Thiên 71: tà khách

Hoàng Đế hỏi Bá Cao: "Ôi ! Tà khí ở khách nơi con người, có khi làm cho mắt

không nhắm lại được, không nằm được chỉ muốn ra ngoài, khí gì đã gây nên

như thế ?”[1].

Bá Cao đáp : “Ngũ cốc nhập vào Vị, chất bã, tân dịch, và tông khí đều đi theo

đúng 3 con đường của mình[2]. Do đó, ta biết tông khí tích lại trong ngực, xuất

ra ở cổ họng nhằm quán thông Tâm mạch để rồi làm vận hành con đường hô

hấp[3]. Doanh khí thì đưa tân dịch thấm chảy ra để rót vào mạch, hóa thành

huyết, nhằm làm tươi thắm cho tứ chi, bên trong nó rót vào lục phủ ngũ tạng,

vận hành khắp chu thân, ứng được với con số lậu thủy bách khắc[4]. Vệ khí

xuất ra từ khí nhanh lẹ, hung hãn của thủy cốc, trước hết vận hành trong

khoảng bì phu, phận nhục và tứ chi, vận hành 1 cách không ngừng nghỉ[5].

Ban ngày nó vận hành ở Dương phận, ban đêm vận hành ở Âm phận, thường

đi từ vùng khí của Túc Thiếu âm Thận, sau đó vận hành đến ngũ tạng lục

phủ[6]. Nay nếu tà khí quyết nghịch để ở khách tại ngũ tạng lục phủ, sẽ làm

cho vệ khí chỉ có thể bảo vệ bên ngoài, và chỉ vận hành được ở Dương phận

không nhập được vào Âm phận, nhân vì vệ khí chỉ vận hành được ở Dương,

cho nên Dương khí bị thịnh, khi mà Dương khí bị thịnh sẽ làm cho mạch

Dương Kiểu bị sung mãn, mà không nhập vào được Âm phận, Âm bị hư, làm

cho mắt không nhắm lại được”[7].

Hoàng Đế nói: "Đúng vậy ! Phép trị phải thế nào ?”[8].

Bá Cao đáp : “Phép trị phải bổ phần Âm bất túc, phải tả phần D ương hữu dư,

điều hòa khí hư và thực, làm thông sướng được mạch đạo, đuổi được tà khí[9].

Nên uống 1 tễ Bán Hạ Thang, khi nào Âm Dương được thông thì người ta sẽ

ngủ được an giấc ngay”[10].

Hoàng Đế nói: "Đúng vậy ! Đây gọi là phương pháp khai thông ngòi nào đang

bị ủng tắc, làm cho kinh mạch đại thông, làm cho Âm Dương điều hòa ổn định,

Ta mong được nghe về vai trò của bài Bán Hạ Thang”[11].

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 71: tà khách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 71: TÀ KHÁCH Hoàng Đế hỏi Bá Cao: "Ôi ! Tà khí ở khách nơi con người, có khi làm cho mắt không nhắm lại được, không nằm được chỉ muốn ra ngoài, khí gì đã gây nên như thế ?”[1]. Bá Cao đáp : “Ngũ cốc nhập vào Vị, chất bã, tân dịch, và tông khí đều đi theo đúng 3 con đường của mình[2]. Do đó, ta biết tông khí tích lại trong ngực, xuất ra ở cổ họng nhằm quán thông Tâm mạch để rồi làm vận hành con đường hô hấp[3]. Doanh khí thì đưa tân dịch thấm chảy ra để rót vào mạch, hóa thành huyết, nhằm làm tươi thắm cho tứ chi, bên trong nó rót vào lục phủ ngũ tạng, vận hành khắp chu thân, ứng được với con số lậu thủy bách khắc[4]. Vệ khí xuất ra từ khí nhanh lẹ, hung hãn của thủy cốc, trước hết vận hành trong khoảng bì phu, phận nhục và tứ chi, vận hành 1 cách không ngừng nghỉ[5]. Ban ngày nó vận hành ở Dương phận, ban đêm vận hành ở Âm phận, thường đi từ vùng khí của Túc Thiếu âm Thận, sau đó vận hành đến ngũ tạng lục phủ[6]. Nay nếu tà khí quyết nghịch để ở khách tại ngũ tạng lục phủ, sẽ làm cho vệ khí chỉ có thể bảo vệ bên ngoài, và chỉ vận hành được ở Dương phận không nhập được vào Âm phận, nhân vì vệ khí chỉ vận hành được ở Dương, cho nên Dương khí bị thịnh, khi mà Dương khí bị thịnh sẽ làm cho mạch Dương Kiểu bị sung mãn, mà không nhập vào được Âm phận, Âm bị hư, làm cho mắt không nhắm lại được”[7]. Hoàng Đế nói: "Đúng vậy ! Phép trị phải thế nào ?”[8]. Bá Cao đáp : “Phép trị phải bổ phần Âm bất túc, phải tả phần Dương hữu dư, điều hòa khí hư và thực, làm thông sướng được mạch đạo, đuổi được tà khí[9]. Nên uống 1 tễ Bán Hạ Thang, khi nào Âm Dương được thông thì người ta sẽ ngủ được an giấc ngay”[10]. Hoàng Đế nói: "Đúng vậy ! Đây gọi là phương pháp khai thông ngòi nào đang bị ủng tắc, làm cho kinh mạch đại thông, làm cho Âm Dương điều hòa ổn định, Ta mong được nghe về vai trò của bài Bán Hạ Thang”[11]. Bá Cao đáp : “Phép dùng bài Bán Bạ Thang này là: phải lấy 8 thăng nước từ nguồn nước ngoài ngàn dặm, chứa trong 1 dụng cụ bằng sành, rồi quậy lên đến vạn lần, lóng lấy nước trong 5 thăng, dùng củi bằng cây lau sậy để nấu nước, đợi sôi rồi cho vào 1 thăng gạo nếp, xong dùng 5 hợp Bán Hạ cho vào, sắc bằng lửa nhỏ, đến chừng nào còn khoảng 1 thăng rưỡi, bỏ bã, uống 1 ly nhỏ nước cốt, mỗi ngày uống 3 lần, hoặc dựa vào bệnh tình, nếu nặng hơn, nhắm chừng độ thích ứng để uống[12]. Vì thế, nếu bệnh mới phát, chỉ cần uống xong, úp ly vào chỗ cũ (vừa uống xong) thì người bệnh sẽ nằm xuống ngủ, hoặc mồ hôi vừa ra thì khỏi bệnh[13]. Nếu bệnh đã lâu, chỉ cần uống xong 3 tễ là khỏi bệnh”[14]. Hoàng Đế hỏi Bá Cao: "Ta mong được nghe về tứ chi, và bách tiết của con người ứng với Thiên Địa như thế nào ?”[15]. Bá Cao đáp : “Trời tròn, Đất vuông, ứng với đầu người tròn và chân người vuông[16]. Trời có mặt trăng, con người có đôi mắt[17]. Đất có cửu châu, con người có cửu khiếu[18]. Trời có mưa gió, con người có vui giận[19]. Trời có sấm điện, con người có âm thanh[20]. Trời có tứ thời, con người có tứ chi[21]. Trời có ngũ âm, con người có ngũ tạng[22]. Trời có lục luật, con người có lục phủ[23]. Trời có mùa đông hạ, con người có khí hàn nhiệt[24]. Trời có Thập nhật (can), con người có thập chỉ (ngón tay)[25]. Đất có 12 Địa chi, con người có 10 ngón chân, có Dương vật và dịch hoàn để ứng, con gái không có 2 vật (dương vật và hòn dái) nhưng có khả năng mang thai[26]. Trời có Âm Dương, con người có vợ chồng[27]. Trời có 365 ngày, con người có 360 (365) cốt tiết[28]. Đất có núi cao, con người có vai và gối[29]. Đất có hang sâu, con người có nách và kheo chân[30]. Đất có 12 kinh thủy, con người có 12 kinh mạch[31]. Đất có mạch suối dưới lòng đất, con người có vệ khí[32]. Đất có cỏ mọc khắp nơi, con người có lông hào và lông mao khắp thân mình[33]. Trời có ngày đêm, con người có ngủ thức[34]. Trời có các vị sao, con người có 2 hàm răng[35]. Đất có núi nhỏ, con người có cốt tiết nhỏ[36]. Đất có núi và đá, con người có xương gồ lên cao[37]. Đất có cây rừng, con người có cân mạch[38]. Đất có nơi để người ta tụ họp lại thành ấp, con người có những bắp thịt gồ lên[39]. Tuế (năm) có 12 nguyệt, con người có 12 tiết[40]. Đất có những nơi mà tứ thời không sinh ra cỏ, con người có những người không có con[41]. Đó là sự tương ứng giữa Trời Đất và con người”[42]. Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta mong được nghe giảng về những phép tắc về những thao tác trong khi châm, về nguyên lý trong việc châm kim vào thân người, về ý nghĩa việc bổ tả, nghênh tùy, về thao tác căng da để làm khai tấu lý, tất cả những vấn đề đó, phải hiểu như thế nào ?[43]. Đồng thời con đường khúc chiết, quanh co, xuất nhập của mạch khí, đến nơi nào thì xuất ra ? Đến nơi nào thì dừng lại ? Đến nơi nào thì chậm lại ? Đến nơi nào thì nhanh lên ? Đến nơi nào thì nhập vào ?[44]. Và ngay cả các du huyệt thuộc lục phủ rót vào toàn thân, ta mong được nghe tường tận về những vấn đề trên”[45]. Kỳ Bá đáp : "Những vấn đề mà bệ hạ hỏi, đã bao gồm cả đạo của châm trị rồi !”[46]. Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe cho rõ”[47]. Kỳ Bá đáp : "Mạch của thủ Thái âm, xuất ra từ đầu ngón tay cái, quay vào bên trong, đi dọc theo lằn biên của thịt trắng, chạy đến phía sau xương bản tiết là huyệt Thái Uyên, lưu lại tại đây làm động ra ngoài da, nó lại quay ra bên ngoài, lên đến phía dưới xương bản tiết, xong lại quay vào trong, hội với các mạch âm lạc tại vùng Ngư tế, nơi đây vài mạch đạo hợp lại và cùng rót chảy đi, khí của chúng rất hoạt lợi, bắt đầu vận hành ngầm bên dưới xương của vùng Ngư, nó lại quay ra ngoài, xuất ra ở bộ Thốn khẩu để theo đường kinh vận hành lên (Kinh Cừ) đến mép trong cánh chỏ, nhập vào bên dưới đường gân lớn (Xích Trạch), lại quay trở vào trong, lên trên vận hành đến vùng Âm của cánh tay trên, nhập vào dưới nách, lại quay vào trong, chạy đến Phế; đây là con đường thuận hành của kinh thủ Thái âm Phế, từ Phế đến ngón tay và cũng là con đường nghịch hành khúc chiết của kinh này đi từ ngón tay đến Phế[48]. Mạch của thủ Tâm chủ, xuất ra từ đầu ngón tay giữa (Trung Xung) quay vào trong, đi dọc theo mép trong của ngón giữa rồi đi lên trên, lưu lại ở giữa lòng bàn tay (Lao Cung), lại đi ngầm giữa 2 xương, quay ra ngoài, xuất ra ở giữa 2 đường gân, nơi khoảng giao nhau giữa nhục và cốt (Đại Lăng), khí của nó hoạt lợi, lên trên 2 thốn, quay ra ngoài, xuất ra, vận hành ngay giữa 2 đường gân (Gián Sứ), lên trên đến mép trong của cánh chỏ, nhập vào phía dưới đường gân nhỏ, lưu lại nơi giao hội của 2 đầu xương (Khúc Trạch), sau đó lên trên nhập vào trong vùng ngực, bên trong liên lạc với mạch của Tâm”[49]. Hoàng Đế hỏi: "Mạch của thủ Thiếu âm riêng mình không có huyệt Du, tại sao thế ?”[50]. Kỳ Bá đáp : "Mạch Thiếu âm là mạch của Tâm[51]. Tâm là đại chúa của ngũ tạng lục phủ, là chỗ ở của tinh và thần[52]. Tạng của Tâm rất kiên cố, tà khí không thể đến ở được trong ấy, nếu tà khí có thể vào ở được nơi ấy thì Tâm bị thương, Tâm bị thương thì thần sẽ ra đi, thần ra đi thì chết[53]. Cho nên khi nói rằng tà khí ở tại Tâm, đó là tà khí ở tại bào lạc của Tâm[54]. Bào lạc là mạch của Tâm chủ, cho nên riêng Tâm 1 mình không có huyệt Du”[55]. Hoàng Đế hỏi: "Nếu nói rằng mạch Thiếu âm riêng mình không có huyệt Du, vậy nó không bị bệnh hay sao ?”[56]. Kỳ Bá đáp : "Nếu có bệnh thì bệnh ở ngoại kinh, chứ tạng thì không bị bệnh, vì thế nếu có bệnh ở ngoại kinh thì riêng thủ huyệt ở kinh của nó nằm ở đầu xương nhọn thuộc dưới của lòng bàn tay (huyệt Thần Môn), phần mạch còn lại xuất nhập, khúc chiết, sự vận hành nhanh hay chậm, sẽ như sự vận hành của Thủ Thiếu âm Tâm chủ[57]. Vì thế huyệt Thần Môn được xem như du huyệt của kinh này[58]. Trong lúc có bệnh nên căn cứ vào sự hư thực của mạch khí, vào sự nhanh hay chậm của mạch khí để thủ huyệt này trong việc điều trị, nói rõ hơn, nếu tà khí kháng thịnh thì dùng phép tả, nếu chính khí suy, ta dùng phép bổ[59]. Được vậy, tà khí sẽ bị trừ đi, chân khí sẽ được vững vàng hơn, đây gọi là ta đã dựa vào sự thuận tự của Trời (thể hiện qua kinh mạch) vậy”[60]. Hoàng Đế hỏi: "Phép châm có bổ tả nghênh tùy, như thế nào ?”[61]. Kỳ Bá đáp : "Trước hết, phải biết rõ về gốc và ngọn của 12 kinh mạch, biết rõ sự hàn nhiệt ở bì phu, rõ sự thịnh suy, hoạt sắc của mạch khí[62]. Nếu mạch hoạt mà thịnh, đó là bệnh ngày càng nặng thêm, nếu mạch hư mà tế, đó là chính khí ngày suy hơn, bệnh tuy kéo dài nhưng vẫn duy trì được sự sống[63]. Nếu mạch đại mà sắc, đó là bệnh thuộc thống, tý[64]. Nếu bệnh mà ngoài và trong, biểu và lý đều suy kiệt, đây là bệnh khó chữa khỏi, không nên dùng phép châm cứu[65]. Nếu vùng ngực bụng và tứ chi vẫn có nhiệt, đó là bệnh hãy còn, nếu vùng này mà nhiệt đã thoái, đó là bệnh cũng khỏi[66]. Chúng ta còn phải xét cho rõ vùng da của xích (vùng da từ cánh chỏ đến cổ tay), đồng thời xét rõ sự mềm hay cơ nhục, xét đến mạch đại, tiểu, hoạt hay sắc, phân biệt cho được tình trạng hàn ôn hay táo thấp[67]. Ngoài ra, ta còn phải xét đến ngũ sắc ở mắt nhằm biết được tình huống ở ngũ tạng, để mà quyết đoán việc sống chết[68]. Phải thấy được những đường huyết lạc, xét được màu sắc của bì phu, nhằm biết được các chứng hàn nhiệt, thống tý”[69]. Hoàng Đế hỏi: "Vấn đề thủ pháp của việc bổ tả, nghênh tùy này, ta chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó thế nào cả ?”[70]. Kỳ Bá đáp : "Cái Đạo nguyên tắc của thủ pháp châm thích, đòi hỏi người thầy phải có thái độ đoan chính, có 1 tâm tình an tĩnh[71]. Trước hết phải biết được bệnh tình hư hay thực, để rồi mới áp dụng phương pháp bổ tả nhanh hay chậm[72]. Tay trái ta phải giữ cho kỹ vùng xương nào đó (tức vùng phải châm), tay phải dò theo huyệt vị trên đường kinh, khi châm vào ta không nên mạnh tay quá đề phòng người bệnh bị căng thẳng về phản ứng, bắp thịt bị co lại gây hậu quả xấu[73]. Phương pháp châm tả, phải châm kim thẳng, phép bổ phải châm cạn, làm thế nào để cho vết châm trên da được kín lại, ta còn phải dùng phép phụ trợ để dẫn được khí, khiến cho tà khí không thể tràn vào trong sâu, chân khí được ở yên và vận hành 1 cách bình thường”[74]. Hoàng Đế hỏi: "Phương pháp gõ, vỗ vào da để khai phá tấu lý, như thế nào ?”[75]. Kỳ Bá đáp : "Dựa vào vùng phận nhục đang có bệnh biến, trước hết dùng tay trái gõ vào vùng bì phu, tay mặt châm nhẹ và chậm, ngay thẳng, làm cho thần kinh của người bệnh an tĩnh, không bị phân tán và tà khí cũng đồng thời bị đuổi đi”[76]. Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Con người có cái gọi là bát hư, mỗi cái như vậy được biểu hiện như thế nào ?”[77]. Kỳ Bá đáp: "Mỗi cái như vậy biểu hiện cho mỗi tạng”[78]. Hoàng Đế hỏi: " Biểu hiện như thế nào ?”[79]. Kỳ Bá đáp : "Khi Tâm và Phế có tà khí thì nó sẽ lưu lại nơi 2 cánh chỏ[80]; Khi Can có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi 2 bên nách[81]; Khi Tỳ có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi 2 mấu chuyển lớn[82]; Khi Thận có tà khí, nó sẽ lưu lại ở 2 kheo chân[83]. Phàm tám loại gọi là bát hư này (2 cánh chỏ, 2 bên nách, 2 bên mấu chuyển lớn, 2 kheo chân) là nơi ở của các cơ quan, là nơi đi qua của chân khí, là nơi đi chơi của huyết lạc[84]. Do đó mà, dĩ nhiên, tà khí và ác huyết không có quyền đến ở và lưu lại các nơi đó, nếu như tà khí, ác huyết đến ở và lưu lại các nơi này chúng sẽ làm cho thương đến cân, lạc, cốt, tiết, cơ, quan, các nơi này sẽ không co duỗi được nữa, tình huống này sẽ sinh ra bệnh co giật “[85]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_71_0751.pdf
Tài liệu liên quan