0 điểm) GV phát hiện và xử lí được các tình huống nảy sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học trong giờ học một cách triệt để, đảm bảo tính sư phạm Tiêu chuẩn 4: Tạo lập môi trường và quá trình học tập trong giờ học Toán 12 4.1. Tạo lập môi trường học tập môn Toán (0,5 điểm) GV không tạo lập được môi trường học tập đặc trưng trong dạy học môn Toán ở tiểu học. (0,75 điểm) GV tạo lập được môi trường học tập đặc trưng trong dạy học môn Toán ở tiểu học, nhưng chưa phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học đã lựa chọn. (1,0 điểm) GV tạo lập được môi trường học tập đặc trưng trong dạy học môn Toán ở tiểu học phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học đã lựa chọn. 13 4.2. Hứng thú của HS trong giờ học toán (0,5 điểm) HS thường xuyên có biểu hiện không thích học toán, không có hứng thú học tập môn Toán do không có động cơ học tập đúng đắn. HS thấy đơn điệu, thường xuyên không tập trung nghe giảng, làm việc riêng trong giờ học. (0,75 điểm) HS hứng thú với giờ học toán nhưng chưa thường xuyên, liên tục. HS chỉ tập trung học tập một nội dung nào đó, một hoạt động nào đó mà các em thích. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 175-180 179 (1,0 điểm) HS có hứng thú thường xuyên, liên tục với các nội dung, hoạt động học tập môn Toán; các em say mê, hứng thú với bài học, bài giảng của GV; tập trung vào bài giảng, không làm việc riêng; hiểu được ý nghĩa của nội dung học tập môn Toán. 14 4.3. Tính tự giác, tích cực và năng lực tự học của HS trong giờ học Toán (0,5 điểm) HS thường xuyên không tự giác, không có thói quen tự học (không làm bài tập toán, không suy nghĩ trả lời câu hỏi). (0,75 điểm) HS tự giác, chủ động học tập những nội dung dễ, nội dung các em thích học. HS chỉ giải được các bài tập dễ, bài tập cơ bản. HS thực hiện được yêu cầu của GV ở mức tối thiểu. (1,0 điểm) HS tự giác học các nội dung, thực hiện yêu cầu của GV đưa ra trong giờ học; hoàn thành các bài tập, yêu cầu của GV ở mức tối đa; tham gia vào các hình thức, hoạt động dạy học của GV; các em có ý chí, tinh thần vượt khó khăn, kiên trì hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 15 4.4. Sự tương tác của HS trong giờ học Toán (0,5 điểm) HS thường xuyên không được học theo hình thức làm việc nhóm; không được tương tác trong giờ học với GV và các bạn khác. (0,75 điểm) Khi cần thiết, HS được tham gia hoạt động nhóm nhưng chỉ mang tính hình thức (được phân chia vào nhóm nhưng không có sự tương tác với nhau). (1,0 điểm) HS được tương tác tích cực, sáng tạo trên đồ dùng, với GV, với các bạn trong nhóm, với bạn ở nhóm khác; được tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin,...; được giao nhiệm vụ, phân công công việc phù hợp. Tổng .........điểm Xếp loại:.................. Cách xếp loại: + Tốt: Từ 12-15 điểm; + Khá: Từ 10,5 đến dưới 12 điểm; + Trung bình: Từ 7,5 đến dưới 10,5 điểm. 2.2. Cách sử dụng bộ công cụ tự đánh giá một số kĩ năng dạy học môn Toán của giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Để sử dụng các bộ công cụ tự ĐG KNDH môn Toán của GV tiểu học, GV tiểu học cần được bồi dưỡng, tập huấn những nội dung sau: - Có hiểu biết đầy đủ, chính xác về các KNDH môn Toán của GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp (đặc biệt là các thao tác kĩ thuật, biểu hiện đặc thù của môn Toán và dạy học Toán ở tiểu học, các mức độ ĐG,...). - Sử dụng Phiếu hướng dẫn ĐG khi tiến hành các phương pháp ĐG: quan sát, thực hành, giao tiếp,... - Tự ĐG là quá trình lâu dài, thường xuyên, cần sự kiên trì, nỗ lực của mỗi GV. Do đó, khi sử dụng bộ công cụ tự ĐG, GV có thể tiến hành vào những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn: + Có thể coi ĐG là chẩn đoán nhằm xác định mức độ KNDH môn Toán của GV tiểu học; + Sử dụng ĐG quá trình nhằm theo dõi sự phát triển KNDH môn Toán của GV, từ đó thấy được sự tiến bộ, nỗ lực của GV. Hình thức ĐG này giúp GV tự đối chiếu để biết mức độ về KNDH của bản thân, có sự điều chỉnh, lập kế hoạch cho hướng phấn đấu, rèn luyện tiếp theo để nâng cao KNDH; + Sau một giai đoạn, tiến hành ĐG tổng kết nhằm ĐG mức độ KNDH của GV, đối chiếu với các tiêu chí để có hướng bồi dưỡng, nâng cao KN nghề nghiệp. - Để giúp GV sử dụng hiệu quả bộ công cụ tự ĐG, cần tiến hành các hoạt động sau: + Tổ chức tập huấn, giới thiệu và phổ biến bộ công cụ cho các đối tượng (mục đích, đối tượng sử dụng, cách sử dụng, thời điểm và phạm vi sử dụng); + Tổ chức thực hành sử dụng bộ công cụ ĐG KNDH môn Toán của GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp (chẳng hạn: GV tham gia ĐG KNDH môn Toán của bản thân bằng cách lựa chọn tình huống thực hành; GV đối chiếu với từng biểu hiện, hành vi thực hiện với các tiêu chuẩn, tiêu chí và mức độ để xác định điểm số đạt được của từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn, tính tổng điểm đạt được; đối chiếu với khoảng điểm ứng với các mức độ (chưa đạt, đạt và tốt) để xếp loại KNDH môn Toán của GV được ĐG; thu thập số liệu từ kết quả ĐG quá trình và ĐG tổng kết nhằm đưa ra nhận định, xếp loại KNDH Toán của GV tiểu học); + Tổ chức điều chỉnh, lên kế hoạch rèn luyện, nâng cao KNDH môn Toán. 2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định tính khả thi của một số bộ công cụ, trong đó có bộ công cụ tự ĐG KN vận dụng phương pháp dạy học VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 175-180 180 Toán. Phương pháp chủ yếu là quan sát, nghiên cứu trường hợp và chuyên gia. Để kiểm tra độ giá trị (nội dung) và sự hiệu quả của bộ công cụ tự ĐG KN vận dụng phương pháp dạy học toán, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 3 đối tượng GV tiểu học ở các vùng miền khác nhau (đối tượng 1: GV Trường Tiểu học Bạch Xa, tỉnh Hà Giang; đối tượng 2: GV Trường Tiểu học Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc; đối tượng 3: GV Trường Tiểu học Phúc Đồng, TP. Hà Nội) từ tháng 2/2017 đến tháng 2/2018. Các kết quả chúng tôi thu được cũng cho thấy việc sử dụng bộ công cụ đã đảm bảo độ tin cậy, phản ánh tương đối chính xác KN vận dụng phương pháp dạy học toán của GV tiểu học ở các vùng miền khác nhau. Cụ thể (xem bảng 1): Đặc biệt, để kiểm chứng việc sử dụng bộ công cụ trong hoạt động tự ĐG, chúng tôi đã thực nghiệm sử dụng bộ công cụ để GV tự ĐG. GV được dạy 2 tiết ở trên lớp để tự ĐG KN vận dụng phương pháp toán, trong đó có 1 bài dạy trước và 1 bài dạy sau khi sử dụng bộ công cụ. Kết quả cho thấy có sự tác động rõ rệt (sự tăng lên của điểm số từng tiêu chuẩn, từng tiêu chí) tới KN vận dụng phương pháp dạy học toán. Cụ thể (xem bảng 2): Bảng 2 cho thấy sự khác biệt về điểm số của từng tiêu chuẩn qua 2 lần ĐG. Như vậy, việc GV tiểu học sử dụng thường xuyên bộ công cụ, sự am hiểu và vận dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí, đặc biệt là biểu hiện các mức độ trong thực tiễn dạy học góp phần nâng cao KN vận dụng phương pháp dạy học Toán nói riêng và KNDH toán nói chung. 3. Kết luận Tự ĐG được coi là một trong những phương thức tiêu biểu, hiệu quả để ĐG sự nỗ lực, khả năng của mỗi GV. Trong hoạt động tự ĐG, để tạo ra những “sự dịch chuyển” của KNDH môn Toán từ mức độ thấp lên mức độ cao, GV tiểu học cần sử dụng các bộ công cụ ĐG phù hợp. Bài viết đưa ra quy trình thiết kế bộ công cụ tự ĐG KNDH Toán của GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp (gồm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, các mức chỉ báo, minh chứng và thiết kế phiếu tự ĐG), cách sử dụng bộ công cụ hiệu quả trong quá trình tự ĐG và những kết quả đạt được trong thực nghiệm bộ công cụ ĐG KN vận dụng phương pháp dạy học toán của GV tiểu học. Kết quả đó bước đầu khẳng định tính khả thi và ý nghĩa của việc sử dụng bộ công cụ tự ĐG trong việc nâng cao KNDH toán của GV tiểu học. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2018). Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. [2] Nguyễn Công Khanh (2012). Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. [3] Trần Vui - Nguyễn Đăng Minh Phúc (2013). Đánh giá trong giáo dục Toán. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Nguyễn Bá Kim (2015). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm. [5] Đặng Thành Hưng (2013). Kĩ năng dạy học và tiêu chí đánh giá. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 62, tr 5-9. [6] Ivan Snook - John O’neill - Stuart Birks - John Church - Peter Rawlins (2013). The assessment of teacher quality. Institute of Education Massey University. [7] Patrick Griffin (2014). Assessment for Teaching. Cambridge University Press. Bảng 1. Kết quả kiểm tra độ giá trị và sự hiệu quả của bộ công cụ tự ĐG KN vận dụng phương pháp dạy học Toán Kết quả Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng 3 Điểm trung bình 13,42 17,92 18,81 Số trội (điểm số được lặp lại nhiều nhất) 13,25 18,5 19,5 Giá trị nhỏ nhất 12,5 17,5 18 Giá trị lớn nhất 14 18,5 19,5 Xếp loại Phiếu ĐG Khá, Trung bình Tốt, Khá Tốt Bảng 2. Thống kê sự khác biệt điểm số tự ĐG từng tiêu chuẩn của các đối tượng GV Tiêu chuẩn Điểm trung bình Số trội Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 1 2,89 4,00 3,00 4,00 2,50 4,00 3,25 4,00 2 3,20 4,34 3,25 4,50 3,00 4,00 3,50 4,50 3 4,06 4,56 4,00 3,50 4,00 1,50 4,25 5,00 4 3,30 3,76 3,00 3,75 3,00 3,75 3,50 4,00

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthiet_ke_bo_cong_cu_tu_danh_gia_ki_nang_day_hoc_mon_toan_cua.pdf
Tài liệu liên quan