Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, tất cả đều sinh ra từ
phong vũ, hàn thử, thanh thấp, và hỉ nộ[1]. Khi mà việc hỉ nộ không điều tiết
được (quá độ), nó sẽ làm tổn thương đến tạng[2]. Khi bị cảm bởi phong vũ thì
bị thương đến phần trên[3]. Khi bị cảm bởi thanh thấp thì bị thương đến phần
dưới[4]. Khí của bộ vị (trên, giữa và dưới của con người) khi bị thương đều
khác loại nhau, ta mong được nghe về lý do chính của nó”[5].
Kỳ Bá đáp : "Khí của tam bộ (trên, giữa và dưới) đều không giống nhau: có khi
nó khởi sắc lên ở Âm, có khi nó khởi lên ở Dương, xin cho thần được nói về
những nguyên lý ấy[6]. Khi mà việc hỉ nộ của con người không điều tiết được
thì nó sẽ làm thương đến tạng, tạng bị thương thì bệnh sẽ khởi lên ở Âm, khí
thanh thấp thừa lúc thân thể bị hư để xâm tập vào thì bệnh sẽ khởi lên ở phía
dưới, khi khí phong vũ thừa lúc thân thể bị hư để xâm tập vào thì bệnh sẽ khởi
lên ở phía trên, đó là 3 bộ vị để tà tấn công vậy[7]. Đến như tà khí tấn công vào
để rồi từ đó mà tràn ngập, biến hóa thành những chứng trạng khác nhau thì
không biết bao nhiêu mà kể”[8].
Hoàng Đế hỏi: "Ta vẫn chưa rõ ràng về vấn đề biến hóa đa dạng của các chứng
bệnh, vì thế ta muốn hỏi thầy là người hiểu biết và mong được nghe rốt ráo về
đạo ấy”[9].
Kỳ Bá đáp : "Khí phong vũ, hàn nhiệt, nếu không phải là thân thể bị hư nhược,
thì nó không thể tự mình làm thương đến con người được[10]. Nếu có người
nào đó đột nhiên bị tặc phong, bạo vũ (gió táp, m ưa sa) mà cũng không bị
bệnh, đó là do thân thể người ấy không hư nhược, vì thế mà 1 mình tà khí
không thể gây bệnh được[11]. Đây muốn nói rằng, phải do phong khí đóng vai
hư tà rồi gặp thân người đang bị hư nhược, cả hai loại hư gặp gỡ nhau, bấy giờ
hư tà của phong mới nhập vào thân thể để gây bệnh được[12]. Nếu con người
thân thể tráng kiện và thời lệnh chính thường, đó gọi là cả hai loại thực gặp gỡ
nhau, một số người có da thịt rắn chắc tà khí không gây bệnh được[13]. Phàm
trường hợp gọi là trúng bởi hư tà, do bởi Thiên thời và hình thân, cả hai hợp
nhau bởi hư tà của hình thân và thực tà của Thiên thời, bấy giờ mới sinh ra
những chứng bệnh nặng[14]. Tà khí xâm nhập vào thân thể, nó có những bộ vị
nhất định của nó, tùy theo nơi nó đến ở mà có tên gọi riêng, phân làm thượng
hạ, trong ngoài, phân làm tam bộ[15]
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 66 : bách bệnh thỉ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 66 : BÁCH BỆNH THỈ SINH
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, tất cả đều sinh ra từ
phong vũ, hàn thử, thanh thấp, và hỉ nộ[1]. Khi mà việc hỉ nộ không điều tiết
được (quá độ), nó sẽ làm tổn thương đến tạng[2]. Khi bị cảm bởi phong vũ thì
bị thương đến phần trên[3]. Khi bị cảm bởi thanh thấp thì bị thương đến phần
dưới[4]. Khí của bộ vị (trên, giữa và dưới của con người) khi bị thương đều
khác loại nhau, ta mong được nghe về lý do chính của nó”[5].
Kỳ Bá đáp : "Khí của tam bộ (trên, giữa và dưới) đều không giống nhau: có khi
nó khởi sắc lên ở Âm, có khi nó khởi lên ở Dương, xin cho thần được nói về
những nguyên lý ấy[6]. Khi mà việc hỉ nộ của con người không điều tiết được
thì nó sẽ làm thương đến tạng, tạng bị thương thì bệnh sẽ khởi lên ở Âm, khí
thanh thấp thừa lúc thân thể bị hư để xâm tập vào thì bệnh sẽ khởi lên ở phía
dưới, khi khí phong vũ thừa lúc thân thể bị hư để xâm tập vào thì bệnh sẽ khởi
lên ở phía trên, đó là 3 bộ vị để tà tấn công vậy[7]. Đến như tà khí tấn công vào
để rồi từ đó mà tràn ngập, biến hóa thành những chứng trạng khác nhau thì
không biết bao nhiêu mà kể”[8].
Hoàng Đế hỏi: "Ta vẫn chưa rõ ràng về vấn đề biến hóa đa dạng của các chứng
bệnh, vì thế ta muốn hỏi thầy là người hiểu biết và mong được nghe rốt ráo về
đạo ấy”[9].
Kỳ Bá đáp : "Khí phong vũ, hàn nhiệt, nếu không phải là thân thể bị hư nhược,
thì nó không thể tự mình làm thương đến con người được[10]. Nếu có người
nào đó đột nhiên bị tặc phong, bạo vũ (gió táp, mưa sa) mà cũng không bị
bệnh, đó là do thân thể người ấy không hư nhược, vì thế mà 1 mình tà khí
không thể gây bệnh được[11]. Đây muốn nói rằng, phải do phong khí đóng vai
hư tà rồi gặp thân người đang bị hư nhược, cả hai loại hư gặp gỡ nhau, bấy giờ
hư tà của phong mới nhập vào thân thể để gây bệnh được[12]. Nếu con người
thân thể tráng kiện và thời lệnh chính thường, đó gọi là cả hai loại thực gặp gỡ
nhau, một số người có da thịt rắn chắc tà khí không gây bệnh được[13]. Phàm
trường hợp gọi là trúng bởi hư tà, do bởi Thiên thời và hình thân, cả hai hợp
nhau bởi hư tà của hình thân và thực tà của Thiên thời, bấy giờ mới sinh ra
những chứng bệnh nặng[14]. Tà khí xâm nhập vào thân thể, nó có những bộ vị
nhất định của nó, tùy theo nơi nó đến ở mà có tên gọi riêng, phân làm thượng
hạ, trong ngoài, phân làm tam bộ[15].
Vì thế, khí hư tà trúng vào người, nó bắt đầu ở nơi bì phu, bì phu bị lơi lỏng thì
tấu lý mở ra, tấu lý mở ra thì tà khí sẽ đi từ lông và tóc nhập vào, khi nhập vào,
nó sẽ đi vào ngày càng sâu, vào càng sâu sẽ làm cho lông và tóc dựng lên, lông
và tóc dựng lên thì ta sẽ cảm thấy ớn ớn lạnh, do đó mà bì phu bị đau buốt[16].
Nếu tà khí này mà không đi ra thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi lạc mạch, khi
nó ở nơi lạc mạch, nó sẽ làm cho đau nhức nơi cơ nhục, nếu sự đau nhức lúc có
lúc hết, đó là tà khí đi vào sâu hơn, kinh mạch sẽ thay cho lạc mạch để nhận
lấy tà khí[17]. Nếu tà khí vẫn không ra đi thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi
kinh mạch, khi nó ở nơi kinh mạch, nó sẽ làm cho bị ớn lạnh và có lúc xảy ra
kinh sợ[18].
Nếu tà khí vẫn không ra đi thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi các du huyệt , khi
nó ở nơi các du huyệt, nó sẽ làm cho kinh khí của lục kinh không còn thông
với tứ chi nữa, như vậy các quan tiết của tứ chi bị đau nhức, cột sống ở thắt
lưng bị cứng[19].
Nếu tà khí vẫn không ra đi thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi mạch của Phục
xung, khi nó ở nơi mạch của Phục Xung, nó sẽ làm cho tay chân bị nặng nề và
thân mình bị đau nhức[20].
Nếu tà khí vẫn chưa ra đi thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi Trường Vị, khi nó ở
nơi Trường Vị, nó sẽ làm cho bụng có nước, sôi lên và bụng trướng lên[20].
Nếu hàn nhiều thì sẽ thành chứng sôi ruột, xôn tiết (tiêu chảy), ăn không tiêu,
còn nếu nhiệt nhiều sẽ làm cho tiêu ra phân lỏng mà nát (màu trắng kiêm
đỏ)[21].
Nếu tà khí vẫn chưa ra đi thì nó sẽ truyền để đến ở nơi ngoài Trường rồi ở
trong khoảng mộ và nguyên, lưu lại trong mạch[22]. Và nếu nó cứ mãi lưu lại
mà không ra đi, nó sẽ ngừng nghỉ lại để thành tích khí[23]. Nói tóm lại, nếu tà
khí xâm nhập vào cơ thể, thì hoặc là nó lưu lại và hiện rõ nơi tôn mạch, hoặc là
nó lưu lại nơi mạch khí của các du huyệt, hoặc nó lưu lại nơi mạch của Phục
Xung, hoặc nó lưu lại nơi đường cân của hai bên thăn thịt ở cột sống, hoặc nó
lưu lại nơi các huyệt mộ và huyệt nguyên của Trường Vị, nó lên trên để nối với
các đường cân khí ở nơi bụng ...[24] Tà khí xâm nhập và tràn ngập trong thân
thể ở nhiều nơi thật khó mà kể cho hết”[25].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe đầy đủ về những nguyên do ấy”[26].
Kỳ Bá đáp : "Khi tà khí lưu lại ở mạch khí của tôn lạc để thành tích khí, khối
tích khí này sẽ chạy qua chạy lại, chạy lên chạy xuống, bởi vì nó thuộc vào
vùng tôn lạc của 2 cánh tay, thường là cạn và buông lơi nó không thể câu thúc
khối tích khí này dừng lại, nó sẽ di chuyển và vận hành trong khoảng Trường
Vị, nếu có nào thì nó sẽ tràn thấm vào bên trong, dường như có tiếng nào chảy
róc rách, nếu có hàn khí thì sẽ làm trong bụng trướng mãn và sôi lên như sấm,
đau lan rộng ra, thường đau quặn như dao cắt[27].
Khi tà khí lưu lại ở kinh Dương minh, tích khí sẽ đóng quanh vùng rốn, khi nào
ăn no thì thấy nó phình to ra, khi bụng đói thì nó sẽ càng nhỏ lại[28].
Khi tà khí lưu lại ở vùng hoãn cân, nó giống với tích khí của kinh Dương minh,
khi ăn no thì sẽ bị đau, khi nào đói thì sẽ dễ chịu hơn[29].
Khi tà khí lưu lại ở mạch khí của mộ và nguyên của Trường Vị, nó sẽ làm đau
ra đến bên ngoài của vùng tông cân, khi nào ăn no thì dễ chịu hơn, khi nào đói
bụng thì sẽ đau[30].
Khi tà khí lưu lại ở mạch khí của Phục Xung, nếu chúng ta dùng tay đè lên
vùng bụng, ta cảm thấy như có động dưới tay, khi rời tay ra thì sẽ có luồng
nhiệt khí đi xuống dưới 2 bên đùi, giống như luồng nước sôi nóng[31].
Nếu tà khí lưu lại ở mạch khí của cân khí 2 bên thăn thịt kinh Bàng quang, và ở
bên sau của Trường Vị, lúc đói sẽ thấy được tích khí hiện ra, lúc no thì tích khí
không hiện ra, dùng tay đè lên cũng không thấy được[32].
Nếu tà khí lưu lại ở mạch khí của các du huyệt thì sẽ làm cho mạch đạo bế tắc
không thông, tân dịch sẽ không còn phân bố xuống, các không khiếu bị khô và
ủng tắc[33].
Trên đây là những con đường mà tà khí đi từ ngoài nhập vào trong, đi từ trên
xuống dưới”[34].
Hoàng Đế hỏi: "Quá trình bắt đầu sinh ra và đã thành của tích khí xảy ra như
thế nào?”[35]
Kỳ Bá đáp : "Quá trình sinh ra tích khí là khi nào bị phải Hàn khí mới sinh ra,
và bị quyết do hàn, khí quyết mới nghịch lên trên mới thành ra tích khí”[36].
Hoàng Đế hỏi: "Quá trình hình thành tích khí như thế nào ?”[37].
Kỳ Bá đáp : "Hàn khí quyết nghịch ở dưới sinh ra chứng đau ở chân và vận
động thất thường, từ đó sinh ra chứng cẳng chân bị lạnh, cẳng chân bị lạnh sẽ
làm cho huyết mạch bị ngưng trệ, huyết mạch bị ngưng trệ thì Hàn khí sẽ từ
dưới để lên trên để nhập vào vùng bụng làm cho bụng bị đầy trướng, vùng
bụng bị đầy trướng sẽ làm cho chất bọt của trấp bị bức tụ lại mà không tán ra
được, lâu ngày thành ra tích khí[38].
Hoặc có khi đột nhiên do ăn uống quá nhiều, quá bạo làm cho Trường Vị bị
đầy hoặc do sự thức ngủ bất thường không tiết độ, hoặc do dùng sức quá nhiều,
tất cả sẽ làm cho lạc mạch bị thương[39]. Nếu Dương lạc bị thương, thì huyết
sẽ tràn ngập ra ngoài, huyết tràn ngập ra ngoài sẽ làm cho chảy máu cam máu
mũi[40]; nếu Âm lạc bị thương, thì huyết sẽ tràn ngập vào bên trong, tràn ngập
vào bên trong thì sẽ bị tiêu ra máu[41]. Nếu lạc mạch của Trường Vị thương
thì huyết sẽ tràn ngập ra khỏi Trường Vị, bên ngoài Trường Vị đang có hàn khí
thì chất bọt của trấp và huyết cùng đánh nhau, do đó chúng bị dính vào nhau,
tụ lại mà không tán ra được để rồi trở thành tích khí[42].
Hoặc có khi đột nhiên bị tấn công bởi hàn khí bên ngoài, và nếu bên trong lại
bị nội thương bởi lo buồn và tức giận, nó sẽ làm cho khí bị nghịch lên trên, khí
bị nghịch lên trên sẽ làm cho con đường vận hành của mạch khí của lục kinh
Thủ và Túc không thông, khí ấm không vận hành, huyết bị ngưng tụ, ứ kết lại
ở bên trong, không thể tán ra được, tân dịch bị rít trệ và không thể thấm đến
toàn thân, đọng lại lâu ngày không vận hành được, thế là tích khí hình thành
vậy”[43].
Hoàng Đế hỏi: "Bệnh sinh ra ở vùng Âm thế nào ?”[44].
Kỳ Bá đáp : "Ưu và tư thì làm thương đến Tâm[45]; Bị lạnh ngoài hình thể lại
ăn thức ăn lạnh bên trong sẽ làm thương đến Phế[46]; Phẫn nộ làm thương đến
Can[47]; Sau khi say rượu rồi làm chuyện trai gái, hoặc khi ra mồ hôi mà đứng
trước gió sẽ làm thương đến Tỳ[48]; Dùng sức quá độ, hoặc sau khi làm
chuyện trai gái, hoặc khi ra mồ hôi mà tắm sẽ làm thương đến Thận[49]. Đó là
3 vùng thân thể nội ngoại bị sinh ra bệnh vậy”[50].
Hoàng Đế hỏi: "Đúng vậy ! Phép trị phải thế nào ?”[51].
Kỳ Bá đáp: "Chỉ cần quan sát được nơi đau nhức, nhắm biết được huyệt vị ứng
lên thuộc bộ vị thuộc biểu lý như thế nào, biết được khí hữu dư hay bất túc,
đáng bổ thì châm bổ, đáng tả thì châm tả, đừng để nghịch lại với Thiên thời, đó
là phép điều trị thích đáng nhất”[52]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_66_4065.pdf