Thiên bốn mươi hai: PHONG LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Phong nó làm thương người, hoặc phát chứng hàn nhiệt, hoặc là chứng nhiệt

trung, hoặc là chứng hàn trung, hoặc là lệ phong, hoặc là thiên khô, hoặc là

phong. Bệnh đã khác nhau, danh cũng không giống, hoặc phạm tới cả năm

Tàng sáu Phủ. Không hiểu nguyên nhân ra sao, xin cho biết rõ [1].

Kỳ Bá thưa rằng:

Phong khí tàng ở khoảng bì phu, trong không th ể thông, ngoài không thể tiết.

Nó “dẫn đi rất chóng mà biến đổi luôn” làm tấu lý mở rỗng, thời ghê rợn mà

rét, làm tấu lý vít lấp, thời nhiệt mà khó chịu [2]. Nó hàn thời uống ăn kém sút,

nó nhiệt thời cơ nhục hao mòn [3]. Nếu làm cho người bợt bạt mà không ăn

được thời gọi là Hàn nhiệt [4].

Phong khí với khí của Dương minh dồn vào Vị, đi vòng lên đến phía đầu mắt,

nếu là người béo, thời phong khí không tiết ra ngoài được, sẽ gây nên chứng

Nhiệt trung mà mắt vàng, nếu là người gầy, thời tiết ra ngoài mà hàn, sẽ gây

nên chứng hàn trung và chảy cả nước mắt, nước mũi [5].

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên bốn mươi hai: PHONG LUẬN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên bốn mươi hai: PHONG LUẬN Hoàng Đế hỏi: Phong nó làm thương người, hoặc phát chứng hàn nhiệt, hoặc là chứng nhiệt trung, hoặc là chứng hàn trung, hoặc là lệ phong, hoặc là thiên khô, hoặc là phong... Bệnh đã khác nhau, danh cũng không giống, hoặc phạm tới cả năm Tàng sáu Phủ... Không hiểu nguyên nhân ra sao, xin cho biết rõ [1]. Kỳ Bá thưa rằng: Phong khí tàng ở khoảng bì phu, trong không thể thông, ngoài không thể tiết... Nó “dẫn đi rất chóng mà biến đổi luôn” làm tấu lý mở rỗng, thời ghê rợn mà rét, làm tấu lý vít lấp, thời nhiệt mà khó chịu [2]. Nó hàn thời uống ăn kém sút, nó nhiệt thời cơ nhục hao mòn [3]. Nếu làm cho người bợt bạt mà không ăn được thời gọi là Hàn nhiệt [4]. Phong khí với khí của Dương minh dồn vào Vị, đi vòng lên đến phía đầu mắt, nếu là người béo, thời phong khí không tiết ra ngoài được, sẽ gây nên chứng Nhiệt trung mà mắt vàng, nếu là người gầy, thời tiết ra ngoài mà hàn, sẽ gây nên chứng hàn trung và chảy cả nước mắt, nước mũi [5]. Phong khí cùng vào với khí của Thái dương, dẫn đi ở mạch du, giải rắc ra ở khoảng phận nhục, cùng xung đột với Vệ khí, khiến cho mạch đạo không thông lợi, gây nên chứng cơ nhục sùi sưng thành mụn lở. Vệ khí có chỗ không dẫn hành được, sẽ gây nên chứng bất nhân [6]. Về Lệ phong, do vinh khí nhiệt tụ ở cơ nhục, khiến khí không trong mát, gây nên chứng dọc mũi loét nát mà sắc bại, bì phù lở nát. Phong hàn ký tục ở mạch mà không dẫn đi ngược, gọi là Lệ phong, hoặc lại gọi là “hàn, nhiệt” [7]. Tiết lập xuân, ngày Giáp, Aát, bị thương vì Phong, gọi là Can phong, mùa Hạ, Bính, Đinh bị thương vì phong, gọi là Tâm phong, mùa qúi hạ, Mậu, Kỷ bị thương vì phong, gọi là Tỳ phong, mùa Thu, Canh Tân bị trúng về tà, gọi là Thận phong [8]. Phong trúng Du huyệt của năm Tàng sáu Phủ, cũng gọi là phong của Tàng, Phủ [9]. Nếu trúng vào cửa ngõ của khí huyết, thời gọi là Thiên phong [10]. Phong khí theo phong phủ mà dẫn lên, gọi là Não phong [11]. Phong khí phạm vào đầu hệ, thời gây nên chứng mục phong, nhãn hàn [12]. Uống rượu mà trúng phong, thời là Lậu phong [13]. Nhập phòng, hãn ra mà trúng phong, thời là Nóäi phong [14]. Mới gội đầu mà trúng phong, thời là Thủ phong [15]. Phong phạm vào bộ phận trong đã lâu ngày, thời tà chứng Trường phong, Xôn tiết [16]. Phong lưu ở ngoài Tấu lý, thời là Tiết phong... [17] Cho nên “phong là trưởng của trăm bệnh”. Đến khi nó biến hóa để gây nên chứng bệnh khác thời không có phương hướng nhất định... Nhưng tóm lại thời lúc nào cũng do “phong khí” mà gây nên [18]. Hoàng Đế hỏi: Năm Tàng bị phong, chứng trạng khác nhau thế nào, và xin cho biết phép chẩn với bệnh nặng (sự biến chuyển của bệnh...) [19] Kỳ Bá thưa rằng: Chứng trạng của Phế phong, nhiều hãn mà ố phong, thỉnh thoảng ho, hơi thở ngắn, ban ngày nhẹ, về đêm nặng. Chẩn ở phía trên lông mày, sắc trắng bợt [20]. Chứng trạng của Tâm phong nhiều hãn mà ố phong môi khô rộp, hay giận giữ. Bệnh nặng thời nói ra khó khăn. Chẩn ở miệng, sắc đỏ [21]. Chứng trạng của Can phong nhiều hãn mà ố phong, hay bị (buồn, thương), họng khô, hay giận, có ý như ghét đàn bà. Chẩn ở dưới mắt, sắc mặt tái xanh [22]. Chứng trạng của Tỳ phong, nhiều hãn mà ố phong, thân thể mỏi mệt, tứ chi không muốn cử động, không muốn ăn, chẩn ở trên mũi, sắc vàng [23]. Chứng trạng của Thận phong, nhiều hãn mà ố phong, mặt phù thũng, xương sống đau không đứng thẳng được, trong lòng có sự như không được toại ý. Chẩn ở ngoài da, sắc sạm đen [24]. Chứng trạng của Vị phong, cổ nhiều hãn mà ố phong, uống ăn khó khăn, như có vướng mắc nuốt không trôi, phúc bộ hay đầy, nếu không đắp bụng thời hay trướng, ăn thức hàn thời sinh tiết tả. Chẩn thấy thân thể gầy mà bụng to [25]. Chứng trạng của Thủ phong, đầu và mặt nhiều hãn mà ố phong. Trước chứng phong phát sinh một ngày thời bệnh nặng, đầu nhức đến nóãi không thể bước ra ngoài, đến ngày phong phát, thời bệnh lại hơi bớt [26]. Chứng trạng của Lậu phong, có nhiều hãn, thường không dám mặc áo đơn, đến bữa ăn thời hãn ra, có khí hãn nhiều mà thở suyễn, ghê gió, áo thường ẩm ướt vì hãn, miệng khô và khát, không làm được công việc nhọc mệt [27]. Chứng trạng của tiết phong, nhiều hãn, hãn ra ướt cả áo, trong miệng khô, không làm được việc nặng nhọc, toàn thân đều đau và rét...(Rét vì ra hãn nhiều, thành vong dương) [28].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_bon_muoi_hai_0303.pdf
Tài liệu liên quan