Hoàng Đế hỏi:
Bệnh có tiêu (ngọn), bản (gốc), thích có nghịch có tùng (thuận), nghĩa đó như
thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về phương pháp thích, phải phân biệt âm dương, trước sau cùng ứng, nghịch
tùng đều hợp, tieuâ bản cùng thay đổi (1) [2].
Cho nên nói rằng: có khi ở tiêu, mà cầu nó ở tiêu, có khi ở bản, mà cầu nó ở
bản, có khi ở bản mà cầu nó ở tiêu, có khi ở tiêu mà cầu nó ở bản [3].
Cho nên về phương pháp điều trị, có khi lấy ở tiêu mà được, có khi lấy ở bản
mà được, có khi nghịch thủ mà được, có khi tùng thủ mà được [4].
Vậy nếu biết nghịch với tùng đó là chính pháp không còn gì hơn, biết được tiêu
bản muôn làm muôn đứng, không biết tiêu bản, làm càn ra chi.(2). [5]
Nói về cái đạo âm dương, nghịch tùng, và tiêu bản. mới nghe nhỏ, mà sau thật
lớn, nói một điều mà biết được cái hại của trăm bệnh [6].
Ít mà là nhiều, nóâng mà là sâu, có thể nói một mà biết được trăm [7].
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên sáu mươi lăm: TIÊU BẢN LUẬN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên sáu mươi lăm: TIÊU BẢN LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
Bệnh có tiêu (ngọn), bản (gốc), thích có nghịch có tùng (thuận), nghĩa đó như
thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về phương pháp thích, phải phân biệt âm dương, trước sau cùng ứng, nghịch
tùng đều hợp, tieuâ bản cùng thay đổi (1) [2].
Cho nên nói rằng: có khi ở tiêu, mà cầu nó ở tiêu, có khi ở bản, mà cầu nó ở
bản, có khi ở bản mà cầu nó ở tiêu, có khi ở tiêu mà cầu nó ở bản [3].
Cho nên về phương pháp điều trị, có khi lấy ở tiêu mà được, có khi lấy ở bản
mà được, có khi nghịch thủ mà được, có khi tùng thủ mà được [4].
Vậy nếu biết nghịch với tùng đó là chính pháp không còn gì hơn, biết được tiêu
bản muôn làm muôn đứng, không biết tiêu bản, làm càn ra chi...(2). [5]
Nói về cái đạo âm dương, nghịch tùng, và tiêu bản... mới nghe nhỏ, mà sau thật
lớn, nói một điều mà biết được cái hại của trăm bệnh [6].
Ít mà là nhiều, nóâng mà là sâu, có thể nói một mà biết được trăm [7].
Do nóâng mà biết được sâu, xét gần mà biết được xa. Nói tiêu với bản, không
nên tương phản [8].
Trị “phản” là nghịch, trị “đắc” là tùng (1). Trước mắc bệnh mà sau nghịch, trị ở
bản; trước nghịch mà sau mắc bệnh, trị ở bản 2 [9]. Trước hàn mà sau sinh
bệnh, trị ở bản, trước mắc bệnh mà sau sinh hàn, trị ở bản 3 [10]. Trước nhiệt
mà sau mắc bệnh, trị ở bản, trước nhiệt mà sau xin trung mãn, trị ở tiêu (4)
[11]. Trước mắc bệnh mà sau tiết tả, trị ở bản, trước tiết tả mà sau thêm bệnh
khác, trị ở bản, hãy điều hòa trước đã, rồi hãy trị bệnh khác (5) [12]. Trước
mắc bệnh mà sau sinh chứng phiền tâm, trị ở bản. Bởi ở trong thân thể con
người, có khách khí, lại có đồng khí (6) [13]. Tiểu, đại không lợi, trị ở tiểu,
tiểu, đại lợi, trị ở bản (7) [14]. Bệnh phát sinh mà hữu dư, bản mà là tiêu, trước
hãy trị bản, rồi mới trị tiêu bệnh phát sinh mà bất túc, tiêu mà là bản, trước hãy
trị tiêu, rồi mới trị bản (8) [15]. Cẩn thận xét xem “gian” hay “Thậm”, lấy ý
của mình để điều trị. Nếu “gian” thời tính hành, “thậm” thời độc hành. Tỉ như:
trước tiểu, đại không lợi, mà rồi mới sinh bệnh khác, phải trị ở bản (9) [16].
Bệnh có tương truyền, tỉ như Tâm bệnh, trước Tâm thống qua một ngày thời
phát chứng Khái, qua ba ngày Hiếp chi thống: qua năm ngày vít lấp không
thông, thân đau mình nặng, qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết
về nửa đêm, mùa Hạ chết về đúng trưa (1). [17]
Bệnh ở Phế, suyễn khái, qua ba ngày mà hiếp chi mãn và thống, lại qua một
ngày mà thân nặng mình đau, lại qua năm ngày mà trướng. Lại qua mười ngày,
không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về lúc mặt trời lặn, mùa hạ chết về lúc mặt
trời mọc (1). [18]
Bệnh ở Can, đầu váng mắt hoa, Hiếp chi mãn, qua ba ngày, mình nặng, thân
đau, qua năm ngày, sẽ phát trướng, lại qua ba ngày, yêu, tích và thiếu phúc
đau, ống chân nhức, lại qua ba ngày không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông chết về lúc
mặt trời lặn, mùa Hạ chết về sáng sớm (1) [19].
Bệnh ở Tỳ, thân đau, mình nặng. Qua một ngày mà Trướng, qua hai ngày,
thiếu phúc, yêu, tích đau, xương ống chân nhức, qua ba ngày, bối, lữ và cân
thống, tiểu tiện bế, qua mười ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông, chết về lúc
người đi ngủ yên; mùa Hạ, chết về lúc nửa buổi (1) [20].
Bệnh ở Thận, Thiếu phúc và yêu, tích thống, xương ống chân, rức, qua ba
ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế, qua ba ngày, phúc trướng, qua ba ngày
lưỡng hiếp chỉ thống, lại qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết Mùa Đông, chết về
lúc sáng rõ, mùa Hạ, chết về lúc tối đã lâu (1) [21].
Bệnh ở Vị, trướng mãn, qua năm ngày, thiếu phúc và yêu tích thống, xương
ống chân nhức; qua ba ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế, qua năm ngày thân
thể nặng nề, qua sáu ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về nửa đêm,
mùa Hạ chết về xế chiều (1) [22].
Bệnh ở Bàng quang, tiểu tiện bế; qua 5 ngày, Thiếu phúc trướng, yêu tích
thống, xương ống chân nhức, qua một ngày, phúc trướng, lại qua một ngày
thân thể thống, lại qua hai ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa Đông, chết về gà
gáy, mùa Hạ, chết về chiều tà (1) [23].
Các bệnh ở trên do sự “thắng, khắc” mà truyền đều có cái trường hợp chóng
chết, dù có phép thích cũng không sao cứu chữa được. Hoặc tương truyền đến
cách một Tàng, thời thôi, không truyền sang Tàng khác nữa, như thế mới có
thể thích. Tỉ như: Tâm bệnh truyền Can, Can bệnh truyền tỳ, đó là con đi lấn
mẹ... Đến Can Tàng, Tỳ Tàng thời thôi, không lại do sự “thắng, khắc” để
truyền sang Tàng khác. Như thế mới có thể dùng phép thích. Lại tỉ như: Tâm
bệnh truyền Tỳ, Phế bệnh truyền Thận, đó là mẹ đi lấn con, nhờ được cái sinh
khí của mẫu tàng, còn là chứng không đến nóãi chết. Lại như Tâm bệnh truyền
Thận, Phế bệnh truyền tâm, Can tàng truyền Phế v.v... Đó là do nơi “sở bất
thắng” mà lại, bệnh nhẹ, cũng có thể dùng phép thích [24].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_sau_muoi_lam_9113.pdf