1. Nước ta có mấy miền địa lí tự nhiên ? Đó là những miền
nào ?
Nước ta có 3 miền địa lí tự nhiên, đó là :
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
8 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên nhiên phân hoá đa dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16
Bài 15
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiếp theo)
1. Nước ta có mấy miền địa lí tự nhiên ? Đó là những miền
nào ?
Nước ta có 3 miền địa lí tự nhiên, đó là :
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
2. Tại sao Đông Bắc và Tây Bắc nằm liền kề nhau nhưng
lại không nằm cùng một miền địa lí tự nhiên ?
Đông Bắc và Tây Bắc nằm liền kề nhau, nhưng không nằm
cùng một miền địa lí tự nhiên là do hai miền này có những khác
nhau cơ bản về một số đặc điểm tự nhiên. Sự khác nhau rõ nhất và
quan trọng nhất đó là sự khác nhau về khí hậu, địa chất, địa hình ;
sau đó kéo theo sự khác nhau của các thành phần tự nhiên khác như
sinh vật, sông ngòi, đất đai,...
3. Hãy trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và
Đông Bắc Bắc Bộ.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hai đặc điểm cơ bản là :
quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất
17
kiến tạo và chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Các
đặc điểm này được thể hiện qua các thành phần tự nhiên của miền.
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600
m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét
nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình đá vôi khá phổ
biến. Hướng nghiêng chung là tây bắc đông nam với các địa hình
bề mặt thấp dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng sông lớn khiến
cho đồng bằng mở rộng.
Địa hình bờ biển đa dạng : nơi thấp phẳng ; nơi nhiều vịnh,
đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, lặng gió (tuy nhiên vẫn có vịnh
nước sâu) thuận lợi cho phát triển kinh tế biển về nhiều mặt.
Tài nguyên khoáng sản : giàu than, vật liệu xây dựng, sắt,
thiếc, vonfram, chì, bạc, kẽm,... Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu
khí Sông Hồng.
Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa
đông lạnh. Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận
nhiệt đới (với nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh quan
thiên nhiên theo mùa.
Khí hậu, dòng chảy sông ngòi có sự bất thường về nhịp điệu,
thời tiết có tính bất ổn định cao.
4. Hãy trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ.
18
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hai đặc điểm chung cơ
bản là : có mối quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa
chất kiến tạo và sự suy yếu, giảm sút ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc.
Đặc điểm này được thể hiện ở hướng tây bắc đông nam
của hệ thống núi và sông ngòi ; ở địa hình núi cao và núi trung bình
chiếm ưu thế và ở tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của
thành phần thực vật phương Nam.
Đây là miền duy nhất ở Việt Nam có địa hình núi cao với
đầy đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng núi có
nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung
lũng rộng.
Các dãy núi thuộc Trường Sơn Bắc ăn lan ra biển đã thu
hẹp dần diện tích đồng bằng.
Đoạn từ đèo ngang đến đèo Hải Vân, ven biển có nhiều cồn
cát, nhiều bãi tắm đẹp ; nhiều đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng
thuỷ sản.
Vai trò bức chắn của dải Trường Sơn với hai mùa gió
nghịch hướng đông bắc và tây nam đã làm cho mùa mưa chậm dần
sang thu đông và hình thành thời tiết gió Tây khô nóng ở đồng bằng
Bắc Trung Bộ vào mùa hạ.
19
Rừng còn tương đối nhiều ở núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau
Tây Nguyên).
Khoáng sản có sắt, thiếc, apatit, crôm, titan, vật liệu xây
dựng.
Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra
trong miền.
5. Hãy trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền Nam
Trung Bộ và Nam Bộ.
Miền này có cấu trúc địa chất địa hình khá phức tạp, gồm
các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bốc mòn và bề mặt cao
nguyên badan, đồng bằng châu thổ lớn ở Nam Bộ và các đồng bằng
nhỏ, hẹp ven biển. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn
giữa hai sườn Đông, Tây của Nam Trường Sơn biểu hiện rõ rệt.
Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển được
che chắn bởi các đảo ven bờ.
Đặc điểm chung cơ bản của miền là do khí hậu cận xích đạo
gió mùa. Điều này được thể ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt độ năm
nhỏ và khí hậu có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Khí hậu thuận lợi cho sự
phát triển rừng cây họ Dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò
rừng, trâu rừng ; trước đây có cả tê giác và bò tót ở vùng Tây
Nguyên. Ven biển phát triển rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn,
20
cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới,
xích đạo ẩm. Dưới nước giàu cá, tôm.
Thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn ; ở
Tây Nguyên có nhiều bôxit.
Những khó khăn lớn : xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi ;
ngập lụt ở đồng bằng Nam Bộ ; thiếu nước nghiêm trọng vào mùa
khô.
6. Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên
của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ trong sự phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường.
Những thuận lợi :
+ Khí hậu có một mùa đông lạnh thuận lợi cho phát triển cây
trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới, tạo nên cơ cấu cây trồng và vật
nuôi đa dạng.
+ Địa hình đồi núi thấp thuận lợi cho phát triển chăn nuôi,
trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
+ Đồng bằng mở rộng thuận lợi cho phát triển cây trồng hàng
năm, đặc biệt là cây lúa nước.
+ Vùng biển đáy nông, lặng gió thuận lợi cho phát triển kinh
tế biển về nhiều mặt.
21
+ Giàu tài nguyên khoáng sản : than, vật liệu xây dựng, sắt,
thiếc, vofram, chì, kẽm, dầu khí,... là cơ sở để phát triển ngành công
nghiệp.
Những khó khăn :
+ Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy
sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn
trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền.
+ Vào mùa đông do sự tác động của gió mùa Đông Bắc nên
nhiều lúc nhiệt độ xuống quá thấp, kéo dài trong nhiều ngày dẫn
đến rét đậm, rét hại, sương muối, sương giá,... ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người và sản xuất.
7. Tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có những
thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường ?
Những thuận lợi :
+ Đây là miền duy nhất ở Việt Nam có địa hình núi cao với
đầy đủ ba đai cao. Vì thế, sinh vật miền này có sự phong phú về
thành phần loài, có cả các loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
+ Nhiều dạng địa hình khác nhau thuận lợi cho phát triển
chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông lâm
nghiệp kết hợp.
22
+ Đoạn từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân, ven biển có nhiều
cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cửa sông thuận lợi cho phát triển
các ngành kinh tế biển.
+ Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh
(chỉ đứng sau Tây Nguyên).
+ Khoáng sản có : thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây
dựng.
Những khó khăn :
+ Địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.
+ Các dãy núi ăn lan ra biển nên diện tích đồng bằng nhỏ, hẹp,
bị chia cắt nên khó canh tác.
+ Mùa hạ có gió Tây khô nóng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
con người và sản xuất.
+ Các mỏ khoáng sản thường nằm trong các vùng núi sâu, khó
khai thác.
+ Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra
trong miền.
8. Tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có những
thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường ?
Những thuận lợi :
23
+ Có đồng bằng Nam Bộ rộng lớn thuận lợi cho phát triển cây
hàng năm, đặc biệt là cây lúa nước. Các cao nguyên badan thích
hợp cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển được
che chắn bởi các đảo ven bờ thuận lợi cho việc xây dựng các hải
cảng. Biển giàu tôm, cá.
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, với nhiệt ẩm lớn thuận lợi cho
phát triển rừng, các loài động vật phong phú, cây trồng và vật nuôi
sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Rừng Tây Nguyên giàu có, độ che phủ lớn nhất cả nước,
trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm. Ven biển có rừng ngập
mặn với thành phần loài đa dạng.
+ Vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn.
Tây Nguyên có bôxit.
Những khó khăn : Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, lũ lụt
trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong
mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_15_6088.pdf