Hoàng Đế hỏi: "Vệ khí vận hành thất thường bị lưu trệ ở trong bụng, súc tích
không vận hành được, uất tụ lại nhưng không có nơi nhất định, làm cho trướng
mãn ở chi thể, hông sườn và Vị hoãn, hơi thở suyễn, khí nghịch lên trên, dùng
phương pháp gì để có thể trừ được chứng bệnh này ?”[1].
Kỳ Bá đáp : "Khi nào khí tích lại ở trong ngực, ta sẽ thủ các huyệt ở vùng thượng
bộ để trị[2], khi nào khí tích lại ở trong bụng, ta sẽ thủ các huyệt ở vùng hạ bộ để
trị[3], khi nào cả 2 vùng trên và dưới ngực và bụng đều trướng mãn, ta có thể thủ
các huyệt quanh vùng để trị”[4].
Hoàng Đế hỏi: "Thủ những huyệt nào ?”[5].
Kỳ Bá đáp : "Khí tích ở vùng ngực, nên châm tả huyệt Đại Nghênh, Thiên Đột và
Hầu trung (Liêm Tuyền)[6], Khí tích ở vùng bụng nên châm tả huyệt Tam Lý và
Khí Nhai (Khí Xung)[7], Nếu cả vùng ngực và bụng đều trướng mãn, nên châm tả
các huyệt trên như Nhân Nghênh, Thiên Đột, Liêm Tuyền, và các huyệt dưới như
Tam Lý, Khí Nhai, và huyệt nằm bên dưới sườn cụt 1 thốn là huyệt Chương
Môn[8], Nếu bệnh tình nặng hơn, nên áp dụng phép châm theo kê túc ( vết chân
gà)[9]. Trong lúc chẩn đoán, nếu thấy mạch của bệnh nhân đại mà huyền cấp và
mạch tuyệt không đến, da vùng bụng căng lên dữ dội thì không nên châm”[10].
Hoàng Đế nói: "Đúng ! “[11].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao: "Căn cứ vào đâu để biết bệnh thuộc về bì nhục, cân cốt,
huyết khí ?”[12].
Bá Cao đáp : “Khi nào sắc của người bệnh hiện lên trong khoảng 2 chân mày mà
mỏng và bóng láng, đó là triệu chứng của bì phu[13]; Môi hiện lên các màu sắc
như xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, đó là triệu chứng của bệnh của cơ nhục, doanh khí
hao tán ra ngoài làm cho da bị thấp ướt, đó là triệu chứng của bệnh ở huyết
khí[14], Đôi mắt hiện lên các màu sắc như xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, đó là triệu
chứng của bệnh ở cân[15], Vành tai khô héo không nhuận trạch, như có đầy chất
bẩn, đó là triệu chứng của bệnh ở cốt”[16].
Hoàng Đế hỏi: "Hình trạng của bệnh biểu hiện ở nơi nào ? Thủ huyệt châm trị như
thế nào ?”[17].
Bá Cao đáp : “Ôi ! Sự biến hóa của các bệnh không thể kể hết được, tuy nhiên, bì
bệnh có bộ của nó, nhục bệnh có bắp của nó, huyết khí bệnh có chỗ vận hành của
nó, cốt bệnh có chỗ thuộc vào của nó”[18]
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 59: vệ khí thất thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 59: VỆ KHÍ THẤT THƯỜNG
Hoàng Đế hỏi: "Vệ khí vận hành thất thường bị lưu trệ ở trong bụng, súc tích
không vận hành được, uất tụ lại nhưng không có nơi nhất định, làm cho trướng
mãn ở chi thể, hông sườn và Vị hoãn, hơi thở suyễn, khí nghịch lên trên, dùng
phương pháp gì để có thể trừ được chứng bệnh này ?”[1].
Kỳ Bá đáp : "Khi nào khí tích lại ở trong ngực, ta sẽ thủ các huyệt ở vùng thượng
bộ để trị[2], khi nào khí tích lại ở trong bụng, ta sẽ thủ các huyệt ở vùng hạ bộ để
trị[3], khi nào cả 2 vùng trên và dưới ngực và bụng đều trướng mãn, ta có thể thủ
các huyệt quanh vùng để trị”[4].
Hoàng Đế hỏi: "Thủ những huyệt nào ?”[5].
Kỳ Bá đáp : "Khí tích ở vùng ngực, nên châm tả huyệt Đại Nghênh, Thiên Đột và
Hầu trung (Liêm Tuyền)[6], Khí tích ở vùng bụng nên châm tả huyệt Tam Lý và
Khí Nhai (Khí Xung)[7], Nếu cả vùng ngực và bụng đều trướng mãn, nên châm tả
các huyệt trên như Nhân Nghênh, Thiên Đột, Liêm Tuyền, và các huyệt dưới như
Tam Lý, Khí Nhai, và huyệt nằm bên dưới sườn cụt 1 thốn là huyệt Chương
Môn[8], Nếu bệnh tình nặng hơn, nên áp dụng phép châm theo kê túc ( vết chân
gà)[9]. Trong lúc chẩn đoán, nếu thấy mạch của bệnh nhân đại mà huyền cấp và
mạch tuyệt không đến, da vùng bụng căng lên dữ dội thì không nên châm”[10].
Hoàng Đế nói: "Đúng ! “[11].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao: "Căn cứ vào đâu để biết bệnh thuộc về bì nhục, cân cốt,
huyết khí ?”[12].
Bá Cao đáp : “Khi nào sắc của người bệnh hiện lên trong khoảng 2 chân mày mà
mỏng và bóng láng, đó là triệu chứng của bì phu[13]; Môi hiện lên các màu sắc
như xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, đó là triệu chứng của bệnh của cơ nhục, doanh khí
hao tán ra ngoài làm cho da bị thấp ướt, đó là triệu chứng của bệnh ở huyết
khí[14], Đôi mắt hiện lên các màu sắc như xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, đó là triệu
chứng của bệnh ở cân[15], Vành tai khô héo không nhuận trạch, như có đầy chất
bẩn, đó là triệu chứng của bệnh ở cốt”[16].
Hoàng Đế hỏi: "Hình trạng của bệnh biểu hiện ở nơi nào ? Thủ huyệt châm trị như
thế nào ?”[17].
Bá Cao đáp : “Ôi ! Sự biến hóa của các bệnh không thể kể hết được, tuy nhiên, bì
bệnh có bộ của nó, nhục bệnh có bắp của nó, huyết khí bệnh có chỗ vận hành của
nó, cốt bệnh có chỗ thuộc vào của nó”[18].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về những nguyên nhân ấy”[19].
Bá Cao đáp : “Bộ vị của bì bị bệnh, nên thủ huyệt trị nơi cạn của tứ chi[20], Các
bắp của cơ nhục bị bệnh, nên thủ huyệt châm trị nơi trong khoảng phận nhục của
bắp tay, bắp cẳng chân, tức nơi vận hành của các kinh Dương, và những nơi bắp
thịt gồ lên, con đường vận hành của kinh Túc Thiếu âm (Thận)[21], Huyết khí bị
bệnh, nên thủ huyệt châm trị nơi các lạc mạch có kinh khí đi qua, khi nào khí huyết
bị ủng tắc lưu lại, nó sẽ làm cho nơi đó bị thịnh (gồ lên)[22], Cân bị bệnh thì không
cần có sự phân biệt Âm Dương, bên phải bên trái gì cả, chỉ căn cứ vào nơi bộ vị
phát ra bệnh để châm trị[23], Bệnh ở tại cốt, nên thủ huyệt nơi thuộc vào của nó
(tức những nơi quan tiết), để châm trị, bởi vì những huyệt cốt không chính là nơi
tiếp nhận tủy dịch để làm sung thực cho não tủy”[24].
Hoàng Đế hỏi: "Phép thủ huyệt phải thế nào ?”[25].
Bá Cao đáp : “Ôi ! Sự biến hóa của bệnh không giống nhau, bệnh có phù có trầm,
phép châm có sâu có cạn, phép trị liệu thật vô cùng, ta phải căn cứ vào tình huống
của bệnh nơi bì nhục cân cốt để mà đưa vào bộ vị của từng loại để thủ huyệt châm:
bệnh nhẹ nên dùng phép châm cạn, bệnh nặng nên dùng nhiều kim, tùy theo bệnh
biến mà ta điều khí, cho nên gọi đây là bậc thượng công: thầy thuốc khéo”[26].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao: "Hình thân của con người có béo gầy, có lớn nhỏ, có hàn
ôn; về tuổi tác, có lão, có tráng, có thiếu, có tiểu, làm thế nào phân biệt được những
khác biệt ấy ?”[27].
Bá Cao đáp : “Con người từ 50 tuổi trở lên gọi là lão, từ 20 tuổi trở lên gọi là tráng,
từ 18 tuổi trở xuống gọi là thiếu, từ 6 tuổi trở xuống gọi là tiểu”[28].
Hoàng Đế hỏi: "Lấy gì để am hiểu vấn đề béo và gầy ?”[29].
Bá cao đáp :”Con người béo chia làm phì, cao, nhục 3 loại”[30].
Hoàng Đế hỏi: "Phân biệt thế nào về 3 loại người này ?”[31].
Bá Cao đáp : “Các bắp thịt vùng vai, tay, gối, đùi... được rắn chắc, bì phu sung
mãn, đó là loại hình của người phì [32], Các bắp thịt ... không rắn chắc, bì phu
mềm nhão, đó là loại hình của người cao[33], Bì phu và cơ nhục bám chắc vào
nhau, đó là loại hình của người nhục”[34].
Hoàng Đế hỏi: "Phân biệt thế nào về sự hàn ôn của 1 người ?”[35].
Bá Cao đáp : “Người thuộc loại hình cao, bắp thịt của họ mềm mà nhuận, tấu (lý)
thô, thân của họ hàn, tấu (lý) nhuyễn mà kín, thân của họ nhiệt[36]. Người thuộc
loại hình chỉ, bắp thịt của họ rắn chắc, tấu lý của họ nhuyễn mà kín, thân của họ
nhiệt, tấu (lý) thô, thân của họ hàn”[37].
Hoàng Đế hỏi:"Những người này biểu hiện ra thân hình béo gầy, to nhỏ như thế
nào ?”[38].
Bá Cao đáp : “Loại hình của người cao, (Dương) khí nhiều (thịnh) bì phu của họ
lơi lỏng hơn, cho nên bụng của họ lơi và phệ xuống[39]. Loại hình của người nhục,
thân thể họ to lớn[40]. Loại hình của người chỉ (cơ nhục kín, chắc) cho nên thân
thể của họ nhỏ hơn loại cao và nhục”[41].
Hoàng Đế hỏi: "Tất cả 3 loại hình của số người nói trên, về mặt khí huyết nhiều ít
như thế nào ?”[42].
Bá Cao đáp : “Loại người cao thì khí của họ nhiều, khí thuộc Dương, mà khí nhiều
thì nhiệt, người nhiệt thì dễ chịu được lạnh [43]. Loại người nhục thì huyết của họ
nhiều, huyết nhiều thì làm cho hình nhân được sung thực, hình nhân được sung
thực thì sẽ được bình hòa[44]. Loại người chỉ thì huyết của họ thanh, khí của họ
hoạt trơn mà ít, cho nên hình thân của họ không thể to lớn được[45]. Những loại
người này khác với người bình thường (chúng nhân )”[46].
Hoàng Đế hỏi: "Chúng nhân là người như thế nào ?”[47].
Bá Cao đáp : “Chúng nhân là người mà từ da thịt, mỡ cao, mỡ chỉ (bình thường)
không thể thêm vào cho mập lên được, huyết và khí cũng bình hòa không thể nhiều
hơn về phía nào, vì thế hình thân của họ không nhỏ hơn mà cũng không to lớn hơn,
tất cả từ bì nhục cân cốt đều tự cân xứng nhau với vóc dáng của mình, ta gọi những
người đó là chúng nhân”[48].
Hoàng Đế nói: " Đúng thế ! Phép trị phải thế nào ?”[49].
Bá Cao đáp : “Trước hết nên phân biệt cho được 3 loại hình khác nhau như đã nói,
phải nắm cho được sự nhiều ít của huyết, sự thanh trọc của khí, rồi sau đó mới áp
dụng phép điều hòa khí huyết. lúc điều trị, đừng để mất đi cái lẽ thường của sự vận
hành của kinh mạch[50]. Xin nhắc lại loại hình của người cao bụng của họ lơi và
phệ xuống, loại hình của người nhục thì trên dưới đều to lớn, loại hình của người
chỉ, cho dù họ có nhiều mỡ béo, họ cũng không thể to lớn như người cao và nhục
được”[51].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_59_5155.pdf