Thiết bị và dụng cụ cầm tay

Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:

- Mô tả công dụng, cấu tạo các dụng cụ và thiết bị sử dụng trong phân xưởng đúng theo tài liệu chỉ dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị tháo lắp và kiểm tra.

- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị tháo lắp và kiểm tra

Khái niệm cơ bản : Sửa chữa ôtô yêu cầu sử dụng nhiều loại dụng cụ và thiết bị đo. Những dụng cụ này được chế tạo để sử dụng theo phương pháp đặc biệt, và chỉ có thể làm việc chính xác và an toàn nếu chúng được sử dụng đúng.

Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo:

• Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng.

Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng

• Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị.

Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Chắn chắn phải áp dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sử dụng tư thế làm việc thích hợp

• Lựa chọn chính xác.

Có nhiều dụng cụ để tháo bu lông, tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí khác. Hãy lựa chọn dụng cụ vừa khớp với hình dáng của chi tiết và vị trí mà ở đó công việc được tiến hành

• Hãy cố gắng giữ ngăn nắp

Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ dàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng

• Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt.

Dụng cụ phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng hoàn hảo.

 

doc85 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thiết bị và dụng cụ cầm tay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vvBài tập số 1: THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ CẦM TAY Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: Mô tả công dụng, cấu tạo các dụng cụ và thiết bị sử dụng trong phân xưởng đúng theo tài liệu chỉ dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị tháo lắp và kiểm tra. Sử dụng dụng cụ, thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị tháo lắp và kiểm tra Khái niệm cơ bản : Sửa chữa ôtô yêu cầu sử dụng nhiều loại dụng cụ và thiết bị đo. Những dụng cụ này được chế tạo để sử dụng theo phương pháp đặc biệt, và chỉ có thể làm việc chính xác và an toàn nếu chúng được sử dụng đúng. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo: • Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng. Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng • Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị. Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Chắn chắn phải áp dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sử dụng tư thế làm việc thích hợp • Lựa chọn chính xác. Có nhiều dụng cụ để tháo bu lông, tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí khác. Hãy lựa chọn dụng cụ vừa khớp với hình dáng của chi tiết và vị trí mà ở đó công việc được tiến hành • Hãy cố gắng giữ ngăn nắp Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ dàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng • Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt. Dụng cụ phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng hoàn hảo. Để đạt được giá trị đo chính xác: Các thiết bị đo được sử dụng để chẩn đoán tình trạng của xe bằng cách kiểm tra xem kích thước của chi tiết và trạng thái điều chỉnh có phù hợp với tiêu chuẩn hay không và xem các chi tiết của xe hay động cơ có hoạt động đúng hay không. Những điểm cần kiểm tra trước khi đo: Lau sạch chi tiết được đo và dụng cụ đo. Những chất bẩn hay dầu có thể dẫn đến sai số về giá trị đo. Bề mặt phải được làm sạch trước khi đo. 2. Chọn dụng cụ đo thích hợp Hãy chọn dụng cụ đo tương ứng với yêu cầu về độ chính xác. Phản ví dụ: Dùng thước kẹp để đo đường kính ngoài của píttông. Độ chinh xác của phép đo: 0.05mm Độ chính xác yêu cầu: 0.01mm 3. Chỉnh điểm 0 (calip): Kiểm tra điểm 0 ở đúng vị trí của nó trên dụng cụ đo. Điểm 0 là rất cơ bản để đo đúng kích thước. 4. Bảo dưỡng dụng cụ đo: Bảo dưỡng và điều chỉnh phải được thực hiện thường xuyên. Không sử dụng nếu dụng cụ bị gãy hay hư hỏng. Để đạt được giỏ trị đo chính xác của dụng cụ đo: Những điểm cần tuân thủ khi đo: 1. Đặt dụng cụ đo vào chi tiết được đo với một góc vuông Đạt được góc vuông bằng cách ốp dụng cụ đo trong khi di chuyển nó so với chi tiết cần đo. (hãy tham khảo hướng dẫn cụ thể cho từng loại dụng cụ đo để biết thêm chi tiết) 2. Sử dụng phạm vi đo thích hợp: Khi đo điện áp hay dòng điện, hãy bắt đầu với phạm vi đo lớn, sau đó giảm dần xuống. Giá trị đo phải được đọc ở đồng hồ phù hợp với phạm vi đo. 3. Khi đọc giá trị đo: Chắc chắn rằng tầm mắt của bạn vuông góc với đồng hồ và kim chỉ. CHÚ Ý: 1. Không đánh rơi hay gõ vào dụng cụ đo, nếu không sẽ tác dụng chấn động làm sai lệch giá trị đo. Những dụng cụ này là những thiết bị chính xác và có thể làm hỏng các chi tiết cấu tạo bên trong dụng cụ đo. 2. Tránh sử dụng hay cất giữ ở nhiệt độ cao hay độ ẩm cao. Sai số của giá trị đo có thể xảy ra do sử dụng ở nhiệt độ hay độ ẩm cao. Bản thân dụng cụ có thể biến dạng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao. 3. Lau sạch dụng cụ sau khi sử dụng, vào đặt nó vào vị trí ban đầu. Chỉ cất dụng cụ đi sau khi nó đã được lau sạch dầu hay chất bẩn. Tất cả dụng cụ phải được đưa trở về trạng thái ban đầu của nó và bất kỳ dụng cụ nào có hộp chuyên đựng thì phải được đặt vào hộp. Dụng cụ đo phải được cất ở những nơi quy định. Nếu dụng cụ được cất giữ trong thời gian dài, cần phải bôi dầu chống gỉ và tháo pin. Dưỡng so của dụng cụ đo: Ứng dụng: Một loại đồng hồ so được sử dụng để đo đường kính bên trong. Với loại được mô tả trong hình vẽ dưới, kim dài quay một vòng khi chân di động di chuyển 2 mm. Độ chính xác của phép đo: 0.01mm (Giá trị đồng hồ: 20 vạch =0.2mm) Chân di động Chân cố định Nút chuyển động (Mở và đóng nút chân di động) Đồng hồ so (Quay để báo điểm không) Đường kính trong Hướng dẫn: 1. Chỉnh điểm 0 Đặt panme đến giá trị đo tiêu chuẩn, cố định đầu di động của panme bằng khóa hãm. Dựng chân cố định làm tâm quay, quay đồng hồ. Đặt đồng hồ về điểm không ở điểm nhỏ nhất có thể (điểm mà tại đó kim đồng hồ đổi hướng để cho biết chân di động ở vị trí gần hơn). 2. Đo Dựng nút di chuyển để đóng chân di động và đưa các chân vào trong chi tiết cần đo. Di chuyển chân di động sang trái và phải và lên, xuống, rồi đọc các số đo sau trên đồng hồ trái và phải: Tại điểm với khoảng cách dài nhất lên và xuống: Tại điểm với khoảng cách ngắn nhất 3. Cách tính toán giá trị đo Giá trị đo = Giá trị đo tiêu chuẩn ± giá trị đọc Ví dụ: Giá trị đo tiêu chuẩn, Giá trị đồng hồ và giá trị đo: 12.00mm+0.2mm=12.20mm 12.00: Giá trị đo tiêu chuẩn 0.2: Giá trị đồng hồ (hướng mở) 12.20: Giá trị đo Panme Đầu di động Kẹp hãm Giá Tâm quay Hướng thu hẹp Hưởng mở rộng CHÚ Ý: 1. Dựng chân cố định làm tâm quay, di chuyển đồng hồ sang trái và phải, rồi tìm điểm mà tại đó khoảng cách là lớn nhất. 2. Tại điểm đó, di chuyển đồng hồ lên và xuống rồi lấy giá trị tại điểm mà khoảng cách ngắn nhất Đồng hồ đo xylanh: Ứng dụng: Được sử dụng để đo đường kính xylanh. Độ chính xác của phép đo: 0.01mm Đặc điểm: • Chuyển động ra và vào của đầu đo được đọc bằng đồng hồ so. • Panme cũng được sử dụng để đo đường kính xylanh. Các thanh bổ sung Vít bộ thanh đo bổ sung Đầu đo Panme 1. Hướng dẫn Bộ đồng hồ đo xylanh Dựng thước kẹp, đo đường kính xylanh và lấy kích thước tiêu chuẩn. Lắp thanh đo bổ sung và đệm điều chỉnh sao cho đồng hồ sẽ lớn hơn đường kính xylanh khoảng từ 0.5 đến 1.0 mm. (thanh đo bổ sung được đánh dấu với kích thước của chúng (với khoảng cách 5mm), hãy dựng chiều dài này để tham khảo khi chọn thanh đo thích hợp. Sau đó tinh chỉnh bằng vũng đệm). Ấn đầu di động khoảng 1mm khi đồng hồ so được gắn vào thân của đồng hồ đo xylanh. Thước kẹp Xilanh Vít đặt thanh bổ sung Thanh bổ sung Kích thước thanh bổ sung Đệm điều chỉnh Ống xoay Vít đặt Chỉnh điểm không của đồng hồ đo xylanh Đặt panme đến đường kính tiêu chuẩn đã đo được bằng thước kẹp. Cố định đầu di động của panme bằng kẹp hãm. Di chuyển đồng hồ đo xylanh bằng cách sử dụng thanh đo bổ sung làm tâm quay. Đặt điểm không của đồng hồ đo xylanh (điểm mà tại đó kim chỉ của đồng hồ thay đổi chiều chuyển động). 1. Panme 2. Đầu di động 3. Kẹp 4. Giá Phần dẫn hướng Đầu đo Phía dài hơn Phía ngắn hơn 3. Đọc giá trị đo: Đọc ở phía dài hơn x + y. Đọc ở phía ngắn hơn x – z. x là kích thước tiêu chuẩn (Giá trị của panme), y là chỉ số đồng hồ (phía 1) z là chỉ số đồng hồ (phía 2 ) Ví dụ: 87.00(x) – 0.05(z)=86.95mm LƯU Ý: Tuân theo hướng dẫn trong sách hướng dẫn sửa chữa để biết vị trí đo. Tính độ ôvan và độ côn từ kích thước của xylanh Phía dài hơn Phía ngắn hơn Hướng ngang Hướng trục khuỷu Độ ôvan: A' – B' (A'>B') :a' – b' (a'>b') Độ côn: A' – a' (A'>a') :B' – b' (B'>b') Đường kính xylanh được tạo thành từ một vòng tròn chính xác.Tuy nhiên, lực ngang của píttông, nó ép từ hướng ngang của đầu xylanh và píttông mà tiếp xúc với nhiệt độ và áp suất cao. Do đó đường kính xylanh có thể trở nên ôvan hay côn một chút. Các dụng cụ cầm tay: Hãy chọn dụng cụ phù hợp với loại công việc Để tháo và thay thể bulông/đai ốc hay tháo các chi tiết. Thường phải sử dụng bộ đầu khẩu để sửa chữa ôtô. Nếu bộ đầu khẩu không thể sử dụng do hạn chế về không gian thao tác, hãy chọn chòng hay cơlê theo thứ tự. Bộ đầu khẩu Bộ chòng Cơlê Chọn dụng cụ theo tốc độ hoàn thành công việc Đầu khẩu hữu dụng trong trường hợp mà nó có thể sử dụng để quay bulông/đai ốc mà không cần định vị lại. Nó cho phép quay bulông/đai ốc nhanh hơn. Đầu khẩu có thể sử dụng theo nhiều cách tuỳ theo loại tay nối lắp vào nó. CHÚ Ý: Tay quay cóc Nó thích hợp khi sử dụng ở những nơi chật hẹp. Tuy nhiên, do cấu tạo của cơ cấu cóc, nó có thể đạt được mômen rất lớn.Tay quay trượt  Cần một không gian lớn nhưng nó cho phép thao tác nhanh nhất. Tay quay nhanh Cho phép thao tác nhanh, với việc lắp thanh nối. Tuy nhiên tay quay này dài và khó sử dụng ở những nơi chật hẹp. Chọn dụng cụ theo độ lớn của mômen quay: Nếu cần mômen lớn để xiết lần cuối hay khi nới lỏng bulông/đai ốc, hãy sử dụng cụ vặn cho phép tác dụng lực lớn. CHÚ Ý: Độ lớn của lực có thể tác dụng phụ thuộc vào chiều dài của dụng cụ. Dụng cụ dài hơn, có thể đạt được mômen lớn hơn với một lực nhỏ. Nếu sử dụng dụng cụ quá dài, có nguy cơ xiết quá lực, và bulông có thể bị đứt. Các chú ý khi thao tác 1. Kích thước và ứng dụng của dụng cụ Chắc chắn rằng đường kính của dụng cụ vừa khít với đầu bulông/đai ốc. Lắp dụng cụ và bu lông/đai ốc một cách chắc chắn. Luôn xoay dụng cụ sao cho bạn đang kéo nó. Nếu dụng cụ không thể kéo do không gian bị hạn chế, hãy đẩy bằng lòng bàn tay. Bu lông/đai ốc, mà đã được xiết chặt, có thể được nới lỏng ra dễ dàng bằng cách tác dụng xung lực. Tuy nhiên, cần phải dùng búa hay ống thép (để nối dài tay đòn) nhằm tăng mômen. Phải luôn xiết lần cuối cùng với cân lực, để xiết đến mômen tiêu chuẩn Bộ đầu khẩu: Dụng cụ này có thể sử dụng để dễ dàng tháo và thay thế bulông/đai ốc bằng cách kết hợp tay nối và đầu khẩu, tuỳ theo tình huống thao tác. Ứng dụng: Dụng cụ này giữ bulông / đai ốc mà có thể tháo hay thay thế bằng bộ đầu khẩu. 1. Kích thước của đầu khẩu : Có 2 loại kích thước khác nhau: lớn và nhỏ. Phần lớn hơn có thể đạt được mômen lớn hơn so với phần nhỏ. 2. Độ sâu của khẩu: Có 2 loại: tiêu chuẩn và sâu, 2 hay 3 lần so với loại tiêu chuẩn. Loại sâu có thể dùng với đai ốc mà có bulông nhô cao lên, mà không lắp vừa với loại đầu khẩu tiêu chuẩn. 3. Số cạnh: Có 2 loại: 12 cạnh và 6 cạnh. Loại lục giác có bề mặt tiếp xúc với bulông, đai ốc lớn hơn làm cho nó rất khó làm hỏng bề mặt của bulông,đai ốc. Ứng dụng: Dùng như một khớp nối để thay đổi kích thước đầu nối của khẩu. CHÚ Ý: Mômen xiết quả lớn sẽ đặt một tải trọng lên bản thân đầu khẩu hay bulông nhỏ. Mômen phải được tác dụng tuỳ theo giới hạn xiết quy định. Đầu nối (Lớn - nhỏ) Đầu nối (Nhỏ - Lớn) Khẩu có đầu nối nhỏ Khẩu có đầu nối lớn Ứng dụng: Đầu nối vuông có thể di chuyển theo phương trước và sau, trái và  phải, và góc của tay cầm so với đầu khẩu có thể thay đổi tuỳ ý, làm cho nó rất hưu dụng khi làm việc ở những không gian chật hẹp. CHÚ Ý: Không tác dụng mômen với tay cầm nghiêng với một góc lớn. Không sử dụng với súng hơi. Khớp nối có thể bị vỡ, do nó không theer hấp thụ được chuyển động lắc tròn, và làm hư hỏng dụng cụ, chi tiết hay xe. Ứng dụng Có thể sử dụng để tháo và thay thế bulông / đai ốc mà được đặt ở những vị trí quá sâu để có thể với tới. Thanh nối cũng có thể được sử dụng để nâng cao dụng cụ trên mặt phẳng nhằm dễ dàng với tới. Ứng dụng: Loại tay quay này được sử dụng để tháo và thay thế bulông / đai ốc khi cần mômen lớn. Đầu nối với khẩu có một khớp xoay được, nó cho phép điều chỉnh góc của tay nối khít với đầu khẩu. Tay nối trượt ra, cho phép thay đổi chiều dài của tay cầm. CHÚ Ý: Trước khi sử dụng, hãy trượt tay nối cho đến khí nó khớp vào vị trí khoá. Nếu nó không ở vị trí khoá, tay nối có thể trượt vào hay ra khi đang sử dụng. Điều này có thể làm thay đổi tư thế làm việc của kỹ thuật viên và dẫn đến nguy hiểm. Ứng dụng Tay nối này có thể được sử dụng 2 chiều bằng cách trượt vị trí so với đầu khẩu. 1. Hình chữ L: Để cải thiện mômen 2. Hình chữ T: Để nâng cao tốc độ Ứng dụng Quay cần cố định sang bên phải xiết chặt bulông và đai ốc và sang bên trái để nới lỏng. Bulông và đai ốc có thể quay theo một hướng mà không cần phải rút đầu khẩu ra. Đầu khẩu có thể khoá với một góc nhỏ, cho phép làm việc với không gian hạn chế. CHÚ Ý:Không tác dụng mômen quá lớn. Nó có thể làm hỏng cấu trúc của cơ cấu cóc. Nới lỏng Xiết chặt Ứng dụng chòng: Dùng để xiết thêm một góc nhỏ và các thao tác tương tự, do nó có thể tác dụng một mômen lớn vào bulông/đai ốc. Do có 12 cạnh, có thể dễ dàng lắp vào bulông và đai ốc. Nó có thể lắp lại ở trong những không gian hạn chế. Do nó bề mặt lục giác của bulông và đai ốc là có dạng tròn, không có nguy cơ bị hỏng các góc của bulông, và có thể tác dụng mômen lớn. Do phần cán của nó được làm cong, nó có thể được sử dụng để xoay bulông và đai ốc ở những nơi lõm vào hay trên bề mặt phẳng. Ứng dụng Klê: Được sử dụng ở những vị trí mà bộ đầu khẩu hay chòng không thể sử dụng được để tháo hay thay thế bulông / đai ốc. Phần cán được gắn vào đầu cờlê với một góc. Điều đó có nghĩa là qua việc lật cờlê lên, nó có thể sử dụng để quay tiếp ở những không gian chật hẹp. Để tránh phần đối diện khỏi bị quay, như khi nới lỏng ống nhiên liệu, hãy dùng 2 cờlê để nới lỏng đai ốc. Cờlê không thể cho mômen lớn, nên không được sử dụng để xiết lần cuối cùng . CHÚ Ý: Không được lồng các ống thép vào phần cán của cờlê. Nó có thể làm cho mômen quá lớn tác dụng vào và có thể làm hỏng bulông hay cờlê. Ứng dụng Mỏ lét: Sử dụng với bulông và đai ốc có kích thước khác nhau, hay để giữ các SST. Xoay vít điều chỉnh sẽ thay đổi kích thước mỏ lết. Mỏ lết do đó có thể được sử dụng thay cho nhiều cờlê. Không thích hợp khi tác dụng mômen lớn. Hướng dẫn: Xoay vít điều chỉnh để chỉnh mỏ lết khớp với đầu bulông và đai ốc. CHÚ Ý: Quay mỏ lết sao cho vấu di động được đặt theo hướng quay. Nếu mỏ lết không được vặn theo cách này, áp lực tác dụng lên vít điều chỉnh có thể làm hỏng nó. Ứng dụng khẩu tháo lắp bugi: Dụng cụ này được sử dụng đặc biệt để tháo và thay thế bugi. Có 2 cỡ, lớn và nhỏ, để lắp vừa với kích thước của các bugi. Bên trong của khẩu có nam châm để giữ bugi. CHÚ Ý: Nam châm bảo vệ bugi, nhưng vẫn phải cẩn thận để không làm rơi nó. Để đảm bảo bugi được lắp đúng, trước tiên hãy xoay nó cẩn thận bằng tay. (Tham khảo: mômen xiết tiêu chuẩn 180~200 kg.cm) Ứng dụng tuốc nơ vít: Được dùng để tháo và thay thế các vít. Tuốc nơ vít Có hình dấu cộng (+) hay dấu trừ (-), tuỳ theo hình dạng của đầu tuốc nơ vít. Hướng dẫn Hãy sử dụng tuốc nơ vít có kích thước thích hợp, vừa khít với rãnh của vít. Hãy giữ cho tuốc nơ vít thẳng với thân vít, và xoay trong khi tác dụng lực. CHÚ Ý: Không được sử dụng kìm có tâm trượt hay dụng cụ khác để tác dụng mômen lớn hơn. Nó có thể làm chờn vít hay hỏng đầu của tuốc nơ vít. Chọn tôvít theo mục đích sử dụng: Cùng với tuốc nơ vít thông thường được sử dụng thường xuyên, cũng còn có các loại tuốc nơ vít sau cho các mục đích sử dụng khác nhau: Tuốc nơ vít xuyên: Có thể sử dụng để tác dụng xung lực vào vít cố định. Tuốc nơ vít ngắn: Có thể sử dụng để tháo và thay thế vít ở những vị trí chật hẹp. Tuốc nơ vít thân vuông: Có thể sử dụng ở những nới cần mômen lớn. Tuốc nơ vít nhỏL: Có thể sử đụng để tháo và thay thế những chi tiết nhỏ. Thân tuốc nơ vít xuyên hoàn toàn vào cán. Thân vuông. Ứng dụng kìm mũi nhọn:Dùng để thao tác ở những nơi hẹp hay để kẹp các chi tiết nhỏ. Mũi kìm nhỏ và dài, phù hợp khi làm việc ở những nơi hẹp. Có một lưỡi cắt ở phía trong, nó có thể cắt dây thép nhỏ hay bóc vỏ cách điện của dây điện. CHÚ Ý: Không tác dụng lực quá lớn lên mũi kìm. Chúng có thể bị cong hở, làm cho nó không sử sử dụng được cho những công việc chính xác. Biến dạng Trước khi biến dạng Ứng dụng kìm cóa tâm trượt: Dùng để giữ. Thay đổi vị trí của lỗ ở tâm quay cho phép điều chỉnh độ mở của mũi kìm. Mũi kìm có thể sử dụng để kẹp hay giữ và kéo. Có thể cắt dây thép nhỏ ở phần trong. CHÚ Ý: Những vật dễ hỏng phải được bọc vải bảo vệ hay những vật tương tự trước khi giữ bằng kìm. Ứng dụng kìm cắt: Dùng để cắt dây thép nhỏ. Do đầu của lưỡi cắt tròn, nó có theer được dùng để cắt dây thép nhỏ, hay chỉ chọn dây cần cắt trong bó dây điện. CHÚ Ý: Không thể sử dụng để cắt dây thép dầy hay cứng. Như vậy có thể làm hỏng lưỡi cắt. 4. Dụng cụ và thiết bị đo: Dưỡng đo khe hở điện cực bugi: CHÚ Ý: Bugi Platin và Iridium không yêu cầu điều chỉnh khe hở trong khi kiểm tra định kỳ. Trong tình hình hiện nay, bugi thông thường trừ loại Platin và Iridium không cần phải kiểm tra nếu động cơ hoạt động bình thường. Bugi Platin Bugi Iridium Đường xanh da trời đậm Platin Đường xanh nõn chuối Iridium Miếng điều chỉnh Ứng dụng đồng hồ đo điện vạn năng kỹ thuật số: Đùng để đo điện áp, dòng điện, điện trở và tần số, cũng dùng để đo thông mạch và kiểm tra đi ốt. Công tắc chọn chức năng để đo: Chuyển phạm vi tùy theo ý định sử dụng. Khi công tắc này được đặt ở vị trí thích hợp, phạm vi đo tự động thay đổi theo các tín hiêu vào. Công tắc chọn dải đo trước khi thực hiện đo: Nếu ở dải AUTO, vị trí của điểm thập phân và đơn vị thay đổi tự động theo giá trị của tín hiệu vào. Nếu đã biết giá trị của tín hiệu, dải đo có thể đặt đến MAN (khôngn tự động). Điều này làm cho giá trị đo ổn định hơn so với dải AUTO so vị trí của điểm thập phân và đơn vị đo không thay đổi. Màn hình hiển thị số: Hiển thị đồ thị thanh ngoài hiển thị bằng số. Chức năng này hữu ích đối với thời gian đọc thay đôi phụ thuộc vào tín hiệu, mà khó đọc bằng số. Các cực cắm đầu đo: Cắm đầu đo tùy theo phép đo. Lựa chọn đầu đo: Có đầu đo tự chọn 400A (cho phép đo cường độ dòng điện lớn), và các giắc nối đầu đo với nhiều ứng dụng khác nhau Đầu đo 400A: Kẹp vào dây điện để đo dòng. Kẹp IC: Kẹp vào các cực nhỏ. Kẹp bấm:Kẹp vào các cực để đo. Chân nhỏ Dùng để đo những cực như cực của ECU. Đầu đo cơ bản Đầu đo dùng để nối với các giắc khác nhau. Đo điện áp một chiều: (1) Nối đầu đo màu đen (-) vào cực COM, đầu đo màu đỏ (+) vào cực V. (2) Đặt công tắc chọn chức năng đo ở dải DC điện áp (V) . (3) Đặt công tắc chọn dải đo ở vùng thích hợp để đo điện áp. Đo cường độ dòng điện trên 20A: (1) Nối đầu đo màu đen (-) của đầu đo 400A với cực COM đầu đo màu đỏ (+) vào cực EXT. (2) Đặt công tắc chọn chức năng đo ở EXT và công tắc DC/AC ở DC () và tiến hành đo. (3) Chuyển công tắc chọn công suất / phạm vi đo trên đầu đo 400A. Điều chỉnh chỉ thị số đến 0.000 với nút chỉnh điểm không, và kẹp đầu đo vào dây điện để đo theo chiều của dòng điện. CHÚ Ý: Khi đo dòng điện 20A hay 400mA, cẩn thận không vượt quá dòng tiêu chuẩn. Đầu đo 400A Núm điều chỉnh điểm không Chiều dòng điện Công tắc nguồn/chọn phạm vi đo DC () Cường độ dòng điện (A) Công tắc DC/AC Công tắc chọn chức năng Đo cường độ dòng điện dưới 20A: (1) Nối đầu đo màu đen (-) vào cực COM, đầu đo màu đỏ (+) vào cực 20A hay mA. (2) Đặt công tắc chọn chức năng đo ở dải đo 20A hay 400mA, và thay đổi dòng điện một chiều bằng công tắc DC/AC để đo. CHÚ Ý: Khi đo dòng điện 20A hay 400mA, cẩn thận không vượt quá dòng tiêu chuẩn. DC () Cường độ dòng (A) Công tắc DC/AC Công tắc chọn chức năng Đo điện trở (1) Nối đầu đo màu đen (-) và cực COM, và đầu đo màu đỏ (+) vào cực (W). (2) Đặt công tắc chọn chức năng đo ở (Ω / ) và công tắc DC/AC ở điện trở (W). (3) Chọn dải đo bằng công tắc chọn dải đo tùy theo điện trở cần đo. Kiểm tra thông mạch điện (1) Nối đầu đo màu đen (-) và cực COM, và đầu đo màu đỏ (+) vào cực . (2) Đặt công tắc chọn chức năng đo ở Ω/ và công tắc DC/AC ở . Take a measurement. (3) Chuông sẽ kêu nếu điện trở của chi tiết được kiểm tra thông mạch được 40Ω. Công tắc chọn chức năng Điện trở(Ω) Công tắc DC/AC Công tắc chọn dải đo Thông mạch CHÚ Ý: Thay thế pin: Thay pin trong đồng hồ nếu không thấy màn hình hiển thị hay nếu màn hình hiển thị “BAT”. Thay pin cho đầu đo 400A nếu đèn LED không sáng. Tránh lưu kho hay để quên đồng hồ ở nơi có nhiệt độ cao. Không đựa bất kỳ tín hiệu nào, mà lớn hơn so với giới hạn tối đa: Các kiểu đo Phạm vi đo Giá trị đo lớn nhất có thể Điện áp một chiều Từng nấc DC1000V Điện áp xoay chiều Từng nấc AC750V Dòng một chiều/xoay chiều (DC/AC) 400mA 2A 20A 20A 40A, 400A 450A (600V) Khi sử dụng công tắc chọn chức năng, hãy lấy đầu đo ra khởi mạch trước khi đo. Sau khi sử dụng, chắc chắn rằng công tắc chọn chức năng đo trên đồng hồ, công tắc nguồn trên đầu đo và công tắc chọn dải đo được tắt OFF. Những chú ý khi sử dụng Luôn sử dụng đúng áp suất không khí. (7 KG/cm2) Kiểm tra súng hơi định kỳ và bôi dầu để bôi trơn và chống rỉ. Nếu dùng súng hơi để tháo hoàn toàn đai ốc ra khỏi ren, đai ốc quay nhanh có thể văng ra ngoài. Luôn lắp đai ốc vào ren bằng tay trước. Nếu súng hơi được sử dụng ngay từ khi bắt đầu, ren có thể bị hỏng. Hãy cẩn thận không xiết quá chặt. Hãy dùng vùng lực thấp để xiết chặt. Khi kết thúc, dùng cân lực để kiểm tra. Súng hơi giật: Dùng với những bulông / đai ốc cần mômen tương đối lớn Mômen có thể được điều chỉnh từ 4 – 6 nấc. Chiều quay có thể được thay đổi. Sử dụng kết hợp với đầu khẩu dùng riêng. Đầu khẩu này đặc biệt khỏe, và có đặc điểm là tránh cho chi tiết không bị văng ra khoi khẩu. Không được sử dụng đầu khẩu khác với loại dùng riêng này. CHÚ Ý: Súng phải được cầm bằng cả hai tay khi thao tác. Thao tác với các nút bấm bằng một tay tạo ra lực lớn và có thể gây nên rung mạnh. LƯU Ý: Vị trí và hình dáng của núm điều chỉnh mômen và nút chỉnh chiều quay 1.Khẩu chuyên dùng    2.Chốt    3.Gioăng chữ O Tuốc nơ vít hơi: Dùng tháo và thay thế nhanh bulông / đai ốc mà không cần mômen lớn Có thể thay đổi được chiều quay Có thể được sử dụng kết hợp với khẩu, một thanh nối dài v.v. Có thể được sử dụng tương tự như tô vít hơi khi không có khí nén. CHÚ Ý: Chắc chắn rằng khí thóat ra khi thao tác không quay về phía bulông, đai ốc, các chi tiết nhỏ, dầu hay những vật bỏ đi. LƯU Ý: Không thể điều chỉnh mômen. Các chi tiết được lắp căng như các bánh răng và moay ơ đồng tốc của hộp số được lắp chặt với nhau để tránh cho chúng không bị gõ lỏng ra. Vì vậy, nếu không chọn dụng cụ thích hợp hay tiến hành quy trình theo thứ tự không đúng có thể làm hư hỏng chi tiết. Phương pháp để tháo và lắp các chi tiết lắp căng như sau: 1. Dùng búa giật 2. Dùng vam 3. Dùng SST và máy ép 4. Dùng SST và búa 5. Nung nóng các chi tiết Dùng búa giật Với các vấu móc vào chi tiết, kéo búa giật với lực lớn để kéo chi tiết ra bằng xung lực của đối trọng. Búa giật được dùng khi tháo các chi tiết có then hoa. GỢI Ý: Khi kéo các chi tiết ra bằng búa giật, xung lực có thể làm tuột các vấu kẹp. Hãy móc chắc chúng. Búa giật cũng được sử dụng để ép chi tiết vào Đầu nối (Vam phớt dầu) Đầu nối (Vam tháo bán trục) Đối trọng 4.Trục 5.Tay cầm Dùng vam (1) Phương pháp giữ vam Đặt vam sao cho nó không bị nghiêng và đầu vam và bulông đặt đều giữa bên trái và bên phải. Quay bulông để giữ sao cho đầu vam không bị mở ra. CHÚ Ý: Khi đầu vam không được giữ chắc, chi tiết có thể bị hỏng. Giữ vam bằng mỏ lết để xiết bulông giữa CHÚ Ý: Hãy bôi mỡ v.v. vào ren của bulông giữa của vam. Khi tháo, nếu bulông giữa trở nên nặng, hãy dừng lại và kiểm tra nguyên nhân. Tiếp tục quy trình có thể làm hỏng vam hay chi tiết SST (Vam) Đầu vam 2. Bulông giữa 3.Bulông giữ 4.Mỏ lết 5.Mỡ Phương pháp tháo bằng vam: CHÚ Ý: Hãy bôi mỡ v.v. vào ren của bulông giữa của vam. Khi tháo, nếu bulông giữa trở nên nặng, hãy dừng lại và kiểm tra nguyên nhân. Tiếp tục quy trình có thể làm hỏng vam hay chi tiết SST (Vam) Đầu vam Bulông giữa Bulông giữ Mỏ lết Mỡ Trục thứ cấp hộp số Dùng SST và máy ép: Lắp các chi tiết bằng cách bắt chặt với SST và éo nó vào chi tiết bằng máy ép. Cách sử dụng máy ép Lắp chi tiết sao cho lực ép tác dụng vào SST và chi tiết theo phương thẳng đứng. Tác dụng chậm một áp lực nhất định bằng máy ép để tháo và lắp. Cần phải chọn vị trí mà SST sẽ tiếp xúc và loại SST thích hợp tùy theo chi tiết cần tháo ra. Khi áp suất ép vượt quá 100 kgf, cần ngừng lại để kiểm tra nguyên nhân. Tiếp tục ép có thể làm vỡ SST và chi tiết. Chi tiết rơi xuống khi tháo bằng máy ép, nên hãy đỡ chi tiết bằng tay trong khi tháo chúng 1. Máy ép thủy lực 2. Chọn SST 3. Vượt quá 100 kgf 4. Tránh rơi Dùng SST và búa: Đối với SST, cần phải chọn phương pháp lắp ép hay SST khác nhau tùy theo loại vòng bi hay phớt dầu. Vì vậy hãy tham khảo Hướng dẫn sửa chữa để chọn SST và phương pháp thích hợp nhất. Cách sử dụng SST (Dụng cụ tháo và thay thế vòng bi) (1) Chọn theo hình dạng của các chi tiết Khi hình dạng của chi tiết là đặc biệt, hãy để một khe hở để tránh chi chi tiết không bị va đập và chọn SST. (2) Độ sâu đóng vào. Để điều chỉnh độ sâu đóng vào, hãy chọn SST cho phù hợp. 1.Đóng vòng lăn ngoài 2.Đóng vòng lăn trong 3.Đóng đều bề mặt 4.Khi có một giá trị giới hạn Bµi 2: ThiÕt bÞ kiÓm tra ,chÈn ®o¸n. Môc tiªu: - Tr×nh bµy ®­îc chøc n¨ng, c«ng dông cña thiÕt bÞ chÈn ®o¸n cÇm tay. - Tr×nh bµy ®­îc cÊu t¹o , nguyªn lý lµm viÖc vµ c¸ch sö dông cña thiÕt bÞ chÈn ®o¸n cÇm tay. - Tr×nh bµy ®­îc chøc n¨ng, c«ng dông cña thiÕt bÞ chÈn ®o¸n tæng hîp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthiet_bi_xuong1_1159.doc
Tài liệu liên quan