Hoàng Đế hỏi: "Ta đã nghe thầy nói về cửu châm, ý nghĩa thật là dồi dào và
rộng rãi, nhưng ta vẫn chưa thể lãnh hội được, dám xin hỏi thầy cửu châm
được sinh ra như thế nào ? Do lý do nào mà mỗi loại đều có những tên gọi
riêng ?”[1].
Kỳ Bá đáp : "Cửu châm được hình thành do ở sự biến hóa của Âm Dương
trong Trời Đất mà thành đại số, con số đó bắt đầu ở nhất mà chấm dứt ở
cửu[2]. Cho nên nói rằng: Nhất là nhằm phỏng theo Thiên, Nhị nhằm phỏng
theo Địa, tam phỏng theo Nhân, tứ phỏng the o Thời, ngũ phỏng theo Âm
(thanh), lục phỏng theo Luật, thất phỏng theo Tinh, bát phỏng theo Phong, cửu
phỏng theo Dã”[3]
Hoàng Đế hỏi: "Số kim châm ứng với số 9 như thế nào ?”[4].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Bậc thánh nhân bắt đầu được con số hình thành Thiên Địa,
đó là từ 1 đến 9, do đó mà phân thành 9 khu vực (Dã), 9 lần 9 là 81, thế là bắt
đầu bằng con số Hoàng chung, và cũng từ đó 9 loại kim được xuất hiện để ứng
với con số ấy [5].
Nhất thuộc Thiên, Thiên thuộc Dương, trong ngũ tạng thì Phế ứng với Thiên,
Phế là nắp đậy của ngũ tạng lục phủ, bì phu là chỗ hợp của Phế, thuộc vùng
Dương phận của con người, Vì thế cây kim tạo ra để châm trị, ắt phải đầu to
đuôi nhọn, nhằm không cho châm vào sâu, chỉ để cho Dương tà xuất ra mà
thôi[6].
Nhị thuộc Địa, Cơ nhục của con người ứng với Thổ, Vì thế cây kim tạo ra để
châm trị, ắt phải có thân kim thẳng hình trụ, mũi hình bầu tròn, nhằm làm sao
để đừng làm thương tổn đến vùng phận nhục, bời vì làm thương vùng này sẽ
làm cho (Tỳ) khí bị kiệt[7].
Tam thuộc Nhân (người), Con người sở dĩ thành người và có sự sống, đó là
nhờ ở huyết mạch, Vì thế cây kim tạo ra để châm trị, ắt thân kim phải to mà
chuôi phải tròn, khiến cho án được mạch mà không hãm vào, làm lưu thông và
dẫn đạo chính khí, làm cho tà khí phải xuất ra 1 mình[8]
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 78: cửu châm luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 78: CỬU CHÂM LUẬN
Hoàng Đế hỏi: "Ta đã nghe thầy nói về cửu châm, ý nghĩa thật là dồi dào và
rộng rãi, nhưng ta vẫn chưa thể lãnh hội được, dám xin hỏi thầy cửu châm
được sinh ra như thế nào ? Do lý do nào mà mỗi loại đều có những tên gọi
riêng ?”[1].
Kỳ Bá đáp : "Cửu châm được hình thành do ở sự biến hóa của Âm Dương
trong Trời Đất mà thành đại số, con số đó bắt đầu ở nhất mà chấm dứt ở
cửu[2]. Cho nên nói rằng: Nhất là nhằm phỏng theo Thiên, Nhị nhằm phỏng
theo Địa, tam phỏng theo Nhân, tứ phỏng theo Thời, ngũ phỏng theo Âm
(thanh), lục phỏng theo Luật, thất phỏng theo Tinh, bát phỏng theo Phong, cửu
phỏng theo Dã”[3]
Hoàng Đế hỏi: "Số kim châm ứng với số 9 như thế nào ?”[4].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Bậc thánh nhân bắt đầu được con số hình thành Thiên Địa,
đó là từ 1 đến 9, do đó mà phân thành 9 khu vực (Dã), 9 lần 9 là 81, thế là bắt
đầu bằng con số Hoàng chung, và cũng từ đó 9 loại kim được xuất hiện để ứng
với con số ấy [5].
Nhất thuộc Thiên, Thiên thuộc Dương, trong ngũ tạng thì Phế ứng với Thiên,
Phế là nắp đậy của ngũ tạng lục phủ, bì phu là chỗ hợp của Phế, thuộc vùng
Dương phận của con người, Vì thế cây kim tạo ra để châm trị, ắt phải đầu to
đuôi nhọn, nhằm không cho châm vào sâu, chỉ để cho Dương tà xuất ra mà
thôi[6].
Nhị thuộc Địa, Cơ nhục của con người ứng với Thổ, Vì thế cây kim tạo ra để
châm trị, ắt phải có thân kim thẳng hình trụ, mũi hình bầu tròn, nhằm làm sao
để đừng làm thương tổn đến vùng phận nhục, bời vì làm thương vùng này sẽ
làm cho (Tỳ) khí bị kiệt[7].
Tam thuộc Nhân (người), Con người sở dĩ thành người và có sự sống, đó là
nhờ ở huyết mạch, Vì thế cây kim tạo ra để châm trị, ắt thân kim phải to mà
chuôi phải tròn, khiến cho án được mạch mà không hãm vào, làm lưu thông và
dẫn đạo chính khí, làm cho tà khí phải xuất ra 1 mình[8].
Tứ thuộc Thời, Thời ở đây là nói về tứ thời bát phong ở khách trong kinh lạc,
gây thành chứng bệnh lựu, Vì thế cây kim tạo ra để châm trị, thân mình phải
thẳng theo hình trụ còn mũi thì phải bén nhọn, khiến cho ta có thể châm tả
được nhiệt, xuất huyết, làm cho các bệnh ngoan cố phải lành[9].
Ngũ thuộc Âm (âm thanh), Âm thanh ở đây là nói đến vùng thuộc mùa đông và
mùa hạ, tức là vùng của Tý và Ngọ, Âm và Dương đang ly biệt, Hàn và Nhiệt
cùng tranh, 2 khí này cùng đánh nhau, hợp nhau để thành ung và mủ, Vì thế
cây kim tạo ra để châm trị, phải làm sao cho mũi của nó phải nhọn như lưỡi
kiếm, có thể châm xuất ra nhiều mủ[10].
Lục thuộc Luật, Luật nhằm điều hòa Âm Dương và tứ thời để hợp với 12 kinh
mạch, nếu khí huyết không điều hòa, ví như lục luật không điều hòa, hư tà sẽ ở
khách nơi kinh lạc để gây thành chứng bạo tý, Vì thế cây kim tạo ra để châm
trị, đầu ắt phải nhọn như sợi lông, vừa tròn vừa nhọn, thân giữa hơi to, nhằm
đuổi được bạo khí[11].
Thất thuộc Tinh, Tinh tượng trưng cho thất khiếu của con người, Khi tà khí ở
khách nơi kinh, gây thành chứng thống lý, nó sẽ ở lại nơi kinh lạc, Vì thế cây
kim tạo ra để châm trị, phải làm sao cho mũi kim nhọn như mũi con muỗi, có
thể dùng phép chờ đợi thật yên tĩnh để khí đến chậm, nhẹ nhàng, cho nên có
thể lưu kim lâu, chính khí nhờ đó mà dần được sung thực (phục hồi), bấy giờ
chân khí và tà khí đều chịu tác dụng của cây kim, Khi rút kim ra tà khí sẽ tán
và chính khí được phù dưỡng[12].
Bát thuộc Phong, Phong ở đây tượng trưng cho 8 quan tiết thuộc tay chân, Các
hư phong xuất ra từ bát chính (8 phương), bát phong này làm thương đến con
người, bên trong nó sẽ ở khách lại tại các khớp xương, thắt lưng, cột sống,
quan tiết, tấu lý để gây thành chứng tý trong chỗ sâu, Vì thế cây kim tạo ra để
châm trị, thân nó phải thật dài, mũi nó phải thật nhọn, có thể đi đến chỗ tà khí
ở sâu và chứng tý ở xa để đuổi chúng[13].
Cửu thuộc Dã, Dã ở đây ví với các vùng khớp xương và bì phu, Nếu Dâm tà
lưu lại và tràn trong chu thân, nó sẽ như chứng phong thủy, nó sẽ đọng lại
khiến cho khí không đi qua được các quan tiết lớn, Vì thế cây kim tạo ra để
châm trị, hình như cây côn mũi nhọn, mũi của nó nhỏ tròn, dùng để tả được
thủy khí đọng lại nơi các quan tiết”[14].
Hoàng Đế hỏi: "Sự dài ngắn của kim châm có theo con số tiêu chuẩn nào
không ?”[15].
Kỳ Bá đáp : "Thứ nhất: Sàm châm, lấy phép ở cân châm, bỏ mũi đi thì thân
kim còn lại là 1 thốn rưỡi, đầu mũi nhọn như mũi tên, cả cây kim dài 1 thốn 6
phân, nó chủ về trị những bệnh ở đầu và thân mình[15].
Thứ nhì: Viên châm, lấy phép ở nhữ châm, thân kim hình trụ tròn, mũi như
hình quả trứng, dài 1 thốn 6 phân, chủ trị ở vùng phận nhục[16].
Thứ ba : Đề châm, lấy phép ở mũi nhọn của hạt lúa thử, dài 3 thốn rưỡi, chủ về
án lên mạch để lấy được chính khí quay về, và làm cho tà khí phải xuất ra[17].
Thứ tư: Phong châm, lấy theo phép nhữ châm, thân kim hình trụ tròn, mũi thật
nhọn, dài 1 thốn 6 phân, chủ về chứng ung và nhiệt, châm xuất huyết[18].
Thứ năm : Phi châm, lấy phép ở độ bén nhọn của lưỡi kiếm, rộng 2 phân rưỡi,
dài 4 thốn, chủ về châm lấy mủ nhiều, đó là lưỡng nhiệt cùng tranh nhau
vậy[19].
Thứ sáu: Viên lợi châm, lấy phép ở ly châm, mũi kim hơi to, nhưng thân lại
nhỏ, làm thế để cho dễ châm sâu vào trong, dài 1 thốn 6 phân, chủ về chứng
ung và chứng tý[20].
Thứ bảy: Hào châm, lấy phép ở lông hào mao, dài 1 thốn 6 phân, chủ về các
chứng Hàn Nhiệt và thống tý ở các lạc mạch[21].
Thứ tám: Trường châm, lấy phép ở kỳ châm, dài 7 thốn, chủ về chứng tý do tà
khí vào sâu bên trong[22].
Thứ chín: Đại châm, lấy phép ở Phong châm (giống như kim thứ tư), nhưng
mũi nhọn hơi tròn, dài 4 thốn, chủ về chứng thủy thũng ở quan tiết không xuất
ra được[23].
Như vậy là hình dáng của các cây kim đã đầy đủ lắm rồi vậy, Đây cũng là phép
tạo ra độ lớn nhỏ, dài ngắn của cửu châm vậy”[24].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe nói về thân hình con người ứng với cửu
dã như thế nào ?”[25].
Kỳ Bá đáp : "Thần xin được nói về thân hình con người ứng với cửu dã: Chân
trái ứng với tiết lập xuân, trực nhật của nó là ngày Mậu dần, Kỷ sửu[26], Hông
trái ứng với tiết xuân phân, trực nhật của nó là ngày Ất mão[27], Tay trái ứng
với tiết lập hạ, trực nhật của nó là ngày Mậu thìn, Kỷ tỵ[28], Ngực, cổ họng,
đầu mặt ứng với tiết hạ chí, trực nhật của nó là ngày Bính ngọ[29], Tay mặt
ứng với tiết lập thu, trực nhật của nó là ngày Mậu thân, Kỷ mùi[30], Hông
phải ứng với tiết thu phân, trực nhật của nó là ngày Tân dậu[31], Chân phải
ứng với tiết lập đông, trực nhật của nó là ngày Mậu tuất, Kỷ hợi[32], Thắt
lưng, xương cùng, nhị âm (tiền và hậu) ứng với tiết đông chí, trực nhật của nó
là ngày Nhâm tý[33], Lục phủ, ba tạng bên dưới ứng với trung châu, ngày đại
cẩm của nó chính là ngày mà Thái nhất đang di hành đến ở tại đó và những
ngày thuộc Mậu và Kỷ[34]. Phàm 9 nơi đã nói trên có thể dùng để chờ để biết
được khí bát chính đang ở tại đâu[35]. Nếu có những ung thũng nào ứng với
bên phải bên trái, bên trên bên dưới mà ta muốn chữa trị, ta không nên trị vào
những ngày tương ứng như nói trên bằng cách cho vỡ mủ trên những ung
thũng đó, Ta gọi đó là những nơi thuộc những ngày Thiên kỵ”[36].
Hình thể an nhàn mà chí thì khổ não, bệnh sẽ sinh ra ở mạch, phép trị là phải
cứu và châm[37]. Hình thể lao khổ mà chí an lạc, bệnh sẽ xảy ra ở cân, phép trị
là phải chườm cho nóng để dẫn khí[38]. Hình thể an nhàn mà chí cũng vui vẻ,
bệnh sẽ xảy ra ở nhục, phép trị là phải châm hoặc biếm (thạch)[39]. Hình thể
lao khổ mà chí cũng khổ não, bệnh sẽ xảy ra ở vùng yết hầu, phép trị phải dùng
thuốc có vị ngọt để điều dưỡng[40]. Những người bị nhiều lần kinh khủng (sợ
quá nhiều), sẽ làm cho cân mạch không thông, bệnh thường làm cho bất nhân
(tê không cảm giác đau đớn), phép trị phải dùng phương pháp án ma và uống
rượu thuốc[41].
Ngũ tạng khí: Tâm chủ về ợ[42], Phế chủ về ho[43], Can chủ về hay nói[44],
Tỳ chủ về nuốc (hơi chua)[45], Thận chủ về ngáp[46].
Lục phủ khí: Đởm chủ về nổi giận[47], Vị chủ về khí nghịch thành ói[48], Đại
trường và Tiểu trường chủ về chứng tiêu chảy[49], Bàng quang không ràng
buộc được sẽ làm cho hay đái dầm[50], Hạ tiêu tràn ngập nước ra bì phu thành
chứng thủy thũng[51].
Ngũ vị: Vị chua nhập vào Can[52], vị cay nhập vào Phế[53], vị đắng nhập vào
Tâm[54], vị ngọt nhập vào Tỳ[55], vị mặn nhập vào Thận[56], vị đạm (nhạt)
nhập vào Vị, đó gọi là ngũ vị[57].
Ngũ tịnh: Tinh khí tràn nhập vào Can sẽ làm cho lo lắng[58], tràn nhập vào
Tâm sẽ làm cho vui mừng[59], tràn nhập vào Phế sẽ làm cho bi thương[60],
tràn nhập vào Thận sẽ làm cho khiếp sợ[61], tràn nhập vào Tỳ sẽ làm cho sợ
hãi[52]. Đây gọi là khí của ngũ tinh tràn nhập vào tạng vậy[63].
Ngũ ố (ghét): Can ố Phong[64], Tâm ố Nhiệt[65], Phế ố Hàn[66], Thận ố
Táo[67], Tỳ ố Thấp, Đây là khí của ngũ tạng có những điều sở ố (ghét) [68].
Ngũ dịch: Tâm chủ về mồ hôi[69], Can chủ về nước mắt[70], Phế chủ về nước
mũi[71], Thận chủ về nước dãi[72], Tỳ chủ về nước miếng, Đây là những nơi
xuất ra các chất nước nhờn[73].
Ngũ lao : nhìn lâu làm thương đến huyết[74], nằm lâu làm thương đến khí[75],
ngồi lâu làm thương đến nhục[76], đứng lâu làm thương đến cốt[77], đi lâu
làm thương đến cân, Đây là 5 loại lâu làm thương thành bệnh vậy[78].
Ngũ tẩu (chạy): Vị chua chạy về cân[79], vị cay chạy về khí[80], vị đắng chạy
về huyết[81], vị mặn chạy về cốt[82], vị ngọt chạy về nhục, Đây gọi là ngũ tẩu
vậy[83].
Ngũ tài (giảm bớt): Bệnh ở tại cân, không nên ăn vị chua[84], Bệnh ở tại khí,
không nên ăn vị cay[85], Bệnh ở tại cốt, không nên ăn vị mặn[86], Bệnh ở tại
huyết, không nên ăn vị khổ[87], Bệnh ở tại nhục, không nên ăn vị ngọt[88],
Cho dù miệng thèm ăn, cũng không nên ăn nhiều, ắy phải tự tiết giảm, đó gọi
là ngũ tài[89].
Ngũ phát: Âm bệnh phát ra ở cốt[90], Dương bệnh phát ra ở huyết[91], Âm
bệnh phát ra ở nhục[92], Dương bệnh phát ra ở mùa đông[93], Âm bệnh phát
ra ở mùa hạ[94].
Ngũ tà : Tà nhập vào Dương sẽ thành bệnh cuồng[95], tà nhập vào Âm sẽ
thành chứng huyết tý[96], tà nhập vào Dương, chuyển ra thành chứng điên
tật[97], Tà nhập vào Âm, chuyển ra thành bệnh câm[98], Dương nhập vào Âm,
bệnh xảy ra ở tình trạng tĩnh[99], Âm xuất ra từ Dương, bệnh thường hay nổi
giận[100].
Ngũ tàng: Tâm tàng thần[101], Phế tàng phách[102], Tỳ tàng ý[103], Thận
tàng tinh, chí[104], Can tàng hồn[105].
Ngũ chủ: Tâm chủ mạch[106], Phế chủ bì[107], Can chủ cân[108], Tỳ chủ cơ
nhục[109], Thận chủ cốt[110].
Dương minh nhiều khí huyết[111], Thái dương nhiều huyết ít khí[112], Thiếu
dương nhiều khí ít huyết[113], Thái âm nhiều huyết ít khí[114], Quyết âm
nhiều huyết ít khí[115], Thiếu âm nhiều khí ít huyết[116]. Cho nên nói rằng:
châm Dương minh cho xuất cả huyết lẫn khí[117], châm Thái dương chỉ cho
xuất khí mà không nên cho xuất huyết[118], châm Thái âm nên cho xuất huyết
không nên cho xuất khí[119], châm Quyết âm nên cho xuất huyết mà không
nên cho xuất khí[120], châm Thiếu âm nên cho xuất khí mà không cho xuất
huyết[121].
Túc Dương minh và Thái âm cùng làm biểu lý nhau[122], Thiếu dương và
Quyết âm cùng làm biểu lý nhau[123], Thái dương và Thiếu âm cùng làm biểu
lý nhau[124]. Đây gọi là Âm Dương của Túc (cùng làm biểu lý)[125]. Thủ
Dương minh và Thái âm cùng làm biểu lý nhau[126], Thiếu dương và Tâm chủ
cùng làm biểu lý nhau[127], Thái dương và Thiếu âm cùng làm biểu lý
nhau[128]. Đây gọi là Âm Dương của Thủ (cùng làm biểu lý nhau)”[129]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_78_327.pdf