Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về vấn đề cốc khí gồm có ngũ vị để nhập
ngũ tạng, sự phân biệt ấy như thế nào ?”[1].
Bá Cao đáp : “Vị là biển của ngũ tạng lục phủ, thủy cốc đều nhập vào Vị[2].
Ngũ tạng lục phủ đều bẩm thụ khí ở Vị[3]. Ngũ vị đều chạy về nơi thích ứng
của mình[4]. Loại cốc nào có vị chuathì trước hết chạy về Can[5], loại cốc nào
có vị đắng thì trước hết chạy về Tâm[6], loại cốc nào có vị ngọt chạy về Tỳ[7],
loại cốc nào vị cay chạy về Phế[8], loại cốc nào vị mặn chạy về Thận[9]. Khi
nào cốc khí biến thành tân dịch đã được vận hành thì khí doanh vệ sẽ được
thông 1 cách rộng rãi, sau đó phần còn lại biến thành chất cặn bã, theo thứ tự từ
trên chạy xuống dưới ra ngoài”[10].
Hoàng Đế hỏi: "Khí doanh vệ vận hành như thế nào ?”[11].
Bá Cao đáp : “Thủy cốc khi bắt đầu vào Vị, khí tinh vi trước hết xuất ra từ Vị
tức từ Trung tiêu, sau đó lên đến lưỡng tiêu (Thượng và Hạ tiêu) nhằm tưới
thắm ngũ tạng, nó lại tách rời đi theo 2 con đ ường, đó là đường của doanh
(doanh vận hành trong mạch), và của vệ (vệ vận hành ngoài mạch)[12]. Phần
đại khí (tông khí) chỉ đoàn tụ lại mà không vận hành thì tích lại ở trong lồng
ngực, mệnh danh là Khí hải[13].
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thiên 56: ngũ vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 56: NGŨ VỊ
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về vấn đề cốc khí gồm có ngũ vị để nhập
ngũ tạng, sự phân biệt ấy như thế nào ?”[1].
Bá Cao đáp : “Vị là biển của ngũ tạng lục phủ, thủy cốc đều nhập vào Vị[2].
Ngũ tạng lục phủ đều bẩm thụ khí ở Vị[3]. Ngũ vị đều chạy về nơi thích ứng
của mình[4]. Loại cốc nào có vị chuathì trước hết chạy về Can[5], loại cốc nào
có vị đắng thì trước hết chạy về Tâm[6], loại cốc nào có vị ngọt chạy về Tỳ[7],
loại cốc nào vị cay chạy về Phế[8], loại cốc nào vị mặn chạy về Thận[9]. Khi
nào cốc khí biến thành tân dịch đã được vận hành thì khí doanh vệ sẽ được
thông 1 cách rộng rãi, sau đó phần còn lại biến thành chất cặn bã, theo thứ tự từ
trên chạy xuống dưới ra ngoài”[10].
Hoàng Đế hỏi: "Khí doanh vệ vận hành như thế nào ?”[11].
Bá Cao đáp : “Thủy cốc khi bắt đầu vào Vị, khí tinh vi trước hết xuất ra từ Vị
tức từ Trung tiêu, sau đó lên đến lưỡng tiêu (Thượng và Hạ tiêu) nhằm tưới
thắm ngũ tạng, nó lại tách rời đi theo 2 con đường, đó là đường của doanh
(doanh vận hành trong mạch), và của vệ (vệ vận hành ngoài mạch)[12]. Phần
đại khí (tông khí) chỉ đoàn tụ lại mà không vận hành thì tích lại ở trong lồng
ngực, mệnh danh là Khí hải[13]. Khí này xuất ra từ Phế, đi dọc theo cuống
họng (gồm thực quản và khí quản), nhờ đó mà khi hô thì khí xuất ra, khi hấp
thì khí nhập vào[14]. Đại số (số đại cương) của tinh khí của Thiên Địa thường
là xuất ra 3 phần, nhập vào có 1 phần, vì thế nếu không có cốc khí nhập vào
trong nửa ngày thì khí bị suy, trọn 1 ngày thì khí bị kém vậy”[15].
Hoàng Đế hỏi: "Ta có thể nghe giải thích về ngũ vị của cốc được không ?”[16].
Bá Cao đáp : “Thần xin nói tường tận hơn: Ngũ cốc gồm: canh mễ vịngọt, chi
ma vị chua, đại đậu vị mặn, lúa mạch vị đắng, hoàng tất vị cay[17]. Ngũ quả
(trái cây) gồm: táo vị ngọt, lý vị chua, lật vị mặn, hạnh vị đắng, đào vị cay[18].
Ngũ súc (vật) gồm: trâu bò vị ngọt, chó vị chua, heo vị mặn, dê vị đắng, gà vị
cay[19]. Ngũ thái (rau cải) gồm: rau qùy vị ngọt, rau hẹ vị chua, rau hoắc (lá
đậu) vị mặn, rau kiệu vị đắng, hành vị cay[20]. Trong ngũ sắc, khi nào sắc
vàng nên ăn vị ngọt, sắc xanh nên ăn vị chua, sắc đen nên ăn vị mặn, sắc đỏ
nên ăn vị đắng, sắc trắng nên ăn vị cay[21]. Tất cả ngũ sắc này đều có những
thức ăn thích hợp của nó[22]. Điều mà ta gọi là ngũ nghi: năm loại thích hợp,
đó là ngũ sắc (kết hợp với ngũ vị): Tỳ bệnh thì nên ăn cơm canh mễ, thịt bò,
trái táo, rau qùy[23]. Tâm bệnh nên ăn lúa mạch, thịt dê, trái hạnh, rau
kiệu[24]. Thận bệnh nên ăn đại đậu hoàng quyển (giá đậu nành), thịt heo, trái
lật, lá đậu[25]. Can bệnh nên ăn chi ma (mè), thịt chó, trái lý, rau hẹ[26]. Phế
bệnh nên ăn lúa hoàng tắc, thịt gà, trái đào, hành[27]. Ngũ cấm gồm: Can bệnh
cấm ăn vị cay[28], Tâm bệnh cấm ăn vị mặn[29], Tỳ bệnh cấm ăn vị chua[30],
Thận bệnh cấm ăn vị ngọt[31], Phế bệnh cấm ăn vị đắng[32] . Can hợp với sắc
xanh, nên ăn vị ngọt như cơm canh mễ, thịt bò, trái táo, rau qùy, tất cả đều
thuộc vị ngọt[33]. Tâm hợp với sắc đỏ, nên ăn vị chua như thịt chó, mè, trái
lý, rau hẹ, tất cả đều thuộc vị chua[34]. Tỳ hợp với sắc vàng, nên ăn vị mặn
như đại đậu, thịt heo, trái lật, lá đậu, tất cả đều thuộc vị mặn[35]. Phế hợp với
sắc trắng nên ăn vị đắng như lúa mạch, thịt dê, trái hạnh, rau kiệu, tất cả đều
thuộc vị đắng[36] . Thận hợp với sắc đen, nên ăn vị cay như lúa hoàng tắc, thịt
gà, trái đào, hành, tất cả đều thuộc vị cay”[37].
THIÊN 57: THỦY TRƯỚNG
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Làm thế nào phân biệt được thủy trướng, phu trướng, cổ
trướng, trường đàm, thạch hà, thạch thủy ?”[1].
Kỳ Bá đáp : "Bệnh thủy (trướng ở bụng) khi phát lên thì mí mắt dưới hơi sưng lên,
hình trạng như người vừa mới thức dậy, mạch cổ động lên, thường bị ho, mép
trong đùi bị lạnh, cẳng chân bị sưng thũng lên[2]. Khi nào bụng to lên đó là lúc mà
chứng thủy trướng đã thành[3]. Ta dùng tay đè lên bụng, (khi dở tay lên) nó sẽ
theo với ngón tay để nổi lên, dường như là bên trong có bọc nước, đó là sự biểu
hiện của chứng thủy trướng vậy”[4].
Hoàng Đế hỏi: "Chứng phu trướng biểu hiện như thế nào ?”[5].
Kỳ Bá đáp : "Chứng phu trướng do hàn khí ở khách tại trong khoảng bì phu, khi sờ
ấn lên thấy không cứng nhưng bên trong có tiếng kêu lùng bùng, bụng to, toàn thân
đều sưng thũng, da dầy lên, khi ta ấn lên da bụng, nó sẽ lõm xuống mà không nổi
trở lên, màu sắc của bụng không thay đổi, đó là sự biểu hiện của chứng phu trướng
vậy”[6].
Hoàng Đế hỏi: "Chứng cổ trướng như thế nào ?”[7].
Kỳ Bá đáp : "Bụng trướng to lên, thân hình trở nên to hơn, to như là chứng phu
trướng vậy, sắc mầu xanh vàng, gân ở bụng nổi lên, đó là sự biểu hiện của cổ
trướng vậy”[8].
“Chứng Trường đàm như thế nào ?”[9].
Kỳ Bá đáp : "Hàn khí ở khách bên ngoài trường (ruột), cùng đánh nhau với vệ khí,
làm cho khí không còn vinh nữa, nhân vì sự vận hành có bị trì trệ do đó bị tích lại
bên trong và hiện rõ ra, ác khí gây ra bệnh cũng theo đó mà dấy lên, thế là sinh ra
khối “tứ nhục”[10]. Khi nó mới sinh ra, to bằng quả trứng gà, ngày càng to hơn
lên, cho đến khi thành hình hẳn, nó như hình trạng của người mang thai[11]. Cách
qua chừng vài năm sau ta dùng tay đè lên thấy cứng, đẩy nó, nó sẽ dời chỗ, nhưng
đường kinh nguyệt vẫn chảy đến bình thường, đó là sự biểu hiện của chứng
Trường đàm vậy”[12].
“Chứng thạch hà như thế nào ?”[13].
Kỳ Bá đáp : " Thạch hà sinh ra trong bào cung[14]. Hàn khí ở khách tại cửa của tử
cung làm cho cửa của tử cung bị bế tắc, khí không thông, ác huyết đáng lẽ phải tả
ra lại không được tả, làm cho huyết bị ứ lại bên trong, ngày càng to ra, hình trạng
như mang thai, kinh nguyệt không chảy đến đúng kỳ[15]. Chứng này đều sinh ra ở
người con gái[16]. Ta có thể áp dụng phương pháp trục ra để chảy xuống
dưới”[17].
Hoàng Đế hỏi: "Chứng phu trướng và cổ trướng có thể châm để trị được không
?”[18].
Kỳ Bá đáp : "Trước hết dùng kim để tả những nơi có huyết lạc của ứ huyết, sau đó
mới tùy theo hư thực để điều hòa kinh mạch, dù sao vẫn dùng phương pháp châm
xuất huyết ở các huyết lạc là chính”[19]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thien_56_4186.pdf