Thiên chín: lục tiết tạng tượng luận

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe: Trời do cái tiết ‘sáu sáu’ để làm nên một năm; người do cái số ‘chín

chín’ để ‘chế hội’; tính ra người cũng ba trăm sáu mươi nhăm tiết, để hợp với

trời đất, đã lâu rồi. Nghĩa đó như sao, xin cho biết (1).

Kỳ Bá thưa rằng:

Cái tiết ‘sáu sáu’ và ‘chín chín’ chế hội, là cốt để phân rõ ‘thiên độ’ và ghi rõ

‘khí số’ (2) (2).

Thiên độ cốt là chỉ để đo sự vận hành của nhật nguyệt(3). Khí số cốt để ghi cái

công dụng của hóa sinh (3).(4)

Thiên là dương, địa là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm; sự vận hành có phận

kỷ, mỗi một chu có đường lối (5). Nhật vận hành được một độ, thì nguyệt vận

hành được mười hai độ, mà còn lẻ nữa (6). Cho nên tính cả tháng thiếu, tháng

đủ, cộng ba trăm sáu mươi nhăm ngày mà thành một năm, chứa các khí

‘doanh, sóc, hư’ lại mà thành ra tháng nhuận (4).(7)

Lập cây thẳng làm nêu để nhận phương hướng, tính kỹ những giờ khắc

thừa.Đó là hoàn tất cái nhiệm vụ thiên độ (5) (8).

Hoàng Đế hỏi rằng (9):

Tôi đã được nghe thiên độ rồi. Xin cho nghe khí số, hợp lại với nhau như thế

nào? (1)

Kỳ Bá thưa rằng (10) :

Trời lấy ‘sáu sáu’ làm tiết, đất lấy ‘chín chín’ chế hội (2)

Trời có mười ngày, chọn sáu lần mười ngày mà chu giáp, thì thành một năm

(11).

Những bực thông thiên đời xưa, biết được cái gốc về sự sống của con người, là

gốc ở Âm dương. Cái khí đó ở đất thì là chín châu, ở người thì là chín khiếu,

đề thông với tam khí (4)

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên chín: lục tiết tạng tượng luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên chín: LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: Trời do cái tiết ‘sáu sáu’ để làm nên một năm; người do cái số ‘chín chín’ để ‘chế hội’; tính ra người cũng ba trăm sáu mươi nhăm tiết, để hợp với trời đất, đã lâu rồi. Nghĩa đó như sao, xin cho biết (1). Kỳ Bá thưa rằng: Cái tiết ‘sáu sáu’ và ‘chín chín’ chế hội, là cốt để phân rõ ‘thiên độ’ và ghi rõ ‘khí số’ (2) (2). Thiên độ cốt là chỉ để đo sự vận hành của nhật nguyệt(3). Khí số cốt để ghi cái công dụng của hóa sinh (3).(4) Thiên là dương, địa là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm; sự vận hành có phận kỷ, mỗi một chu có đường lối (5). Nhật vận hành được một độ, thì nguyệt vận hành được mười hai độ, mà còn lẻ nữa (6). Cho nên tính cả tháng thiếu, tháng đủ, cộng ba trăm sáu mươi nhăm ngày mà thành một năm, chứa các khí ‘doanh, sóc, hư’ lại mà thành ra tháng nhuận (4).(7) Lập cây thẳng làm nêu để nhận phương hướng, tính kỹ những giờ khắc thừa...Đó là hoàn tất cái nhiệm vụ thiên độ (5) (8). Hoàng Đế hỏi rằng (9): Tôi đã được nghe thiên độ rồi. Xin cho nghe khí số, hợp lại với nhau như thế nào? (1) Kỳ Bá thưa rằng (10) : Trời lấy ‘sáu sáu’ làm tiết, đất lấy ‘chín chín’ chế hội (2) Trời có mười ngày, chọn sáu lần mười ngày mà chu giáp, thì thành một năm (11). Những bực thông thiên đời xưa, biết được cái gốc về sự sống của con người, là gốc ở Âm dương. Cái khí đó ở đất thì là chín châu, ở người thì là chín khiếu, đề thông với tam khí (4). Cho nên sinh ra năm tạng, mà khí thì có ba (5). Do ba mà thành đất, do ba mà thành người (6). Ba mà nhân với ba, hợp lại thì thánh chín, chín chia ra làm chín dã (khu vực), chín đã chia ra làm chín tạng (7). Cho nên ở con người, về hữu hình có bốn tạng về ‘thân có năm tạng’, hợp lại thành chín tạng để ứng với chín ‘dã’ ở trên (8). Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi được nghe cái tiết ‘sáu sáu’ và cái số ‘chín chín’ rồi. Trên kia phu tử nói: ‘chứa khí...Thành nhuận’. Vậy chẳng hay thế nào là khí? (1) Kỳ Bá thưa răng: Năm ngày là một ‘hậu’, ba ‘hậu’ là một ‘khí’ sáu ‘khí’ là một mùa; bốn mùa là một năm...Mà đều theo khí của mùa để làm chủ trị (2). Năm vận cùng rập theo nhau, để cùng đi, cứ đến chọn cái tháng cuối năm, hết vòng rồi lại bắt đầu. Mùa đã lập, khí tán bố, như vòng không chỗ nói. Về ‘hậu’ cũng một khuôn phép ấy (3) Cho nên nói rằng ‘không biết sự ‘da lÂm’ trong một năm, sự suy hay thịnh của khí, và hư thực bởi đâu phát sinh...Không thể gọi là ‘lương công’ (4). Hoàng Đế hỏi rằng: Bắt đầu năm vận, quanh đi như vòng không đầu mối. Vậy về ‘thái quá’ và ‘bất cập’ như thế nào (1). Kỳ Bá thưa rằng: Năm khí thay đổi, đều có ‘sở thắng’, ‘thịnh’ hay ‘hư’ xảy ra là cái lệ thường (2). Hoàng Đế hỏi rằng: Năm khí thay đổi, đều có ‘sở thắng’, ‘thịnh’ hay ‘hư’ xảy ra cái lệ thường (2). Hoàng Đế hỏi rằng: Thế nào là bình khí ? Kỳ Bá thưa rằng: Không sai với thường hậu là bình (3) Hoàng Đế hỏi rằng: Thế nào là thái quá bất cập? Kỳ Bá thưa rằng: - Ở Kinh đã có nói rồi (4). Hoàng Đế hỏi rằng: Thế nào là Sở thắng?... Kỳ Bá thưa rằng: Xuân thắng trường hạ, trường hạ thắng Đông, Đông thắng Hạ, Hạ thắng Thu, Thu thắng Xuân... Đó là được cái thắng về năm hành; nhân lấy cái khí đó để đặt tên cho Tạng (1). Hoàng Đế hỏi rằng: Sao lại biết là thắng? Kỳ Bá thưa rằng: Cốt tìm ở cái khí của nó, nhưng đều phải bắt đầu từ mùa xuân. Nếu khí chửa đến mà đã đến, thì gọi là thái quá. Nóù sẽ bách cái ‘sở bất thắng’ mà lấn cái ‘sở thắng’. Như thế gọi là khi rÂm không phận, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, lương công cũng không thể ngăn được (2). Nếu đã đến mà không đến, thì gọi là bất cập. Như thế thì cái ‘sở thắng’ nó sẽ vọng hành, mà cái ‘sở sinh’ sẽ thu bệnh. Vì cái bất thắng nó bách đến nóùãi thế. Nên gọi là ‘khí bách’ (3). Ta cần phải cầu cái lúc khi nó đến. Cẩn thận để chờ cho đúng lúc, khi có thể cùng hẹn. Nếu trái cái thì hậu ấy, thì cái khí của năm vận sẽ không phân, tật bệnh sẽ sinh ra ở bên trong, dù lương công cũng không chữa được (4). Hoàng Đế hỏi rằng: Có sự gì duyên tập chăng? Kỳ Bá thưa rằng: Khí của trời, không thể nào vô thường, nếu khí không duyên tập, tức là phi thường, phi thường thì là biến (2). Hoàng Đế hỏi rằng: Phi thường thì sẽ biến như thế nào? Kỳ Bá thưa rằng: Biến đến thì mắc bệnh, sở thắng thì nhẹ, sở bất thắng thì nặng. Nhân đó mà lại mắc thêm tà khí thì sẽ chết. Cho nên không phải ‘thì’ của nó thì bệnh nhẹ, đúng vào ‘thì’ của nó thì bệnh nặng (3). Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: Khí hợp mà có hình, nhân biến mà đặt tên; cái vận của trời đất, sự hóa của Âm dương, đối với muôn vật, cái gì ít, cái gì nhiều, xin cho biết (1). Kỳ Bá thưa rằng: Loài thảo sinh ra năm sắc, đến sự biến của năm sắc, sức mắt không thể trông siết, loài thảo sinh ra năm vị, đến cái ngon của năm vị, người ta không thể dùng siết (2). Sự thị dục của tạng không giống nhau, mà đều có giao thông với nhau (3) Trời nuôi con người lấy năm khí, đất nuôi con người bằng năm vị. Năm khí vào mũi, chứa ở Tâm Phế, khiến cho năm sắc sáng sủa, tiếng nói rõ ràng, năm vị vào miệng, chứa ở trường vị. Vị có nơi chứa, để nuôi năm khí. Khí hòa sẽ cùng sinh tân dịch thấm thuần, ‘thần’ do đó sẽ sinh ra (4). Hoàng Đế hỏi: Hình tượng của các tạng như thế nào? Kỳ Bá thưa rằng: Tâm là cái gốc của sinh mệnh con người, sự biến hóa của thần do đó là sinh ra. Vẻ tươi đẹp hiện lên mặt, và đầy đủ khắp huyết mạch. Nóù là kinh thái dương ở trong Dương, thông với khí mùa Hạ (1) Phế là cái gốc của khí, phách ký túc ở đó. Nóù phát hiện ra ngoài lông, và đầy ở trong bì phu. Nóù là Thái Âm ở trong dương, thông với khí mùa Thu (2). Thận là mộc nơi gốc của sự bế tạng, ‘tinh’ chứa ở nơi đó. Nóù tốt đẹp lên tóc, đầy đủ ở trong xương, Nóù là Âm ở trong thiếu Âm, thông với khí mùa Đông (3). Can là cái gốc của sự làm lụng khó nhọc, hồn ký túc ở đó. Nóù tươi đẹp ra các móng tay chân, và đầy đủ ở trong gân. Nóù sinh ra huyết khí. Thuộc về vị là chua, thuộc về sắc là sanh. Nóù là Thiếu dương ở trong dương, thông với khi mùa Xuân (4). Tỳ, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng Quang...là cái gốc của kho đụn. Vinh gửi ở nơi đó, gọi nó là một cơ quan như đồ dùng. Nóù hóa được các chất cặn bã, và du chuyển các vị vào hay ra. Nóù tươi đẹp lên môi và xung quanh miệng. Nóù đầy đủ ra ở thịt. Thuộc về là vị ngọt, thuộc về sắc là vàng. Nóù là chi Âm, thông với thổ khí (5). Tổng cộng tất cả mười một tạng, đều thủ quyết ở Đởm. (6) Cho nên: mạch ở nhân nghinh thấy một thịnh, thì bệnh ở Thiếu dương, thấy hai thịnh thì bệnh ở Thái dương; thấy ba thịnh thì bệnh ở Dương minh; thấy bốn thịnh trở lên thì tức là cách dương (1). Mạch ở thốn khẩu thấy một thịnh, thì bệnh ở Quyết Âm thấy hai thịnh thì bệnh Thiếu Âm; thấy ba thịnh thì bệnh ở Thái Âm. Thấy bốn thịnh trở lên thì tức là Quan Âm (2). Mạch ở nhân nghinh với thốn khẩu đều thấy thịnh, gấp bốn lần trở lên thì gọi là quan cách. Mạch về chứng quan cách, nếu quá không thể hợp được với tinh khí của trời đất, thì sẽ phải chết (3).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_chin_3376.pdf
Tài liệu liên quan