Hoàng Đế hỏi rằng:
Dùng ngũ cốc để làm thang dịch với giáp lễ (r ượu ngọt), như thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phải dùng gạo lúa đạo (tức gạo nếp) đun bằng rơm lúa đạo Gạo lúa đạo có cái
tính chất hoàn toàn để nuôi được năm tàng, rơm lúa đạo có cái khí hợp với
“bính tân” để hóa thủy và nuôi được ngũ tàng. Sở dĩ dùng như vậy là cốt để
cho giúp ích cái sự chuyển vận của trung ương, để thấp nhuần ra bốn tàng bên
ngoài [2].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Đời thượng cổ tuy có làm ra thang dịch, giao lễ, nhưng chỉ làm mà không
dùng, là vì cớ sao ? [3]
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên mười bốn: thang dịch giao lễ luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên mười bốn: THANG DỊCH GIAO LỄ LUẬN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Dùng ngũ cốc để làm thang dịch với giáp lễ (rượu ngọt), như thế nào? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phải dùng gạo lúa đạo (tức gạo nếp) đun bằng rơm lúa đạo Gạo lúa đạo có cái
tính chất hoàn toàn để nuôi được năm tàng, rơm lúa đạo có cái khí hợp với
“bính tân” để hóa thủy và nuôi được ngũ tàng. Sở dĩ dùng như vậy là cốt để
cho giúp ích cái sự chuyển vận của trung ương, để thấp nhuần ra bốn tàng bên
ngoài [2].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Đời thượng cổ tuy có làm ra thang dịch, giao lễ, nhưng chỉ làm mà không
dùng, là vì cớ sao ? [3]
Kỳ Bá thưa rằng:
Các bực thánh nhân đời xưa làm ra thang dịch giao lễ, là chỉ làm để phòng bị
khi nào tà khi nó phạm đến đấy thôi. Nhưng các người về thời kỳ đó, phần
nhiều giữ được hoàn toàn thiện chân, nên tặc phong không mấy khi phạm vào
được. Vì thế, dù có làm ra thang dịch giao lễ, mà cũng không mấy khi phải
dùng tới [4].
Đến đời trung cổ về sau, về sự giữ gìn thiện chân cũng đã có phần không được
hoàn toàn chu đáo, mà tặc phong cũng có đôi khi phạm tới; khi đó dùng tới
thang dịch giao lễ thời rất là công hiệu. [5]
Hoàng Đế hỏi rằng:
Đến đời nay thường dùng mà bệnh cũng không thấy khỏi hẳn là vì sao? [6]
Kỳ Bá thưa rằng:
Ở đời này, tất phải thu góp các thứ độc dược để trị bên trong, và các thứ “xàm,
thạch, châm, ngải” để điều trị bên ngoài, thời bệnh mới mong khỏi được [7].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Đôi khi thấy người ta trị bệnh, đã châm thích khắp các nơi bì nhục gân cốt, và
các huyết mạch cũng đều đã sơ thông, mà công hiệu vẫn không thấy, là vì
sao?[8]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là vì người dùng châm không sử dụng được tinh thần, nên dù có trị cũng là
vô ích [9].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Thế nào là không sử dụng được tinh thần? [10]
Kỳ Bá thưa rằng:
Người dùng châm, nếu tinh thần của mình không chuyên nhất, thì ý của mình
không vững vàng, thời dù có châm, bệnh cũng khó lòng khỏi. Giờ, bệnh nhân
tinh thần đã tan rã, vinh vệ lại hao mòn, lại thêm thị dục vô cùng, ưu hoạn
nóùái tiếp, tinh khí bại hoại, còn khỏi sao được [11].
Hoàng Đế hỏi rằng:
Bệnh lúc mới phát sinh, còn kết tụ ở ngoài bì phu. Nếu không điều trị ngay, lại
để đến lúc bệnh đã thành, thời dù có châm thạch, lương dược cũng không kịp
nữa. Các lương công đời bây giờ, cũng đã đều biết phương pháp dùng thang
dịch, biết các số hạn của bệnh khi tiến hay thoái, lại gần gụi bên cạnh, nghe rõ
tiếng nói, xét rõ mạch sắc... Thế mà chữa bệnh vẫn không khỏi, là vì sao? [12]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh ở nơi gốc, mà “công” lại trị ở nơi ngọn, tà khí đâu vẫn đóng đấy, khỏi
sao được? [13]
Hoàng Đế hỏi rằng:
Dương khí không bảo vệ được ở ngoài bì phu đó là vì Dương khí ở năm Tàng
đã kiệt. Tân dịch không được nhờ khí hóa của Bàng quang, nên đầy ràn ra
ngoài bì phu, bì phu phù thũng, tứ chi co rút...Gặp chứng trạng như vậy, nên
điều trị theo phương pháp nào? [14]
Kỳ Bá thưa rằng:
Nên làm cho huyết mạch điều hòa, dồn bỏ tích trệ bên trong, vận động tứ chi
cho khi huyết khỏi ngưng trệ, làm làm cho Phế khi ấm áp...Cơ nhục và huyết
mạch đã điều hòa, thời chứng thũng mãn sẽ tiêu. Tiếp đó, lại dùng phép “khai
qủi môn” (làm mở chân lông, tức phát hãn) và “khiết tĩnh phủ” (thông bàng
quang, tức lợi tiểu tiện), tinh khí sẽ do đó mà hồi phục, Dương khí của năm
Tàng đều được tán bố...Bệnh sẽ tự khỏi [15].
Hoàng Đế khen phải [16].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_muoi_bon_5661.pdf