Hoàng Đế hỏi rằng:
- Người mắc bệnh Vị quản ung, chẩn thế nào có thể biết được (1)? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
- Chẩn bệnh đó, nên “hậu” ở Vị mạch. Mạch đó sẽ Trầm. Tế Trầm, Tế là do
khi nghịch. Nghịch thời mạch ở Nhân nghinh tất phải rất thịnh, rất thịnh nên
nhiệt (2) [2].
Nhân nghinh là mạch của Vị. Nếu nghịch mà thịnh thời đó là do nhiệt tụ ở Vị
khẩu, mà không dẫn đi được, nên mới thành chứng Ung ở Vị khẩu [3].
Hoàng Đế hỏi:
Vì sao bệnh nhân không thể nằm yên? [4]
Kỳ Bá thưa rằng:
Vị Tàng bị thương, tinh khônng thể dẫn đi, qui tụ cả vào Vị, nên không thể
nằm yên [5].
Không thể nằm ngửa được, là vì sao? [6]
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên bốn mươi sáu: bệnh năng luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên bốn mươi sáu: BỆNH NĂNG LUẬN
Hoàng Đế hỏi rằng:
- Người mắc bệnh Vị quản ung, chẩn thế nào có thể biết được (1)? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
- Chẩn bệnh đó, nên “hậu” ở Vị mạch. Mạch đó sẽ Trầm. Tế Trầm, Tế là do
khi nghịch. Nghịch thời mạch ở Nhân nghinh tất phải rất thịnh, rất thịnh nên
nhiệt (2) [2].
Nhân nghinh là mạch của Vị. Nếu nghịch mà thịnh thời đó là do nhiệt tụ ở Vị
khẩu, mà không dẫn đi được, nên mới thành chứng Ung ở Vị khẩu [3].
Hoàng Đế hỏi:
Vì sao bệnh nhân không thể nằm yên? [4]
Kỳ Bá thưa rằng:
Vị Tàng bị thương, tinh khônng thể dẫn đi, qui tụ cả vào Vị, nên không thể
nằm yên [5].
Không thể nằm ngửa được, là vì sao? [6]
Phế, như cái lọng che cho cả các Tàng. Phế khí thịnh nện mạch Đại, mạch đại
nên không thể nằm ngửa. Đã bàn rõ ở thiên Kỳ hằng âm dương [7].
Có người mắc bệnh Quyết, chẩn mạch bên Hữu trầm mà Khẩn, mạch bên Tả
Phù mà Trì...Vậy chủ bệnh ở đâu? [8]
Nếu chẩn về mùa Đông, mạch bên Hữu vốn nên Trầm Khẩn, đó là ứng với
bốn mùa, mạch bên Tả Phù mà Trì, dó là trái với bốn mùa. Ở bên tả, nên chủ
về bệnh ở Thận, cũng có quan hệ đến Phế, và đau ở “yêu” [9].
Vì sao? [10]
Vì mạch của kinh Thiếu âm suốt qua Thận, chằng lên phế. Giờ chẩn được Phế
mạch, đủ biết là Thận cũng mắc bệnh mà thành chứng đau ở “yêu” [11].
Có người mắc chứng Cảnh ung (mụn ở cổ), hoặc dùng đá, hoặc dùng châm và
cứu, mà đều khỏi, vậy chính bệnh nó ở đâu? [12]
Đó, danh tuy giống nhau, nhưng bệnh chứng lại có khác. Về khí của bệnh
Ung, nên dùng đá để tả... Vì vậy nên bệnh danh không khác mà trị pháp lại
khác [13].
Có người mắc bệnh “giận dữ, rồi dại”, nguyên nhân bởi đâu? [14]
Đó là sinh ra bởi khí dương ... [15]
Khí dương, sao lại có cuống? [16]
Dương khí vì nén ép, không phấn phát lên được, mới thành chứng cuồng nóä
(1). Bệnh đó gọi là Dương quyết [17].
Điều trị bằng phép nào? [18]
Dương minh thời thường động, Cự dương Thiếu dương không động. Giờ lại
động mà đại, tật, nên mới thành bệnh. Vậy giờ chỉ giảm bớt ăn, sẽ khỏi [19].
Phàm ăn, thời nhờ ở sự biến hóa của Thái âm mà trướng khí ở Dương minh.
Dương minh là một cơ quan vừa nhiều khí lại nhiều huyết, nếu lại cho thêm
thức ăn vào thời dương càng thịnh mà cuồng càng tăng. Vậy điều cần nhất là
giảm bớt ăn, rồi cho uống nước “sinh thiết lạc” (1), vì nó có cái năng lực hạ khí
rất hay [20].
Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh mình nóng, rã rời, hãn ra như tắm, ố phong và thiểu khi…
Đó là bệnh gì? [21]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó gọi là Tửu phong [22].
Điều trị thế nào? [23]
Dùng Trạch tả, Truật, mỗi vị 10 phân, Mi hàm thảo (tức vô tâm thảo, hoặc vô
phong thảo) 5 phân, dùng ba nhúm tay, uống sau khi ăn cơm [24].
Như nói: “mạch Trầm mà tế...” tức là khí chẩn mạch tin vào tay chỉ như hình
“châm” lấy tay miết mạch xuống, nếu Tỳ khí tụ ở Tỳ thời mạch sẽ “kiên”, nếu
Thận khí dồn lên Can, Can dồn lên Tâm thời mạch sẽ “đại” (1). [25]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_bon_muoi_sau_1415.pdf