Hoàng Đế hỏi:
Ta nghe phép Mậu thích, chưa hiểu ra sao, xin cho biết rõ thế nào là Mậu thích
? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tà khí “khách” ở thân hình con người, trước tụ ở bì mao, l ưu ở đó không tan
đi, lại vào tụ ở Tôn mạch lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở Lạc mạch ở đó
không tan đi, lại vào tụ ở kinh mạch, khi đó bên trong sẽ liền với năm Tàng, bố
tán ra Trường Vị, âm dương đều thịnh, năm Tàng sẽ thương. Đó là tà khí bắt
đầu phạm ở bì mao, rồi cuối cùng vào tới năm Tàng. Như thế thời điều trị ở
Kinh (1) [2].
Giờ tà khí khách ở bì mao, vào t ụ ở Tôn lạc lưu ở đó mà không tan đi, vít lấp
không thông, không được truyền vào Kinh, mà trôi ràn vào Lạc, vì vậy mà gây
nên bệnh [3].
Tà khí, “khách” ở đại lạc, nếu ở bên tả, sẽ rót sang bên Hữu, ở bên hữu sẽ rót
sang bên tả. Trên dưới, tả hữu, cùng giao thông với kinh tương ứng để bố tán
ra tứ chi. Cái khí đó không ở chuyên nơi nào, mà cũng không vào kinh du, nên
gọi là Mậu thích [4].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết, vì cớ sao phép mậu thích lại bệnh ở tả thời thích hữu, bệnh ở hữu
thời thích tả. Cùng với phép cự thích, khác nhau thế nào? [5]
Kỳ Bá :
Tà khách ở kinh, bên tả thịnh thời bên hữu mắc bệnh, bên hữu thịnh thời bên tả
mắc bệnh. Nhưng cũng có khí di dịch. Bên tả đau chưa khỏi mà mạch bên hữu
đã mắc bệnh, như thế, phải dùng phép Cự thích; nhưng phải thích cho trúng
Kinh mạch, chứ không phải Lạc mạch. Cho nên bệnh ở Lạc, cái sự đau cùng
với Kinh mạch khác nhau, nên gọi là Mậu thích (1) [6].
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên sáu mươi ba: MẬU THÍCH LUẬN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên sáu mươi ba: MẬU THÍCH LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
Ta nghe phép Mậu thích, chưa hiểu ra sao, xin cho biết rõ thế nào là Mậu thích
? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tà khí “khách” ở thân hình con người, trước tụ ở bì mao, lưu ở đó không tan
đi, lại vào tụ ở Tôn mạch lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở Lạc mạch ở đó
không tan đi, lại vào tụ ở kinh mạch, khi đó bên trong sẽ liền với năm Tàng, bố
tán ra Trường Vị, âm dương đều thịnh, năm Tàng sẽ thương. Đó là tà khí bắt
đầu phạm ở bì mao, rồi cuối cùng vào tới năm Tàng. Như thế thời điều trị ở
Kinh (1) [2].
Giờ tà khí khách ở bì mao, vào tụ ở Tôn lạc lưu ở đó mà không tan đi, vít lấp
không thông, không được truyền vào Kinh, mà trôi ràn vào Lạc, vì vậy mà gây
nên bệnh [3].
Tà khí, “khách” ở đại lạc, nếu ở bên tả, sẽ rót sang bên Hữu, ở bên hữu sẽ rót
sang bên tả. Trên dưới, tả hữu, cùng giao thông với kinh tương ứng để bố tán
ra tứ chi. Cái khí đó không ở chuyên nơi nào, mà cũng không vào kinh du, nên
gọi là Mậu thích [4].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết, vì cớ sao phép mậu thích lại bệnh ở tả thời thích hữu, bệnh ở hữu
thời thích tả... Cùng với phép cự thích, khác nhau thế nào? [5]
Kỳ Bá :
Tà khách ở kinh, bên tả thịnh thời bên hữu mắc bệnh, bên hữu thịnh thời bên tả
mắc bệnh. Nhưng cũng có khí di dịch. Bên tả đau chưa khỏi mà mạch bên hữu
đã mắc bệnh, như thế, phải dùng phép Cự thích; nhưng phải thích cho trúng
Kinh mạch, chứ không phải Lạc mạch. Cho nên bệnh ở Lạc, cái sự đau cùng
với Kinh mạch khác nhau, nên gọi là Mậu thích (1) [6].
Hoàng Đế hỏi:
Về phép Mậu thích, nên như thế nào [7]
Kỳ Bá:
Tà “khách” ở lạc Túc Thiếu âm, khiến người bỗng dưng Tâm thống, bạo
trướng, Hung và Hiếp nghẽn đầy, xét ra không có “tích”, thích ở trước Nhiên
cốt cho ra huyết; trong vòng như ăn xong bữa cơm, sẽ khỏi. Nếu không khỏi,
bệnh bên tả, thích bên hữu; bệnh bên hữu, thích bên tả. Bệnh mới phát sinh,
năm ngày sẽ khỏi [8] .
9) Tà khách ở Lạc Thủ Thiếu dương khiến người Hầu tý, thiệt quyển, miệng
ráo, tâm phiền, ngoài cánh tay đau; tay không thể với lên đầu. Thích ở trên
móng ngón tay giữa và ngón vô danh, cách chỗ móng bằng chiếc là Hẹ (cửu
diệp) đều một “Vĩ” (vết, hoặc nóát). Hạng tráng niên, khỏi ngay; người già một
lát sẽ khỏi. Bệnh bên tả, thích bên hữu; bệnh bên hữu, thích bên tả. Bệnh mới
phát, vài ngày khỏi [9].
10) Tà khách ở Lạc Túc quyết âm, khiến người bỗng dưng Sán thống, bạo
thống, thích ở chỗ thịt giáp móng ngón chân cái, mỗi bên một “Vĩ”. Bệnh nhân
là con trai, khỏi ngay, là con gái một lát khỏi. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh
bên hữu, thích bên tả [10].
Tà khách ở Lạc Túc Thái dương, khiến người đầu và cổ đều đau. Thích ở chỗ
thịt giáp móng ngón chân út, mỗi bên một “Vĩ”. Bệnh bên tả, thích bên hữu,
bệnh bên hữu thích bên tả. Như xong một bữa ăn sẽ khỏi [11].
Tà khách ở Lạc Thủ Dương minh, khiến người khí mãn, trong Hung suyễn và
thở gấp, Hiếp, nghẽn, Hung nhiệt, thích ở Quang Xung, Thiếu Thương ngón
tay giữa và ngón vô danh, cách chỗ móng bằng một lá hẹ nằm ngang, mỗi gón
một “Vĩ:”. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh bên hữu, thích bên tả. Như xong
bữu ăn sẽ khỏi [12].
Tà khách ở khoảng tý trưởng (cánh tay, bàn tay), không thể co lại được, thích ở
sau Khỏa (sau khủyu tay), trước lấy tay ấn vào, thấy đau bây giờ mới thích.
Lấy nguyệt (mặt trăng) mọc lặn làm số hạn. Trăng mọc ngày thứ nhất, thích
một “Vĩ”, ngày thứ hai (2 vĩ), ngày 15, 15 (vĩ), ngày 16, 14 (võ) (rút đi dần)
[13].
Tà khách ở mạch Túc Dương kiểu, khiến người mắt đau, bắt đầu từ trong đầu
mắt trước, thích ở dưới. Ngoại khỏa nửa tấc đều 2 “vĩ”. Bệnh bên tả, thích ở
hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Một lát lâu như đi được mười dặm, sẽ khỏi [14].
Nếu bị ngã đau, ác huyết lưu ở bên trong, trong bụng đầy, không đại tiểu được,
trước nên cho uống (lợi dược) (thứ thuốc uống cho lợi đại tiểu). Bệnh đó, do
bên trên thời thương đến mạch của Quyết âm, bên dưới thời thương đến Lạc
của Thiếu dương, thích ở dưới tức Nóäi khỏa, phía trước Nhiên cốc, để cho
huyết ở mạch tiết ra. Lại thích ở Động mạch trên mu bàn chân, vẫn không
khỏi, lại thích ở trên Tam mao, đều một “vĩ” thấy nhớm huyết, khỏi ngay.
Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Nếu bệnh nhân hay bị, kinh,
không vui, cũng thích như phương pháp trên [15].
Tà khách ở Lạc của Thủ Dương minh, khiến người tai điếc, thường không
nghe tiếng gì. Thích ở ngón tay cái, ngón tay trở, chỗ cách móng tay bằng
chiếc lá hẹ nằm ngang, đều một “vĩ”. Có thể nghe tiếng ngay. Nếu không khỏi,
thích ở chỗ thịt và móng tay giáp nhau, có thể nghe được ngay. Nếu bệnh nhân
có lúc vẫn nghe được, thời không thể thích. Nếu trong tai ù ù như gió, cũng
thích bấy nhiêu “vĩ”. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả [16].
Phàm chứng Tý, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ nọ, đi lại không có nơi nhất định.
Nhận ở ngoài thịt, chỗ nào đau thời thích, lấy mặt trăng mọc làm hạn. Khi
dùng châm, theo khí thịnh suy để tính số “vĩ”. Nếu châm quá số ngày, sẽ bị
thoái khí, nếu không kịp số ngày, tà khí sẽ không tả ra được. Bệnh bên tả, thích
ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả, bệnh khỏi, thôi không thích nữa, vẫn chưa
khỏi, lại thích đúng như phép theo mặt trăng khi mọc, ngày thứ một, một “vĩ”
ngày thứ hai hai “vĩ”... Rồi nhiều dần lên đến ngày thứ mười lăm thời mười
lăm “vĩ:” qua ngày mười sáu thời mười bốn “vĩ”, rồi lại rút bớt dần [17].
Tà khách ở kinh mạch Túc Dương minh, khiến người Cừu nục (máu chảy ra
đằng mũi) Răng hàm trên lạnh, thích ở chỗ thịt giáp liền với móng hai ngón
chân giữa và ngón vô danh, đều một “vĩ”. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên
hữu, thích ở tả [18].
Tà khách ở Lạc của Túc thiếu dương, khiến người Hiếp (lườn) đau không thể
thở, khái mà hãn ra, thích ở chỗ thịt giáp liền với hai ngón chân vô danh và
ngón chân út. Đều một “vĩ”. Về chứng “không thể thở”, sẽ khỏi ngay, chứng
hãn ra cũng chỉ ngay. Còn chứng khái, phải cho mặc áo ấm, và cho điều dưỡng
thêm bằng thức ăn có tính ôn, một ngày sẽ khỏi. Bệnh bên tả, thích ở hũu, bệnh
bên hữu, thích ở tả. Bệnh khỏi ngay. Nếu vẫn không khỏi, lại thích đúng như
phép trước [19].
Tà khách ở Lạc của Túc thiếu âm, khiến người đau ở cuống họng, không thể
nuốt thức ăn, không vì cớ gì mà cũng hay nóä, khí dẫn ngược lên Bí môn, thích
mạch Trung ương ở dưới chân Dũng tuyền 3 “Vĩ” tất cả sáu lần thích, khỏi
ngay. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu, thích ở tả. Cuống họng sưng,
không nuốt được nước miếng, cũng có lúc không nhổ ra được, thích ở trước
Nhiên cốt, cho xuất huyết, khỏi ngay. Bệnh ở tả, thích bên hữu, bệnh ở hữu,
thích bên tả [20].
Tà khách ở Lạc của Túc Thái âm, khiến người yêu thống, rút xuống, Thiếu
phúc, đau ra cả sườn, không thể nằm ngửa, thích giải huyết khoảng yêu và cầu
cốt, và trên hai “thăn” (thịt giáp xương sống) đó là yêu du. Lấy mặt trăng mọc
lặn làm số “vĩ” rút chậm khỏi ngay. Bệnh bên tả, thích ở hữu, bệnh bên hữu,
thích ở tả [21].
Tà khách ở Lạc của Túc Thái dương, khiến người co rút, lưng gò đau rút xuống
hiếp. Thích từ cổ trước, đếm từng đốt xương sống, vừa đếm nhanh, vừa ấn tay
mạnh, gặp chõ nào đau, thích ngay, ba “vĩ” khỏi ngay [22].
Tà khách ở Lạc của Túc Thiếu dương, khiến người đau nhức ở Khu trung (tức
hai huyệt Hoàn khiếu ở đùi), không thể cất đùi lên được. Dùng “Hào” (tên một
thứ châm) để châm. Nếu bệnh hàn, thời để châm lâu. Theo mặt trăng mọc lặn
làm số “vĩ”, sẽ khỏi ngay [23].
Điều trị các Kính biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không bệnh, thời dùng phép
mậu thích (1) [24].
Tai điếc, thích ở Thủ Dương minh, không khỏi, nên thích ở Thông mạch. mạch
này ở phía trước tai. Thính hội [25].
Răng đau nhức, thích ở Thủ Dương minh, không khỏi thích vào (cái mạch dẫn
vào trong răng), ở khe răng, sẽ khỏi ngay [26].
Tà khách ở khoảng 5 Tàng, khi phát bệnh, đau rút ở trong mạch, lúc đau, lúc
đỡ, nhận kỹ bệnh, rồi dùng phép Mậu thích. Thông nhị tĩnh huyệt. Trông kỹ và
thích ở Mạch tại các đầu móng chân và móng tay, cho ra huyết. Cách ngày một
lần thích. Thích một lần không khỏi thích năm lần [27].
Cái tà của Thủ Dương minh do sự “mậu truyền” (tức dẫn nhầm) mà dẫn lên
răng (thuộc Túc Dương minh); răng và môi lạnh và đau. Trên mạch ở trên mu
tay có huyết sắc hiện lên, thời thích bỏ đi, lại thích dưới móng ngón tay giữa
thuộc về mạch Thương dương của Túc dương minh, đều một “vĩ”, khỏi ngay.
Bệnh nhân tả thích ở bên hữu, bệnh bên hữu, thích ở bên tả [28].
Tà khách ở lại cả Thủ, Túc Thái âm Thiếu âm và Túc Dương minh. Năm lạc
đó, đều hội họp ở trong tai, trên chằng lên “tả giác”. Vì tà khách ở Lạc nên 5
lạc đều kiệt, khiến cách mạch ở thân thể đều động, người đờ ra như “thây”
không biết gì...Hoặc gọi là Thi quyết. Thích ở cạnh bên trong ngón chân cái,
phía trên móng, Aàn bạch cách móng vằng cái lá hẹ nằm ngang, rồi thích ở
Túc tâm, thích phía trên ngón chân giữa, đều một “Vĩ”, sau lại thích cạnh bên
Lệ đài trong ngón tay cái, cách móng tay bằng một cái lá hẹ nằm ngang, sau
lại thích đầu Nhuệ cốt thuộc Thủ Tâm chủ Thiếu âm, đều một “Vĩ”, khỏi ngay,
nếu không khỏi, gọt bỏ chỗ tóc ở tả giác, vuông bằng một tấc, đốt lấy than, hòa
vào một chén rượu ngon, cho uống. Người không biết uống cũng cố uống, khỏi
ngay [29].
30) Phàm cái số thích, trước phải nhận ở Kinh mạch, án tay dò xem, xét rõ hư
thực để điều trị. Nếu khí huyết không điều thích vào kinh mạch, nếu có nơi đau
mà kinh mạch không mắc bệnh, dùng phép Mậu thích. Lại trong ở bì bộ của
huyết lạc hiện lên, đều phải thích cả. Đó là phương pháp Mậu tích [30].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_sau_muoi_ba_5533.pdf