Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: " Ta đã nghe thầy giảng về phép châm cửu châm, và ta
đã áp dụng để chữa bệnh cho trăm ho, nhưng huyết khí của trăm họ không
giống nhau về thịnh suy, cũng không giống nhau về thể chất: Có những ng ười
mà thán khí dễ bị kích động, vừa mới châm vào thì khí của người bệnh đã có
phản ứng, có những người mà vừa châm vào thì khí phản ứng xảy ra đồng thời,
có những người mà khi rút kim ra xong rồi thì khí mới phản ứng 1 mình, có
những người phải châm nhiều lần thì người bệnh mới biết phản ứng, có khi
vừa phát châm thì khí phản ứng bằng cách nghịch lại, có người châm được
nhiều lần thì bệnh càng nguy kịch thêm[1]. Tất cả 6 tình huống trên được biểu
hiện với những phản ứng khác nhau, Ta mong được nghe về nguyên nhân nào
đã gây ra những tình huống khác nhau ấy”[2].
Kỳ Bá đáp : "Những người thuộc dạng Trùng dương, thần khí của họ dễ bị kích
động, khí của họ dễ bị phản ứng”[3].
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 67: hành châm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 67: HÀNH CHÂM
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: " Ta đã nghe thầy giảng về phép châm cửu châm, và ta
đã áp dụng để chữa bệnh cho trăm ho, nhưng huyết khí của trăm họ không
giống nhau về thịnh suy, cũng không giống nhau về thể chất: Có những người
mà thán khí dễ bị kích động, vừa mới châm vào thì khí của người bệnh đã có
phản ứng, có những người mà vừa châm vào thì khí phản ứng xảy ra đồng thời,
có những người mà khi rút kim ra xong rồi thì khí mới phản ứng 1 mình, có
những người phải châm nhiều lần thì người bệnh mới biết phản ứng, có khi
vừa phát châm thì khí phản ứng bằng cách nghịch lại, có người châm được
nhiều lần thì bệnh càng nguy kịch thêm[1]. Tất cả 6 tình huống trên được biểu
hiện với những phản ứng khác nhau, Ta mong được nghe về nguyên nhân nào
đã gây ra những tình huống khác nhau ấy”[2].
Kỳ Bá đáp : "Những người thuộc dạng Trùng dương, thần khí của họ dễ bị kích
động, khí của họ dễ bị phản ứng”[3].
Hoàng Đế hỏi: "Thế nào là người thuộc Trùng dương ?”[4].
Kỳ Bá đáp : "Người thuộc dạng Trùng dương tình cảm của họ phong phú như
lửa cháy phừng phừng, tính khí của họ cao ngạo, lời nói thường rất nhanh, khi
bước chân đi thường bước cao lên, khí của 2 tạng Tâm và Phế hữu dư[5]. Sự
vận hành của Dương khí trơn tru và sung thịnh và mở rộng ra bốn bề, do đó mà
thần của họ dễ bị dễ bị kích động, và khí lại phản ứng sớm hơn”[6].
Hoàng Đế hỏi: " Có những người thuộc dạng Trùng dương, nhưng thần khí lại
không phản ứng nhanh trước, là tại sao ?”[7].
Kỳ Bá đáp : "Đó chính vì dạng người Trùng dương này mang nhiều Âm khí
bên trong”[8].
Hoàng Đế hỏi: "Lấy gì để biết được người này mang nhiều âm khí ?”[9].
Kỳ Bá đáp : "Bởi vì người thuộc dạng đa Dương, tính của họ là thường vui vẻ,
còn người thuộc dạng đa âm dễ nổi giận, nhiều lần nổi giận nhưng họ lại cũng
dễ bớt giận để bỏ qua đó là loại người thuộc trong Dương có Âm, vì thế mới
gọi họ là có ít nhiều Âm trong Dương[10]. Sự vận hành, ly hợp giữa Âm và
Dương trong người họ không chính thường, vì thế thần khí của họ không thể
phản ứng nhanh, sớm được”[11].
Hoàng Đế hỏi: "Có những người khi châm kim xuống thì khí của họ phản ứng
ngay, đồng thời với nhau, tại sao thế ?”[12].
Kỳ Bá đáp : "Những người này khí Âm Dương của họ được hòa điệu, huyết
khí của họ vận hành nhu nhuận, trơn tru, vì thế sau khi châm kim xuống thì khí
xuất ra phản ứng ngay, nhanh và đồng thời với nhau vậy”[13].
Hoàng Đế hỏi: "Có những người khi đã rút kim ra rồi, khí vẫn còn phản ứng 1
mình, khí nào đã khiến như thế ?”[14].
Kỳ Bá đáp : "Những người này, Âm khí nhiều mà Dương khí ít, Âm khí thuộc
trầm, nhân vì Âm khí thịnh làm cho Dương khí vốn phù phải tàng ẩn vào
trong, vì thế khi rút kim ra rồi, khí mới theo sau đó, để phản ứng 1 mình”[15].
Hoàng Đế hỏi: "Có những người châm nhiều lần mới cảm thấy có phản ứng,
khí nào đã khiến nên như thế ?”[16].
Kỳ Bá đáp : "Những người này Âm nhiều mà Dương ít, khí của họ trầm không
nên nó khó xảy ra phản ứng, vì thế phải châm nhiều lần mới biết có phản
ứng”[17].
Hoàng Đế hỏi: "Có những người châm kim vào thì khí bị nghịch, khí nào khiến
nên như thế ?”[18].
Kỳ Bá đáp : "Những trường hợp châm vào thì khí bị nghịch và càng châm
nhiều lần thì bệnh càng nặng thêm, đó không phải là do ở khí Âm Dương của
người bệnh, cũng không phải do cái thể phù trầm của khí, Đây chính là do lỗi
của những người thầy thuốc vụng về làm nên, và cũng là do những sai lầm về
kỹ thuật của những người thầy thuốc vụng về, không quan hệ gì đến hình chất
và khí Âm Dương của người bệnh”[19].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_67_7477.pdf