Mikhail Afanasyevich Bulgakov là một trong những nhà văn lớn nhất và kỳ bí
nhất của nước Nga, hành trình cuộc đời, hành trình văn chương của ông trên dưới
trăm năm đầy gian nan thăng trầm nhưng hướng về bất tử. Bulgakov theo đuổi một
bút pháp trào phúng chua cay, ở ông có một bản lĩnh nghệ thuật cao cường, không
khoan nhượng trước chế độ. Mối quan tâm đối với sự nghiệp sáng tác của Bulgakov
mỗi ngày một tăng ở Nga và nhiều nơi trên thế giới, tính “thời sự” của cuộc đời và tác
phẩm của ông không hề giảm. Bulgakov quan niệm văn chương phải phản ảnh và thể
hiện được cuộc sống một cách chân thực nhất. Với ông khi nhà văn cầm bút viết nên
một tác phẩm thì phải có trách nhiệm với tác phẩm của mình, trách nhiệm với xã hội,
với loài người. Điều này được thể hiện rõ qua nhân vật Nghệ nhân trong tác phẩm
“Nghệ nhân và Margarita”. Trong bài báo khoa học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về
tác phẩm “Nghệ nhân và Margarita” và quan niệm “thiên chức của nhà văn” của
Bulgakov.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu “Thiên chức của nhà văn” qua tác phẩm “Nghệ nhân và Margarita” của M.A. Bulgakov, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31
“THIÊN CHỨC CỦA NHÀ VĂN” QUA TÁC PHẨM
“NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA” CỦA M.A. BULGAKOV
ThS Đỗ Thị Hồng Nhung
Mikhail Afanasyevich Bulgakov là một trong những nhà văn lớn nhất và kỳ bí
nhất của nước Nga, hành trình cuộc đời, hành trình văn chương của ông trên dưới
trăm năm đầy gian nan thăng trầm nhưng hướng về bất tử. Bulgakov theo đuổi một
bút pháp trào phúng chua cay, ở ông có một bản lĩnh nghệ thuật cao cường, không
khoan nhượng trước chế độ. Mối quan tâm đối với sự nghiệp sáng tác của Bulgakov
mỗi ngày một tăng ở Nga và nhiều nơi trên thế giới, tính “thời sự” của cuộc đời và tác
phẩm của ông không hề giảm. Bulgakov quan niệm văn chương phải phản ảnh và thể
hiện được cuộc sống một cách chân thực nhất. Với ông khi nhà văn cầm bút viết nên
một tác phẩm thì phải có trách nhiệm với tác phẩm của mình, trách nhiệm với xã hội,
với loài người. Điều này được thể hiện rõ qua nhân vật Nghệ nhân trong tác phẩm
“Nghệ nhân và Margarita”. Trong bài báo khoa học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về
tác phẩm “Nghệ nhân và Margarita” và quan niệm “thiên chức của nhà văn” của
Bulgakov.
Từ khóa: Nghệ Nhân và Margarita; nhà văn trào phúng, giả tưởng, hiện thực;
quyết liệt chống đối; xã hội Xô Viết; trách nhiệm nhà văn.
I. “Nghệ nhân và Margarita” – tác phẩm vượt thời gian
Tiểu thuyết ―Nghệ nhân và Margarita‖ được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp
sáng tác của Bulgakov. Trong di sản văn học nhân loại không ít những tác phẩm
để đến được bạn đọc phải trải qua bao gian truân, tốn bao công sức, nhưng một
số phận như ―Nghệ nhân và Margarita‖ quả thật hiếm có. Ðược viết trong mười
hai năm, bắt đầu từ năm 1928 với cái tên dự định là ―Tiểu thuyết về quỷ sứ‖, bị
xé, bị đốt, viết đi viết lại bảy lần; cho đến năm 1940 nằm trên giường bệnh, mắt
lòa, Bulgakov vẫn đọc cho vợ sửa chữa; sau khi nhà văn qua đời, người vợ tận
tụy là Elena Sergheevna Bulgakova cùng bạn bè và những người hâm mộ ông
sau hơn một phần tư thế kỷ chạy vạy mới công bố được tác phẩm bị cắt xén ―một
cách man rợ‖ (lời của tiến sĩ Laksin, nhà nghiên cứu Bulgakov hàng đầu ở Nga)
trên tờ tạp chí Moskva [4]. Nhưng ngay ở dạng lược bỏ này cuốn tiểu thuyết
cũng gây nên chấn động lớn; nhiều người đã tìm cách đánh máy, thậm chí chép
tay những đoạn bị cắt bỏ, tỉ mỉ dán thêm vào các trang tạp chí để có được trọn
vẹn tác phẩm - hiện nay nhiều tủ sách gia đình ở Nga còn lưu giữ những ―ấn
phẩm‖ dày cộm đó mà K. Simonov gọi là ―chứng liệu của thời đại‖ [1]. Năm
1973, ―Nghệ nhân và Margarita‖ lần đầu tiên xuất bản đầy đủ bằng tiếng Nga, và
lập tức được dịch ra tiếng Anh ở Anh và Mỹ; tiếng Pháp ở Pháp và Thụy Sĩ;
32
tiếng Hi Lạp in ba lần hai bản dịch. Rồi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Ðức,
Rumani... Cho đến năm 1975, ở Budapest ra liên tiếp bốn lần (1969, 1970, 1971,
1975)... Ðược nhiều lần đưa lên sân khấu (kịch nói, nhạc kịch) ở Moskva và
nhiều nước khác; được nhiều lần dựng thành phim truyện, phim truyền hình.
Khắp nơi bùng nổ những cuộc tranh luận về chủ đề tư tưởng, về thi pháp, hình
tượng nhân vật của tác phẩm. Ở Nga và nước ngoài lần lượt xuất hiện nhiều công
trình nghiên cứu lớn về cuốn tiểu thuyết. Người ta nhận thấy rằng, đây là một
miền đất vô tận cho các khám phá, càng khám phá bao nhiêu càng xuất hiện thêm
nhiều vấn đề hấp dẫn và bí ẩn bấy nhiêu. Tác phẩm thể hiện thiên tài tuyệt diệu
của Bulgakov như một nhà văn trào phúng, giả tưởng và hiện thực.
Sự kiện trong tác phẩm được miêu tả xảy ra tại Moskva những năm 20-30,
thời kỳ sau chính sách Kinh tế mới. Đám khán giả hám sống phè phỡn, tham lam,
trụy lạc trong buổi biểu diễn ảo thuật tại nhà hát Tạp kỹ. Chuyện về ông Chủ tịch
Hội đồng nhà cửa Nikanor Ivanovich thiển cận, hay ăn hối lộ. Chuyện trào phúng
về ban phụ trách nhà hát Tạp kỹ, cửa hàng dành cho người nước ngoài, Ủy ban
biểu diễn. Trào phúng của Bulgakov không chỉ gay gắt ở thái độ thể hiện, mà còn
rất thâm trầm. Một bộ com lê không người thản nhiên ngồi trong ghế bành ký các
giấy tờ, quyết định một cách chính xác, chuẩn mực không kém gì ông Chủ nhiệm
vẫn ngồi trong bộ quần áo đó. Một cơ quan có ông thủ trưởng chỉ chăm chăm tổ
chức các hoạt động xã hội, bắt nhân viên tập hát tập thể, và thật lạ lùng: mặc dù
phải hát trái với ý muốn của mình, mặc dù mỗi người ở các vị trí khác nhau,
nhưng tất cả vẫn hát rất đều, dường như dưới một cây gậy chỉ huy vô hình đầy
quyền lực... Nhưng phức tạp hơn, sâu sắc hơn, với tư cách một đối tượng trào
phúng của Bulgakov, là hình tượng Berlioz, Chủ tịch Hội nhà văn Moskva, tổng
biên tập tạp chí lớn, dung túng cho các nhà phê bình, vu khống, tuyên truyền học
thuyết ―sau khi đầu bị cắt, cuộc sống con người cũng chấm dứt, con người biến
thành tro bụi và đi vào cõi vô sinh‖ [3]. Thực chất đây là thái độ tự mãn duy lý
mang danh ―duy vật‖, toan tính ―lên kế hoạch‖ và ―điều hành‖ mọi hình thức của
cuộc sống, phủ nhận mù quáng, thô bạo và ngu dốt tất cả những gì không nằm
trong công thức sơ lược đưa từ trên xuống. Mục đích của Berlioz không phải phê
phán, mà là xóa bỏ các giá trị đạo đức, thẩm mỹ truyền thống nhân loại đã đạt
được qua phát triển. Bulgakov quyết liệt chống lại học thuyết giáo điều, thực chất
là ngu dân đó, bởi nó làm nảy sinh thái độ sống thực dụng thô bạo, biến cuộc đời
con người thành sự tồn tại thiển cận, nghèo nàn về tinh thần. ―Ðáp lại lời khẳng
định của hai nhà văn rằng không những Chúa Trời, mà cả quỷ sứ cũng không tồn
33
tại, chúa quỷ Voland ngơ ngác hỏi: ―Mà sao các ngài lại thế, động tới cái gì cũng
đều không cả!‖[3]. Ðối với tác giả, sự thật, hiện thực cuộc sống, cái bằng cứ thứ
bảy, là tiêu chí cao nhất, là bằng cứ không thể chối cãi của chân lý.
Cùng nhóm sự kiện và nhân vật trào phúng là các nhân vật ma quái: chúa
quỷ Satan - Voland và đoàn tùy tùng. Phần lớn số trang của tiểu thuyết đã dành
để mô tả những gì mà chúa quỷ Voland và đoàn tùy tùng đã ―quậy tưng‖ thành
phố Moskva lên theo cách nào. Chỉ ba ngày đêm đến ―du lịch‖ Moskva, nhóm
này đã quấy đảo, dồn hút lên bề mặt cuộc sống tất cả những gì xấu xa, ác độc, rọi
vào đó những luồng sáng khuếch đại gay gắt đến mức bạn đọc không phải ai
cũng chấp nhận nổi [8]. Bằng những phép thuật được sử dụng như thuốc thử,
Voland đã buộc giới văn nhân tự lộn trái mình ra, bộc lộ những phẩm chất tồi tệ:
Bất tài, dối trá, ăn bám và hám lợi.
Nhóm sự kiện thứ hai gắn liền với số phận của Nghệ Nhân, tức là với cuộc
đời và số phận văn chương của chính Bulgakov, với quan niệm của ông về nghệ
thuật. Trong các bài nghiên cứu, hình tượng Nghệ Nhân thường được coi là ―cái
tôi thứ hai‖ của tác giả. Không phải ngẫu nhiên sau nhiều tìm kiếm, Bulgakov đã
đặt tên cho tác phẩm của mình là ―Nghệ nhân và Margarita‖. Thông qua hình
tượng này, nhà văn tự bộc bạch mình, bộc bạch một cách trung thực, sâu sắc, đầy
đủ những quan niệm nghệ thuật của mình.
Bên cạnh Nghệ Nhân là nàng Margarita. Ðây là một trong những hình
tượng phụ nữ tuyệt vời nhất của văn học Nga, mà nguyên mẫu là người vợ yêu
quý của nhà văn Elena Sergheevna với tình yêu trong trắng, cao thượng của mình
đã đi vào bất tử. Margarita là hiện thân của tình yêu vô bờ bến, vì tình yêu chấp
nhận tất cả. Ðể cứu người tình, nàng sẵn sàng trở thành phù thủy, đi cùng quỷ sứ.
Margarita là thần hộ mệnh của Nghệ Nhân, cũng như tình yêu là thần hộ mệnh
của Nghệ Thuật - cặp bài trùng làm nên số phận [8].
Một nhóm sự kiện nữa trong ―Nghệ nhân và Margarita‖ là những sự kiện
thuộc về lịch sử cổ đại, mà hai nhân vật chính là Ponti Pilat và Christ Giesu. Là
một người nắm rất vững Kinh Thánh, Bulgakov coi Kinh Thánh không phải là
một giáo điều tôn giáo, mà là một giá trị văn hóa của loài người, để từ đó rút ra
những ý nghĩa triết học, đạo đức, thẩm mỹ. Trong tiểu thuyết ―Nghệ nhân và
Margarita‖, Bulgakov dựa vào các truyền thuyết về cuộc đời và cái chết của chúa
Giesu được ghi lại trong bốn cuốn sách Phúc Âm của Tân Ước mà tạo ra, như
các nhà nghiên cứu nhận xét, một sách Phúc Âm mới, ―Phúc Âm của quỷ
Voland‖. Thông qua hai hình tượng nhân vật lịch sử Ponti Pilat và Iesua Ha-
34
Notxri (tên gọi khác của Christ Giesu khi còn sống), Bulgakov đưa ra một vấn đề
vĩnh cửu nhưng đồng thời luôn luôn là thời sự về trách nhiệm của cá nhân trước
lịch sử, trước cuộc đời. Câu chuyện về Ponti Pilat và Iesua Ha-Notxri, theo lời K.
Simonov, ―là một trong những trang tuyệt vời nhất của văn học Nga thế kỷ XX‖
[1]. Trong ―Nghệ nhân và Margarita‖ Bulgakov đã làm được cái mà hầu như
không một nhà văn nào làm được: để cho nhân vật nhà văn của mình sáng tác ra
một cuốn tiểu thuyết trọn vẹn, và cuốn tiểu thuyết đó đích thực là tuyệt tác.
II. “Thiên chức của nhà văn” được thể hiện qua nhân vật Nghệ Nhân trong
tác phẩm
Như chúng ta đã nói ở trên hình tượng Nghệ Nhân trong tác phẩm cũng là
―cái tôi thứ hai‖ của tác giả. Qua hình tượng này, tác giả tự bộc bạch mình một
cách sâu sắc, trung thực, đầy đủ những quan niệm của ông về nghệ thuật. Trong
tác phẩm, tuy chi tiết về tiểu sử, diện mạo, tính cách của Nghệ Nhân được đưa ra
không nhiều, nhưng bấy nhiêu cũng đủ để tạo nên sự trọn vẹn của hình tượng. Là
người nghiên cứu lịch sử, làm việc ở viện bảo tàng, biết năm thứ tiếng, trong đó
có hai thứ tiếng cổ là Latinh và Hi Lạp, dịch sách, đọc nhiều biết rộng, Nghệ
Nhân đã chọn một đề tài lịch sử cổ đại, về Ponti Pilat và Iesua Ha-Notxri, cho
cuốn tiểu thuyết của mình. Với kiến thức thu lượm được, với ―sự biết‖ cộng với
những suy ngẫm trong lòng đòi hỏi phải được nói ra, tất cả những điều đó đã trở
thành nhu cầu thôi thúc sáng tác của Nghệ Nhân. Trong cuốn tiểu thuyết này
Bulgakov không kể về bản thân quá trình sáng tạo nghệ thuật. Qua hình tượng
Nghệ Nhân, Bulgakov thể hiện cái thái độ đã được nghiệm trải của mình về bản
chất, về cội rễ triết học của sự sáng tạo đó, về thiên chức, về bi kịch, chiến công
của người nghệ sĩ và về ―phần thưởng‖ mà người nghệ sĩ xứng đáng được nhận.
Trong ―Nghệ nhân và Margarita‖ có một câu được nói ra bởi miệng chúa
quỷ Voland nhưng đã trở thành châm ngôn về số phận của Bulgakov cũng như số
phận nghệ thuật: ―Các bản thảo không cháy‖ [3]. Ðó chính là một trong những
quan niệm sâu sắc nhất, một niềm tin mãnh liệt nhất của nhà văn đối với văn
chương, một cứu cánh của sự sáng tạo nghệ thuật. Cuốn tiểu thuyết của Nghệ
Nhân bị đốt hủy, bản thân anh bị săn đuổi, bị khốn khổ, nhưng nghệ thuật chân
chính, một khi đã được sáng tạo ra, sẽ tồn tại bất chấp tất cả, như cuộc sống, biến
thành chính bản thân cuộc sống [6]. Cũng vì vậy mà các hình tượng hư cấu của
văn học thế giới đi vào tác phẩm Bulgakov cùng với các hiện tượng của cuộc đời
thực. Và Ponti Pilat, nhân vật do Nghệ Nhân sáng tạo ra trong cuốn tiểu thuyết
của mình, gần hai nghìn năm ngồi trên mỏm đá đợi chờ lời phán quyết của Nghệ
35
Nhân. Ðồng thời, cũng ở đây tác giả đã chỉ ra một mặt khác của quan niệm về sự
sáng tạo: cái trách nhiệm, cái nghĩa vụ, cái ―món nợ‖ của người nghệ sĩ, của nghệ
thuật trước cuộc đời. Mặc dù căm ghét cuốn tiểu thuyết đã mang lại bao nhiêu tai
họa cho mình, Nghệ Nhân cũng đã phải nói lời phán quyết cuối, giải thoát quan
tổng trấn Ponti Pilat. Những đau khổ gánh chịu trong đời không làm chết đi bản
chất cao thượng, nhân đạo của người nghệ sĩ.
Bi kịch của Nghệ Nhân là ở chỗ anh không được người đương thời hiểu và
đánh giá đúng. Nó cũng là bi kịch của đời riêng Bulgakov và nhiều thiên tài
khác. Nhưng ở đây có điểm khác biệt giữa cuộc đời Nghệ Nhân và đời thực của
nhà văn: Bulgakov đã đấu tranh quyết liệt cho số phận của mình, còn Nghệ Nhân
thì không. Có lẽ điều khác biệt này thể hiện lập trường của Bulgakov trong nghệ
thuật. Về điều này L. Ianovskaia - một nhà nghiên cứu Bulgakov viết: ―Nghệ
Nhân không phải là chiến sĩ. Nghệ Nhân là nghệ sĩ. Mỗi người cần phải là chính
mình. Và Nghệ Nhân, hơn bất kì một ai khác, đã sống đúng là mình - là hiện thân
vừa của sức mạnh vô biên, vừa của sự yếu đuối vô bờ của sự sáng tạo. Tất nhiên,
mỗi nhà văn, như bất kì một nghệ sĩ nào, cũng mong muốn thành đạt. Nhưng một
nhà văn lớn không chỉ sáng tác vì sự thành đạt. Bởi vì ý nghĩa của sự sáng tạo dù
sao cũng không ở sự thành đạt, mà là ở trong một cái gì khác. Mục đích của sự
sáng tạo là sáng tạo, và sự đánh giá tối cao đối với sự sáng tạo là sự tự đánh giá
của chính bản thân người nghệ sĩ. Và nghĩa vụ của nhà văn, nói thẳng ra, kết thúc
khi tác phẩm của anh ta kết thúc. Cuộc đấu tranh vì sự công nhận đã là một cốt
truyện khác, một chủ đề khác, của tác giả và cuốn tiểu thuyết khác‖ [2]. Có lẽ
chính vì vậy mà Bulgakov đã chọn cho Nghệ Nhân - mà cũng chính là chọn cho
mình - phần thưởng sau khi chết là sự yên tĩnh, phần thưởng dành cho những tâm
hồn mệt mỏi, sự đau khổ nhưng lương tâm trong sạch và thanh thản.
Nói về tài năng của Bulgakov - K. Simonov đã viết: ―Trong Bulgakov có ba
tài năng cùng song hành suốt đời tranh đoạt nhau vị trí số một, đó là tài năng của
nhà văn trào phúng, tài năng của nhà văn giả tưởng và tài năng của nhà văn hiện
thực‖ [1]. Bulgakov đã có rất nhiều tác phẩm phản ảnh chân thực xã hội Xô Viết
thời bấy giờ và xung quanh các tác phẩm của ông luôn diễn ra những cuộc tranh
luận quyết liệt. M. Gorky, V. Vereshayev, K. Stanislavsky đánh giá cao M.
Bulgakov, nhưng những người phủ nhận ông nhiều hơn và quyết liệt hơn [7].
Từ năm 1929, sau ý kiến Stalin cho rằng vở kịch ―Chạy trốn‖ là một hiện
tượng chống Xô Viết, hầu hết các vở kịch của Bulgakov bị cấm diễn. Sách của
ông không được in, người quen lánh dần, tiền hết, không có việc làm, muốn xin
36
làm người gác cổng cũng chẳng ai dám nhận. Trong cảnh cùng quẫn đó, ông đã
viết một bức thư gửi cho chính phủ Liên Xô, trong thư ông viết: ―Trong khi phân
tích những bài báo được lưu trữ trong hồ sơ của tôi, tôi phát hiện ra qua mười
năm hoạt động văn học của tôi trên báo chí Liên Xô đã có 301 bài viết về tôi
trong đó có ba bài khen, còn số bài thù địch chửi rủa là 298. 298 bài báo này là
tấm gương phản chiếu cuộc đời viết văn của tôi. () Tôi xin Chính phủ Liên Xô
lưu ý rằng tôi không phải là một nhà hoạt động chính trị, mà là một nhà văn, toàn
bộ sản phẩm của tôi, tôi đã trao cho sân khấu Xô Viết (...) Tôi xin lưu ý rằng,
không được viết đối với tôi có nghĩa là bị chôn sống (...) Nếu những gì tôi viết
không đủ sức thuyết phục và tôi buộc phải chung thân im lặng ở Liên Xô, tôi đề
nghị Chính phủ Xô Viết cho tôi việc làm theo nghề nghiệp ở nhà hát với tư cách
đạo diễn (...)‖ [7]. Sau khi nhận được bức thư của Bulgakov, Stalin đích thân gọi
điện cho ông. Tổng bí thư trung ương Đảng hứa giúp đỡ nhà văn, hẹn sẽ trực tiếp
gặp nói chuyện với ông. Và mấy ngày sau ông được nhận vào làm đạo diễn ở
Nhà hát Nghệ thuật Moskva.
Hai năm sau đó, vào năm 1931 Bulgakov viết tiếp một bức thư đề gửi Tổng
bí thư trung ương Đảng Stalin: ―Tôi xin thông báo rằng, sau một năm rưỡi im
lặng, trong tôi có những dự định mới lại bùng lên với một sức mạnh không thể
kìm nổi, những dự định đó rộng lớn và mãnh liệt, tôi xin Chính phủ tạo điều kiện
cho tôi thực hiện chúng (...) Tôi có những dự định, nhưng không có sức lực,
không có những điều kiện cần thiết để làm việc‖ [5]. Bulgakov tự gọi mình là
―Con sói văn học duy nhất trên văn đàn Nga‖. Trong thư ông viết: ―Người ta
khuyên tôi nên nhuộm lông đi. Một lời khuyên vô nghĩa. Sói dù có nhuộm, có cắt
lông đi thì nó vẫn không thể nào giống với chó cảnh nuôi nhà được (). Người ta
đối xử với tôi như đối với một con sói. Và đã nhiều năm nay người ta săn đuổi tôi
như săn đuổi một con thú bị bắt nhốt vào trong khoảng sân rào kín theo các
nguyên tắc của một cuộc đầu độc văn học. Tôi không căm giận, nhưng tôi rất
mệt, và cuối năm 1929 thì tôi gục. Bởi vì con thú cũng có thể mệt lắm chứ. Con
thú đã tuyên bố rằng nó không phải là sói nữa, không phải là nhà văn nữa. Từ bỏ
nghề nghiệp của mình. Im lặng. Điều đó, xin nói thẳng ra, là hèn nhát. Không có
một nhà văn nào lại có thể im lặng được. Nếu anh ta im lặng, thì có nghĩa đó
không phải là nhà văn chân chính. Còn nếu nhà văn chân chính mà im lặng thì
anh ta sẽ chết‖ [5].
Những lời trên của M. Bulgakov nói lên cốt lõi quan niệm của ông về ―thiên
chức của nhà văn‖, quan niệm này của ông đã được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn
37
qua hình tượng Nghệ Nhân trong cuốn tiểu thuyết lớn nhất của mình - ―Nghệ
nhân và Margarita‖. Cho đến cuối đời Bulgakov đã làm trọn ―thiên chức‖ đó: ông
không im lặng, ông sáng tác. Mặc dù từ cuối những năm 1920 cho đến khi ông
mất, và thêm cả gần một phần tư thế kỉ tiếp theo, ông không được in một dòng
nào, hàng loạt tác phẩm của ông vẫn lần lượt ra đời: các vở kịch ―Adam và Eva‖,
―Đảo thắm‖, ―Niềm hoan lạc‖, ―Những ngày cuối cùng (Pushkin)‖, kịch bản
chuyển thể ―Những linh hồn chết‖, ―Chiến tranh và hòa bình‖, v.v. tổng số ông
viết đến mười bốn vở kịch; văn xuôi có ―Molier‖ (truyện danh nhân), ―Tiểu thuyết
sân khấu‖ (Những ghi chép của người quá cố), và tác phẩm bất hủ ―Nghệ Nhân và
Margarita‖. Ông không ―im lặng‖, mặc dù tiếng nói của ông bị bưng bít không
đến được với công chúng [6]. Nhưng ―Các bản thảo không cháy‖, số phận nhà
văn được định đoạt trên hết bởi nghệ thuật, - bởi tài năng và trách nhiệm trước
Nghệ Thuật.
III. Kết luận
Có thể nói, trong văn học, Bulgakov đã lựa chọn cho mình một con đường
nguy hiểm nhất: con đường của việc trào lộng, phê phán một cách sâu cay, độc
địa mà hết sức thẳng thắn, dũng cảm trong việc mô tả hiện thực của xã hội Xô
Viết. Chính với những tác phẩm đó Bulgakov đã trở thành ―hiện tượng‖ trong độc
giả Xô Viết và vượt ra biên giới ngoài nước. Tuy nhiên, giới phê bình chính
thống, các giáo sư vẫn chưa đánh giá cao ông. Phải đến thời ―Cải tổ‖ cuối thập kỉ
1980, Bulgakov mới thực sự hiện diện hết tầm cỡ của mình. Tất cả những gì ông
viết ra đều được in đi in lại, nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đưa
lên sân khấu. Đặc biệt, tác phẩm của ông có một sức hút ma quái đối với các nhà
làm phim - hầu hết những tiểu thuyết, truyện vừa của ông đã được đưa lên màn
bạc. Xuất hiện vô vàn các công trình nghiên cứu, các sách chuyên luận về sự
nghiệp sáng tác của ông. Những nhà văn lớn của thế kỉ, từ Tr. Aitmatov đến
Gabriel Marquez, đánh giá cao Bulgakov và thừa nhận ảnh hưởng lớn lao của ông
đối với nhiều nhà văn trên thế giới. Như vậy đến những ngày cuối cùng của cuộc
đời Bulgakov cũng đã phần nào mãn nguyện vì đã hoàn thành xuất sắc ―thiên
chức của nhà văn‖, cũng như nhân vật Nghệ Nhân đã hoàn thành trách nhiệm đối
với tác phẩm, đối với nhân vật của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Симонов К., О трех романах Михаила Булгакова (предисловие),
Булгаков М.А., Романы. - М.: Художественная литература, 1973 г.
38
2. Яновская Л.М., Творческий путь Михаила Булгокова. – М.:
Советский писатель, 1983 г.
3. M. Bulgakov, Nghệ nhân và Margarita, Đoàn Tử Huyến dịch, NXB Lao
Động – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây – 2006.
4. Лакшин В.Я., Мир Михаила Булгакова. <URL: https://lit.wikireading.
ru/36740>
5. Đoàn Tử Huyến. ―Hành trình M. Bulgakov (M.Bulgakov và hai bức thư
gửi Stalin và Chính phủ)‖.
<URL:
hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/hanh-trinh-m-bulgakov-mbulgakov-va-hai-buc-thu-
gui-stalin-va-chinh-phu>
6. Ngô Thị Kim Cúc. ―M. Bulgakov – Bản thảo không bị cháy”.
<URL:https://thanhnien.vn/van-hoa/mbulgakov-ban-thao-khong-bi-chay-
147075.html>
7. Nguyễn Hoàng Linh (giới thiệu, chuyển ngữ và chú giải). ―Một bức thư
nổi tiếng của văn hào Mikhail Bulgakov‖. <URL:
hoa/MOT-BUC-THU-NOI-TIENG-CUA-VAN-HAO-MIKHAIL-BULGAKOV-
523.html>
8. “Nhà văn Bulgakov và tác phẩm”. <URL:https://www.chungta.com/nd/
tu-lieu-tra-cuu/nha_van_bulgakov_va_tac_pham-4.html>
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_chuc_cua_nha_van_qua_tac_pham_nghe_nhan_va_margarita_c.pdf