Vấn đề quan yếu của châm thích hay nhất phải kể đến “Quan châm” [1]. Sự thích
nghi của 9 loại kim đều có cách châm riêng của nó, mỗi cây kim dài ngắn, to nhỏ
đều có tác dụng của nó [2]. Nếu chúng ta ứng dụng không đúng phép thì bệnh
không thể hết [3]. Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm thương đến
phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị “ung” [4]. Bệnh ở sâu mà châm cạn thì
bệnh khí sẽ không được tả và ngược lại, nó sẽ gây thành nhiều mủ [5]. Bệnh chỉ
đáng châm kim nhỏ mà lại châm kim to, khí sẽ bị tả quá nhiều, bệnh sẽ hại
thêm[6]. Bệnh đáng châm kim to mà lại châm kim nhỏ, khí chẳng những không tả
mà lại còn trở lại làm tệ hại hơn[7].
Nếu chúng ta làm sai đi sự thích hợp trong phép châm, ví dụ như bệnh (đáng châm
kim nhỏ) mà lại châm kim to sẽ tả (đến chân khí), và nếu (đáng châm kim to) mà
lại châm kim nhỏ thì bệnh sẽ không thay đổi (hết) được [8]. Điều này chúng ta đã
nói về sự tai hại của nó rồi, nay xin được nói về phương pháp thi hành (đúng cách)
[9].
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 7: quan châm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 7: QUAN CHÂM
Vấn đề quan yếu của châm thích hay nhất phải kể đến “Quan châm” [1]. Sự thích
nghi của 9 loại kim đều có cách châm riêng của nó, mỗi cây kim dài ngắn, to nhỏ
đều có tác dụng của nó [2]. Nếu chúng ta ứng dụng không đúng phép thì bệnh
không thể hết [3]. Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm thương đến
phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị “ung” [4]. Bệnh ở sâu mà châm cạn thì
bệnh khí sẽ không được tả và ngược lại, nó sẽ gây thành nhiều mủ [5]. Bệnh chỉ
đáng châm kim nhỏ mà lại châm kim to, khí sẽ bị tả quá nhiều, bệnh sẽ hại
thêm[6]. Bệnh đáng châm kim to mà lại châm kim nhỏ, khí chẳng những không tả
mà lại còn trở lại làm tệ hại hơn[7].
Nếu chúng ta làm sai đi sự thích hợp trong phép châm, ví dụ như bệnh (đáng châm
kim nhỏ) mà lại châm kim to sẽ tả (đến chân khí), và nếu (đáng châm kim to) mà
lại châm kim nhỏ thì bệnh sẽ không thay đổi (hết) được [8]. Điều này chúng ta đã
nói về sự tai hại của nó rồi, nay xin được nói về phương pháp thi hành (đúng cách)
[9].
Bệnh ở vùng bì phu, không nằm ở chỗ nào nhất định, nên dùng kim Sàm châm,
châm vào chỗ đang bệnh [10]. Nhưng nếu gặp chỗ làn da trắng (không dấu vết) thì
không nên châm[11]. Bệnh ở tại khoảng phận nhục, nên dùng kim Viên châm,
châm vào chỗ đang bệnh [12]. Bệnh ở tại kinh lạc với chứng Cốt tý, nên dùng kim
Phong châm[13]. Bệnh ở tại mạch, khí bị thiểu cần phải được châm bổ, trường hợp
này nên dùng kim Đề châm, châm vào các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường
kinh [14]. Bệnh gây thành những vùng nhiều mủ, nên dùng kim Phi châm [15].
Bệnh Tý khí bạo phát, nên dùng kim Viêm lợi châm[16]. Bệnh Tý khí gây thành
chứng đau nhức không hết, nên dùng kim Hào châm[16]. Bệnh ở chỗ xa (sâu), nên
dùng kim Trường châm[17]. Bệnh Thủy thũng làm cho các vùng Quan tiết không
thông được, nên dùng kim Đại châm[18]. Bệnh ở tại ngũ tạng bền lâu, nên dùng
kim Phong châm[20].
Nếu cần châm tả ở các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường kinh thì nên dựa vào sự
thay đổi của bốn mùa[21].
Phàm các phép gồm có 9 để ứng với cửu biến:[22]
- Thứ nhất: gọi là “Du thích”, Du thích là phép châm các huyệt Huỳnh Du của các
kinh và các huyệt (bối) du thuộc tạng phủ [23].
- Thứ hai: gọi là “Viễn đạo thích”, Viễn đạo thích ý nói phép châm các huyệt ở
dưới mà bệnh ở trên, đó là châm theo lối ‘phủ du’[24].
- Thứ ba: gọi là “Kinh thích”, Kinh thích là châm vào vùng kết lạc của các đại
kinh, thuộc vùng (phận) của đại kinh [25].
- Thứ tư: gọi là “Lạc thích”, Lạc thích là phép châm vào vùng huyết mạch của tiểu
lạc[26].
- Thứ năm: gọi là “Phận thích”, Phận thích là phép châm vào trong khoảng phận
nhục [27].
- Thứ sáu: gọi là “Đại tả thích”, Đại tả thích là phép dùng kim Phi châm để châm
vào nơi có nhiều mủ [28].
- Thứ bảy: gọi là “Mao thích”, Mao thích là phép châm các chứng “tý” nổi cạn lên
ở vùng bì phu [29].
- Thứ tám: gọi là “Cự thích”, Cự thích là phép châm, nếu bệnh ở tả thì châm ở
huyệt bên hữu, bệnh bên hữu thì châm huyệt bên tả [30].
- Thứ chín: gọi là “Thôi thích”, Thôi thích là phép châm bằng cách đốt nóng nhờ
vậy mà thủ được các chứng tý [31].
Phàm các phép châm có 12 tiết để ứng với 12 kinh:[32]
- Thứ nhất: gọi là “Ngẫu thích”, Là phép châm dùng tay án ngay chỗ tâm ở trước
cũng như ở sau lưng chộ đang đau nhức, châm phía trước 1 kim, phía sau 1 kim,
nhằm trị chứng “Tâm tý”, Châm theo phương pháp này phải châm kim nghiêng
(bàng) [33].
- Thứ hai: gọi là “Báo thích”, Là châm vào những nơi đau nhức không nhất định,
chạy lên chạy xuống, châm thẳng vào trong không rút kim ra, dùng tay trái án lên
chỗ đau rồi mới rút kim, Châm như vậy nhiều lần [34].
- Thứ ba: gọi là “Khôi khích”, Là châm vào bên cạnh, nâng mũi kim lên phía sau
hoặc phía trước nhằm khơi lên đường gân đang bị cấp để trị chứng cân tý [35].
- Thứ tư: gọi là “Tề thích”, là phép châm 1 kim thẳng 2 kim nghiêng (xiên) nhằm
trị chứng hàn khí đang còn chưa đi sâu vào trong, còn có tên là Tam thích, Tam
thích nhằm trị tý khí đang còn chưa đi sâu vào trong [36].
- Thứ năm: gọi là “Dương thích”, là phép châm ở ngay giữa 1 kim, ở 4 bên 4 kim,
châm cạn nhằm trị hàn khí đang còn ở cạn mà rộng [37].
- Thứ sáu: gọi là “Trực châm thích”, là phép châm (dùng tay) kéo da lên rồi mới
châm nhằm trị hàn khí đang còn ở cạn [38].
- Thứ bảy: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào rút thẳng ra, phát kim để
châm thật lâu và lưu kim thật sâu, nhằm trị tà khí đang thịnh và nhiệt [39].
- Thứ tám: gọi là “Đoản thích”, là phép châm vào đến tận ‘cốt tý’, mũi kim hơi dao
động và đi sâu vào đến chỗ ‘cốt’ mà mũi kim phải tới như thế là chúng ta đang có
tác động lên xuống nhằm bức thiết tà khí đang ở sâu vào ‘cốt’ (phải đi ra) vậy [40].
- Thứ chín: gọi là “Phù thích”, là phép châm các mũi kim vây quanh (vùng đau) và
nên châm cạn nhằm trị chứng cơ bị cấp mà hàn [41].
- Thứ mười: gọi là “Âm thích”, là phép châm cả hai bên phải bên trái nhằm trị
chứng ‘hàn quyết’, châm trúng chứng hàn quyết nằm ở kinh Thiếu âm ngoài sau
mắt cá [42].
- Thứ mười một: gọi là “Bàng châm thích”, là phép châm 1 mũi kim châm ngay, 1
mũi kim châm xiên bên cạnh, mỗi bên 1 mũi nằm nhằm trị chứng lưu tý ở lâu trong
cơ thể [43].
- Thứ mười hai: gọi là “Tán thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm
nhiều cây mà châm cạn xuất huyết trị ung thũng [44].
Khi nào mạch còn ở trong sâu chưa hiện ra thì châm nhẹ vào trong và lưu kim lâu,
nhằm tới nơi của khí của ngũ tạng [45]. Khi nào mạch ở chỗ cạn không nên châm
ngay, án thế nào cho mạch khí tuyệt vào trong rồi mới châm, nhằm không để cho
tinh khí bị xuất mà chỉ có mỗi một mình tà khí xuất mà thôi[46]. Cái gọi là ‘tam
thích’ là phép châm làm cho cốc khí đến [47]. Trước hết châm vào phần dưới da
nhằm làm cho tà khí vùng Dương phận xuất ra, sau đó châm tiếp tục làm cho Âm
tà xuất ra ít, sâu hơn vào dưới da cho đến phần cơ nhục nhưng chưa đến khoảng
phận nhục, khi nào đến phần trong khoảng phận nhục thì cốc khí sẽ đến [48]. Cho
nên phép châm nói: trước hết châm cạn nhằm trục tà khí và để cho huyết khí đến,
sau đó châm sâu vào cho đến vùng tà của Âm khí, sau cùng châm thật sâu vào
nhằm làm cho cốc khí hiện ra [49]. Đó là ý nghĩa của (tam thích) [50]. Cho nên
người dụng châm nếu không biết “sự gia của niên”, “sự thịnh suy của khí”, “sự bắt
đầu của hư thực” thì không thể gọi là “công: khéo” vậy [51].
Phàm các phép châm có “ngũ” để ứng với “ngũ tạng” :[52]
- Thứ nhất: gọi là “Bán thích”, có nghĩa là châm vào cạn, nhưng phát châm nhanh,
đừng châm làm thương đến “nhục” mà phải như động tác nhổ 1 sợi lông, nhằm thủ
lấy khí ở nơi bì (da). Đây là phép châm ứng với Phế [53].
- Thứ hai: gọi là “Báo văn thích”, là phép châm trái phải, trước sau, châm cho
trúng mạch là chính, nhằm thủ huyết ở kinh lạc. Đây là phép châm ứng với Tâm
[54].
- Thứ ba: gọi là “Quan thích”, là châm thẳng vào hai bên phải trái (tứ chi), tận vào
những nơi có cân nối quan tiết, nhằm thủ khí “cân tý”; Nên cẩn thận không nên
châm xuất huyết. Đây là phép châm ứng với Can, còn gọi là “Uyên thích”, “Khởi
thích” [55].
- Thứ tư: gọi là “Hợp cốc thích”, là phép châm hai bên phải và trái giống như cái
“kê túc - cẳng gà”. Châm vào vùng phận nhục, nhằm thủ khí “cơ tý”. Đây là phép
châm ứng với Ty [56]ø.
- Thứ năm: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm sâu
vào tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_7_0634.pdf