Thiên 76: vệ khí hành

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về con đường vận hành của khí, nó xuất

nhập từ Âm kinh sang Dương và từ Dương kinh sang Âm như thế nào ?”[1].

Bá Cao đáp : "Mỗi tuế có 12 nguyệt, mỗi nhật có 12 thời[2]. Trục tý và ngọ

đóng vai kinh (đường thẳng đứng), trục mão và dậu đóng vai vĩ (đường nằm

ngang)[3]. Thiên vận hành 1 vòng là hết 28 tú, mỗi diện (phương) gồm 7 tinh

(sao), 4 lần 7 là tất cả 28 sao[4]. Phòng và Mão đóng vai vĩ, sao Hư và Trương

đóng vai kinh[5]. Vì thế từ sao Phòng đến sao Tất thuộc Dương, từ sao Mão

đến sao Tâm là thuộc Âm[6]. Dương chủ ban ngày, Âm chủ ban đêm[7]. Cho

nên, sự vận hành của vệ khí, cứ mỗi ngày và mỗi đêm được 50 chu toàn thân:

ban ngày nó vận hành ở Dương phận 25 chu, ban đêm nó vận hành ở Âm phận

25 chu, đi khắp ngũ tạng[8].

Cho nên, sáng sớm thì Âm khí tận, Dương khí (nhận khí từ Âm) để xuất ra ở

huyệt Tinh Minh (khoé mắt trong)[9]. Khi ta mở mắt ra thì vệ khí bắt đầu đi

lên trên đầu, dọc theo cổ gáy rồi theo con đường của túc Thái dương Bàng

quang kinh mà xuống dưới, dọc theo lưng, xuống đến đầu ngón chân út huyệt

Chí Âm[10]. Con đường tán hành mở rộng khắp của nó, tách biệt để đi từ khoé

mắt ngoài đi xuống dưới theo con đường của thủ Thái dương kinh, xuống đến

mép ngoài của ngón tay út huyệt Thiếu Trạch[11].

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 76: vệ khí hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 76: VỆ KHÍ HÀNH Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về con đường vận hành của khí, nó xuất nhập từ Âm kinh sang Dương và từ Dương kinh sang Âm như thế nào ?”[1]. Bá Cao đáp : "Mỗi tuế có 12 nguyệt, mỗi nhật có 12 thời[2]. Trục tý và ngọ đóng vai kinh (đường thẳng đứng), trục mão và dậu đóng vai vĩ (đường nằm ngang)[3]. Thiên vận hành 1 vòng là hết 28 tú, mỗi diện (phương) gồm 7 tinh (sao), 4 lần 7 là tất cả 28 sao[4]. Phòng và Mão đóng vai vĩ, sao Hư và Trương đóng vai kinh[5]. Vì thế từ sao Phòng đến sao Tất thuộc Dương, từ sao Mão đến sao Tâm là thuộc Âm[6]. Dương chủ ban ngày, Âm chủ ban đêm[7]. Cho nên, sự vận hành của vệ khí, cứ mỗi ngày và mỗi đêm được 50 chu toàn thân: ban ngày nó vận hành ở Dương phận 25 chu, ban đêm nó vận hành ở Âm phận 25 chu, đi khắp ngũ tạng[8]. Cho nên, sáng sớm thì Âm khí tận, Dương khí (nhận khí từ Âm) để xuất ra ở huyệt Tinh Minh (khoé mắt trong)[9]. Khi ta mở mắt ra thì vệ khí bắt đầu đi lên trên đầu, dọc theo cổ gáy rồi theo con đường của túc Thái dương Bàng quang kinh mà xuống dưới, dọc theo lưng, xuống đến đầu ngón chân út huyệt Chí Âm[10]. Con đường tán hành mở rộng khắp của nó, tách biệt để đi từ khoé mắt ngoài đi xuống dưới theo con đường của thủ Thái dương kinh, xuống đến mép ngoài của ngón tay út huyệt Thiếu Trạch[11]. Con đường tán hành của nó tách biệt để đi từ khoé mắt ngoài, đi xuống dưới theo con đường của túc Thiếu dương kinh, rót vào trong khoảng ngón chân út và áp út huyệt Khiếu Âm, nó lại đi lên dọc theo mép cạnh của thủ Thiếu dương kinh, xuống dưới đến khoảng ngón tay út và áp út huyệt Quan Xung[12]. Con đường biệt hành nữa lên đến vùng trước tai, hợp với vùng thuộc huyệt Thừa Khấp và Giáp Xa, rồi rót vào túc Dương minh kinh để đi xuống dưới đến mu bàn chân rồi nhập vào khoảng huyệt Lệ Đoài[13]. Con đường tán hành của nó đi từ dưới tai xuống dưới theo con đường của thủ Dương minh kinh, nhập vào trong khoảng ngón tay cái, rồi nhập vào trong lòng bàn tay[14]. Riêng con đường đi xuống đến dưới chân, nó sẽ nhập vào giữa Tâm của bàn chân, xuất ra ở mắt cá trong, xuống dưới vùng Âm phận, sau đó nó lại quay trở lên để hợp với khoé mắt trong, Ta gọi đó là 1 chu[15]. Cho nên, nhật hành 1 xá (tú: 1 sao), thì nhân khí vận hành 1 chu lẻ 8/10 trong thân người, nhật hành 2 xá thì nhân khí vận hành 3 chu lẻ 6/10, nhật hành 3 xá thì nhân khí vận hành 5 chu lẻ 4/10, nhật hành 4 xá thì nhân khí vận hành 7 chu lẻ 2/10, nhật hành 5 xá thì nhân khí vận hành 9 chu, nhật hành 6 xá thì nhân khí vận hành 10 chu lẻ 8/10, nhật hành 7 xá thì nhân khí vận hành 12 chu lẻ 6/10, nhật hành 14 xá thì nhân khí vận hành 25 chu lẻ 2/10[16]. Thế là Dương tận ở Âm, còn Âm thì nhận lấy khí[17]. Khi mà khí bắt đầu nhập vào Âm, thường là đi từ túc Thiếu âm kinh để rót vào Thận, Thận lại rót vào Tâm, Tâm lại rót vào Phế, Phế lại rót vào Can, Can lại rót vào Ty,. Tỳ trở lại rót vào Thận, thế là tròn 1 chu[18]. Cũng vì thế, nếu dạ hành 1 xá, nhân khí cũng vận hành trong các Âm tạng (Âm kinh) đủ 1 chu và lẻ 8/10 (như ở Dương kinh), rồi nó cũng như ở Dương kinh vận hành đủ 25 chu, để rồi cuối cùng lại hợp nhau tại khoé mắt trong huyệt Tinh minh. Mỗi 1 nhật và 1 dạ, khí vận hành ở Dương phận và Âm phận đúng 50 chu lẻ ra 4/10, bởi vì nó vận hành Âm phận cũng phải lẻ ra 2/10, Vì thế, con người lúc ngủ lúc thức có sớm có muộn khác nhau, vì thế trong cách tính phải có số lẻ dư ra”[18]. Hoàng Đế hỏi: "Vệ khí vận hành ở thân thể, lên xuống, vãng lai không theo 1 thời gian cố định nào, như vậy muốn chờ đợi khí vận hành để mà tiến hành châm trị, phải làm sao?”[19] Bá Cao đáp : “Thiên vận hành với những phân độ nhiều ít khác nhau, thời gian ban ngày có khi ngắn có khi dài, bốn mùa xuân thu đông hạ tùy theo sự tiêu trưởng của ngày đêm mà quy định dài hay ngắn[20]. Sau đó, ta dựa vào sáng sớm làm tiêu chuẩn cho ban ngày, lại dựa vào đêm tàn để biết rằng vệ khí bắt đầu vận hành ở Dương phận[21]. Vì thế, mỗi ngày và mỗi đêm, nước chảy xuống 10 khắc, 25 khắc đúng lànửa ngày, cứ thường như thế không ngưng nghỉ, đến lúc mặt trời lặn thì xem như dứt 1 ngày[22]. Chúng ta theo dõi sự dài ngắn của nhật nhập và nhật xuất, rồi dựa vào đó để làm tiêu chuẩn ngày đêm để tiến hành việc châm trị cho đúng thời[23]. Nếu chúng ta cẩn thận chờ đợi đúng thời của khí để châm trị, ta có thể đoán định thời gian chữa trị cho lành bệnh, còn nếu ta làm mất đi cái thời và nghịch lại với thời lệnh của 4 mùa thì trăm bệnh sẽ không trị được[24]. Cho nên nói rằng: châm trị hư chứng, nên châm theo phép ‘tùy nhi tế chi’ (rượt theo nó để bổ)[25]. Đây nói về việc bổ tả trước hay sau để biết được khí còn hay đã tiêu trừ, từ đó ta mới chờ đợi khí hư hay thực để mà châm trị[26]. Vì thế phương pháp chờ đợi để biết được bộ vị của khí đang ở đâu để tiến hành việc châm trị, đó gọi là phùng thời (gặp đúng với thời)[27]. Nói rõ hơn, nếu bệnh đang ở tam Dương kinh, ta nên chờ đợi khi nào khí cũng đang ở Dương phận để châm, nếu bệnh đang ở tam Âm kinh, ta nên chờ đợi khi nào khí cũng đang ở Âm phận để châm”[28]. Nước chảy xuống (đồng hồ) 1 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thái dương[29], nước chảy xuống 2 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thiếu dương[30], nước chảy xuống 3 khắc thì nhân khí ở tại kinh Dương minh[31], nước chảy xuống 4 khắc thì nhân khí ở tại Âm phận nơi túc Thiếu âm Thận[32], nước chảy xuống 5 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thái Dương[33], nước chảy xuống 6 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thiếu Dương[34], nước chảy xuống 7 khắc thì nhân khí ở tại kinh Dương minh[35], nước chảy xuống 8 khắc thì nhân khí ở tại Âm phận Thận kinh[36], nước chảy xuống 9 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thái Dương[37], nước chảy xuống 10 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thiếu Dương[38], nước chảy xuống 11 khắc thì nhân khí ở tại kinh Dương minh[39], nước chảy xuống 12 khắc thì nhân khí ở tại Âm phận[40], nước chảy xuống 13 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thái Dương[41], nước chảy xuống 14 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thiếu Dương[42], nước chảy xuống 15 khắc thì nhân khí ở tại kinh Dương minh[43], nước chảy xuống 16 khắc thì nhân khí ở tại Âm phận[44], nước chảy xuống 17 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thái Dương[45], nước chảy xuống 18 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thiếu Dương[46], nước chảy xuống 19 khắc thì nhân khí ở tại kinh Dương minh[47], nước chảy xuống 20 khắc thì nhân khí ở tại Âm phận[48], nước chảy xuống 21 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thái Dương[49], nước chảy xuống 22 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thiếu Dương[50], nước chảy xuống 23 khắc thì nhân khí ở tại kinh Dương minh[51], nước chảy xuống 24 khắc thì nhân khí ở tại Âm phận[55], nước chảy xuống 25 khắc thì nhân khí ở tại kinh Thái Dương[56]. Đây chính là độ số mà vệ khí vận hành trong nửa ngày[57]. Từ sao Phòng đến sao Tất, 14 xá, nước chảy xuống 50 khắc, xem như là 1/2 độ của tròn ngày đêm[58]. Khi nhật vận hành 1 xá, thời gian sẽ là nước chảy xuống 3 khắc 4/7[59]. Kinh Đại yếu xưa có nói: Thường thì nhật hành mỗi tú trong 28 tú, vệ khí nhất định phải ở Thái dương[60]. Như vậy, cứ mỗi lần nhật hành 1 xá thì nhân khí theo thứ tự ở tam Dương kinh rồi đến Âm phận, cứ như thế mà không ngừng nghỉ, Thiên hay Địa (Dương hay Âm đều như thế), tất cả đều rất trật tự, chung rồi lại thỉ, một ngày một đêm, nước cứ chảy 100 khắc vô tận vậy”[61]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_76_5806.pdf