Lôi Công hỏi rằng:
Can hư, Thận hư, Tỳ hư Đều khiến con người thân thể nặng nề khó chịu.
Nên dùng độc dược, thích và cứu hoặc dùng biêm thách, hoặc dùng thanh dịch
v.v Vậy mà có khi khỏi, có khi không khỏi, là vì sao? [1]
Hoàng Đế dạy rằng:
Tỳ mạch hư mà phù, tựa phế; Thận mạch tiểu và phù tựa Tỳ; Can mạch cấp và
trầm tựa Thận Đó đều là những mạch chứng mà y giả dễ nhầm. Chỉ có
“thung dung” nhận kỹ, mới có thể biết được. Đến như ba Tàng thổ, mộc, thủy
cùng ở bộ phận dưới, có gì mà không phân biệt được. [2]
Lôi Công hỏi rằng:
Mạch phù mà Huyền, án vào rắn như thạch (đá) xin cho biết đó là bệnh gì? [3]
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên bảy mươi sáu: thị thung dung luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên bảy mươi sáu: THỊ THUNG DUNG LUẬN
Lôi Công hỏi rằng:
Can hư, Thận hư, Tỳ hư… Đều khiến con người thân thể nặng nề khó chịu.
Nên dùng độc dược, thích và cứu hoặc dùng biêm thách, hoặc dùng thanh dịch
v.v… Vậy mà có khi khỏi, có khi không khỏi, là vì sao? [1]
Hoàng Đế dạy rằng:
Tỳ mạch hư mà phù, tựa phế; Thận mạch tiểu và phù tựa Tỳ; Can mạch cấp và
trầm tựa Thận… Đó đều là những mạch chứng mà y giả dễ nhầm. Chỉ có
“thung dung” nhận kỹ, mới có thể biết được. Đến như ba Tàng thổ, mộc, thủy
cùng ở bộ phận dưới, có gì mà không phân biệt được. [2]
Lôi Công hỏi rằng:
Mạch phù mà Huyền, án vào rắn như thạch (đá) xin cho biết đó là bệnh gì? [3]
Hoàng Đế dạy rằng:
Mạch phù mà Huyền, đó là bởi Thận bất túc; Trầm mà thạch, là do Thận khí bị
ngừng mắêc ở bên trong; bệnh nhân khiếp nhược, thiểu khí… là do thủy đạo
không thông lợi, khiến cho hình khí bị tiêu thước; khái khấu và phiền oan, là
do Thận khí nghịch lên. Đó là khí ở một người, và bệnh chỉ phạm vào một
Tàng. [4]
Lôi Công hỏi rằng:
Giờ đây có người, tứ chi rã rời, khái huyết tiết… Ngu này nhận là thương Phế,
thiết mạch thấy phù, đại mà khẩn… Ngu không dám chữa. Thô công dũng
biêm thạch mà khỏi bớt; lại làm cho xuất huyết, huyết ra được mà mình thấy
nhẹ nhàng… Vậy là bệnh gì? [5]
Hoàng Đế dạy rằng:
Mạch phù, đại và hư là do Tỳ khí tuyệt ở bên ngoài, bỏ Vị phủ, trở ra kinh của
Dương minh. Vì hai hỏa không thể thắng được ba thủy, vì vậy nên mạch loạn
mà không thường. Tứ chi rã rời là do tinh khí của Tỳ không đạt ra tới tứ chi;
suyễn và khái, là do thủy khí dồn lên Dương minh; huyết tuyết, là do mạch
cấp, huyết không dẫn hành được. Như đoán là thương Phế, thời nhằm lắm. [6]
Nếu là thủy tà dương Phế thời do Tỳ khí không giữ; Vị khí không thanh; Kinh
khí không sai khiến được; chân tàng hoại quyết, kinh mạch bàng tuyệt, năm
Tàng lậu tiết, không nục thời ẩu. Vậy đối với chứng hậu trên kia, khác hẳn. [7]
Thiên bảy mươi bảy: SƠ NGŨ QUÁ LUẬN
Hoàng Đế nói rằng:
Phàm trước khi chẩn mạch, nên hỏi có phải là trước quí mà sau hèn? Nếu vậy, thời
dù không trúng tà, bệnh do trong sinh ra. Bệnh đó gọi là Thoát doanh. Nếu trước
giàu mà sau nghèo… Bệnh đó gọi là Thất tinh. Năm khí lưu niên, bệnh nó dồn lại.
Y công chẩn bệnh, không biết bệnh danh. Đó là một lỗi. [1]
Phàm muốn chẩn bệnh, phải hỏi sự uống, ăn, cư xử, bạo lạc hay bạo khổ, trước
xướng sau khổ, những trường hợp đó đều làm thương tinh khí; tinh khí kiệt tuyệt,
khiến cho hình thể rã rời. Bạo nộ thời dương Aâm, bạo hỷ thời thương Dương,
quyết khí thượng hành, mạch mãn thời hình khứ. Ngự y chẩn bệnh, không biết như
vậy. Đó là hai lỗi. [2]
Phàm chẩn bệnh, phải biết so sánh những bệnh Kỳ hằng, biết được là giỏi. Bệnh đó
không biết, sao được là biết chẩn. Đó là ba lỗi. [3]
Chẩn bệnh phải chú ý vào “tam thường” (tức là tinh, khí, thần). Vậy phải hỏi trước
quí sau tiện? Hoặc mới bị thất phế, bị nguy nan? Nếu bị những trường hợp như
vậy, thời tinh thần sẽ bị thương; dù không phạm phải tà khí, cũng tất sinh ra bì tiêu,
cân khuất, khó lòng sinh tồn. Y giả không xét ở chỗ đó mà chữa liều, đó là bốn lỗi.
[4]
Phàm chẩn bệnh lại phải biết khí huyết suy vượng như thế nào. Như người đương
giàu có mà bị sa sút, thời thần hồn bị thương. Vì đó, chủ của Tâm là Mạch, chủ của
Can là Cân, như bị cắt đứt… Vậy phải tìm ở nguyên nhân chứng hậu để điều trị.
Nếu bỏ lỡ, đó là năm lỗi. [5]
Cho nên nói rằng: thánh nhân trị bệnh, phải biết rõ lẽ Aâm Dương của trời đất, sự
kinh hỷ của bốn mùa… Rồi do đó mà hoặc dùng châm, cứu, biêm thạch và độc
dược; lại phải biết rõ bản thủy của bệnh mà tham xét với “bát chính, cửu hậu…”
Thời bệnh không còn đâu xót được nữa(1). [6]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_bay_muoi_sau_8329.pdf