Hoàng Đế hỏi: " Thầy đã từng nói rằng tặc Phong, tà khí làm thương đến con
người, làm cho con người bị bệnh, nay lại có những người chưa từng rời khỏi
tấm bình phong và mái nhà của họ ở, chưa từng rời khỏi gian phòng kín như
cái huyệt, vậy mà đột nhiên họ lại bị bệnh, đâu có phải là họ không rời tránh
được khí Phong tà? Lýdo nào đã khiến như vậy?”[1]
Kỳ Bá đáp : "Đây là trường hợp những người từng bị Thấp khí làm thương[2].
Thấp tà tàng ẩn trong huyết mạch, trong khoảng phận nhục, l ưu lại đây lâu
ngày mà không đi được[3]. Thêm vào đó, có khi họ bị té nhào xuống, ác huyết
giữ lại bên trong mà không đi được, hoặc có khi họ thình lình có những tình
cảm vui giận mà không kềm chế được, có những cách ăn uống không thích
ứng, bị lạnh ấm không đúng lúc, tấu lý bị bế nên không thông, hoặc có khi tấu
lý đang mở ra mà gặp phải Phong Hàn sẽ làm cho khí huyết bị ngưng kết, nó sẽ
cùng tà khí cũ trong người đánh nhau, sẽ thành chứng Hàn tý, hoặc có khi do
nhiệt mà mồ hôi ra, mồ hôi ra thì thọ Phong, tuy rằng họ không bị phải tặc
phong tà khí, nhưng do vì tà khí phục tàng bên trong lại gia thêm phong khí
mới cảm bên ngoài mà thành ra bệnh vậy”[4].
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 58: tặc phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 58: TẶC PHONG
Hoàng Đế hỏi: " Thầy đã từng nói rằng tặc Phong, tà khí làm thương đến con
người, làm cho con người bị bệnh, nay lại có những người chưa từng rời khỏi
tấm bình phong và mái nhà của họ ở, chưa từng rời khỏi gian phòng kín như
cái huyệt, vậy mà đột nhiên họ lại bị bệnh, đâu có phải là họ không rời tránh
được khí Phong tà? Lýdo nào đã khiến như vậy?”[1]
Kỳ Bá đáp : "Đây là trường hợp những người từng bị Thấp khí làm thương[2].
Thấp tà tàng ẩn trong huyết mạch, trong khoảng phận nhục, lưu lại đây lâu
ngày mà không đi được[3]. Thêm vào đó, có khi họ bị té nhào xuống, ác huyết
giữ lại bên trong mà không đi được, hoặc có khi họ thình lình có những tình
cảm vui giận mà không kềm chế được, có những cách ăn uống không thích
ứng, bị lạnh ấm không đúng lúc, tấu lý bị bế nên không thông, hoặc có khi tấu
lý đang mở ra mà gặp phải Phong Hàn sẽ làm cho khí huyết bị ngưng kết, nó sẽ
cùng tà khí cũ trong người đánh nhau, sẽ thành chứng Hàn tý, hoặc có khi do
nhiệt mà mồ hôi ra, mồ hôi ra thì thọ Phong, tuy rằng họ không bị phải tặc
phong tà khí, nhưng do vì tà khí phục tàng bên trong lại gia thêm phong khí
mới cảm bên ngoài mà thành ra bệnh vậy”[4].
Hoàng Đế hỏi: "Vừa rồi những lời lẽ mà thầy trình bày là những điều mà bệnh
nhân có thể tự mình biết được, thế nhưng, có những trường hợp mà người bệnh
không gặp phải tà khí, cũng không bị lo lắng, ưu sầu gây mà thình lình họ lại bị
bệnh, nguyên nhân nào lại như vậy ? Ta chỉ có thể cho là do ở qủy thần đã tác
động đến người hay sao ?”[5].
Kỳ Bá đáp : "Đây cũng là trường hợp mà người nào đó vốn có tà khí cũ đang ở
trong thân hình giữ lại từ lâu nhưng chưa phát ra ngoài trong lúc đó chí của
mình có cái ghét, có cái thương (ưa thích), huyết khí sẽ loạn bên trong, hai khí
cùng đánh nhau, sự biến hóa của tinh chí bên trong và sự biểu hiện bệnh trạng
bên ngoài xảy ra 1 cách chậm và nhẹ nhàng, ta nhìn không thấy, nghe không
rõ, do đó mà ta cứ tưởng như là mọi việc do qùy thần gây ra”[6].
Hoàng Đế hỏi: "Ngày xưa có những người gọi là “chúc do” mà chữa bệnh
cũng khỏi, nguyên nhân nào như vậy ?”[7].
Kỳ Bá đáp : "Trước đây, những người vu chúc chữa bệnh, nhân vì họ biết được
phương pháp khắc chế bằng Tâm và Thần, trước hết biết được bệnh sinh ra từ
đâu, để rồi họ áp dụng phương pháp của “chúc do” để chữa khỏi bệnh vậy”[8].
THIÊN 61: NGŨ CẤM
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta nói phép châm có ngũ cấm (5 điều cấm kỵ), Vậy ngũ
cấm là gì ?”[1].
Kỳ Bá đáp : "Đây là cấm 1 số huyệt đạo trong trong ngày nào đó không được
châm”[2].
Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ đoạt”[3].
Kỳ Bá đáp : "Không nên châm tả những bệnh chứng không được châm tả”[4].
Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ quá”[5].
Kỳ Bá đáp : "Đó là nói trong phép bổ tả không nên đi quá độ”[6].
Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ nghịch”[7].
Kỳ Bá đáp : "Bệnh chứng và mạch cùng nghịch nhau, gọi là ngũ nghịch”[8].
Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép châm có cửu nghi”[9].
Kỳ Bá đáp : "Nếu biết rõ 9 điều luận về cửu châm, gọi là cửu nghi”[10].
Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là ngũ cấm ? Ta mong được nghe về thời không được
châm”[11].
Kỳ Bá đáp : "Ngày Giáp Ất trong Thiên Địa có chỗ ứng của nó: không nên châm ở
vùng đầu, cũng không nên áp dụng phép châm Phát mông để châm vào trong
tai[12]; Ngày Bính Đinh, không nên áp dụng phép châm chấn ai để châm vào vùng
vai, cổ họng và huyệt Liêm Tuyền[13]; Ngày Mậu Kỷ có chỗ ứng của nó và những
ngày thuộc tứ qúy (thìn, tuất, sửu, mùi), không nên châm vùng bụng và cũng
không nên áp dụng phép châm Khứ trảo để châm tả thủy[14]; Ngày Canh Tân có
chỗ ứng của nó, không nên châm vào các vùng quan tiết, đùi và gối[15]; Ngày
Nhâm Qúy có chỗ ứng của nó, không nên châm vùng chân, cẳng chân[16]. Đó gọi
là ngũ cấm”[17].
Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là ngũ đoạt ?”[18].
Kỳ Bá đáp : "Người bệnh lâu mà hình thể, cơ nhục bị héo gầy, đó gọi là nhất
đoạt[19] ; Sau khi xuất huyết nhiều, đó gọi là nhị đoạt[20]; Sau khi ra mồ hôi
nhiều, đó gọi là tam đoạt[21]; Sau khi tiêu chảy nhiều, đó gọi là tứ đoạt[22]; Sau
khi sinh sản nhiều hoặc bị ra huyết nhiều, đó gọi là ngũ đoạt[23]. Những trường
hợp này không nên châm tả”[24].
Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là ngũ nghịch ?”[25].
Kỳ Bá đáp : "Bệnh phát sốt mà mạch lại an tĩnh, sau khi hạn xuất mà mạch lại
thịnh đại và táo, đó là nhất nghịch[26]; Bệnh tiêu chảy mạch lại hồng đại, đó là nhị
nghịch[27]; Bệnh tê không còn cảm giác ở tay chân lâu ngày không khỏi, bắp thịt ở
bắp tay và bắp chân bị vỡ, thân hình phát nhiệt, mạch đều tuyệt, đó là tam
nghịch[28]; Tà khí xâm chiếm tràn vào trong, hình thể héo gầy khác thường, thân
hình bị nhiệt, sắc diện trắng bệch, trong lúc đại tiện, tiêu ra máu đóng cục đen, loại
máu cục đen này báo hiệu bệnh đã nặng, đó là tứ nghịch[29]; Bệnh hàn nhiệt lâu
ngày làm cho hình thể héo gầy khác thường, mạch nhịp kiên mà hữu lực, đó là ngũ
nghịch”[30]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_58_4587.pdf